intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống Sông Tích

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về lĩnh vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống Sông Tích

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và mọi số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Vân
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Quy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý công đúng thời gian quy định. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các giảng viên Khoa sau đại học và các Phòng, Khoa của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn các anh/chị công tác tại Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích đã nhiệt tình thu thập, cung cấp số liệu, tài liệu giúp tôi hoàn thành công trình luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Vân
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC 7 VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .............................................. 7 1.1. Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi .................................... 7 1.1.1. Công trình thủy lợi .................................................................................. 7 1.1.2. Khái niệm khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ............................... 12 1.2. Quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ................. 14 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi..................................................................................................................... 14 1.2.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ... 17 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi..................................................................................................................... 18 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi ......................................................................... 26 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của một số hệ thống thủy lợi tại Việt Nam ..................................................... 28 1.3.1. Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Đáy ...................................... 28 1.3.2. Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ .................................... 30 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hệ thống thủy lợi Sông Tích ............... 31 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH .................................................................................................... 34 2.1. Hệ thống thủy lợi Sông Tích .................................................................... 34 2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi Sông tích .................................. 34
  6. 2.1.2. Diện tích tƣới, tiêu, quy mô số lƣợng công trình hệ thống Thủy lợi Sông tích .......................................................................................................... 35 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích .......................................... 39 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích............................................................. 42 2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng chiến lƣợc,quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích ......................................................................................................................... 42 2.2.2. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích.................................................................................................................. 48 2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích ................................... 51 2.2.4. Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dƣỡng những ngƣời làm công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích ................................................................................. 53 2.2.5 Công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Sông Tích ......................................................................................................................... 61 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích............................. 62 2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích .................................................... 65 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 65 2.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 66 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 68 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 73
  7. Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .. 74 THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH ........................................... 74 3.1. Định hƣớng về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi .................... 74 3.1.1. Quan điểm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi ................... 74 3.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 75 3.1.3. Định hƣớng đến năm 2030 .................................................................... 78 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích ............................................ 79 3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi..................................................................................................................... 79 3.2.2. Hoàn thiện thể chế chính sách về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi ............................................................................................................ 81 3.2.3. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức ngƣời dân về pháp luật khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ........................................... 84 3.2.4. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ............................................................................................................ 87 3.2.5. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi ..................................................................................... 89 3.2.6. Tăng cƣờng thanh tra kiểm tra công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi .................................................................... 93 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 97 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG/ BIỂU ĐỒ Bảng 1. Bảng Phân loại các công trình thủy lợi ở Việt Nam .......................... 10 Bảng 2: Danh mục các công trình trƣớc và sau khi nhận bàn giao theo quyết định 1978 của UBND thành phố Hà Nội ........................................................ 36 Bảng 3 : Công tác tƣới theo hệ ........................................................................ 43 Bảng 4 : Tổng diện tích tƣới theo vụ .............................................................. 43 Bảng 5 : Tổng diện tích tiêu theo vụ ............................................................... 44 Bảng 6: Tình hinh tập huấn công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi sông Tích .................................................................................................... 59
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCKT- KT Báo cáo kinh tế kỹ thuật CTTL Công trình thủy lợi CBCNV Cán bộ công nhân viên CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KH-CN Khoa học- Công nghệ KT-XH Kinh tế- Xã hội MTV Một thành viên NQ Nghị quyết NĐ Nghị định NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới PCLBU Phòng chống lụt bão úng QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nƣớc SX Sản xuất TW Trung Ƣơng TTg Thủ tƣớng TLP Thủy lợi phí TT Thông tƣ TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBTVQH Ủy ban thƣờng vụ Quốc hộ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý Nhà nƣớc có vai trò hết sức quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ đang là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực then chốt, mũi nhọn trong việc hình thành nên cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế Quốc dân, đặc biệt đối với nƣớc ta hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, xu thể hội nhập kinh tế quốc tế có sự quản lý của Nhà nƣớc thì lĩnh vực khai thác và bảo vệ càng có ý nghĩa và giữ vai trò quan trọng. Quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trƣớc mắt mà cả lâu dài. Quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nƣớc nhằm điều chỉnh các quan hệ phát trinh trong lĩnh vực này cũng nhƣ thiết lập đƣợc các trật tự pháp lý hƣớng các đối tƣợng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi. Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu đƣợc thiết kế để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều hệ thống công trình thủy lợi hiện chỉ đƣợc thiết kế để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, không đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại. Các hệ thống chủ yếu tập trung cung cấp nƣớc cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn chƣa đƣợc tƣới hoặc tƣới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nƣớc. Việc xây dựng một số cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông đã làm cản trở việc thoát lũ, gây thêm áp lực cho các hệ thống công trình thủy lợi. Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững vừa đảm 1
  11. bảo ứng phó biến đổi khí hậu vừa đáp ứng yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa trong nâng cao tính chủ động sáng tạo, đổi mới tƣ duy trong công tác quản lý. Mặc dù trong năm qua công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi Sông tích vẫn còn một số hạn chế nhƣ: Tình trạng xâm hại công trình thủy lợi diễn ra phổ biến ở khắp các địa phƣơng nhƣng việc chế tài, xử phạt gần nhƣ bỏ ngỏ. Nhiều hành vi xâm hại đến công trình nhƣ đục khoét mƣơng bê tông, tự ý đục vào thành kênh để lấy nƣớc; cơi nới nhà ở; chuồng trại trái phép trên các tuyến kênh đi qua khu dân cƣ và hành lang công trình; ngâm tre, nứa, gỗ làm cản trở đến dòng chảy; khai thác cát, sỏi trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình… Tuy nhiên, đa số các hành vi này chƣa đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều… dẫn tới nhiều công trình xuống cấp, hƣ hỏng nhanh chóng, gây ra thiệt hại lớn tài sản của Nhà nƣớc và ảnh hƣởng trực tiếp tới nông dân vùng hƣởng lợi. Công tác quản lý nguồn nƣớc, sử dụng tổng hợp nguồn nƣớc từ các công trình thủy lợi chƣa đƣợc quản lý, khai thác triệt để, đặc biệt là các hồ chứa nhƣ chƣa tích nƣớc đầy đủ về mùa mƣa, mặt nƣớc để nuôi trồng thủy sản chƣa khai thác hợp lý; một số công trình không đảm an toàn nhƣng chƣa có nguồn lực để sửa chữa nâng cấp. Do đó để khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích một cách có hiệu quả cần phải tăng cƣờng quản lý hơn nữa bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn tôi nhận thấy “Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống Sông Tích” là vấn đề rất quan trọng và cần đƣợc quan tâm nghiên cứu. 2
  12. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là vấn đề đƣợc rất nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dƣới nhiều gốc độ khác nhau nhƣ: Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Quản lý và khai thác công trình thủy lợi huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” của Trần Xuân Hòa – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015).[13] Luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý và khai thác các công trình thủy lợi ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác các công trình thủy lợi một cách có hiệu quả. Luận văn tập trung vào công tác quản lý và khai thác hƣớng đến sự hiệu quả kinh tế. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của Nguyễn Thị Vòng – Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2012). [21]. Luận văn chủ yếu phân tích thực trạng hoạt động và kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn góp phần phát triển nông nghiệp của Huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định. Luận văn nghiên cứu dƣới gốc độ nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn một huyện. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi” của Nguyễn Công Thịnh – Đại học Thủy Lợi (2015). [17] Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả của hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi dƣới góc độ hiệu quả kinh tế mang lại đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cáo hơn nữa hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ công trình thủy lợi từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam – Học viện khoa học xã hội Việt Nam(2017). 3
  13. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo vệ công trình thủy lợi tại một số địa phƣơng cụ thể nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu tổng thể hoạt động quản lý nhà nƣớc từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao chất lƣợng bảo vệ công trình thủy lợi và chất lƣợng quản lý nhà nƣớc. Một số bài viết đƣợc đăng trên tạp chí chuyên ngành nhƣ: Trần Chí Trung: “Phân tích thực tiễn và đề xuất các giải pháp thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng” – Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trƣờng số 28/2010.[16] Bài viết phân tích thực tiễn thực hiện phân cấp quản lý và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý đối với vùng Đồng bằng sông Hồng. Đoàn Thế Lợi: “Thực trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi” – đăng trên https://www.iwem.gov.vn/. Bài viết đã tập trung phân tích cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi, kết quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi đồng thời chỉ ra những tồn tại, bất cập quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi tuy nhiên qua tìm hiểu thì chƣa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về “Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích”. Do đó tôi đã chọn đề tài này làm luận văn cao học chuyên ngành quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong công tác 4
  14. quản lý cũng nhƣ những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực - Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu dƣới gốc độ quản lý nhà nƣớc về thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, giai đoạn từ 2013 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Sử dụng phƣơng pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Phƣơng pháp thu thập số liệu: Các tài liệu, số liệu cần phải thu thập là: số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, quy hoạch, sách, báo, tạp chí, internet…có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nguồn thu thập tài liệu là từ thƣ viện trƣờng các trƣờng Đại học, báo cáo của các Sở, ban ngành có liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Phƣơng pháp tổng hợp xử lý thông tin: Các tài liệu thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắp xếp phù hợp với nội dung của luận văn. Phƣơng pháp phân tích thông tin, so sánh. Trên cơ sở phân tích số liệu theo các tiêu chí, nội dung phù hợp với luận văn tác giả sẽ tiến hành so sánh 5
  15. qua các năm qua các nội dung để tìm ra những nét khác biệt trong công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Luận văn đã khái quát hoá những nội dung lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi. - Về thực tiễn: + Luận văn phản ánh đƣợc thực trạng về công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, chỉ ra các kết quả, hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích và nguyên nhân của hạn chế đó. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho chính quyền địa phƣơng tham khảo, hoạch định kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển vững mạnh của địa phƣơng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm có ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 6
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.1.1. Công trình thủy lợi 1.1.1.1. Khái niệm công trình thủy lợi Công trình thủy lợi là khái niệm đƣợc sử dụng khá lâu cùng với sự phát triển của ngành thủy lợi. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp nên công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam. Công trình thủy lợi đƣợc hiểu một cách đơn giản đó là những công trình đƣợc xây dựng gắn với nhu cầu sử dụng nƣớc phục vụ cho công tác thủy lợi nhƣ hệ thống các hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đƣờng ống, kênh mƣơng phục vụ cho hoạt động tƣới tiêu... Công trình thủy lợi là cơ sở kinh tế kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nƣớc, phòng, chống tác hại của nƣớc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Theo điều 2 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì công trình thủy lợi đƣợc hiểu là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nƣớc; phòng, chống tác hại do nƣớc gây ra, bảo vệ môi trƣờng và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nƣớc, đập, cống, trạm bơm, giếng, đƣờng ống dẫn, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.[18] Công trình thủy lợi đƣợc quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó: “Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ 7
  17. thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi”.[14] Công trình thủy lợi đƣợc xây dựng để phục vụ cho những mục đích khác nhau, trong những điều kiện tự nhiên về khí tƣợng thủy văn, địa hình, địa chất… khác nhau. Do đó, công trình thủy lợi rất đa dạng về biện pháp, về hình thức kết cấu và quy mô công trình. Vì vậy, công trình thủy lợi đƣợc phân loại theo các đặc trƣng sau: Phân loại theo mục đích xây dựng thì có công trình thủy nông, công trình thủy điện, công trình cấp thoát nƣớc công trình phục vụ giao thông vận tải thủy, công trình khai thác cá và nuôi cá: - Công trình thủy nông là những công trình để tƣới, tiêu, dẫn nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhƣ cống lấy nƣớc, trạm bơm, kênh tƣới, kênh tiêu, các công trình trên kênh. - Công trình thủy điện là những công trình khai thác năng lƣợng dòng nƣớc để phát điện nhƣ nhà máy điện, bể áp lực, ống dẫn nƣớc. - Công trình cấp thoát nƣớc: Phục vụ cho các thành phố, khu công nghiệp, những vùng đông dân nhƣ cống lấy nƣớc, tháp chứa nƣớc, trạm bơm, bể lọc, công trình làm sạch nƣớc. - Công trình phục vụ giao thông vận tải thủy: Phục vụ cho tàu, thuyền đi lại nhƣ âu thuyền, kênh vận tải, hải cảng.... - Công trình khai thác cá và nuôi cá: Bể nuôi cá, đƣờng cá đi, lƣới chắn cá… Phân loại theo tác dụng của công trình thì công trình thủy lợi đƣợc phân chia thành công trình dùng nƣớc, công trình lấy nƣớc, công trình tháo nƣớc, công trình chính trị: - Công trình dùng nƣớc: Dùng để chắn nƣớc và dâng cao mực nƣớc nhƣ đập, đê, cống điều tiết 8
  18. - Công trình lấy nƣớc: để lấy nƣớc ở sông, hồ chứa, hệ thống kênh nhƣ cống, trạm bơm. - Công trình tháo nƣớc: để tháo nƣớc lũ ở các hồ chứa, tháo nƣớc thừa ở hệ thống kênh nhƣ ngập tràn, cống tháo. - Công trình chính trị: để điều chỉnh tác dụng của dòng nƣớc đối với lòng sông, bờ sông, bờ biển, kè, mỏ hàn, công trình chống sang. Phân loại theo vị trí thì công trình thủy lợi đƣợc phân ra thành nhóm công trình đầu mối và nhóm công trình trên hệ thống. Phân loại theo điều kiện sử dụng thì công trình thủy lợi đƣợc phân thành công trình lâu dài, công trình trạm thời. - Công trình lâu dài: Là công trình sử dụng thƣờng xuyên, thời gian sử dụng không hạn chế hoặc ít nhất là 5 năm. - Công trình tạm thời: Là những công trình chỉ sử dụng trong thời gian thi công hay sửa chữa công trình chính hoặc những công trình nếu thời gian sử dụng của nó bị hạn chế không quá một năm, nhƣ đê quây, công trình thời vụ. Phân loại theo quy mô và tính chất quan trọng của công trình - Dựa vào quy mô công trình mà phân thành các loại nhƣ loại I, loại II, loại III, loại IV( tùy theo khả năng phục vụ của công trình, nhƣ khả năng tƣới, tiêu, cấp điện, lấy nƣớc, chống lũ, vận tải). - Theo tính chất quan trọng của công trình về mặt kỹ thuật chia thành cấp. Cấp công trình phụ thuộc vào loại công trình, vào công trình là chủ yếu hay thứ yếu, công trình lâu dài hay tạm thời, theo các quy phạm hiện hành. Bên cạnh ñó hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Tuỳ thuộc vào tính chất đặc điểm trong khai thác và sử dụng nƣớc mà các công trình thủy lợi đƣợc chia ra thành nhiều loại theo những cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm về thuỷ lợi đƣợc hiểu khác nhau ở các nƣớc và 9
  19. thậm chí ở các vùng khác nhau trong một nƣớc. Vậy ở nƣớc ta, việc phân loại các công trình thủy lợi đƣợc thể hiện qua bảng . Bảng 1. Bảng Phân loại các công trình thủy lợi ở Việt Nam Năng lực tƣới Lƣu Loại Công suất STT (1000 ha) lƣợng công điện(10kw) Tƣới Tiêu (m3/s) trình 1 Từ 300 - 1000 - - 15 - 20 Loại lớn 2 >50 - 300 > 50 > 50 10 -1 5 Loại lớn 3 >2 - 50 >10 - 50 >10 - 50 5 - 10 Loại lớn 4 >0,2 – 2 > 2 – 10 > 2 – 10 1-5 Loại vừa 5 < 0,2
  20. 1.1.1.2. Vai trò của công trình thủy lợi Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn góp phần phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác...Các công trình thủy lợi là công sản của cộng đồng gắn kết với các thành viên của cộng đồng lại vì mục tiêu sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nguồn nƣớc. Thủy lơi là tiền đề, biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất cây trồng và sử dụng các nguồn lực khác. Hệ thống công trình thủy lợi nói chung, kênh tƣới, trạm bơm, cống ngầm nói riêng là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. Đối với sản xuất nông nghiệp hệ thống công trình thủy lợi vừa là phƣơng tiện sản xuất vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả. Trong sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo nƣớc tƣới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân, thủy lợi là một ngành có đóng góp đáng kể để giải quyết các vấn đề nêu trên. Nghị quyết đại hội Đảng đã chỉ ra rằng nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu. Vì phát triển nông nghiệp là vấn đề giải quyết vấn đề lƣơng thực thực phẩm. Bên cạnh các biện pháp thâm canh tăng năng xuất cây trồng nhƣ cơ giới hóa nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật...thì thủy lợi phải là biện pháp hàng đầu. Khi thủy lợi đã thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn sâu, mức độ sử dụng nguồn nƣớc cao (tỉ trọng giữa nguồn nƣớc tiêu dùng và lƣợng nƣớc nguồn do thiên nhiên cung cấp) thì không những từng quốc gia mà phải tiến hành liên quốc gia để giải quyết vấn đề lợi dụng tổng hợp nguồn nƣớc phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản...ngoài ra còn có đóng góp to lớn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm. Công trình thủy lợi không chỉ gắn liền với các hoạt động sản xuất mà còn liên quan đến các hoạt động đời sống nhƣ giao thông, điều hòa khí hậu, 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2