intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

84
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có mục đích nghiên cứu là Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội gắn với việc bảo tồn và phục dựng một số lễ hội đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤCĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ DỊU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘIVỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ DỊU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HOÀNG ANH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn thạc sỹ “quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước” là do tôi viết và chưa được công bố. Các số liệu sử dụng trong luận văn đều dựa trên cơ sở sưu tầm chọn lọc và các tài liệu tham khảo đã được công bố. Bình Phước, tháng 3 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Dịu
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BVHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch BNV: Bộ nội vụ BTNMT: Bộ tài nguyên và Môi trường CA: Công an CP: Chính phủ CT: Chỉ thị CV: Công văn CTr: Chương trình HĐND: Hội đồng Nhân dân KH: Kế hoạch QĐ: Quyết định QH: Quốc hội QLNN: Quản lý nhà nước NQ: Nghị quyết TU: Tỉnh ủy TTg: Thủ tướng Chính phủ TW: Trung ương UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UBND: Ủy ban Nhân dân SVHTTDL: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI ................................................................................................................. 10 1.1. Tổng quan về lễ hội ................................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 10 1.1.2. Phân loại lễ hội .................................................................................. 12 1.1.3. Vai trò của lễ hội trong đời sống....................................................... 15 1.2. Quản lý nhà nƣớc về lễ hội .................................................................... 20 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 20 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về lễ hội ............................................. 22 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội ................................................ 25 1.2.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về lễ hội ..................................... 33 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về lễ hội ............................ 35 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về lễ hội ở một số địa phƣơng ......... 38 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk ......................................................... 38 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Tây Ninh........................................................ 40 1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Phước................................................... 43 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 45 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC .................................................................. 46 2.1. Tổng quan về lễ hội tỉnh Bình Phƣớc ................................................... 46 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc..................................................................................................... 53 2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về lễ hội ....... 53 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện chính sách, pháp luật về lễ hội ......................................................................................................................... 58
  6. 2.2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực công chức ................................................................................................................. 62 2.2.4. Thực trạng phân bổ, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính trong hoạt động lễ hội............................................................................ 65 2.2.5. Thực trạng thanh, kiểm tra, hoạt động tổ chức lễ hội ....................... 70 2.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 72 2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 73 2.3.2. Những hạn chế .................................................................................. 76 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 79 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 82 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC ........................................ 83 3.1. Định hƣớng chung .................................................................................. 83 3.1.1. Định hướng của Trung ương ............................................................. 83 3.1.2. Định hướng của tỉnh Bình Phước ..................................................... 87 3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc 91 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về lễ hội .............................................................. 91 3.2.2. Hoàn thiện và ổn định tổ chức bộ máy ............................................. 98 3.2.3. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lễ hội ...................... 102 3.2.4. Tăng cường nghiên cứu khoa học, bảo tồn phát huy giá trị lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................................................................................ 105 3.2.5. Đẩy mạnh xã hội hóa và phát huy vai trò của cộng đồng, tăng cường tính tự quản trong tổ chức và quản lý lễ hội ................................................. 108 3.2.6. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động tổ chức lễ hội ................................................................................................. 112 3.3. Khuyến nghị .......................................................................................... 115 3.3.1. Đối với cơ quan Trung ương ............................................................... 115
  7. 3.3.2. Đối với tỉnh Bình Phước ..................................................................... 117 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 119 KẾT LUẬN .................................................................................................. 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 123
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Đây là một hiện tượng văn hóa được hình thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế nhất định, gắn với những đặc điểm văn hóa cộng đồng. Bên cạnh việc bảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội đã và đang tạo nên những thói quen mới, lối sống mới, cách hành xử mới trước các sự kiện, dấu ấn lịch sử đương đại. Các loại hình lễ hội có yêu cầu về không gian, thời gian, lễ thức riêng. Lễ hội là di sản văn hóa quý của quốc gia, dân tộc. Công cuộc đổi mới của đất nước ta với những thành tựu lớn đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ đó, nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân ngày càng tăng, trong đó lễ hội là một loại hình có sức hấp dẫn lớn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, có giá trị hướng về nguồn cội, giá trị cân bằng đời sống tâm linh, giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu quan trọng tác động đến đời sống xã hội. Trong những năm gần đây, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội đã có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Lễ hội còn góp phần tích cực trong việc giao lưu với các nền văn hóa thế giới. Tuy nhiên, với nhiều loại hình và phương thức tổ chức đa dạng, lễ hội đang
  9. 2 đặt ra không ít những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Vấn đề này chi phối không ít sức người, sức của, tiền bạc và thời gian của nhân dân, ảnh hưởng tới quá trình lao động sản xuất, học tập và công tác của các tầng lớp nhân dân. Không ít những hiện tượng thiếu lành mạnh xuất hiện tại một số lễ hội đã làm phiền lòng du khách như dịch vụ khấn thuê, xóc thẻ, bán ấn, chèo kéo khách tham gia trò chơi cá cược, nâng giá dịch vụ tùy tiện... và điều đáng lo ngại nhất là sự phai mờ, xói mòn những giá trị, bản sắc của các lễ hội truyền thống. Ở đây thách thức cơ bản không chỉ là những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà còn ở sự chuyển đổi các giá trị. Trong khi trước đây các giá trị tinh thần và yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh văn hóa trong lễ hội được coi trọng thì hiện nay đã xuất hiện tư tưởng trục lợi, thương mại hóa hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, làm cho các giá trị vật chất lấn át giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức. Bình Phước là tỉnh miền núi Đông Nam Bộ có nhiều lễ hội. Lễ hội ở đây vừa phong phú về loại hình, vừa đa dạng về hình thức, vừa phức tạp về nội dung được tổ chức định kỳ hằng năm. Hoạt động của lễ hội, bên cạnh những mặt tích cực đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân và góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc cũng không ngoại lệ, còn không ít những bất cập nêu trên. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ quản lý nhà nước. Thực tế trên đặt ra cho chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Phước là cần phải có những giải pháp tốt, quyết liệt hơn để quản lý các lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tích cực của lễ hội. Từ những lý do đã nêu tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Lễ hội (lễ hội bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước
  10. 3 ngoài) và quản lý nhà nước về lễ hội là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả quan tâm. Đã có nhiều đề tài khoa học có giá trị về lý luận cũng như thực tiễn cao góp phần bổ sung, ứng dụng vào việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên phạm vi cả nước nói chung và của từng địa phương cụ thể nói riêng. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình, đềtài tiêu biểu đã được công bố sau đây: Trong tác phẩm“Một số vấn đề đặt ra trong quản lý lễ hội hiện nay”, của tác giả Nguyễn Thị Tuyến (2016) trước thực trạng các xu hướng biến đổi của lễ hội đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, có thể thấy việc tổ chức và quản lý lễ hội vô cùng lộn xộn, mất bản sắc văn hóa dân tộc, gây ra nhiều hậu quả cho cả nhà quản lý và cộng đồng. Bài viết đã nêu lên được thực tiễn quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay. Cùng với những kết quả đạt được, việc quản lý lễ hội ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tác giả Nguyễn Thị Tuyến cũng phân tích rõ những hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế đồng thời đưa ra được những nhận định về một số vấn đề đặt ra trong quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay. Trong công trình nghiên cứu của tác giả Lê Như Hoa (2004), “Quản lý lễ hội dân gian cổ truyền - thực trạng và giải pháp”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã nêu lên được cơ sở lý luận về lễ hội dân gian cổ truyền - một di sản văn hóa của dân tộc. Đề tài cũng đã phân tích rõ thực trạng và những nhận thức về quản lý lễ hội dân gian cổ truyền ở nước ta hiện nay. Và điểm nhấn mạnh của đề tài là những giải pháp cụ thể và mang tính vận dụng cao đối với công tác quản lý lễ hội góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa - du lịch. Hoặc Trong công trình nghiên cứu của tác giả TS. Nguyễn Quang Lê (2009), “Nhận diện bản sắc văn hóa qua một số lễ hội của người Việt”, đề tài khoa học cấp Bộ. Nội dung công trình gồm 419 trang, 7 chương đã lột tả rõ nét nền tảng của bản sắc văn hóa qua lễ hội người Việt; giao lưu văn hóa với
  11. 4 Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, với tín ngưỡng Chăm trong bản sắc văn hóangười Việt và vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa qua lễ hội trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại. Trong tác phẩm nghiên cứu của GS.TS. Lê Hồng Lý (2014), “Vai trò của Nhà nước đối với lễ hội dân gian hiện nay”Bài viết đã khái quát chung nhất về hình thức của các lễ hội dân gian cũng như thống kê về các lễ hội dân gian tại Việt Nam. Nêu lên được vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức các lễ hội dân gian. Tuy nhiên sự tham gia của Nhà nước vào công tác tổ chức lễ hội dân gian cũng có những bất cập từ việc tham gia này. Tác giả, đã nêu lên được những bất cập ấy, thông qua đó giúp đề cao được vai trò của nhà nước, tránh những sai sót xảy ra trong công tác quản lý lễ hội dân gian của Nhà nước. Lê Trung Dũng – Lê Hồng Lý với lễ hội Việt Nam, cuốn sách với hơn 3.000 lễ hội các tác giả đã đưa ra nội dung đầy đủ về lễ hội về đề tài lịch sử. Đó là lễ hội tưởng niệm các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc cho Tổ quốc. Ngoài ra tác giả còn tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu, công trình của một nhóm tác giả viết về Lễ hội từ trước tới nay như: Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Vượng dày gần 1.000 trang bao gồm các công trình đã công bố do tạp chí văn hóa nghệ thuật lựa chọn đưa vào tủ sách văn học đây là một trong những công trình nghiên cứu lễ hội tiêu biểu. Công trình nghiên cứu của tác giả Thạch Phương, Lê Trung Vũ (2015), “60 lễ hội Việt Nam”,Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình miêu tả khá toàn diện và có hệ thống các lễ hội của dân tộc. Nội dung cuốn sách được chia làm 3 phần: Phần 1: miêu tả lễ hội của người Việt và lễ hội của các dân tộc thiểu số; Phần 2: bao gồm các câu ca, hội hè thường được
  12. 5 trình diễn trong các lễ hội; Phần 3: Miêu tả các trò diễn, trò chơi, cuộc thi tài trong lễ hội. Thông qua đó, người đọc một lần nữa có cái nhìn hệ thống lại những trò diễn trong dân gian giữa các vùng miền trên cả nước. Công trình khoa học đã công bố của tác giả GS.TS. Bùi Quang Thanh (2016), “Quản lý văn hóa và văn hóa quảnlý đối với lễ hội cổ truyền ở Việt Nam hiện nay”,Tạp chí Cộng sản số 880 (2-2016), tr. 95-101. Đây là một bài viết khá hay, tác giả đã chỉ ra được thực trạng văn hóa lễ hội cổ truyền ở nước ta hiện nay, tài liệu còn có những số liệu thống kê về số lượng lễ hội cổ truyền ở nước ta, những điểm tích cực mới, những bất cập, những vấn đề phản văn hóa nào đang diễn ra, bài viết cũng đề cập khá rõ. Tác giả bước đầu đi sâu khảo sát thực trạng hoạt động quản lý văn hóa tại một số di tích và địa phương tổ chức lễ hội mang tính phổ biến, đại diện, hiện hữu trong không gian văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, cho phép nhận diện một số vấn đề (cả lý luận lẫn thực tiễn) liên quan đến công tác quản lý văn hóa và văn hóa quản lý đã và đang đặt ra ở Việt Nam lâu nay. Tác giả cũng nêu lên những nhận định sâu sắc từ những vấn đề đã và đang đặt ra đối với việc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý văn hóa với văn hóa quản lý trong phạm vi lễ hội cổ truyền ở Việt Nam hiện nay. Hay như công trình “ Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng” của tác giả Hồ Hoàng Hoa đã đề cập đến tính mỹ học dân tộc trong lễ hội Việt Nam. Đây là kết quả của một tiến trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với những chuyến đi thực địa quan sát tại chỗ nhiều lễ hội Việt Nam cũng như nhật bản dưới góc độ tìm hiểu chức năng và đặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong lễ hội.Ý nghĩa xã hội và văn hóa của lễ hội dân gian, văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam; Tập thể các tác giả của viện nghiên cứu Văn hóa (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) với công trình “Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ” do PGS. Lê Trung
  13. 6 Vũ chủ biên. Trong năm 1993, Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn ( nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về Lễ hộitrong đời sống xã hội hiện đại. Các tác giả tham gia hội thảo này đã đóng góp nhiều ý kiến về vai trò của lễ hội trong xã hội đương đại. TS.Nguyễn Quang Lê xuất bản công trình văn hóa trong lễ hội Việt Nam, sách dày 402 trang, gồm 4 phần: phần I: Văn hóa ẩm thực trong phong tục lễ hội xưa và nay; phần 2: cỗ lễ vật dâng cúng tổ tiên và thần linh trong các ngày lễ tết theo phong tục cổ truyền; phần 3: Cỗ lễ vật dân cúng thần linh trong một số phong tục lễ hội dân gian ; phần 4: Cỗ lễ vật dân cúng thần linh trong một số phong tục lễ tết và lễ hội của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta. Một số đề tài chưa được in thành sách có liên quan đến quản lý lễ hội ở nhiều góc độ khác nhau, như tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý về lễ hội trên địa bàn một tỉnh trong các luận văn thạc sỹ, như đề tài: Đề tài: “ Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội” Luận văn cao học Quản lý công (2011) Học viện Hành chính Quốc gia của tác giả Nguyễn Thị Hà Phương; Đề tài, “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đăk lăk”; Đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của người X’tiêng” Luận văn cao học Quản lý văn hóa (2014) của tác giả Nguyễn Cao Lương. Báo cáo “Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể của người X’tiêng ở Bình Phước” do Bảo tàng tỉnh Bình Phước thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó có người Xtiêng ở Lộc Ninh. Công trình khảo sát toàn diện về giá trị, thực trạng di sản văn hóa của người X’tiêng trên địa bàn toàn tỉnh. Báo cáo khoa học các dự án phục dựng lễ hội “Cầu mưa” và lễ hội “Mừng lúa mới” được tổ chức tại xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh trong hai năm 2008 và 2009. Báo cáo mô tả chi tiết các lễ hội với đầy đủ quy trình tổ chức, nội dung và diễn biến của lễ hội, giá trị của lễ hội…
  14. 7 Ở tỉnh Bình Phước cũng đã có nhiều tác phẩm nghiên cứu về lễ hội, các công trình nghiên cứu trên đã trình bày đề cập đến lễ hội với nhiều nội dung, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về hoạt động quản lý nhà nước đối với lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Vì vậy, trong luận văn này, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các công trình đã nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ hơn nữa về lý luận cũng như thực tiễn công tác quản lý nhà nước về lễ hội tại tỉnh Bình Phước hiện nay, nhằm góp phần hoàn thiệnquản lý nhà nước về lễ hội của tỉnh nhà. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích nghiên cứu là đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về lễ hội. + Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội gắn với việc bảo tồn và phục dựng một số lễ hội đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước . + Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quản lý nhà nước về lễ hội ở tỉnh Bình Phước, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó. + Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  15. 8 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước. + Về thời gian: từ 2014 đến nay 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hoạt động lễ hội trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu về lễ hội, chia vấn đề thành các khía cạnh để có những nhận định về lễ hội. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc hơn và để đánh giá bao quát về lễ hội. + Phương pháp thống kê, so sánh: Thống kê là phương pháp thu thập thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp và so sánh các hình thức, phương thức quản lý nhà nước lễ hội cần nghiên cứu. + Sưu tầm số liệu và các phương pháp khác: Để kế thừa và làm rõ được nội dung được đề cập, cung cấp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về công tác gìn giữ, quản lý nhà nước về lễ hội nêu trên, luận văn cũng tiếp thu
  16. 9 có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: 6.1. Về lý luận Luận văn dừng lại ở mức độ tổng hợp, khái quát có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý nhà nước về lễ hội. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy cho sinh viên, giáo viên, người nghiên cứu môn quản lý nhà nước về văn hóa và các nhà quản lý trong lĩnh vực này. Các giải pháp đề ra có thể được sử dụng hoặc áp dụng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về lễ hội. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
  17. 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LỄ HỘI 1.1. Tổng quan về lễ hội 1.1.1. Khái niệm Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong một khoảng thời gian và không gian xác định, nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện các ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên - thần thánh và con người trong xã hội. Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Lễ mang màu sắc tâm linh. Hội là tập hợp các trò diễn có tính nghi lễ, các cuộc vui chơi, giải trí tại một thời điểm nhất định, thường trong khuôn viên các công trình tôn giáo, hay ở sát chúng, có đông người tham gia, là đời sống văn hóa hàng ngày và một phần đời sống cá nhân và cả cộng đồng, nhân kỉ niệm một sự kiện quan trọng đối với một cộng đồng xã hội. Hội mang màu sắc dân gian, vừa thể hiện tính khéo léo vừa nêu cao tinh thần thượng võ, tính đoàn kết của cộng đồng [32]. Cho đến hiện nay, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau trong giới nghiên cứu. Từ điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa “lễ hội là hoạt động của một tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo” [31]. Từ điển Trực tuyến cũng định nghĩa “lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức, các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa ” [32]. Thực tế đã chứng minh một trong những quan điểm lý thuyết nhận được sự đồng thuận cao về hai thành tố cấu trúc nên lễ hội (phần lễ tức là nghi lễ, là mặt thứ nhất: tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng linh thiêng; phần hội tức là hội hè, là phần thứ hai: vật chất, văn hóa nghệ thuật đời thường). Có quan niệm chia tách lễ hội thành hai thành tố khác nhau và độc lập trong cấu trúc lễ hội dựa trên thực
  18. 11 tế có những sinh hoạt dân gian, văn hóa dân gian có lễ mà không có hội hoặc ngược lại. Có quan niệm ngược lại, nhấn mạnh “tính nguyên hợp” của lễ hội, tức là quan hệ nghệ thuật ấy (lễ hội) người ta nhận thức hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt. TS.Nguyễn Quang Lê cho rằng: Bất kỳ một lễ hội nào cũng bao gồm hai hệ thống đan quyện và giao thoa với nhau: Hệ thống lễ bao gồm các nghi lễ của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo cùng với các lễ vật được sử dụng làm đồ lễ mang tính linh thiêng, được chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc. Thông qua các nghi lễ này con người được giao cảm với thế giới siêu nhiên là các thần thánh (nhiên thần và nhân thần), do chính họ tưởng tượng ra và mong các thần thánh bảo trợ và có tác động tốt đẹp đến tương lai cuộc sống tốt đẹp của mình. Hệ thống hội bao gồm các trò vui, trò diễn và các kiểu diễn xướng dân gian, cụ thể là các trò vui chơi giải trí, các đám rước và ca múa dân gian... Chúng đều mang tính vui nhộn, hài hước, song đôi khi chưa thể tách ra khỏi việc thờ cúng. Ngô Đức Thịnh diễn giải: Tính tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hóa phái sinh đề tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong một lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp. Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định [11]. Như vậy qua quá trình nghiên cứu trên tác giả xin đưa ra khái niệm riêng theo cách hiểu về lễ hội như sau: lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang tính cộng đồng cao của thành phần các dân tộc, diễn ra trong những
  19. 12 chu kỳ không gian, thời gian nhất định lấy đó làm những nghi thức để tỏ rõ sự tôn kính của con người đối với thần linh, thể hiện những ước vọng, mong muốn chính đáng mà con người chưa có khả năng thực hiện được. 1.1.2. Phân loại lễ hội Lễ hội được các nhà khoa học phân thành nhiều loại khác nhau. Có thể phân loại lễ hội theo niên đại, gần gũi với phân kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam, hoặc phân loại lễ hội theo từng thành tố riêng biệt, hay theo cấu trúc và các thành tố khác nhau. Tuy nhiên, dù phân loại theo tiêu chí lựa chọn nào, cũng đều có những yếu tố hợp lý và hạn chế nhất định. Trong tư cách là đối tượng quản lý, các lễ hội hiện nay đang chưa có sự thống nhất về tên gọi trong các văn bản pháp lý. Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 gọi đối tượng là lễ hội truyền thống. Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 gọi đối tượng là lễ hội tín ngưỡng. Cục Văn hóa cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) là cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội, thống kê các loại lễ hội trên địa bàn cả nước và chia thành các loại Lễ hội dân gian, Lễ hội tôn giáo, Lễ hội lịch sử cách mạng, Lễ hội du nhập từ nước ngoài, Lễ hội khác [21] .Theo cách gọi đã nêu trên, có thể hiểu lễ hội dân gian đồng nhất với khái niệm lễ hội truyền thống vì đây là những lễ hội gắn bó mật thiết nhất đối với đời sống văn hóa tinh thần của đại đa số người dân ở khắp các vùng miền Việt Nam. Theo điều 3 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, lễ hội gồm: Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công với nước với cộng đồng, thờ cúng
  20. 13 thần thánh và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử , văn hóa, đạo đức xã hội, tôn vinh những danh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng. Lễ hội văn hóa là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa, thể thao, du lịch bao gồm: festival; liên hoan văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa - du lịch; tháng văn hóa - du lịch; năm văn hóa - du lịch và các lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch khác. Loại hình lễ hội này đang có chiều hướng phát triển nhanh ở nhiều địa phương với các chương trình nội dung phong phú như: Festival, Liên hoan văn hóa - du lịch, Tuần văn hóa - du lịch, Tuần văn hóa - du lịch - thương mại, Tuần văn hóa du lịch biển... Mục đích tổ chức lễ hội nhằm quảng bá phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp thị sản phẩm du lịch trong nước và quốc tế đồng thời xúc tiến du lịch, mời gọi đầu tư trên cơ sở sử dụng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Lễ hội ngành nghề là hoạt động quảng bá về đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề; tôn vinh các tổ chức, nghệ nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và phát triển ngành nghề, địa phương được tổ chức với quy mô lớn như: Festival dừa Bến Tre, Lễ hội “Quả điều vàng Việt Nam - Bình Phước, Festival trái cây Việt Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, thành phố Hồ Chí Minh, Festival Thủy sản Việt Nam, Festival làng nghề Việt- Đà Nẵng, Lễ hội Nho và Vang (Khánh Hòa), Lễ hội bánh tráng phơi sương (Trảng Bàng, Tây Ninh), Lễ hội Diều (Đà Nẵng)… Việc tổ chức các lễ hội ngành nghề với quy mô lớn, đang là xu thế của nhiều địa phương. Lễ hội được tổ chức nhằm giới thiệu đến bạn bè quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về tiềm năng, giá trị của các sản phẩm. Các hoạt động của lễ hội như hội nghị, hội thảo về chiến lược phát triển ngành điều, xây dựng thương hiệu ngành điều Việt Nam, hội nghị khách hàng của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2