Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về lễ hội truyền thống, quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống; phân tích thực trạng lễ hội truyền thống, QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH THỊ HUYỀN TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH ĐỨC HƯNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Học viên Đinh Thị Huyền Trang
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô tại Học viện Hành chính Quốc gia và của các đồng chí, đồng nghiệp trong cơ quan đơn vị công tác. Sự giúp đỡ của CBCC các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô, các đồng chí Lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp đã dành sự quan tâm giúp đỡ tận tình trong suốt 02 năm qua. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới Cô giáo TS. Trịnh Đức Hưng đã rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do có sự hạn chế về thời gian cũng như năng lực của bản thân nên chắc hẳn bài luận văn của tác giả còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thây cô và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Đinh Thị Huyền Trang
- MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ......................... 8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống ....................................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ................................................. 14 1.2. Đặc điểm, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ................................................................................................................... 15 1.2.1. Đặc điểm của lễ hội truyền thống................................................................................ 15 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống ....... 16 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống .... 22 1.3. Chủ thể, Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống....................................... 25 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ...................................................... 25 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ................................................... 26 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống. ..... 37 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của tỉnh Hải Dương ............................................................................................ 37 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 38
- 1.4.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. ................................................................ 41 1.4.4. Kinh nghiệm rút ra.............................................................................. 43 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 45 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................ 47 2.1. Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình .............................................................................................................. 47 2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 47 2.1.2. Đặc điểm kinh tế ........................................................................................................... 48 2.1.3. Đặc điểm văn hóa xã hội, tôn giáo tín ngưỡng dân tộc............................................. 50 2.1.4. Phân bố dân cư .............................................................................................................. 51 2.1.5. Đặc điểm Lịch sử......................................................................................................... 51 2.1.6. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc Quản lý nhà nước về truyền thống 53 2.2. Khái quát về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình .................................................................................................. 55 2.2.1. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn Huyện Minh Hóa .... 55 2.2.2. Xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.............................................................................................................................. 61 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình ...................................................................................................................... 64 2.3.1. Thực trạng ban hành văn bản, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình .............................................................................................................. 64
- 2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức quản lý hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình ........................................................................................................................... 66 2.3.3. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống và huy động các nguồn lực quản lý nhà nước về lễ hội truyền thốngtrên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.............................................................................................................................. 69 2.3.4. Thực trạng tổng kết, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình................................................................... 71 2.3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình ................................................................................................... 72 2.3.6. Thực trạng xã hội hóa trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình........................................................................................ 73 2.4. Nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế về thực trạng quản lý nhà nước đối với về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 74 2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. .................................................................................................. 74 2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. ............................................................................................................. 76 2.4.3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế về thực trạng quản lý nhà nước đối với về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện....................................................................... 77 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 80 Chương 3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LỄ HỘI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................................................ 82 3.1.Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lễ hội truyền thống và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trong thời kỳ đổi mới ........................................................................ 82
- 3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh hóa tỉnh Quảng Bình.................................................................... 86 3.2.1. Phương hướng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thốngtrên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. ............................................................................................................. 86 3.3. Giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh hóa tỉnh Quảng Bình.............................................................................................................................. 90 3.3.1. Nâng cao chất lượng ban hành văn bản hành chính, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và triển khai chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển trong QLNN về lễ hội truyền thống ..................................................................... 90 3.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN, đào tạo, đào tạo lại,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý lễ hội truyềnthống ...... 92 3.3.3. Phân cấp quản lý cho từng địa phương; nâng cao chất lượng quản lý lễ hội văn hóa và quản lý hoạt động bảo tồn và phát triển lễ hội văn hóa truyền thống 96 3.3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với QLNN về lễ hội truyền thống............................................................................. 98 3.3.5. Thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả và xử lý nghiêm minh sai phạm trong QLNNvề lễ hội truyền thống.............................................100 3.3.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa ............................................................................ 101 3.4. Kiến nghị.........................................................................................................................103 3.4.1. Đối với Nhà nước .......................................................................................................103 3.4.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch................................................................103 3.4.3. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình ..................................104 3.4.4. Đối với Huyện Minh Hóa..........................................................................................104 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 108 KẾT LUẬN ............................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC VIẾT TẮT QLNN : Quản lý nhà nước
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa của huyện Minh Hóa ..................................................................................................... 67 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số liệu tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ văn hóa, hội viên Hội Di sản huyện Minh Hóa 2010 – 2017 ............................................. 68 Bảng 1.1. Thống kê một vài lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.............................................................................................................. 39
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận văn Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đề ra mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó khẳng định rõ vai trò quan trọng của văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, lễ hội truyền thống không chỉ đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân mà còn tạo điều kiện để kinh tế xã hội phát triển. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội truyền thống không chỉ là di sản trong quá khứ để lại mà còn là tài sản vô giá trong đương đại; vốn liếng của nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội nhất là trong bối cảnh đất nước đang phát triển. Hiện nay, lễ hội truyền thống ngày càng được phục dựng nhưng lại bị biến tấu nhiều, thậm chí có sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai làm mất đi giá trị nguyên gốc của nó. Vì thế, quản lý nhà nước (QLNN) về lễ hội truyền thống là một trong những công việc trọng tâm của Đảng và nhà nước, các cấp chính quyền trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình, Huyện Minh Hóa là nơi có lễ hội truyền thống đa dạng, phong phú đặc sắc như: lễ hội Rằm tháng 3, lễ hội đua thuyền, lễ hội buộc chỉ tay cho người trưởng thành, lễ hội tết độc lập… Trong hệ thống tài nguyên để phục vụ du lịch ngoài các ưu đãi từ thiên nhiên, lòng mến khách của người dân thì hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử và các lễ hội truyền thống là nguồn tài nguyên phong phú và đặc sắc, chiếm ưu thế. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều điều bất cập. Thực tế, một số lễ hội truyền thống của người dân Minh Hóa chưa được bảo tồn, khôi phục. Việc tổ chức một số lễ hội thưa dần, người dân dần quên Minh Hóa từng có các lễ hội đặc sắc này, nhất là ở thế hệ trẻ. Một số nghi thức trong lễ hội bị bỏ qua hoặc bị biến dạng, cái hiện đại thay thế cái cổ truyền. Một hiện tượng nổi bật 1
- trong các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn thành phố hiện nay là những hoạt động văn hóa nghệ thuật, những loại hình trò chơi dân gian ít được chú trọng, nguyên nhân chủ yếu do các địa phương, các thế hệ sau này không có kinh nghiệm về tổ chức lễ hội. Vai trò giáo dục truyền thống của lễ hội còn mờ nhạt. Tình trạng tham gia lễ hội nhưng không biết được mục đích, ý nghĩa của nó là hiện tượng khá phổ biến. Công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội còn nhiều bất cập. Trong xu thế giao lưu và hội nhập hiện nay, cũng như ở các nơi khác, nếu lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện không có giải pháp quản lý tốt sẽ đứng trước nguy cơ bị thương mại hóa, thậm chí bị mai một. Góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về lễ hội trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bànhuyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình”làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao học Quản lý công của mình. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn Từ lâu đề tài lễ hội đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và những quan điểm khácnhau. Từ 1975 đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu sâu sắc về lễ hội như Lê Trung Dũng - Lê Hồng Lý với “Lễ hội Việt Nam” cuốn sách với trên 300 lễ hội, các tác giả đã đưa ra nội dung đầy đủ về lễ hội về đề tài lịch sử . Đó là lễ hội tưởng niệm các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc, Tổ quốc... Ngoài ra, còn có những lễ hội đặc biệt khác nói về sự bất tử, hoặc tín ngưỡng phồn thực... Lễ hội Thăng Long Hà Nội chiếm một vị trí riêng, bởi Thăng Long - Hà Nội đã tích lũy gần 1000 năm kinh nghiệm sống cho người Việt Nam... Có thể nói đây là một trong những công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống chi tiết, đặc sắc lúc bấy giờ. Bên cạnh đó cũng phải nói đến “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam’’củanhiều tác giả (2000). Công trình nghiên cứu này đã khẳng định phương châm nghiên cứu và phổ biến khoa học văn hóa đó là đi tìm bản sắc văn hóa Việt Nam, sắc thái các vùng văn hóa được thể hiện ở các đối tượng văn hóa cụ thể, mà lễ hội cổ 2
- truyền Việt Nam là một trong những đối tượng đó. Ngoài ra cuốn sách “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc Vượng dày gần 1000 trang bao gồm các công trình đã công bố của GS. Trần Quốc Vượng do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật lựa chọn đưa vào Tủ sách Văn hóa học cũng là một trong những công trình nghiên cứu về lễ hội tiêu biểu. Bên cạnh các vấn đề nghiên cứu như: diễn trình văn hóa, nghệ thuật, ứng xử…thì trong phần nghiên cứu về văn hóa dân gian lễ hội được nghiên cứu dưới một cái nhìn tổng thể. Tác giả đã đưa ra nhận định lễ hội dân tộc xưa không thiếu những cái hay, nhưng cũng còn không ít cái dở. Bỏ cái dở, giữ cái hay, phê phán và chọn lọc. Duy trì một số hình thức lễ hội xưa và nhất là duy trì cái tinh túy, cái tinh thần, cái “hồn” của lễ hộixưa. Cùng với đó, một công trình nghiên cứu khác về lễ hội truyền thống mang giá trị văn hóa cao đó là công trình nghiên cứu “60 lễ hội truyền thống Việt Nam” của Thạch Phương – Lê Trung Vũ. Có thể nói lễ hội truyền thống chính là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp,và còn là cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, củng cố tinh thần cố kết cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về gốc gác của mình. Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kỳ lạ đối với nhiều người, nhiều lớp người, lứa tuổi khác nhau. Trên tinh thần hướng về cội nguồn, phát huy những truyền thống cao đẹp và đạo lý của dân tộc, công trình nghiên cứu này đã được các tác giả nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, rõ nét những lễ hội tiêu biểu trong toàn bộ hệ thống lễ hội của đại gia đình dân tộc Việt Nam ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Công trình này cũng như một cuốn từ điển cho những nhà nghiên cứu và những người thích đi du lịch khám phá những vùng đất, những tập tục văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc ViệtNam. Hay như công trình “Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng” của tác giả Hồ Hoàng Hoa đã cố gắng đề cập đến tính mỹ học dân tộc trong lễ hội Việt Nam. Đây là kết quả của một tiến trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với những chuyến đi thực địa quan sát tại chỗ nhiều lễ hội Việt Nam cũng như Nhật Bản dưới 3
- góc độ tìm hiểu chức năng và đặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong lễhội. - Đinh Thị Chung (2012) “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của hoạt động lễ hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động lễ hội nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về hoạt động lễ hội. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề QLNN về hoạt động lễ hội ở một địa phương cụ thể. - Nguyễn Quang Lê (1999) “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội hiện nay”,Viện nghiên cứu văn hoá dân gian. Tác giả đã nêu khái quát chung về thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống trong lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong phần kết luận và một số dự báo, tác giả đã đề cập đến xu hướng phát triển du lịch văn hoá trong các lễ hội truyền thống trong tương lai. Công trình này dừng lại ở phạm vi không gian các tỉnh, thành đồng bằng Bắc Bộ. - Hà Ngọc Thọ (2011) “Lễ hội và công tác quản lý lễ hội”, Tạp chí Công tác tôn giáo, Số 3. Bài viết đã nêu lên khái quát các lễ hội, chủ yếu là các lễ hội truyền thống ở nước ta, với số liệu thống kê trung bình mỗi ngày cả nước có 20 lễ hội diễn ra. Đặc biệt, tác giả đã nhận diện các mặt trái của việc tổ chức lễ hội trong thời gian gần đây và đưa ra một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trong thời gian tới. Tại tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hóa có các công trình nghiên cứu sau: - Nguyễn Tú (2007) “Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình”. Cuốn sách dày 938 trang do nhà nghiên cứu văn hóa và văn nghệ dân gian Nguyễn Tú sưu tầm và biên soạn đã đi sâu giới thiệu những nét văn hóa cổ truyền đặc trưng của tỉnh Quảng Bình, trong đó có đề cập đến các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh và huyện Minh Hóa. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng lại ở việc giới 4
- thiệu nguồn gốc, hình thức của các lễ hội, không đề cập đến yếu tố quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh và các địa phương trong tỉnh. - Đinh Thanh Dự (2005) “ Bảo tồn và phát huy văn hóa người nguồn huyện Minh Hóa”. Nhà xuất bản Thuận Hóa.Đã nêu lên các vấn đề về cội nguồn văn hóa đăc trưng của người nguồn huyện Minh Hóa, đặc biệt là lễ hội truyền thống nhưng chưa đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện. Như vậy, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu toàn diện vấn đề quản lý nhà nước về các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức về lễ hội truyền thống, quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống; phân tích thực trạng lễ hội truyền thống, QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các kiến thức quản lý nhà nước về lễ hội, - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyên Minh Hóa từ năm 2010 đến năm 2017; đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. - Đưa ra các giải pháp quản lý nhà nước về lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý của nhà nước đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 5
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2017. - Về nội dung: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hoạt động lễ hội truyền thống. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu, các nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương trong nước và huyện Minh Hóa. - Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên quan đến việc quản lý lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện với các địa phương khác trong cả nước… nhằm đúc kết kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài còn được thực hiện bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên quan khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp diễn dịch, quy nạp… 6. Đóng góp của Luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: 6.1. Về lý luận Luận văn khái quát, có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống; vận dụng trong QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 6
- 6.2. Về thực tiễn - Nghiên cứu thực trạng hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình thời gian qua. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình - Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. - Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu môn học Quản lý nhà nước về văn hóa và cho các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về lễ hội truyền thống và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống. Chương 2: Thực trạng về lễ hội truyền thống và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Quan điểm của Đảng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình 7
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống 1.1.1.1. Khái niệm lễ hội Văn hóa Văn hóa là một trong những nội dung hết sức phức tạp, được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Kể từ năm 1871, khi E.B. Tylor đưa ra định nghĩa về văn hóa, đến nay người ta đã thống kê được khoảng 400 định nghĩa khác nhau về vấn đề này. Năm 1988, nhân dịp lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (1988-1997), tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESSCO) đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật, mà bao gồm cả phương thức sống,những quyền cơ bản về con người, truyền thống tín ngưỡng”. Nhóm tác giả Giáo trình Lý luận văn hóa Mác – Lênin của khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Phân viện báo chí và tuyên truyền, sau khi phân tích, kế thừa kiến thức của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã định nghĩa văn hóa như sau: “văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Theo Từ Điển triết học, “văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức, giáo dục, …). Văn 8
- hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội” [8, tr.1329 - 1330]. Từ những cách tiếp cận về khái niệm “văn hóa” khác nhau như trên, mà ta có thể hiểu khái niệm chung nhất về văn hóa như sau: Văn hóa là tổng thể hệ thống những giá trị, những hoạt động có ý thức, mang tính xã hội và sáng tạo trong thực tiễn của một cộng đồng người nhất định trong lịch sử nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng đó. Lễ hội và hoạt động lễ hội Lễ hội Lễ hội là một hiện tượng lịch sử - xã hội được hình thành từ lâu đời, mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo mang bản sắc cộng đồng, tổ chức theo nghi thức trọng thể nhất nhằm tôn vinh các vị thần linh, nhân thần có công với một địa phương trong việc trống giặc ngoại xâm hay mở mang xây dựng một vùng đất. Đồng thời lễ hội là dịp để con người giao tiếp, cố kết cộng đồng thông qua những hoạt động vui chơi giải trí mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh thì Lễ bao gồm các nghĩa sau : Chữ Lễ thường di với những từ như sau, nhưng không có từ Lễ hội: Lễ bái , tế thần, lễ bộ, lễ chế, lễ giáo, lễ mạo, lễ nghi, lễ nhạc, lễ phép, lễ phục, lễ sinh, lễ tân, lễ tiết, lễ tục, lễ văn, lễ vật[1,tr.498]. Chữ Hội thường gắn với: hội ẩm, hội binh, hội diện, hội đồng, hội họp, hội ý, hội kiến, hội minh, hội nghị, hội quán, hội tâm, hội thí, hội thực, hội trường, hội trưởng, hội viên, hội xã. Trong đó không có từ hội lễ [1,tr.388]. Lễ hội bao gồm hai bộ phận Lễ và Hội. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Phần lễ là gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phát sinh, tích hợp. Trong lễ có hội, trong hội có lễ. Không có lễ thì không gọi là lễ hội nữa và gọi là lễ hội thì lễ vẫn là yếu tố chính. Lễ được hình thành bởi: nhân vật được thờ, hệ thống di tích nghi lễ, nghi thức, thờ cúng như tế, lễ, rước, xách, hèm, huyền tích, cảnh quan mang tính thiêng. Đồng thời, lễ cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ chính đáng của con người. Lễ trong hội không đơn lẻ mà có một hệ thống liên kết, có trật tự và cùng hỗ trợ nhau. 9
- Hội được cấu thành bởi: những hình thức sinh hoạt vui chơi, không gian, thời gian, cảnh quan môi trường, tâm lý hội và hành động hội, di tích lịch sử văn hóa, danh thắng. Tiếp cận lễ hội theo hướng của quản lý văn hóa, bao trùm lên tất cả các sự kiện lễ hội đang diễn ra trong đương đại gồm cả truyền thống dân gian và các sáng tạo mang tính bác học có khá nhiều khái niệm về lễ hội, xin đưa ra một số ý kiến sau: Một là, Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định. Hai là, Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên mộtđại bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lích sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hóa củaconngườivớithiênnhiên–thầnthánhvàconngườitrongxãhội. Ba là, Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức một trò diễn được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, của tư tưởng và của các biểu tượng, vượt trên thế giới hiệnthực. Bốn là, Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và vai trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng cư dân, khi nó được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu. Như vậy, Lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, là hệ thống những hành vi nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thựchiện. Hoạt động lễ hội Hoạt động lễ hội bao gồm những hoạt động như sau : Hoạt động nghi lễ, là một hệ thống các hành vi được đặc cách hóa, thẩm mỹ hóa đến cao độ, trở thành một thứ ngôn ngữ tượng trưng nhằm truyền tải những ý 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn