intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

37
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về QLNN phòng, chống tệ nạn xã hội; đánh giá rõ thực trạng QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội gắn với địa bàn quận; đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VIỆT HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VIỆT HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ THÚY QUỲNH HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công của tác giả tại Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tác giả Hoàng Việt Hùng i
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thúy Quỳnh đã quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND quận Thanh Xuân và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người dân và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Hoàng Việt Hùng ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu ......................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................... 5 5. Phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................ 7 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNGTỆ NẠN XÃ HỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ................ 8 1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội ........................................................................................................ 8 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội cấp quận ..................................................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội .... 13 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội .............. 14 1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội ..................................................... 14 1.2.2. Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của nhà nước, của thành phố và ban hành, tổ chức thực hiện chính sách đặc thù của địa phương về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn ........................................................... 15 1.2.3. Tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ................................................................................................. 18 1.2.4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội .................................................................. 18 1.2.5. Đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội ................................................................... 19 iii
  6. 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội ...................................................................................................... 20 1.3.1. Tình hình đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội và tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn ............................................................................... 20 1.3.2. Chính sách phòng chống tệ nạn xã hội và năng lực quản lý, điều hành phòng, chống tệ nạn xã hội của chính quyền địa phương ............... 21 1.3.3. Tham gia của các tổ chức chính trị xã hội ................................... 22 1.3.4. Nguồn lực tài chính cho việc phòng, chống tệ nạn xã hội của thành phố và của quận .................................................................................. 24 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý nhà nước phòng, chống tệ nạn xã hội ............................................................................. 25 1.4.1. Kinh nhiệm từ quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ........................ 25 1.4.2. Kinh nghiệm từ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ............... 26 1.4.3. Kinh nghiệm từ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................. 26 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Thanh Xuân ................................ 28 TIểU KếT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................................................... 30 2.1. Đặc điểm của quận Thanh Xuân và ảnh hưởng của nó tới tệ nạn xã hội ...................................................................................................... 30 2.1.1. Đặc điểm về đô thị hóa cùng với di dân tự do và tác động của nó tới phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận ....................................... 30 2.1.2. Đặc điểm về phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng của nó tới phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận ....................................... 32 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân .......................................................................... 35 2.2.1. Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của nhà nước, kế hoạch và chính sách phòng, chống tệ nạn xã hội của thành phố Hà Nội ......................... 35 iv
  7. 2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống tệ nạn xã hội của Quận ủy và của UBND quận Thanh Xuân ........ 37 2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ................................................................................................. 42 2.2.4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội .................................................................. 45 2.2.4. Đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội ................................................................... 46 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội của quận Thanh Xuân ................................................................................ 48 2.3.1. Kết quả đạt được........................................................................ 48 2.3.2. Khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân ............................... 52 2.3.3. Nguyên nhân của thành công và của hạn chế ............................... 54 TIểU KếT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 58 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPTĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................................................... 59 3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại Quận Thanh Xuân trong những năm tới ..................................... 59 3.1.1. Phương hướng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân .................................................................... 59 3.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân đến năm 2025 .................................................... 61 3.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân ........................................................... 63 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân ............................................................. 63 v
  8. 3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân .......................................................................................................... 65 3.2.3. Cụ thể nhanh chóng chính sách của nhà nước và của thành phố Hà Nội về phòng chống tệ nạn xã hội và ban hành kịp thời các chính sách cụ thể, đặc thù của quận Thanh Xuân ........................................................ 68 3.2.4. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội......... 71 3.2.5. Tăng cường nguồn lực dành cho quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân ......................................... 73 3.3. Kiến nghị ..................................................................................... 76 3.3.1. Đối với UBND thành phố Hà Nội ............................................... 76 3.3.2. Đối với UBND quận Thanh Xuân ............................................... 76 3.3.3. Đối với Công an quận Thanh Xuân ............................................. 76 TIểU KếT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 78 KẾT LUẬN ................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 81 PHỤ LỤC.................................................................................................... 85 vi
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTNXH : Công tác tình nguyện xã hội LHPN : Liên hiệp phụ nữ QLNN : Quản lý nhà nước TNXH : Tệ nạn xã hội UBND : Ủy ban nhân dân vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thường làm cho kinh tế, xã hội phát triển tốt hơn nhưng cũng làm xuất hiện những tệ nạn xã hội (TNXH) không mong muốn. Giảm thiểu và đi tới xóa bỏ tệ nạn xã hội là điều mong muốn của chính quyền và của người dân. Nhưng làm sao phòng chống tệ nạn xã hội có hiệu quả là vấn đề không dễ và cần làm quyết liệt. Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, cùng quyết tâm thực hiện của chính quyền các cấp, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần chung vào việc bảo đảm an ninh trật tự xã hội, phát triển kinh tế của đất nước. Các hoạt động truyền thông về phòng, chống mại dâm; phòng ngừa nghiện ma túy, điều trị, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán qua các phương tiện truyền thông, mạng Internet, các hội nghị, hội thảo trực tuyến được đẩy mạnh để không bị đứt gãy các hoạt động tuyên truyền, tập huấn.Chính sách phòng, chống tệ nạn xã hội tiếp tục được hoàn thiện, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách phòng, chống mại dâm, hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm ở Việt Nam bảo đảm tôn trọng quyền con người, chú trọng các giải pháp mang tính xã hội nhằm giảm tác hại do hoạt động mại dâm gây ra đối với chính người mại dâm và xã hội, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước. Thực tế cho đến nay việc phòng, chống tệ nạn xã hội trên phạm vi cả nước, thành phố và trên địa bàn quận, phường ở các thành phố vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Đây là vấn đề cần nghiên cứu làm rõ cả phương diện lý luận và thực tiễn. Quận Thanh Xuân với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng về các loại hình dịch vụ, tập trung nhiều nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, quán hát karaoke, xông hơi…đã tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội phát triển và diễn biến phức tạp. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cũng như các ngành, các cấp trong quận Thanh Xuân luôn coi công tác phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ quan trọng, là việc làm thường xuyên của 1
  11. chính quyền. Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022, Công an quận đã chủ động phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh triệt phá các đường dây buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, tổ chức sử dụng các chất ma tuý. Thường xuyên rà soát, đấu tranh quét xoá điểm, địa bàn phức tạp về ma tuý. Không để hình thành tụ điểm phức tạp về ma tuý. Trong hơn 4 năm qua, đã điều tra khám phá 669 vụ, bắt 822 đối tượng hoạt động phạm tội về ma tuý. Chuyển truy tố 575 vụ, 663 đối tượng. Xử lý hành chính 94 vụ, 159 đối tượng. Thu giữ 32001,313g heroin, 37 bánh heroin; 37543 viên và 60565,077g ma tuý tổng hợp; 3,583g thảo mộc; 124,261g cần sa; 455,824g thuốc phiện; 4,207g ma túy khác. Đẩy mạnh tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng dân cư. Đã lập hồ sơ, bắt 180 đối tượng đưa đi cai nghiện bắt buộc, vận động đưa 404 đối tượng đi cai nghiện tự nguyện. Phong trào toàn dân tham gia phát hiện, phòng ngừa, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn quận được nhân dân hưởng ứng và phát huy hiệu quả. Nhân dân đã cung cấp hàng nghìn tin có giá trị, giúp các cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý hàng trăm vụ án hình sự, tệ nạn xã hội ... Công tác quản lý, giáo dục, cảm hoá những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư được đẩy mạnh, giúp họ nhanh chóng hoà nhập cộng đồng, không tái vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn quận vẫn còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Quản lý nhà nước về tệ nạn xã hội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, kết quả và hiệu quả QLNN về tệ nạn xã hội chưa đạt được như kỳ vọng. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chính vẫn thuộc về phía quản lý nhà nước của thành phố cũng như của quận. Bên cạnh những hạn chế về QLNN đối với tệ nạn xã hội thì khung luật pháp về phòng, chống tệ nạn xã hội cũng chưa đầy đủ, chưa sát, chưa kịp thời với tình hình thực tế. Từ những điều nói đến ở trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà 2
  12. Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2.1. Nhận xét chung Chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội và quản lý nhà nước (QLNN) về phòng, chống tệ nạn xã hội đã được nhiều công trình nghiên cứu. Tuy mức độ đề cập nông, sâu khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đã đề cập đến vấn đề tệ nạn xã hội và QLNN về phòng, chống tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, các công trình đều đề cập một cách chung, khái quát là chủ yếu chứ chưa đi sâu vào vấn đề QLNN, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về phòng, chống tệ nạn xã hội, đánh giá QLNN về phòng, chống tệ nạn xã hội. Đồng thời, các công trình tuy đã có đề cập các giải pháp tăng cường QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội nhưng chưa thấy nhắc đến vấn đề phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội và sự tham gia của các gia đình. 2.2. Trích dẫn những công trình tiêu biểu Dưới đây tác giả luận văn xin trích dẫn một số công trình tiêu biểu minh chứng cho nhận định trên. Tác phẩm “Một số quy định về phòng chống các tệ nạn xã hội và tội phạm”, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2015 đã trình bày các Nghị định, Quyết định, Công văn, Thông tư, Chỉ thị về phòng chống ma túy, mại dâm, hoạt động tiêu cực trong quán bar, karaoke, vũ trường, biếu xén, quà cáp phi pháp, rửa tiền; trong đó chỉ ra các quy định về trách nhiệm của chính quyền các cấp về phòng, chống tệ nạn xã hội trên phạm vi cả nước và ở các địa phương [16]. Lê Vân Anh, Lưu Thu Thủy, Trịnh Thị Anh Hoa (2019), Kỹ năng phòng chống ma túy, bao lực học đường và các tệ nạn xã hội, Nxb Văn hóa – Thông tin. Cuốn sách cung cấp cho người đọc một số thông tin cơ bản và những kỹ năng cần thiết để các thầy cô, học sinh phòng chống các tệ nạn xã hội như tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, tệ nạn cờ bạc, tệ nạn rượu bia, game online, đua xe, buôn bán bắt cóc trẻ em, tệ nạn bạo hành gia đình, mê tín dị đoan, và hành vi bạo lực trong nhà trường [4]. 3
  13. Đề án “Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội huyện Phú Lương, giai đoạn 2021 – 2025”, đã cho biết UBND huyện Phú Lương đã ban hành và tổ chức thực hiện. Đề án nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội lớn diễn ra trên địa bàn; nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Xây dựng môi trường xã hội ổn định, góp phần phục vụ sự phát triển, kinh tế, xã hội của địa phương [19]. Ngọc Anh (2019), Nâng cao hiệu quả phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn”, báo điện tử Công an Nghệ An. Tác giả trình bày kết quả phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chỉ ra một số mô hình mới, cách làm hiệu quả, bên cạnh đó còn một số tồn tại, hạn chế; đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới [3]. Đặng Trần Hưng (2018), Thực hiện pháp luật về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Từ đó đề xuất những quan điểm giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội ở tỉnh Hưng Yên hiện nay [13]. Rất tiếc luận văn chưa đề cập thỏa đáng đến các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội cũng như chưa đề cập vấn đề đánh giá quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh và huyện. Trần Văn Hải (2018), Quản lý xã hội về tệ nạn xã hội ở huyện Hòa Đức, thành phố Hà Nội hiện nay, luận văn thạc sĩ Quản lý xã hội, Học viện Báo chí và tuyên truyền. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận quản lý xã hội về tệ nạn xã hội; thực trạng quản lý xã hội về tệ nạn xã hội ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay. Từ đó, trình bày phương hướng và gải pháp tăng cường quản lý 4
  14. xã hội về tệ nạn xã hội ở huyện Hoài Đức trong thời gian tới [8]. Như vậy, nội dung QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận của thành phố Hà Nội chưa được đề cập trong các công trình mà tác giả thu thập được. Cũng như các công trình chưa trình bày thỏa đáng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội và đánh giá quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận của thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận về QLNN phòng, chống tệ nạn xã hội; đánh giá rõ thực trạng QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội gắn với địa bàn quận; đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuchủ yếu Để hoàn thành mục tiêu đã xác định luận văn sẽ thực hiện thành công các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: + Làm rõ một số vấn đề lý luận QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội tại quận. + Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Tệ nạn xã hội, QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả thực trạng và tương lai; đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường QLNN về 5
  15. phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh xuân, thành phố Hà Nội. + Về không gian: Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội + Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 2018 đến năm 2022 5. Phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1.Phương pháp luận: luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; căn cứ vào tư tưởng phát triển do dân vì dân của Hồ Chí Minh. Đồng thời đưa ra các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước về QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu thành công đề tài, tác giả tiếp cận theo các hướng chủ yếu như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách, các tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và các báo cáo khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trương, chính sách của Đảng. - Phân tích, tổng hợp những dữ liệu thu thập được làm cơ sở lý luận chonghiên cứu đề tài luận văn, từ đó xây dựng cách tiếp cận toàn diện, khách quan những nội dung nghiên cứu. - Khảo sát và phân tích tài liệu thu thập được nhằm phát hiện những vấn đề trong phòng, chống tệ nạn xã hội để tìm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và tại quận Thanh Xuân nói riêng. - Xử lý thông tin và số liệu kết hợp với phân tích, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để góp phần đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân; từ đó xem xét, đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 6
  16. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội gắn với địa bàn quận. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp phù hợp để tăng cường QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội và kinh nghiệm thực tiễn Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội trong những năm tới tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội cấp quận 1.1.1.1. Phòng, chống tệ nạn xã hội Phòng chống tệ nạn xã hội (TNXH) được hiểu là hành vi của cả chính quyền và người dân cùng các tổ chức chính trị xã hội phòng, chống tệ nạn xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn, có lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tật xấu, trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của dân tộc do nhiều người mắc phải gây tai hại đến đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân ta. TNXH rất đa dạng gồm có: văn hóa phẩm đồi trụy, bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc...Từ góc độ khác, TNXH là hiện tượng xã hội lệch chuẩn, bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến gây ảnh hưởng xấu về đạo đức và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội.Những dấu hiếu đặc trưng cơ bản của TNXH: - Xét về bản chất TNXH là những hành vi sai lệch chuẩn xã hội của các cá nhân, các nhóm mà cần phải loại bỏ - TNXH là một hiện tượng xã hội tiêu cực dễ lây lan và lây lan rất nhanh trong cộng đồng, hình thức thì rất đa dạng, phong phú và luôn biến đổi, phát triển - TNXH gây tác hại lớn cho đời sống cộng đồng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏa. TNXH có nguồn gốc từ xa xưa và có quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại cùng với quá trình phát triển của xã hội. Nói về TNXH đã có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau. Có 8
  18. quan điểm cho rằng TNXH là hiện tượng xã hội (hiện tượng có tính lịch sử) bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến, lây lan (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội đến các vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật, kể cả luật hình sự) gây ảnh hưởng về đạo đức và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội. TNXH và tội phạm là hai tác nhân chính tác động trực tiếp tới tình hình trật tự an toàn xã hội, giữa chúng có mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau có tính quy luật. Đấu tranh bài trừ TNXH là góp phần tích cực phòng ngừa tội phạm và ngược lại. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Tệ nạn xã hội được xác định là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi mang tính phổ biến, sai lệch về chuẩn mực đạo đức xã hội, lối sống gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội về đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục và an ninh trật tự. Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì tệ nạn xã hội bao gồm một số loại như sau [6]: - Tệ nạn xã hội về ma túy; - Tệ nạn xã hội về mua dâm; - Tệ nạn xã hội về bán dâm; - Tệ nạn xã hội về đánh bạc trái phép. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, phải được triển khai đồng bộ ở các cấp, các ngành, trong đó lấy phòng chống từ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học làm cơ sở. Trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội thì chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở cơ sở và gia đình giữ một vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện, biến những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội thành 9
  19. hiện thực. Là nơi thực hiện các cuộc vận động của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, góp phần đẩy lùi và bài trừ tệ nạn xã hội. Theo nghĩa rộng, có thể hiểu, phòng chống tệ nạn xã hội là tổng hợp các biện pháp nhằm không để tình trạng tệ nạn xã hội xảy ra, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện tham gia tệ nạn xã hội. Đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp tham gia vào các tệ nạn xã hội, hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội, cũng như công tác quản lý, giáo dục người tham gia tệ nạn xã hội trở thành công dân có ích cho xã hội. Theo nghĩa hẹp, phòng chống tệ nạn xã hội bao gồm các biện pháp nhằm không để tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội xảy ra, gây hậu quả cho xã hội, không để các thành viên trong xã hội phải chịu hình phạt và biện pháp xử lý của pháp luật, tiết kiệm chi phí cần thiết cho nhà nước trong điều tra, truy tố, xét xử và quản lý giáo dục đối với người tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội và có liên quan đến tệ nạn xã hội. Và khái niệm phòng, chống TNXH là vấn đề được giới nghiên cứu, tiếp cận với nhiều quan điểm khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên ở góc độ nghiên cứu của chuyên ngành quản lý công, có thể hiểu: phòng chống TNXH là quá trình Nhà nước cùng các ngành, các cấp và đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lượng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các TNXH. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhautuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiêncứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Nói cụ thể hơn, quản lý là sự tác động chỉ huy, điều 10
  20. khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý. Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác độngtheo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vựckhác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. QLNN thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, chính sách, kế hoạch nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành đượcđặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số cá nhân và tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Theo Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước:“ Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2