intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Hoababytrang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

34
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu luận văn "Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk" là nghiên cứu cơ sở lý luận về tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo, đánh giá thực trạng tôn giáo, hoạt động các tôn giáo, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THU THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THU THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH DŨNG ĐẮK LẮK - NĂM 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Lãnh đạo Phân viện Tây Nguyên, quý thầy, cô giáo - Những nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học chuyên ngành cho bản thân tôi trong suốt thời gian qua, đồng cảm ơn Giáo viên Chủ nhiệm lớp HC24-TN3 luôn đồng hành cùng chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Thành Dũng - Người hướng dẫn khoa học để tôi hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này. Xin gửi tới lãnh đạo Ban Dân vận Huyện ủy Đắk Lắk, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đắk Lắk, Phòng Nội vụ; lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Quảng Phú, Ea Đrơng, Ea H’đing, Cuôr Đăng, Ea M’đroh và các cơ quan liên quan lời cảm ơn sâu sắc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Xin cảm ơn đến sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần của gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Với năng lực nghiên cứu khoa học có hạn, đề tài luận văn do tôi thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tôi rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, đóng góp của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thu Thủy
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Danh mục bảng tổng hợp số liệu tín đồ các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, giai đoạn 2012-2020 Bảng 2.2. Bảng thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện năm 2021
  6. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục bảng biểu Mục lục MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO………………………………………………………………...........9 1.1. Khái niệm, đặc điểm tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến tôn giáo.............................................10 1.1.2. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước về tôn giáo………….......11 1.2. Phương thức, nội dung quản lý nhà nước …………………........14 1.2.1. Phương thức quản lý nhà nước đối với tôn giáo…………….........14 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tôn giáo………….………......18 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo của huyện Krông Buk và giá trị tham khảo đối với Huyện Cư M’gar……………………...............21 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA HUYỆN CƯ M’GAR HIỆN NAY.………………………......................26 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội………………………………………………………………………............26 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…………………………………......26 2.1.2. Khái quát về kinh tế……………………………………………......27 2.1.3. Khái quát về văn hóa, xã hội…………………………………....29 2.2. Hoạt động tôn giáo huyện Cư M’gar …………………………......29 2.1.1. Khái quát về các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar hiện nay………………………………………………………………………….......30 2.1.2. Tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar……………………………………………………………………….......33
  7. 2.3.Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar…………………………………………….......41 2.3.1.Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo…………………………………………………………………………......41 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo…………………....44 2.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật tôn giáo……………….....46 2.3.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo……………………….......56 2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo……………………………………………………………...............58 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện…………………………………………………… .......60 2.3.7. Công tác đối ngoại tôn giáo……………………………………......61 2.4. Đánh giá chung việc thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện………………………………………………………….............62 2.4.1.Kết quả đạt được và nguyên nhân…………………………….........62 2.4.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân……………………………….....65 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR TRONG THỜI GIAN TỚI………………………………………………......70 3.1. Quan điểm của Đảng và định hướng của tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar về công tác tôn giáo……………………………………………............70 3.1.1. Quan điểm của Đảng và định hướng của tỉnh Đắk Lắk về công tác tôn giáo………………………………………………………………………....70 3.1.2. Định hướng của huyện Cư M’gar về công tác tôn giáo……….......73 3.2. Dự báo xu hướng hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar trong thời gian tới……………………………………....................75 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar trong thời gian tới………………………......78 3.3.1. Nhóm giải pháp chung……………………………………………..78
  8. 3.3.2. Nhóm giải pháp đặc thù……………………………………………86 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức của xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội. Trong mỗi tôn giáo đều chứa đựng những giá trị tốt đẹp, hướng thiện, là nơi tâm linh gửi gắm niềm tin, ước nguyện, mong muốn của con người. Niềm tin tôn giáo chi phối suy nghĩa, hành động của con người; tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tôn giáo là lĩnh vực rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng kích động, chống phá, gây khó khăn, bất ổn chính quyền, phức tạp về an ninh, chính trị, ảnh hưởng đến ổn định và phát triển của xã hội. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo ngoại nhập và tôn giáo nội sinh. Từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội, gắn liền với dân tộc và phục vụ lợi ích dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Các tín đồ tôn giáo là lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương hội nhập quốc tế và chính sách mở cửa của Việt Nam trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Toàn cầu hoá tác động đến mọi mặt đời sống, xã hội của nước ta, trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo. Toàn cầu hoá vừa là cơ hội giao lưu văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, vừa tạo ra sự đa dạng, tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo Việt Nam đã và đang có thay đổi nhiều chiều, tạo ra sự tiếp biến, thay đổi về tổ chức tôn giáo và niềm tin tôn giáo. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã có những chuyển đổi quan trọng từ nhận thức đến chính sách đối với tôn giáo, đáp ứng nhu cầu đa dạng về tôn giáo của nhân dân gắn liền với bảo tồn các giá trị truyền thống Việt Nam. Với 1
  10. những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hoạt động các tôn giáo ở nước ta về cơ bản là thuần túy, đời sống tôn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng, lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, bảo đảm. Các tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hoá truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo đã được các cơ quan thẩm quyền thực hiện tốt từng bước đưa hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc. Đắk Lắk là một tỉnh miền núi có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và cả nước. Toàn tỉnh có 15 huyện, thị xã và thành phố, có 04 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài với 609.536 tín đồ, chiếm 32% dân số toàn tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Các tôn giáo được tạo điều kiện hoạt động theo đúng pháp luật của Nhà nước, các tín đồ tôn giáo tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn kết tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Huyện Cư M’gar là huyện thuộc Tỉnh Đắk Lắk, trải rộng trên diện tích 82.450 ha với dân cư 178.199 người, 25 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46%. Toàn huyện có 4 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận sinh hoạt: Công giáo, Tinh lành, Cao đài và Phật giáo với 57.550 tín đồ, chiếm 32% dân số. Hoạt động, sinh hoạt của các tôn giáo trên địa bàn huyện cơ bản diễn ra thuần tuý, phát huy tốt tinh thần đoàn kết, gắn bó, luôn đồng hành, sẻ chia trách nhiệm với xã hội theo phương châm “Tốt đời đẹp đạo”. Đội ngũ các nhà tu hành, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo nhìn chung chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật 2
  11. của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ngành, đoàn thể các cấp phát động. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi, tặng quà các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo nhân dịp các ngày lễ trọng của các tôn giáo; gặp mặt, đối thoại chức sắc, chức việc tôn giáo qua đó đã kịp thời giải quyết các nhu cầu chính đáng của các tôn giáo. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, tác động đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, đó là: Các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar cũng chịu sự tác động của hội nhập quốc tế, có sự phân hoá, thay đổi trong tổ chức và niềm tin tôn giáo. Theo đó, các tôn giáo trên địa bàn huyện phát triển theo hướng tăng mạnh về số lượng, đa dạng hoá loại hình. Nếu như năm 2012 tôn giáo 42.376 tín đồ, chiếm 24,6%, đến năm 2020 đã tăng lên 57.550 tín đồ, chiếm 32% dân số; hiện tượng chuyển đạo, chuyển đổi từ tín ngưỡng đa thần sang đơn thần tạo làn sóng chuyển đổi đức tin mạnh mẽ nhất là trong những năm gần đây trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt xuất hiện hiện tượng “khô đạo”, chuyển đạo từ Công giáo sang Tin lành; xuất hiện các “tà đạo”, “đạo lạ”: Pháp luân công, Thanh Hải vô thượng sư, Hội thánh Đức Chúa trời, Truyền giảng phúc âm… theo hướng mê tín, dị đoan, mang màu sắc chính trị. Một số tổ chức, tôn giáo lợi dụng sự quản lý có những mặt lỏng lẻo của chính quyền địa phương để tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép; một số tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo mua bán, sang nhượng, hiến tặng đất đai trái phép; tự ý xây dựng, cơi nới cơ sở tự trái pháp luật. Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác tôn giáo còn hạn chế, chưa quan tâm chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo; lúng túng, chồng chéo giữa các ngành trong công tác quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đội ngũ làm 3
  12. công tác tôn giáo của huyện, nhất là cơ sở hầu hết công chức kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu, kỹ năng, chưa nắm vững về công tác tôn giáo vì vậy công tác tham mưu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý về tôn giáo trên địa bàn còn hạn chế. Việc nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar hiện nay là vấn đề bức thiết và quan trọng. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đã nêu ở trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chính vì vậy tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được rất nhiều các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu, nghiên cứu. Tiêu biểu công trình nghiên cứu “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” - GS Đặng Nghiêm Vạn (2007) đây là công trình đưa ra các lý luận, các khía cạnh khác nhau về tôn giáo, sự ra đời và phát triển của tôn giáo trên thế giới, trong đó có Việt Nam đánh giá về nhu cầu về tôn giáo và xu thế phát triển của các tôn giáo ở nước ta. Công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc có giá trị nghiên cứu rất hữu ích về công tác tôn giáo. “Tìm hiểu pháp luật Việt Nam về tôn giáo tín ngưỡng” công trình nghiên cứu của Tiến sỹ Đặng Minh Thư nghiên cứu sâu về sự ra đời của. háp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta đã được hinh thành, phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng với sự lớn mạnh của Nhà nước, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo ngày càng được bổ 4
  13. sung, hoàn thiện và trở thành một bộ phận quan trọng không th ể thiếu được trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là công cụ quan trọng bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưởng, tôn giáo của nhản dân, là cơ sở pháp lý đ ể đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hoạt động của các th ế lực thù địch lợi dụng tôn giáo xăm phạm độc lập, chủ quyền của đất nước; đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đoàn kết đồng bào theo đạo và đồng bào không theo đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân, hướng các tôn giáo đồng hành với dân tộc. Đê pháp luật đi vào cuộc sống, thực sự trở thành công cụ điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến tôn giáo thì một trong những những vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền 5 đến tận từng người dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: phái đấy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần đấu tranh làm thất bại những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch về tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta. Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đến các tầng lớp nhân dân, Nhà xuất bản Tư pháp xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: “Tìm hiếu pháp luật Viêt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng” của Tiến sỹ Trần Minh Thư. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần. Phần thứ nhất: Một số vấn đề cơ bản pháp luật vê tôn giáo, tín ngưỡng. Phần thứ hai: Pháp luật về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1945 . “Tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội” - PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (2013). Công trình nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn Tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang tồn tại ở mọi quốc gia, qua nhiều thể chế chính trị khác nhau. Tôn giáo và chủ nghĩa xã hội đều có cùng mơ ước về một xã hội tốt đẹp, cùng khát vọng về sự giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bất công, nô dịch và nghèo khổ. Tuy nhiên, thế giới quan và phương pháp luận của tôn giáo và chủ 5
  14. nghĩa xã hội là khác nhau. Tôn giáo thường phản ánh mơ ước giải phóng con người, nhưng sự giải phóng ấy được thể hiện nhờ cậy vào sự hỗ trợ bởi lực lượng siêu nhiên. Còn chủ nghĩa xã hội khoa học chủ trương thay đổi xã hội hiện tại bằng một xã hội mới tốt đẹp hơn, công bằng hơn, trong đó chế độ tư hữu và cùng với nó là chế độ người bóc lột người sẽ bị thủ tiêu. Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc, cũng là quốc gia đa tôn giáo. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng ta nhất quán thực hiện chủ trương: tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật; không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng. Mối quan hệ giữa tôn giáo với nhà nước, luật pháp và tôn giáo, giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dự báo tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước tôn giáo trong tình hình mới. Liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có các công trình nghiên cứu: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”- Tiến sỹ Hà Ngọc Anh (2020); “Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên” - Đào Thị Thùy Phúc (2018); “Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”- Đặng Quốc Việt (2019)…Trong các công trình nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của nước ta nói chung và một số địa phương nói riêng, các đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước ở một số địa phương để từ đó dự báo và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo phù hợp với thực tiễn địa phương, cụ thể và thiết thực. Tuy nhiên, qua tìm hiểu hiện nay vẫn chưa có công trình, luận văn, luận án nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo 6
  15. trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, hướng đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận về tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo, đánh giá thực trạng tôn giáo, hoạt động các tôn giáo, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo; tìm hiểu quá trình hình thành và hoạt động tôn giáo, cụ thể các tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. - Đánh giá hoạt động các tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Địa bàn huyện Cư M’gar (tập trung ở một số địa phương có các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nhiều: TT Quảng Phú, xã Ea Đrơng, xã Cuôr Đăng, xã Cư Suê, xã Ea Hđing). 7
  16. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến năm 2021, từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012 “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành tín ngưỡng, tôn giáo”. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, kết hợp tham khảo ý kiến các cán bộ lãnh đạo, quản lý trực quản lý nhà nước về tôn giáo. Đồng thời kế thừa các công trình khoa học về tôn giáo đã được công bố, các báo cáo liên quan công tác quản lý hoạt dộng tôn giáo của huyện Cư M’gar để nghiên cứu những vấn đề đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ, bổ sung, hoàn thiện một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, vận dụng trong quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. - Luận văn góp phần tổng kết thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar sau 9 năm thực hiện Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012 về “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành tín ngưỡng, tôn giáo” và thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 8
  17. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức tham mưu cho các cấp chính quyền của huyện, xã, thị trấn về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học để các địa phương cơ sở và các ban, ngành liên quan tham khảo trong việc phối hợp giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar. - Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, giúp cho học viên và cán bộ ở cấp huyện, xã, thị trấn có thêm tư liệu khi nghiên cứu vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia ra làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar hiện nay. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Cư M’gar trong thời gian tới. 9
  18. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO 1.1. Khái niệm tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến tôn giáo Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: Tôn giáo theo tiếng Latinh (Religare) có nghĩa là sự nối liền của cái tột cùng, như sự gắn bó với Chúa, giữa Thượng đế hoặc được hiểu là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người và thần thánh; giữa thế giới vô hình với thế giới hữu hình, giữa cái linh thiêng với cái trần tục. [38, tr 17] Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ph. Ăng-ghen đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người những lực lượng siêu nhiên bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những thế lực trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [23] Theo Các Mác: “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm ra được bản thân mình, hoặc để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, Các Mác cho rằng: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần cả những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[23, tr.32]. Quan niệm về tôn giáo ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt “tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định 10
  19. số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ”. [65, tr.19]. Trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 tại Khoản 5, Điều 2: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm về hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. [57, tr.7]. * Tổ chức tôn giáo: Tổ chức tôn giáo là một tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức theo một cơ cấu nhất định, tổ chức này được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và được cấp phép hoạt động. Khoản 12, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 quy định: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo”. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau: - Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; - Có Hiến chương, Điều lệ theo quy định; - Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; - Có cơ cấu tổ chức theo Hiến chương; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập [57, tr.10]. * Tổ chức tôn giáo trực thuộc: 11
  20. Khoản 13, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: “Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo Hiến chương, Điều lệ, Quy định của tổ chức tôn giáo” [57,tr10]. * Cơ sở tôn giáo: Khoản 14, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo” [57,tr.]. * Tín đồ tôn giáo: Khoản 6, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: “Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận”[57, tr.1]. *Chức sắc tôn giáo và chức việc tôn giáo Khoản 8, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. Khoản 9, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức [57, tr.8]. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về tôn giáo 1.2.3.1. Quản lý nhà nước Có nhiều khái nhiệm khác nhau Quản lý nhà nước nhưng xét về bản chất, các khái niệm đều có những điểm thống nhất sau: Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tới đối tượng quản lý bằng các công cụ quản lý khác nhau nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước đề ra [41, tr.33]. 1.2.3.2. Quản lý nhà nước về tôn giáo 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2