intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

22
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG HIẾU THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐẶNG HIẾU THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 Người hướng dẫn: TS. MAI ĐÌNH LÂM TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Đình Lâm. Luận văn này được hoàn thành bởi sự nổ lực của bản thân, các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Người cam đoan Đặng Hiếu Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Đình Lâm người đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả các anh, chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu, thông tin của luận văn. Mặc dù đã được hoàn thiện bởi sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhưng do trình độ còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô và các bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Đặng Hiếu Thảo
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ........................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................. 2 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ....................................... 6 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn ......................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................................................ 6 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................. 7 5.1. Phương pháp luận .................................................................................... 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ..................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8 CHƯƠNG 1 ...................................................... 9 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.......................... 9 VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ......................................... 9 1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ................................ 9 1.1.1. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng ..................................................... 9 1.1.2. Vai trò của trật tự xây dựng ............................................................... 10 1.1.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................................... 11 1.1.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ..................... 12 1.1.5. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng ................. 14 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ................................. 15 1.2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn lực QLNN về trật tự xây dựng ............... 15
  6. 1.2.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng ...................................................................................................... 17 1.2.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch ..................... 18 1.2.4. Quản lý nhà nước về xây dựng theo giấy phép ................................. 20 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng .......................................................................... 20 1.2.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng ...................... 28 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng ................................................................................................................ 29 1.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................... 29 1.3.2. Công chức quản lý xây dựng ............................................................. 30 1.3.3. Hệ thống pháp luật về lĩnh vực xây dựng ......................................... 31 1.3.4. Yếu tố xã hội và các yếu tố khác ....................................................... 31 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng và giá trị rút ra đối với huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước .............................................................................................................. 32 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ................................................ 32 1.4.2. Giá trị rút ra đối với huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước ............... 35 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 36 CHƯƠNG 2 .................................................. 37 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG.. 37 TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC ................ 37 2.1. Điều kiện tự nhiên, Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý ...................................................... 37 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 39 2.1.3. Những tác động đối với quản lý nhà nước về trật tự xây dựng......... 41
  7. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước .......................................................... 43 2.2.1. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................................................................................................. 43 2.2.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................................................................................................. 46 2.2.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch ..................... 47 2.2.4. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo giấy phép ...................... 48 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng .......................................................................... 55 2.2.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng ...................... 59 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước...................................................................... 61 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 61 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 63 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 70 CHƯƠNG 3 ..................................................... 71 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 71 VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC..71 3.1. Định hướng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ............................ 71 3.1.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý trật tự xây dựng ............ 71 3.1.2.Quan điểm của tỉnh Bình Phước về quản lý phát triển đô thị và quản lý trật tự xây dựng ....................................................................................... 72 3.1.3. Định hướng phát triển đô thị tầm nhìn đến năm 2030 của huyện Chơn Thành ................................................................................................. 73 3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước .......................................................... 77
  8. 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng............................................................................................ 77 3.2.2. Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, thiết kế đô thị ....................... 80 3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác cấp phép xây dựng ............................................................................................................. 82 3.2.4. Tăng cường thanh tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng .................. 85 3.2.5. Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị ............................................................................................ 88 3.2.6. Nhóm giải pháp khác:........................................................................ 90 3.3. Kiến nghị ................................................................................................. 92 3.3.1. Đối với UBND tỉnh Bình Phước ....................................................... 92 3.3.2. Đối với Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước ............................................. 93 3.3.3. Đối với UBND huyện Chơn Thành................................................... 94 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 95 KẾT LUẬN ................................................ 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................ 98
  9. DANH MỤC VIẾT TẮT - CBCC : Cán bộ, công chức - GPXD : Giấy phép xây dựng - HĐND : Hội đồng nhân dân - QHXD : Quy hoạch xây dựng - QLNN : Quản lý nhà nước - TTXD : Trật tự xây dựng - UBND : Ủy ban nhân dân
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước ........ 38 Bảng 2.1: Số liệu kinh tế giai đoạn 2015 – 2018 trên địa bàn huyện Chơn Thành tinh Bình Phước ................................................................................... 39 Bảng 2.2: Số lượng hồ sơ xin phép xây dựng và số giấy phép được cấp từ năm 2015 – 2018 ............................................................................................. 52 Biểu đồ 2.1: Số giấy phép xây dựng đã cấp giai đoạn 2015 – 2018 ........ 53
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, định hướng và chiến lược phát triển đô thị có vai trò rất quan trọng. Để đô thị phát triển một cách có kiểm soát, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương: “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có trật tự, nhằm xây dựng một đô thị hiện đại hơn, to đẹp hơn”. Một trong các công cụ cần thiết và hiệu quả để quản lý phát triển đô thị đó là công tác quản lý trật tự xây dựng. Trên thực tế hiện nay, tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng ở nước ta. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM… Mức độ vi phạm không chỉ dừng lại ở việc xây dựng không có giấy phép, xây dựng sai phép, xây dựng vi phạm quy hoạch mà còn xây dựng lấn chiếm đất công, sử dụng đất đai không đúng mục đích...vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng phức tạp hơn, trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa thích ứng và đáp ứng kịp với tốc độ đô thị hóa hiện nay. Điều này đòi hỏi công tác quản lý trật tự xây dựng phải được quan tâm một cách đúng mức. Đến nay, sau hơn 15 năm thành lập và phát triển. Huyện Chơn Thành có 08 xã và 01 thị trấn, với diện tích tự nhiên 389,83km2, và 75.282 nhân khẩu; Hiện nay Chơn Thành được xác định là huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh với 4 KCN đang hoạt động. Bên cạnh đó, dự án Khu liên hợp Công nghiệp và Đô thị Becamex Bình Phước với tổng diện tích 4.633 ha đang được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng. Không nằm ngoài xu thế chung của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, quá trình đô thị hóa cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ trên địa bàn huyện. Mặt khác Chơn Thành đã và đang phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại IV vào năm 2020 theo chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 1
  12. Tuy nhiên, do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng, còn có nhiều bất cập và thiếu sót. Huyện Chơn Thành một trong những huyện của tỉnh Bình Phước cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. QHXD vẫn chưa được phủ kính, nhiều khu vực còn chưa được quy hoạch chi tiết, tình trạng xây dựng không phép, xây dựng sai phép vẫn tồn tại, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp; Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số chính quyền cơ sở chưa sâu sát và thiếu cương quyết; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; lực lượng thanh tra xây dựng số lượng quá ít, việc thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự đô thị chưa kiên quyết, chưa kịp thời. Trước những tồn tại hạn chế nêu trên, yêu cầu quản lý trật tự xây dựng là một vấn đề cấp thiết hiện nay góp phần phát triển đô thị một cách có trật tự, nhằm xây dựng đô thị hiện đại hơn, to đẹp hơn. Với những lý do nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, tác giả quyết định lựa chọn đề tài : “Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước” làm Luận văn tốt nghiệp cao học Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước để phát triển đô thị và quản lý nhà nước về trật tự xây dựng là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở trong và ngoài nước; do điều kiện và phạm vi nghiên cứu, tác giả hệ thống tình hình nghiên cứu trong nước như sau: Một là, các công trình nghiên cứu khoa học 2
  13. “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị”, xuất bản năm 2008 của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội do GS.TS Nguyễn Thế Bá chủ biên. Nội dung chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoac ̣h xây dựng nhằm phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hoá truyền thống. “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị” của tác giả Nguyễn Đăng Sơn, năm 2005, NXB Xây dựng. Nội dung hệ thống lý thuyết về phương pháp tiếp cận, các bộ tiêu chí về quy hoạch đô thị, các phương pháp quản lý mới về đô thị, lý luận về đô thị, không gian đô thị và chùm đô thị vệ tinh là những thuật ngữ quản lý mới về đô thị được tác giả đề cập một các rõ ràng và logic. “Quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Võ Kim Cương NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2004; Tác giả nêu một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới với các vấn đề còn tồn tại. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp quản lý đô thị. Các công trình nghiên cứu này hàm chứa nội dung quản lý nhiều lĩnh vực trong đô thị, mang tính định hướng và có ý nghĩa khoa học bao quát trong quản lý đô thị. Đồng thời, chứa đựng nhiều thông tin về chính sách quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới của nhà nước ta về thể chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý đô thị, nhất là, làm rõ tư duy đổi mới quản lý đô thị, đưa ra những phương pháp tiếp cận, các bộ tiêu chí về quy hoạch đô thị, các phương pháp quản lý mới về đô thị, lý luận về vùng đô thị, không gian đô thị và chùm đô thị vệ tinh là những thuật ngữ quản lý mới về đô thị được tác giả đề cập một cách rõ ràng và logic. Thứ hai, các công trình nghiên cứu các kỷ yếu hội thảo, báo cáo nghiên cứu và các công trình khoa học: 3
  14. Bài viết “Bài học nào cho phát triển đô thị ở Việt Nam” của KTS. Nguyễn Hữu Thái; Tạp chí Kiến Trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam số 167 năm 2009. Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển đô thị nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng; đồng thời, đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển đô thị ở nước ta. Bài viết “Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với đô thị ở Việt Nam hiện nay” của TS. Doãn Hồng Nhung, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7 năm 2010. Nội dung chủ yếu của bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị ở nước ta v.v. Hội thảo khoa học “Phát triển đô thị bền vững” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Hội thảo tập trung vào nội dung “phát triển đô thị bền vững”: những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn đô thị hóa và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở các đô thị Việt Nam, nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế định hướng phát triển kinh tế, xã hội, môi trường nhanh và bền vững. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về phát triển đô thị nhìn chung còn mới mẻ, chưa được quan tâm đầy đủ, do trên thực tế những công trình khoa học nghiên cứu cũng chưa nhiều. Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích lý giải nhiều vấn đề liên quan đến phát triển đô thị và quản lý của nhà nước đối với các đô thị hiện nay. Thứ ba, các luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài: “Quản lý nhà nước đối với chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thanh Hải, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, năm 2015. Tác giả đã phân tích và nêu được tầm quan trọng trong công tác quản lý chất lượng công trình. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng được coi trọng, cơ bản đã đi vào nề nếp. 4
  15. “Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị hiện nay thực trạng và giải pháp” của tác giả Đoàn Thị Dung Huyền, Luận văn Cao học quản lý hành chính công, lớp CH14H, Hà Nội, năm 2012. Tác giả đã hệ thống và làm rõ khung lý thuyết quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, phân tích đánh giá thực trạng về quy hoạch, những bất cập và nguyên nhân trong công tác quản lý quy hoạch. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch. Các luận văn trên đã làm rõ khung lý thuyết quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, từ kết quả phân tích thực tiễn đã phát hiện những điểm bất hợp lý, rút được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được các kiến nghị chung mô hình phối hợp quản lý trật tự xây dựng, hiệu quả quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng, tìm ra những hạn chế, tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đảm bảo trật tự xây dựng. Đồng thời, cũng làm rõ được công tác xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Tóm lại, các nghiên cứu về quản lý xây dựng ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, kết quả của những nghiên cứu nêu trên rất bổ ích, gợi ý nghiên cứu cho luận văn này, những khoảng trống và kẻ hở chưa được làm rõ, tác giả sẽ nghiên cứu bổ sung làm rõ. Như vậy, có thể nói cho đến thời điểm này chưa có nghiên cứu cụ thể nào, dưới góc độ địa phương quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành. Tên đề tài của luận văn không trùng lặp với bất cứ công trình công bố nào đã có trước. 5
  16. 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Hệ thống hóa khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng của UBND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. - Về không gian: Tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - Về thời gian: Các thông tin, dữ liệu được thu thập, sử dụng cho phân tích đánh giá là từ năm 2015 đến năm 2018 và tầm nhìn đến năm 2025. 6
  17. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của nghiên cứu được tiếp cận trên cơ sở phép biện chứng duy vật, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước để triển khai các biện pháp cụ thể. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu : Tài liệu, thông tin được thu thập qua các nghiên cứu, báo cáo đã được công bố, sách, giáo trình, bài báo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các báo cáo, thông tin được thu thập từ các cơ quan có liên quan như: Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước, UBND huyện Chơn Thành, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước và Chi cục Thống kê huyện Chơn Thành về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Chơn Thành. Từ đó hình thành cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ở chương 1. - Phương pháp phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh : Thông tin được thu thập sẽ được xử lý một cách có hệ thống và khoa học. Trên cơ sở kết quả xử lý thông tin, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra những thiếu sót, sai lệch và đánh giá những ảnh hưởng của những thiếu sót và sai lệch ấy và xác định nguyên nhân của mặt mạnh và mặt yếu của vấn đề nghiên cứu tại chương 2 của luận văn. - Phương pháp tổng hợp : Thông tin được xử lý sẽ được tổng hợp kết quả để đưa ra bức tranh chung nhất về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó xác định phương hướng, mục tiêu và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 và cũng là cơ sở để kết luận ở phần cuối của luận văn. 7
  18. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hóa khung lý thuyết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn cấp huyện. - Ý nghĩa thực tiễn: + Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. + Đề xuất và hệ thống được một số giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại địa bàn huyện. + Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho, sinh viên, các nhà quản lý ở địa phương và những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Chương 3. Định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước 8
  19. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng 1.1.1. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng 1.1.1.1. Khái niệm quản lý xây dựng - Hoạt động xây dựng gồm : Lập QHXD, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. [7,tr.5] - Quản lý xây dựng: là toàn bộ những hoạt động xây dựng tại hoặc có liên quan đến địa bàn đô thị, điểm dân cư nông thôn. Trong đó, hoạt động QHXD có vị trí đầu tiên trong dây chuyền, là cơ sở cho các bước tiếp theo như lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình…. Chính vì vậy, công tác quản lý QHXD và kiến trúc đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của QHXD góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững và tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho đô thị. 1.1.1.2. Khái niệm trật tự xây dựng Trật tự được hiểu là: “Tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau…” [23,tr.417] Trật tự là trạng thái phát triển có sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định của các bộ phận để cấu thành chỉnh thể, trong đó các bộ phận đều vận động theo những nguyên tắc, các quy định mà nó cần phải tuân thủ. Trạng thái xây 9
  20. dựng có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định mà mọi người phải tuân theo. Từ đó có thể hiểu trật tự xây dựng là trạng thái được hình thành dựa trên sự thực thi pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm duy trì sự ổn định về trật tự xây dựng. 1.1.1.3. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự pháp luật về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng, nhằm đảm bảo quản lý phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát triển theo đúng quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng. [16,tr.12] Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường. 1.1.2. Vai trò của trật tự xây dựng Đô thị và những điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ. Đô thị và điểm dân cư tập trung cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động xây dựng công trình từ nhà ở của người dân đến các công trình thương mại, dịch vụ, công cộng, công nghiệp, .... Để xây dựng và phát triển hiệu quả thì nhà nước cần phải đảm bảo trật tự xây dựng. Do đó, 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2