intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

80
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn "Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh" nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./…………. ……./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ NGỌC THU QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH - TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Mai Đình Lâm Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn: Thầy – TS. Mai Đình Lâm, Trưởng bộ môn Quản lý Tài chính công, Học viện Hành chính Quốc gia – Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện; Các Thầy Cô Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia đã cho tôi kiến thức cũng như tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn; Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học – Học viện Hành chính Quốc gia tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! TP. HCM, tháng 4 năm 2017 ĐỖ NGỌC THU
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy – TS. Mai Đình Lâm. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chính xác. Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐỖ NGỌC THU
  4. DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông CN- TM: Công nghiệp - Thương mại CNH- HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CTN - NQD: Công thương nghiệp - Ngoài quốc doanh DN: Doanh nghiệp LP: Lệ phí UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân KBNN: Kho bạc Nhà nước XNK: Xuất nhập khẩu KT- XH: Kinh tế- xã hội SXKD: Sản xuất kinh doanh ĐTPT: Đầu tư phát triển XDCB: Xây dựng cơ bản HC: Hành chính VHTT – TDTT: Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao GTGT: Giá trị gia tăng NS: Ngân sách NSNN: Ngân sách Nhà nước NSTW: Ngân sách trung ương NSĐP: Ngân sách địa phương NNT: Người nộp thuế TNCN: Thu nhập cá nhân TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách Nhà nước Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm của Thành phố Tây Ninh Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu người của Thành phố Tây Ninh Bảng 2.3: Dân số của Thành phố Tây Ninh qua các năm Bảng 2.4: Bảng phân bổ dân số Thành phố Tây Ninh từ năm 2012 - 2016 Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình thu chi của Thành phố Tây Ninh từ năm 2012 – 2016 Bảng 2.6: Chi tiết thu chi của Thành phố Tây Ninh từ năm 2012 – 2016 Bảng 2.7: Số lượng cán bộ quản lý thuế trực tiếp tại Chi Cục thuế trên địa bàn Thành phố Tây Ninh tính đến 2016 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách tại Thành phố Tây Ninh Bảng 2.8: Dự toán và thu ngân sách Nhà nước theo từng nội dung thu của Thành phố Tây Ninh Bảng 2.9: Kết quả thanh tra, kiểm tra theo từng năm
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................2 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT..............................................................3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................4 MỞ ĐẦU: ........................................................................................................5 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................5 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................6 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................8 3.1.Mục đích ...............................................................................................8 3.2.Nhiệm vụ...............................................................................................8 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................9 4.1.Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................9 4.2.Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...........................................9 5.1.Phương pháp luận .................................................................................9 5.2.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................9 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...............................................10 6.1.Ý nghĩa khoa học ................................................................................10 6.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................10 7.Kết cấu của luận văn ...................................................................................11 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC..................................................................................................12 1.1.Những vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nước ..............................12 1.1.1.Thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách Nhà nước .....................12 1.1.2.Vai trò của thu ngân sách Nhà nước ..........................................16 1.1.3.Các nhân tố tác động đến thu ngân sách Nhà nước....................18 1.1.3.1.Thu nhập GDP bình quân đầu người .................................18 1.1.3.2.Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế....................................18
  7. 1.1.3.3.Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước ...........19 1.1.3.4.Tổ chức bộ máy thu nộp .....................................................19 1.1.4.Thu ngân sách cấp huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nước .20 1.1.4.1.Hệ thống ngân sách Nhà nước ..........................................20 1.1.4.2.Thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ..................................23 1.2.Quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ......................................25 1.2.1.Khái niệm, đặc điểm quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện25 1.2.2.Sự cần thiết quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ...........26 1.2.3.Nội dung quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện ...............27 1.2.3.1.Hệ thống văn bản quản lý thu ngân sách cấp huyện ..........27 1.2.3.2.Tổ chức bộ máy thu nộp ngân sách cấp huyện ..................28 1.2.3.3.Lập dự toán thu ngân sách..................................................29 1.2.3.4.Chấp hành dự toán thu ngân sách.......................................32 1.2.3.5.Quyết toán thu ngân sách ...................................................33 1.2.3.6.Công tác thông tin tuyên truyền .........................................35 1.2.3.7.Kiểm tra, giám sát và thanh tra trong quá trình thực hiện thu NSNN.......................................................................................................35 1.3.Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh trong quản lý thu ngân sách Nhà nước ...................................37 1.3.1.Kinh nghiệm của một số địa phương .........................................37 1.3.1.1.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của UBND Quận 1 – TP HCM .........................................................................................................38 1.3.1.2.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của huyện Tân Châu – tỉnh Tây Ninh .................................................................................................39 1.3.1.3.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của huyện Trãng Bàng – tỉnh Tây Ninh ..............................................................................................39 1.3.1.4.Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của Thị xã Cam Ranh – tỉnh Khánh Hòa ...........................................................................................40 1.3.2.Bài học rút ra đối với Thành phố Tây Ninh ...............................40
  8. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..............................................................................43 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH..................44 2.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh .............................44 2.1.1.Điều kiện tự nhiên ......................................................................44 2.1.1.1.Vị trí địa lý .........................................................................44 2.1.1.2.Địa hình ..............................................................................44 2.1.1.3.Khí hậu ...............................................................................45 2.1.1.4.Tài nguyên thiên nhiên .......................................................45 2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Tây Ninh ....................46 2.2.Tình hình thu chi ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh ........................................................................................................52 2.3.Thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh ..............................................................................................54 2.3.1.Tình hình ban hành văn bản quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh ......................................................................................58 2.3.2.Tổ chức bộ máy thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh ................................................................................................................59 2.3.3.Công tác lập dự toán thu ngân sách ............................................61 2.3.4.Công tác quyết toán thu ngân sách Nhà nước ............................66 2.3.5.Thanh tra, kiểm tra quản lý thu ngân sách Nhà nước.................68 2.3.6.Công tác thông tin tuyên truyền .................................................71 2.4.Đánh giá chung ...................................................................................72 2.4.1.Kết quả đạt được .........................................................................72 2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân.............................................................74 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..............................................................................80
  9. CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH ........................................................................................81 3.1.Định hướng, quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh......................................81 3.1.1.Định hướng, quan điểm ..............................................................81 3.1.2.Mục tiêu hoàn thiện ....................................................................82 3.2.Giải pháp hoàn thiện ...........................................................................84 3.2.1.Nâng cao chất lượng dự toán và quyết toán thu ngân sách Nhà nước hằng năm ...............................................................................................84 3.2.2.Khai thác có hiệu quả và tích cực chống thất thu thuế, đặc biệt đối với những nội dung thu có tỷ lệ đóng góp lớn cho ngân sách .................86 3.2.2.1.Thuế CTN – NQD ..............................................................86 3.2.2.2.Các khoản thu từ đất đai .....................................................90 3.2.2.3.Các khoản thu phí và lệ phí ................................................90 3.2.3.Bồi dưỡng các nguồn thu, từng bước xây dựng một cơ cấu thu ngân sách mang tính bền vững cao ................................................................91 3.2.4.Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với lợi thế so sánh của địa phương nhằm mở rộng nguồn thu cho ngân sách .............................93 3.2.5.Cải cách một số hoạt động khác nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước .............................................................................95 3.2.5.1.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu .........................................95 3.2.5.2.Nâng cao chất lượng cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế ..96 3.2.5.3.Tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế ......98 3.3.Một số kiến nghị .................................................................................99 3.3.1.Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính ....................99 3.3.2.Kiến nghị với chính quyền địa phương ....................................100 3.3.3.Kiến nghị với các ngành liên quan ...........................................101
  10. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................103 KẾT LUẬN .................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU ............................................................................106
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính sách Tài chính quốc gia là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế, là tổng thể các chính sách và giải pháp về Tài chính - Tiền tệ trong việc khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quản lý thu ngân sách nhà nước là khâu rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Tăng cường quản lý thu ngân sách nhằm đảm bảo tập trung nguồn lực tài chính của quốc gia vào tay Nhà nước để đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu, điều tiết một cách hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, kiểm soát, phát hiện, khai thác, bồi dưỡng, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước và động viên vào ngân sách Nhà nước một cách công bằng, hợp lý là vấn đề được Nhà nước cũng như chính quyền các địa phương rất quan tâm. Đối với những địa phương chưa tự cân đối ngân sách, quản lý thu ngân sách là biện pháp nhằm hướng đến tự cân đối ngân sách, tăng cường tính tự chủ, giảm sự lệ thuộc vào ngân sách cấp phát. Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu ngân sách đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần kinh tế phát triển có sự cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời vấn đề quản lý và thu ngân sách như thế nào đảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế ở các địa phương khác nhau trong lĩnh vực thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết. Do vậy, quản lý nguồn thu có một vị trí quan trọng, xét trên phương diện tài chính cũng như phương diện tác động của chúng đối với quá trình 5
  12. điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Nên phải cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý thu thuế nhằm đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết hợp lý các nguồn thu. Mặt khác đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng vững mạnh trên con đường tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa. Thành phố Tây Ninh được thành lập năm 2013, hiện là đô thị loại III và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực huyết mạch giao nhau giữa thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 22B đến các cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát của tỉnh. Với vị trí địa lý và đặc điểm như vậy, công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, điều đó cho thấy cần có những giải pháp quản lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách, đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài để phát triển nền kinh tế địa phương. Từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: ‘‘Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh’’ để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, lĩnh vực Quản lý thu ngân sách là vấn đề rất cấp thiết, do đó đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn ở nhiều địa phương nói chung với các góc độ khác nhau, cụ thể: Tài liệu ngoài nước: Harvey S.Rosen (2005) trong tác phẩm Public Finance đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến tài chính công, trong đó mô tả khung lý thuyết vể tài chính công, cụ thể là thuế, chi tiêu công và mối quan hệ cân đối giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi. Nghiên cứu này là nền tảng cơ 6
  13. bản phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn về từng lĩnh vực quản lý thu, chi và cân đối ngân sách. Harberger, Arnold C (2004) với hướng nghiên cứu về Taxation, Resource Allocation, and Welfare” được đề cập trong tác phẩm “In Taxation and Welfare , tác giả đã mô tả các vấn đề cơ bản liên quan đến thuế, sự phân bổ nguồn lực và vấn đề phúc lợi, đây là nền tảng quan trọng để nghiên cứu các vấn đề cụ thể nhằm quản lý thuế có hiệu quả. Tài liệu trong nước: Sử Đình Thành (2009) với nghiên cứu Tài chính công và phân tích chính sách thuế , nội dung tập trung vào việc khám pháp các vấn đề kinh tế học hiện đại được vận dụng vào lĩnh vực tài chính công, chẳng hạn, hiệu ứng của chính sách tài chính công và thuế tác động đến tiết kiệm và đầu tư, hành vi của người tiêu dùng,... đây là những tư liệu tham khảo hữu ích về nền tảng tác động của thuế và vai trò của quản lý thuế trong nền kinh tế. Ngân hàng thế giới (2011) Cải cách thuế ở Việt Nam: Hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn , công trình nghiên cứu đã tập trung xem xét, đánh giá hệ thống thuế hiện hành tại Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hệ thống thuế và thiết kế, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế và quản lý thuế tại Việt Nam gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận văn cao học: Luận văn thạc sỹ của Tô Minh Huê (2013) với tiêu đề Một số biện pháp nhằm đổi mới công tác hiệu quả thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xây dựng được khung lý thuyết về thuế và hiệu quả quản lý thuế, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh và có các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế tại địa phương. 7
  14. Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của Lê Văn Nghĩa (2012): “ uản l thu ng n sách nhà nước trên địa bàn c p hu ện ở tỉnh ”- Học viện Hành chính. Luận văn xây dựng được khung lý thuyết về thu ngân sách và quản lý thu ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách cấp huyện thuộc tỉnh ĐakLak và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thu ngân sách cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Nguyễn Hồng Linh (2012) trong luận văn thạc sỹ với nội dung về “Hoàn thiện quản l thu ng n sách nhà nước ở hu ện Chư ê, tỉnh Gia ai” đã đề cập đến các vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất được một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu về quản lý thu thuế, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu dừng ở mức độ nghiên cứu quản lý thuế dưới góc độ vĩ mô nền kinh tế, hoặc ở các địa bàn khác, chứ chưa nghiên cứu cụ thể dưới góc độ từng địa phương, với đặc thù riêng có như tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ cụ thể của luận văn gồm: - Hệ thống hóa khung lý thuyết về quản lý thu ngân sách Nhà nước. - Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước 8
  15. tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh bao gồm nghiên cứu các thể chế và phương thức cũng như hình thức quản lý dựa trên hệ thống các tiêu chí quản lý thu ngân sách Nhà nước hiện hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Phạm vi thời gian: thời gian giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý thu ngân sách Nhà nước trong phạm vi được phân cấp tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong đề tài nghiên cứu. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công trình được công bố: như giáo trình Quản lý thuế của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Quản lý tài chính công của Học viện Hành chính Quốc gia. Số liệu phục vụ trong quá trình nghiên cứu đề tài của Chi Cục Thuế Thành phố 9
  16. Tây Ninh, các báo cáo của một số phòng chức năng như phòng Tài chính- Kế hoạch, phòng Thống kê. Các báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước của UBND Thành phố Tây Ninh qua các năm; Dự toán thu-chi ngân sách UBND Thành phố Tây Ninh qua các năm; tài liệu về tình hình phát triển kinh tế UBND Thành phố Tây Ninh giai đoạn 2012-2016 và khai thác chủ yếu ở các nội dung như: Tình hình tăng trưởng chung cũng như cơ cấu kinh tế của nền kinh tế Thành phố Tây Ninh và của một số ngành kinh tế mũi nhọn để tiến hành phân tích biến động nguồn thu và các thành phần thu NSNN. Từ đó, đối chiếu giữa tình hình thực thu và tiềm năng trong việc quản lý thu, khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu NSNN của Thành phố Tây Ninh và đề xuất những giải pháp để hướng tới mục tiêu tăng thu NSNN một cách hiệu quả, lâu dài tại Thành phố Tây Ninh đến 2020 và những năm tiếp theo. Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp: Nguồn dữ liệu cơ bản được thu thập là số liệu thứ cấp, vì vậy luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh và đưa ra những cách giải quyết tối ưu cũng như các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa khung lý thuyết về Quản lý thu ngân sách Nhà nước. - Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. 10
  17. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính, đặc biệt là thuế, quản lý tài chính công. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản l thu ngân sách Nhà nƣớc Chương 2: Thực trạng Quản l thu ngân sách Nhà nƣớc tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản l thu ngân sách Nhà nƣớc tại Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 11
  18. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Những vấn đề chung về thu ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1. Thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách Nhà nƣớc Ngân sách Nhà nước, hay ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách Nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Sự hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách Nhà nước. Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cho rằng: N NN là một văn iện tài chính mô tả các hoản thu, chi của Chính phủ được thiết lập hàng năm. Nhiều nhà nghiên cứu inh tế hiện đại thì cho rằng N NN là bảng liệt ê các hoản thu chi bằng tiền mặt trong một giai đoạn nh t định của nhà nước (Keynes, 1936). Theo Luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015: Ng n sách Nhà nước là toàn bộ các hoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một hoảng thời gian nh t định do cơ quan Nhà nước có thẩm qu ền qu ết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước . Thực chất, ngân sách Nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung 12
  19. của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nguồn thu NSNN từ các lĩnh vực KT-XH (kinh tế xã hội) chính là các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, trong đó thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên tính cưỡng chế là chủ yếu. Chi tiêu của NSNN (ngân sách Nhà nước) nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định pháp luật. NSNN là một hệ thống bao gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp, được phân thành NSTW (ngân sách Trung ương) và NSĐP (ngân sách địa phương). Tương ứng với các cấp ngân sách của hệ thống NSNN, quỹ NSNN được chia thành: quỹ ngân sách của Trung ương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp huyện và tương đương, quỹ ngân sách của chính quyền cấp xã và tương đương. Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước cần có một khoản thu nhất định để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bộ máy, các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi phí phục vụ cho mục đích công cộng khác. Do đó, Nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế) để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình tạo tiền đề về vật chất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, đồng thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân trong hệ thống tài chính quốc gia. Về phương diện pháp lý, thu NSNN bao 13
  20. gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Theo giáo trình Quản lý tài chính công (2011) của Học viện Hành chính Quốc gia, thì: “Thu N NN là việc Nhà nước hu động một phần nguồn lực của xã hội hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước”. Nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình bằng cách phân chia các nguồn lực của xã hội giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nước. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước, cũng như việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Theo Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thì các nguồn thu cơ bản của ngân sách Nhà nước gồm: Thuế Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân hoặc doanh nghiệp cho Nhà nước có thể bằng hình thức trực tiếp (thuế đánh vào thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…). Trong các nội dung thu NSNN thì nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu và có tính bền vững cao do được trích từ một phần giá trị của hoạt động sản xuất, kinh doanh, và cũng là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để điều tiết các hoạt động của nền kinh tế. Tiền thu từ thuế không hoàn trả trực tiếp mà hoàn trả gián tiếp và không tương đương dưới hình thức người chịu thuế được hưởng các hàng 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0