intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

26
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND huyện. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của HĐNDhuyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/.……… …../….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THOA TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Quản lý công ĐĂK LĂK, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/.……… …../….. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THOA TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 08 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ VĂN DƢƠNG ĐẮK LẮK, NĂM 2018 ĐĂK LĂK, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thoa
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn và động viên từ quý Thầy, Cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia và Phân viện khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Văn Dương, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình quan tâm, giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thành tốt công trình khoa học của mình. Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng Đánh giá Luận văn quan tâm xem xét, nghiên cứu và cho ý kiến góp ý về những thiếu sót để tôi kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện đề tài khoa học. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, xin kính chúc quý Thầy, Cô, các anh chị em học viên của lớp, các đồng nghiệp dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thoa
  5. MỤC LỤC Mở đầu: ………………………………………………………………… 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI 8 ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Khái quát, đặc điểm, hình thức hoạt động giám sát của Hội đồng 8 nhân dân huyện 1.2. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân huyện ……………… 19 1.3. Điều kiện đảm bảo để tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng 28 nhân dân huyện Tiểu kết chƣơng 1 ……………………………………………………. 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI 35 ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân 35 dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông 2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đắk 50 Song, tỉnh Đắk Nông từ 2011-2016 2.3. Đánh giá hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đắk 77 Song, tỉnh Đắk Nôngtừ 2011-2016 Tiểu kết chƣơng 2 …………………………………………………… 86 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG 87 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Phương hướng tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân 87 dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân 89 dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông Tiểu kết chƣơng 3 ……………………………………………………. 102
  6. KẾT LUẬN ……………………………………………………………. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XHCN : Xã hội chủ nghĩa HĐND : Hội đồng nhân dân TTHĐND : Thường trực Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân : Tòa án nhân dân TAND VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Tổng hợp số lượng đại biểu Trang 43 Bảng 2.2 Về trình độ đại biểu Trang 48 Bảng 2.3 Kết quả giám sát về lĩnh vực kinh tế Trang 51 Bảng 2.4 Kết quả giám sát về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa Trang 55 Bảng 2.5 Kết quả giám sát về lĩnh vực tài nguyên&môi trường Trang 58 Bảng 2.6 Kết quả giám sát về thi hành pháp luật Trang 59 Sơ đồ 2.7 Các chức vụ lấy phiếu tín nhiệm Trang 71 Bảng 2.8 Tổng hợp thực trạng về hoạt động tổ chức đoàn giám Trang 71 sát của HĐND huyện Đắk Song từ 2011-2016 Bảng 2.9 Số liệu công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu Trang75 nại
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, Hội đồng nhân dân (HĐND) vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Vì vậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức xúc hiện nay,là một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Giám sát là một trong trong hai chức năng quan trọng của HĐND. Thông qua hoạt động giám sát nhằm mục đích kiểm chứng lại tính đúng đắn, phù hợp về các quy định của pháp luật đã, đang được áp dụng trong cuộc sống và những chủ trương, biện pháp mà HĐND đã quyết nghị; phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc và các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để có những biện pháp, giải pháp tháo gỡ, thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động. Cũng thông qua hoạt động giám sát còn là cơ sở cho việc thực hiện công tác thẩm tra và đi đến quyết định vấn đề một cách chính xác, đảm bảo các Nghị quyết được ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đã tiếp tục đạt được những thành tựu nhất định, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát được nâng lên; phương thức giám sát có nhiều đổi mới, cải tiến. Thông qua hoạt động giám sát đã kịp thời phát hiện vi phạm, tồn tại, hạn chế, thiếu sót của các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Kịp thời đưa ra những kiến nghị quan trọng, góp phần nâng cao hiệu 1
  10. lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp theo luật định; đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động giám sát của HĐNDhuyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Hoạt động giám sát chủ yếu do Thường trực, các Ban HĐND huyện thực hiện; việc tham gia hoạt động giám sát của đại biểu, thành viên các Ban của HĐND còn hạn chế; một số kiến nghị giám sát còn chung chung, chưa chỉ đúng trọng tâm vấn đề; việc thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa nghiêm túc; công tác theo dõi thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa được thực hiện thường xuyên; chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm túc các kiến nghị sau giám sát chưa rõ ràng, cụ thể, chưa đủ mạnh để các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các kiến nghị qua giám sát.... Hoạt động giám sát tư pháp của HĐND còn nhiều khó khăn, hạn chế, chưa được thực hiện nhiều và kết quả chưa cao; mới chỉ tập trung vào việc xem xét báo cáo công tác và chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Tất cả những điều nói trên đã hạn chế đến chất lượng và hiệu quả giám sát của HĐND cấp huyện nói riêng và của cả tỉnh Đắk Nông nói chung. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát của HĐND, đảm bảo hoạt động giám sát đi vào chiều sâu và có hiệu quả thực sự thông qua việc làm rõ những thiết chế thực hiện quyền giám sát, phạm vi giám sát, đối tượng giám sát, nội dung và phương thức giám sát, hệ quả pháp lý của hoạt động giám sát. Từ những vấn đề trên cho thấy rằng việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND nói chung, HĐND huyện nói riêng là nhu cầu cấp thiết. Nhất là đối với việc đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tại một địa bàn cụ thể như huyện Đắk Song. Chính vì 2
  11. thế, tôi đã lựa chọn đề tài: " Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông" làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề tăng cường hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc dộ khác nhau. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu sau: - Quyền giám sát của HĐND và kỹ năng giám sát cơ bản, TS Phạm Ngọc Kỳ, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2001, có thể khẳng định quyền giám sát của HĐND và kỹ năng giám sát cơ bản đã được tác giả phân tích thấu đáo, các vấn đề nêu trong tác phẩm này được xem như cẩm nang cho hoạt động của HĐND các cấp. Tuy nhiên, để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và thể hiện được quyền giám sát và kỹ năng giám sát cơ bản là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. - Một số giải pháp nâng cáo hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND các cấp của Nguyễn Quốc Tuấn, tạp chí Tổ chức nhà nước số 6/2002. Tác giả đã nêu lên được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND là tiền đề để chúng ta thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; tuy nhiên so với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương hiện nay thì công trình của tác giả còn nhiều điểm bất cập cần tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện hoạt động của chính quyền địa phương. - Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, của Đinh Ngọc Giang, Tạp chí Quản lý nhà nước, số2/2005. - Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Liên “Hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Lạng Sơn hiện nay” năm 2011, đây là công trình nghiên 3
  12. cứu hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh; đã trình bày khá chi tiết và cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cũng như thực trạng của HĐND tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Lạng Sơn. - Luận án Tiến sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Hải Long “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND” năm 2012, tác giả đề cập đến nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giám sát của HĐND, như: chủ thể giám sát, đối tượng, phạm vi, phương thức giám sát. Tuy nhiên nghiên cứu về hoạt động giám sát chuyên đề tại một địa phương cấp huyện thì chưa được tác giả đề cập đến. - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Hoàng Lâm “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk” năm 2013, luận văn đã được tác giả đề cập khá chi tiết, cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Đắk Lăk; từ thực trạng tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đề xuất các giải pháp để tăng cường phối hợp giữa HĐND cấp tỉnh với Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, với các cấp, các ngành. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của tác giả Trần Thị Sáu “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình”năm 2017. Tác giả đã nêu cụ thể về thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể để đảm bảo hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố nhân lực. Có thể khẳng định, các công trình, ấn phẩm khoa học nêu trên đã nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND ở nhiều cấp độ và phương diện khác nhau. Tuy vậy, việc nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đến thời điểm hiện nay thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới. 4
  13. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông từ góc độ làm chuyên ngành Quản lý công nhằm đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thời gian vừa qua, đưa ra những đề xuất, giải pháp để tăng cường hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song là không trùng lắp với một công trình nào nghiên cứu trước đó. Đây cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND huyện. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của HĐNDhuyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ thêm các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện như: nội dung, hình thức, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện; Các điều kiện bảo đảm tăng cường hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện; - Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song; thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song trong thực tiễn, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát của HĐND trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát đồng thời 5
  14. đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2011 đến 2016. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước kiểu mới, HĐND, chức năng giám sát của HĐND nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn dịch, quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận văn làm sáng tỏ mặt lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện như: Khái niệm, đặc điểm hoạt động giám sát, các hình thức hoạt động giám sát, các điều kiện đảm bảo hoạt động giám sát. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế hoạt động giám sát của HĐNDhuyện Đắk Song. Ngoài ra luận văn còn là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cơ sở đào tạo hành chính học, luật học. 7. Kết cấu của luận văn 6
  15. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện. Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. 7
  16. Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện 1.1.1. Khái niệm về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam, HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do Nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương đó. HĐND có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương theo quy định pháp luật. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng, củng cố và phát triển HĐND các cấp, đặc biệt là HĐND cấp huyện. Vì thế, HĐND cấp huyện đã thể hiện được vai trò là cơ quan đại biểu của Nhân dân, là chỗ dựa vững chắc để Nhân dân xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng ngày càng lớn mạnh. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho Nhân dân địa phương, HĐND cấp huyện có khả năng đoàn kết tập hợp được quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng, động viên được mọi nguồn lực vật chất và tinh thần ở mỗi địa phương, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng. HĐND cấp huyện còn là cầu nối giữa chính quyền Trung ương với chính quyền địa phương, vừa đảm bảo sự tập trung thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước trên phạm vi toàn quốc, vừa đảm bảo phát huy được nội lực ở từng địa phương, cơ sở. “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân 8
  17. dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”[21] Để nhận thức đúng đắn về bản chất, vai trò, nội dung và hình thức thực hiện chức năng giám sát của HĐND huyện nói chung và chức năng giám sát của HĐND cấp huyện nói riêng, trước hết cần làm rõ khái niệm “hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện”. Trong đó, có rất nhiều định nghĩa giám sát khác nhau được đưa ra tùy theo phạm vi rộng, hẹp của nội dung nghiên cứu cụ thể. Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, 1998 do Nguyễn Như Ý Chủ biên lại định nghĩa giám sát là “theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ”. Theo định nghĩa tại Từ điển Tiếng việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội- Hà nội 1988, thì giám sát là "Theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không?" Theo Từ điển Luật học, giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh. Theo luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Giám sát được định nghĩa: Là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội[22] Có thể thấy rằng thuật ngữ "giám sát" được dùng rất phổ biến trong khoa học chính trị, pháp lý và được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng, Nhà 9
  18. nước và các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội cũng như phổ biến ở đời sống xã hội. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng theo một cách chung nhất, có thể thấy giám sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người này với cá nhân, tổ chức, cộng đồng người khác trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, trong thực hiện quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước, các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, tổ chức, cá nhân... để kiến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sai trái. Ngày 20/11/2015, Quốc hội khoá XIII đã ban hành Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND nhằm cụ thể hoá hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp mà trước đó chỉ có Luật giám sát của Quốc hội. Trên cơ sở đó hoạt động giám sát của HĐND sẽ được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Giám sát của HĐND bao gồm: Giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của TT.HĐND; giám sát của các ban HĐND; giám sát của Tổ đại biểu HĐND, giám sát của đại biểu HĐND. Từ các khái niệm chung về giám sát trên, căn cứ đối tượng giám sát của HĐND, có thể hiểu khái niệm giám sát của HĐND cấp huyện như sau: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện là quá trình HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ HĐND và đại biểu HĐND cấp huyện tiến hành xem xét, theo dõi, đánh giá và kiến nghị về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cấp huyện nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, thống nhất, tự giác ở từng địa phương. 1.1.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dânhuyện 10
  19. Xuất phát từ cách hiểu như trên thì hoạt động giám sát của HĐND huyện có các đặc điểm như sau: - Trước hết, giám sát là một chức năng luật định, tức là gắn với quyền hạn và là trách nhiệm của HĐND. Chức năng được bảo đảm bởi một số hình thức hoạt động và công cụ đặc thù, cách làm đặc thù của HĐND. Nói tới vai trò giám sát là nói tới vị thế của HĐND với tư cách tổ chức và đại biểu HĐND với tư cách cá nhân trong thực hiện chức trách. - Mục đích của giám sát là nhằm bảo đảm việc thi hành các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND ở địa phương được nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả; giám sát để khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó kiến nghị, đề xuất, quyết định các biện pháp, giải pháp thực hiện tốt hơn. - Chủ thể thực hiện quyền giám sát: Theo Điều 57 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Điều 26 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Giám sát của HĐND bao gồm: + Giám sát của HĐND tại kỳ họp; + Giám sát của Thường trực HĐND; + Giám sát của các Ban HĐND; + Giám sát của Tổ đại biểu HĐND; + Giám sát của đại biểu HĐND. Như vậy, chủ thể thực hiện quyền giám sát của HĐND bao gồm: + HĐND; + Thường trực HĐND; + Các Ban của HĐND; + Các Tổ đại biểu HĐND; + Đại biểu HĐND. 11
  20. Chế định pháp luật về Thường trực HĐND chỉ được quy định lần đầu tiên trong Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Như vậy từ năm 2003, Thường trực HĐND cấp huyện mới được coi là chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện quyền giám sát. Với việc quy định rõ về chủ thể giám sát đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế của HĐND cấp huyện trong hoạt động giám sát. - Đối tượng giám sát của HĐND cấp huyện: Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 trước đây và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương hiện nay; đối tượng giám sát của HĐND cấp huyện bao gồm: + Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND huyện; + Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các Ủy viên UBND huyện, Viện trưởng VKSND huyện, Chánh án TAND huyện. + Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân ở địa phương. Như vậy, theo pháp luật hiện hành, đối tượng giám sát của HĐND cấp huyện rất phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân ở địa phương. Quy định như trên vừa thể hiện được vị trí, vai trò của HĐND cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của HĐND huyện được tuân thủ nghiêm minh; đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên thực tế. 1.1.3. Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dânhuyện Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì hoạt động giám sát của HĐND được đảm bảo thực hiện thông qua hoạt động giám sát của HĐND tại các kỳ họp, hoạt động giám sát của 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1