Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 16
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá, thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các xã, thị trấn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường việc thực hiện quy chế dân chủ tạicác xã, thị trấn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HẢI YẾN THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ,TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ HẢI YẾN THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ,TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NHƯ THANH HÀ NỘI - NĂM 2018 ii
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em trên cơ sở tìm hiểu có kế thừa, chọn lọc từ những tài liệu có liên quan. Tất cả những số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình./. Hà Nội, ngày 27tháng 06 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Hải Yến i
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………….1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài……………………………………..2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn………………………………………..7 4. Đối tượng nghiên cứu đề tài và phạm vi nghiên cứu………………………8 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...8 6. Ý nghĩa đóng góp của luận văn…………………………………………….9 7. Bố cục luận văn…………………………………………………………….9 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CẤP XÃ .... …………………………………………………………..111 1.1. Tổng quan về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa……………………………11 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nền dân chủ................................................................................................................11 1.1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam………………………………..18 1.2. Khái niệm, đặc trưng cấp xã…………………………………………….22 1.2.1. Khái niệm cấp xã……………………………………………………...22 1.2.2. Đặc trưng cấp xã……………………………………………………....23 1.3. Sự cần thiết của thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã…………….24 1.4.Nội dung thực hiện quy chế dân chủ cấp xã……………………………..26 1.4.1.Nội dung quy chế dân chủ cấp xã ( theo Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 ngày 20/4/2007)............................................................................26 1.4.2.Hình thức công khai thực hiện quy chế dân chủ cấp xã...........................28 1.4.3.Giá trị thi hành đối với nội dung nhân dân tham giam gia bàn và quyết định trực tiếp.......................................................................................................29 1.4.5. Lấy phiếu tín nhiệm đối với nội dung nhân dân giám sát........................30 ii
- 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã….31 1.5.1. Yếu tố khách quan....................................................................................31 1.5.2.Yếu tố chủ quan.........................................................................................32 1.6.Kinh nghiệm thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã ở một số địa phương khác và những giá trị tham khảo…………………………………………….36 1.6.1 Kinh nghiệm từ Huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi..................................37 1.6.2. Kinh nghiệm từ huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang....................................38 1.6.3. Những giá trị tham khảo về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cấp xã cho huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên....................................................................41 Tiểu kết chương1…………………………………………………………….44 chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN………………45 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, dân cư , chính quyền cấp xã huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên…………………………...45 2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lí.................................................................................45 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội.....................................................................45 Biểu đồ 2.1. Chuyển dịch tỷ trọng kinh tế huyện Đồng Hỷ 2011 – 2015…...46 2.1.3. Đặc điểm về dân cư, dân tộc và tôn giáo.................................................47 2.1.4. Khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy hành chính cấp xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.........................................................................................48 2.2. Thực trạng hệ thống văn bản quy định thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên……………………………….49 2.2.1. Quy định của các cơ quan Trung ương....................................................49 2.2.2. Quy định của tỉnh Thái Nguyên...............................................................50 2.2.3. Quy định của huyện Đồng Hỷ..................................................................51 2.3. Thực trạng thực hiện quy định về quy chế dân chủ cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên………………………………………………………..53 2.3.1. Những nội dung thực hiện QCDC cấp xã................................................53 iii
- 2.3.2. Những hình thức thức thực hiện QCDC cơ sở ở cấp xã..........................58 2.3.3.Thẩm quyền thực hiện QCDC cơ sở ở cấp xã..........................................59 2.4. Đánh giá về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên………………………………………………………..60 2.4.1.Ưu điểm.....................................................................................................60 2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế..............................................................71 Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………76 Chương 3 …………………………………………………………………….78 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN ………………………………………………….......78 3.1. Phương hướng thực hiện quy chế dân chủ cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên……………………………………………………………. 78 3.1.1. Quan điểm……………………………………………………………. . 78 3.1.2. Phương hướng………………………………………………………….79 3.1.3. Mục tiêu để nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã80 3.2. Một số giải pháp cơ bản tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên……………………………………… 82 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã……………………………………………………………………………. 82 3.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng; Trách nhiệm của chính quyền và của người đứng đầu……………………………………………….. 83 3.2.4. Nâng cao chất lượng, năng lực thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu trước tình hình mới87 3.2.5. Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh……………88 iv
- 3.2.6. Nâng cao dân trí, năng lực thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của các tầng lớp nhân dân………………………………………………………………….90 3.2.7. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cấp xã gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên…………………………..92 3.3. Một số kiến nghị để hoàn thiện thực hiện quy chế dân chủ cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên……………………………………..93 KẾT LUẬN ………………………………………………………………….98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………..100 v
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 BCD Ban chỉ đạo 2 DTTS Dân tộc thiểu số 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 5 QCDC Quy chế dân chủ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn 6 TDĐKXDĐSVHƠKDC hóa ở khu dân cư 7 THCS Trung học cơ sở 8 TTATXH Trật tự an toàn xã hội 9 TTHĐND Thường trực Hội đồng nhân dân 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 XHCN Xã hội chủ nghĩa vi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. chuyển dịch tỷ trọng kinh tế huyện Đồng Hỷ 2011 – 2015 .......... 46 Biểu đồ 2.2: thể hiện kết quả cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”…………………………………………………55 Biểu đồ 2.3: Những công trình được xây dựng từ năm 2011 đến năm 2015………………………………………………………………………….63 Biểu đồ 2.4: số đơn thư khiếu nại, tố cáo UBND huyện Đồng Hỷ tiếp nhận giải quyết (năm 2011- 2017). .................................................................................... 56 vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam ngày nay là một quốc gia có nền độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình và chung tay xây dựng đất nước vững mạnh đi lên mục tiêu xã hội chủ nghĩa và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”.Điều này nói lên bản chất, vai trò của dân chủ trong bản chất chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước chúng ta có những thay đổi cách thức sao phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, song bản chất nhà nước luôn không đổi và kiên định mục tiêu mà các thế hệ đi trước đã hi sinh để giành lấy.Dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu xuyên suốt mà Đảng và nhân dân ta hướng tới. Người dân được sống trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện quyền làm chủ của mình đối với vận mệnh của đất nước, được nhà nước quan tâm đến lợi ích của người dân, người dân được quyền nói lên nguyện vọng của mình.Trong Điều 2 Hiến pháp 2013 đã khẳng định: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước liên minh giữa các tầng lớp nhân dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Như vậy, dân chủ là quyền mà mọi công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có và nhân dân sử dụng quyền đó đóng góp công sức và trí tuệ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.[40] Dân chủ xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong bất kì giai đoạn phát triển nào của đất nước, để phát huy đầy đủ và hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân Ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII đã ban hành chỉ thị số 30/CT-BCT về việc 1
- thực hiện và xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, sau đó Quốc hội đã ban hành pháp lệnh 34/2007/ PL-UBTVQH 11 ngày 20/4/2007 về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã. Đây là văn bản pháp lý đánh dấu việc cụ thể phương châm “Dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân từ cấp cơ sở. Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên là một huyện vùng núi, người dân địa phương chủ yếu là người dân tộc thiểu số, mặt bằng chung đời sống nhân dâncòn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn chưa cao. Vì vậy, nhận thức của người dân về những chủ trương, đường lối và pháp luật của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế. Tệ nạn xã hội cùng với phong tục tập quán của người dân tộc ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng người dân đã gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.Từ thực tiễn của địa phương tác giả chọn tên đề tài “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” đểnghiên cứu chính quyền các xã, thị trấn thực hiện dân chủ tại địa phương bằng các phương thức nào để người dân được thực hiện quyền dân chủ của mình và có những đánh giá như thế nào về mức độ hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã từ triển khai QCDC cơ sở vào thực tế tại địa phương, đồng thời đưa ra những phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước tại địa phương 2. Tổng quan tình hìnhnghiên cứu đề tài Thực hiện dân chủ ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Việc thực hiện QCDC ở cơ sở đã trở thành vấn đề luôn được đề cao trong xây dựng và phát triển địa phương. Vì vậy, thực hiện QCDC ở cơ sở đã được nâng lên thành Pháp lệnh và “dân chủ” cơ sở đã trở thành vấn đề chính đặt ra trong hoạt động quản lí nhà nước và là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các góc độ khác nhau. Hai nhóm công trình nghiên cụ thể như sau: 2
- Một là, nhóm công trình khoa học nghiên cứu lý luận về dân chủ ở cơ sở và vai trò của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở: Ban Dân vận Trung ương(1998), Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và vấn đề xây dựng quy chế dân chủ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,câu nói này không chỉ là khẩu hiệu dân vận hoặc phương châm thực hiện chủ trương, đường lối mà phải trở thành một định chế và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa, xác định rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng với quần chúng nhân dân trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và định hướng việc công khai các nội dung để nhân dân biết, nhân dân bàn và quyết định, nhân dân và nhà nước cùng làm, nhân dân tham gia vào hoạt kiểm tra, giám sát; Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, công trình đưa ra mốt số quan điểm về dân chủ và đúc kết khái niệm dân chủ theo quan điểm của tác giả và đặc biệt công trình nghiên cứu vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở vùng nông thôn của Việt Nam nói chung trong thời kì mới; Thái Ninh – Hoàng Chí Bảo(1991),Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ và vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, tên của công trình đã nói lên hai vấn đề chính của công trình đó là quan điểm của Hồ Chí Minh về khái niệm dân chủ, trên cơ sở những quan điểm của Người về dân chủ thì Đảng và Nhà nước đã vận dụng những quan điểm của Người bằng các phương thức nào trong từng giai đoạn xây dựng Nhà nước XHCN ở Việt Nam hiện nay ; Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, viết về những quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Dương Xuân Ngọc (2000), Quy chế thực 3
- hiện dan chủ cơ sở cấp xã – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, công trình viết về những quy chế thực hiện dân chủ cơ sở ở cấp xã trong thời điểm trước khi có Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH 11 ra đời và đưa lý luận về dân chủ cơ sở và thực tiễn cụ thể thực hiện ở một số địa phương; Nguyễn Quốc Phẩm (2000), Hệ thống chính trị cơ ở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi vùng dân tốc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đây là công trình nghiên cứu chi tiết cụ thể về mối liên hệ giữa hệ thống chính trị cơ sở vs thực hiện dân chủ cơ sở, đưa ra các giải pháp phù hợp với nhận thức và phong tục tập quán để đưa những quy chế dân chủ cơ sở vào đời sống của người dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc; Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn Nhà xuất bản Khoa học Xã Hội, Hà Nội, công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề lý luận dân chủ và thực hiệ tập trung dân chủ đối với tập thể, tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả tính dân chủ đồng thời đưa ra những minh chứng cụ thể tại một số địa phương tại thời điểm năm 2001 trờ về trước; Nguyễn Thu Cúc (2002), Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong tình hình hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, công trình đưa nghiên cứu các lý luận về thực hiện dân chủ cơ sở và đưa vào thực tế trong tình hình thay đổi của bối cảnh quốc tế và trong nước sau khi Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2001); Nguyễn Văn Sáu – Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, công trình nghiên cứu trên thực hiện quy chế dân chủ có mối quan hệ mật thiết với chính quyền cấp xã, công trình khẳng định cấp xã là cấp quan trọng để đưa quy chế dân chủ vào đời sống nhân dân; 4
- Vũ Văn Hiền (2004), Quy chế dân chủ ở cơ sở - vấn đề lý luận và thực tiễn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, công trình đưa ra các khái niệm liên quan đến quy chế dân và liên hệ với thực tiễn diễn ra ở một số địa phương tại thời điểm đó ở Việt Nam. Các công trình khoa học khác đều tập trung làm rõ khái niệm dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ quan điểm của Mác – Lê-nin, quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó vào đời sống thực tiễn qua từng giai đoạn phát triển của đất nước. Các công trình đều đưa ra luận điểm vai trò quan trọng của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, đồng thời cũng đưa ra một số biện pháp để tăng cường dân chủ trong xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa từ thực tiễn đời sống được nghiên cứu đánh giá cụ thể, đánh giá khách quan từ kết quả thực hiện dân chủ trong thực tế. Hai là, một số công trình nghiên cứu thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở: Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước của Cù Thị Hiền, hoàn thành bảo vệ năm 2015; Đề tài “Vai trò của chính quyền cơ sở trong thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”. Đây là công trình nghiên cứu thực tế ở góc độ vai trò của chính quyền địa phương trong thực hiện dân chủ ở tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam, luận văn tập trung làm rõ những khái niệm, quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ, đồng thời nghiên cứu tầm quan trọng của chính quyền cấp xã trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Luận văn có thực hiện khảo sát bằng thực hiện điều tra xã hội học thực tế trên địa bàn thực hiện nghiên cứu. Nhưng những kết quả từ việc khảo sát chưa được tác giả xử lý phù hợp với nội dung của luận văn. Vì vậy, trong nội 5
- dung của Luận văn những số liệu của việc thực hiện điều tra xã hội học của tác giả chưa phản ánh được thực tế hoạt động của chính quyền địa phương khi thực hiện QCDC ở cơ sở; Luận văn Thạc sỹ quản lý công của Nguyễn Thị Linh Huyền hoàn thành bảo vệ năm 2015 với đề tài Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường – thành tố quan trong của nền dân chủ xã hội chủ nghã ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Luận văn thạc sỹ Quản lý công của Lê Công Quyền hoàn thành bảo vệ năm 2013 với đề tài Tiếp tục thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luận văn Thạc sỹ của Lò Hồng Lâm hoàn thành bảo vệ năm 2000 với đề tài Tăng cường công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã ở tinh Thái Bình, đây là công trình nghiên cứu về tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã trên toàn tình Thái Bình, ngoài những lý luận về dân chủ thì trong công trình tác giả đưa ra các giải pháp để tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã tại tỉnh Thái Bình được hiệu quả hơn; Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công của Nguyễn Thị Ngọc Lan hoàn thành và bảo vệ năm 2007 với đề tài Thực hiện dân chủ cơ sở tại tỉnh Bắc Giang – thực trạng và giải pháp, đây là công trình nghiên cứu cùng thời điểm với sự ra đời của Pháp lệnh 34/2007/UBTVQH11 triển khai vào thực hiện ở các địa phương, công trình đưa ra được thực tế diễn và cũng các giải pháp cho những hạn chế tồn tại ở Bắc Giang; Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công Bùi Thị Hạnh hoàn thành bảo vệ năm 2009 với đề tài Hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Luận văn Thạc sỹ quản lý hành chính công của Vũ Thị Nhung hoàn thành bảo vệ năm 2011 với đề tài “ Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại phường Hùng Vương – thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ; Luận văn Thạc sỹ Quản lý nhà nước của Nguyễn Tiến Hiển hoàn thành bảo vệ năm 2016, đề tài Chính quyền cấp xã trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, là công trình nghiên cứu về việc thực hiện dân chủ của chính quyền cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá thực tế thực hiện dân chủ cấp xã ở huyện Ứng 6
- Hòa, thành phố Hà Nội, luận văn đã có những số liệu từ việc thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra xã hội học, vẽ biểu đồ để so sánh các mức độ đánh giá của người dân về thực hiện QCDC ở cấp xã. Tuy nhiên, những nguồn số liệu tác giả đưa vào luận văn để đánh giá lại chưa có sự đánh giá cụ thể, sâu sắc từ kết quả nghiên cứu thực tế với số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội thống kê. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đềulàm sáng rõ lí luận chung về vấn đề dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực chất nội dung của vấn đề dân chủ đang diễn ra trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là nguồn tài liệu giá trị có ý nghĩa quan trọng giúp tác giả kế thừa phát triển hoàn thành bài luận văn này. Tuy nhiên, ở công trình này tác giả thực hiện nghiên cứu thực tế thực hiện dân chủ cơ sở ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là một huyện dân miền núi có đặc điểm tỷ lệ người dân tộc sinh sống cao, mật độ dân cư thưa thớt và trình độ dân trí còn thấp, tập quán sinh sống khác hẳn so với vùng đồng bằng. Vì vậy, tác giả lựa chọn nghiên cứu việc thực hiện dân chủ của chính quyền cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên để thấy được cách thức vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng phù hợp với hoàn cảnh thực tế cụ thể tại địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Phân tích, đánh giá, thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại các xã, thị trấn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường việc thực hiện quy chế dân chủ tạicác xã, thị trấn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 7
- 3.2.Nhiệm vụ Luận văn gồm 3 nhiệm vụ như sau: Hệ thống hóa các lý luận về dân chủ và dân chủ cơ sở làm cơ sở khoa học trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường,thị trấn. Phân tích thực trạng thực hiện dân chủ cơ sở tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Từ đó, đưa ra giải pháp cụ thể mang tính khả thi và ý kiến đóng góp để hoàn thiện việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tượng nghiên cứu đề tài và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Vềnội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về những nội dung thực hiện dân chủ cơ sở của chính quyền cấp xã huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Về thời gian: Giới hạn từ năm 2010 đến năm 2017 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và kết hợp các phương pháp khoa học hành chính như: Nghiên cứu lí thuyết, tài liệu dựa trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng nhà nước dân chủ, 8
- các văn bản pháp lí, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các công trình nghiên cứu khoa học về dân chủ đã được công bố. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu là các văn bản quy phạm pháp luật và các công trình nghiên cứu khoa học về thực hiện QCDC ở cơ sở. Cùng với các phương pháp phân tích nội dung tài liệu, so sánh, thống kê, tổng hợp số liệu, dữ liệu từ các tài liệu nghiên cứu để so sánh các số liệu được để thấy được sự thay đổi qua các năm trong việc thực hiện QCDC tại địa phương. 6. Ý nghĩa đóng góp của luận văn Về mặt lý luận, Luận văn đóng góp, củng cố cơ sở lý luận khoa học về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cấp xã. Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác thực hiện dân chủ quy chế dân chủ cơ sở cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, luận văn được sử dụng để tham khảo cho cán bộ lãnh đạo huyện, báo cáo viên, giảng viên, học viện tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của trung tâm chính trị huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.mục lục và thì luận văn nghiên cứu có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện dân chủ ở cấp xã Chương 2: Thực trạngthực hiện dân chủ cơ sở tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 9
- Chương 3: Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ của chính quyền cấp xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 10
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở CẤP XÃ 1.1. Tổng quan về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nền dân chủ. 1.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nền dân chủ Thuật ngữ “ Dân chủ”xuất hiện vào thế kỉ thứ V với cụm từ “ quyền lực của nhân dân” vào khoảng giữa thế kỷ thứ V đến thứ IV trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp. Theo từ điển Bách khoaViệt Nam thì “Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do”[54] Từ quan điểm này của Lê-nin cho ta thấy được, các tầng lớp nhân dân muốn thoát khỏi áp bức bóc lột thì chính họ phải được thược hiện quyền làm chủ của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong từng thời kì phát triển cụ thể. Trong xã hội hiện đại nhân dân ở bất kì quốc gia nào, lao động sản xuất ở mọt ngành, lĩnh vực nào cũng cần hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện dân chủ. Đó là quyền mà mỗi công dân có và cần được chính người lao động đó hiểu và phát huy thì mới có được dân chủ trong đời sống xã hội. Từ quan điểm của C.Mác ta thấy được các hình thức nhà nước dân chủ đang tồn tại hiện nay đã thực hiện dân chủ ở mức độ nào và ở góc độ như thế nào. Người dân sống ở trong Nhà nước đó được thể hiện quyền làm chủ của mình thực tế thông qua các hoạt động cụ thể, là quá trình đấu tranh của chính nhân dân trong hình thái nhà nước mà họ đang sinh sống và kế thừa quan 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn