intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

69
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước; Thực trạng tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình; Phương hướng và giải pháp thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN CHÍ TIẾN TINH GIẢN BIÊN CHẾ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN CHÍ TIẾN TINH GIẢN BIÊN CHẾ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH THỪA THIÊN HUẾ - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý công của tác giả tại trường Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tác giả Phan Chí Tiến
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Khắc Ánh đã quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, cũng như công chức đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh và bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Phan Chí Tiến
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TINH GIẢN BIÊN CHẾ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ...................................................... 8 1.1. Khái quát chung về tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước.............. 8 1.1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước ............................................................... 8 1.1.2. Khái niệm biên chế ........................................................................................................... 9 1.1.3. Khái niệm tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước ................. 12 1.2. Đối tượng và nội dung tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước . 17 1.2.1. Đối tượng tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước ................. 17 1.2.2. Nội dung tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước ................... 19 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đển tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước ......................................................................................................................................................... 26 1.3.1. Sự thống nhất, đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện26 1.3.2. Xác định vị trí việc làm ................................................................................................ 27 1.3.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính nhà nước27 1.3.4. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị ........................................... 28 1.3.5. Vai trò của cơ quan tham mưu giúp việc về công tác tổ chức, cán bộ .......... 28 1.3.6. Điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện tinh giản biên chế .............................. 29 1.4. Kinh nghiệm tinh giản biên chế tại một số địa phương và bài học cho tỉnh Quảng Bình .......................................................................................................................................... 29 1.4.1. Tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................................... 29
  6. 1.4.2. Tỉnh Yên Bái ..................................................................................................................... 30 1.4.3. Bài học cho tỉnh Quảng Bình ..................................................................................... 32 TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH ....................................................... 34 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình .................. 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình .............................................................. 34 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ................................................ 36 2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy và biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình .......................................................................................................................................... 37 2.2.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức, bộ máy .................................................................... 37 2.2.2. Thực trạng về biên chế, sử dụng biên chế ............................................................ 43 2.3. Tình hình tổ chức thực hiện tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................................... 47 2.3.1. Việc ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tinh giản biên chế............................................................................................................................................. 47 2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền về tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước.................................................................................................................................................... 50 2.3.3. Xây dựng đề án tinh giản biên chế .......................................................................... 54 2.3.4. Phân công, phối hợp thực hiện tinh giản biên chế ............................................ 59 2.3.5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện tinh giản biên chế ............................. 62 2.4. Đánh giá thực trạng tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình .......................................................................................................................................... 64 2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................................... 64 2.4.2. Hạn chếvà nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TINH GIẢN BIÊN CHẾ TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH 72
  7. 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới ................................... 72 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................. 74 3.2.1. Nâng cao nhận thức về tinh giản biên chế .......................................................... 74 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương tinh giản biên chế............................................................................................................................................. 76 3.2.3. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện và ban hành đề án vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước .................................................................... 78 3.2.4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong tinh giản biên chế ............................................................................ 80 3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính nhà nước ........................................................................................................................................... 82 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát lộ trình tinh giản biên chế ....................................................................................................................................................... 83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 85 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 88
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CQHCNN : Cơ quan hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế ............................................................................................ 52 Hình 2.2: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị tuyên truyền các nội dung cơ bản về công tác tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP ............................................................... 53 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số biên chế công chức tại cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2015 - 2019 ................................................................. 44 Bảng 2.2: Danh sách đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2015 - 2021 của các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Quảng Bình ............................................... 57 Bảng 2.3: Tổng hợp số lượng tinh giản biên chế của cơ quan hành chính nhà nước địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2015 - 2021 ................................. 58 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2019 .............................. 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Trình độ theo ngạch của cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình ......................................................................... 44 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của công chức tại cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Bình................................................................... 45 Biểu đồ 2.3: Trình độ chính trị của công chức tại cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Bình .................................................................................. 45 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tinh giản biên chế cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2019 .............................. 63
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tinh giản biên chế, trong đó có Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến ngày 31/08/2018, Nghị định số 113/2018/NĐ- CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ chính thức ban hành về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế. Theo công bố của Bộ Nội vụ tại hội nghị trực tuyến toàn quốc, được tổ chức ngày 27/12/2019, từ năm 2015 đến ngày 20/12/2019, cả nước đã thực hiện tinh giản được 50.547 biên chế. So với năm 2015, hiện tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 253.517 biên chế (giảm 8,68%). Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, gắn với tinh giản biên chế đã góp phần tiết kiệm chi thường xuyên và tăng chi cho đầu tư phát triển. Chỉ tính trong năm 2019, chi ngân sách thường xuyên đã tiết kiệm được khoảng 10.000 tỷ đồng. Quảng Bình là một trong những địa phương sớm thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tăng cường xã hội hóa, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. UBND tỉnh đã xây dựng được kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2015 - 2021, trong đó xác định rõ mục tiêu quan trọng của đề án là từ năm 2015 - 2021 phải đạt tỷ lệ tinh giản 1
  11. tối thiểu bằng 10,5% biên chế so với biên chế giao năm 2015. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 609/KH-UBND ngày 09/06/2015 triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Công văn số 133/UBND-NC ngày 26/01/2018 về việc thực hiện nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương tập trung rà soát, sắp xếp, quản lý và sử dụng biên chế đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả; dừng việc giao bổ sung biên chế giai đoạn 2017 - 2021. Trên cơ sở biên chế được giao, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm việc bố trí, phân công công việc theo đúng yêu cầu của vị trí việc làm được phê duyệt. Ngoài ra, các cấp, các ngành và địa phương tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức phải căn cứ vào lộ trình tinh giản biên chế, đảm bảo trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao hàng năm, phù hợp với vị trí việc làm được phê duyệt, đồng thời tổ chức thi tuyển, xét tuyển công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai thực hiện tinh giản biên chế nói chung và tại các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh nói riêng còn có những nội dung cần phải quan tâm. Đó là: việc tinh giản này hầu như chưa xác định được đối với các trường hợp cần cho thôi việc ngay do đạo đức công vụ, trình độ năng lực yếu kém. Việc thực hiện quy định các cơ quan, đơn vị chỉ được tuyển dụng 50% số biên chế đã được tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc, số còn lại được cắt giảm và đưa vào biên chế dự phòng còn chưa thích hợp; hiện số biên chế dôi dư do nghỉ hưu, thôi việc hầu như đã được các đơn vị đưa vào kế hoạch tuyển dụng hết (trừ số biên chế do Bộ Nội vụ đã ấn định cắt giảm). Công tác đánh giá, phân xếp loại công chức, viên chức hàng năm của nhiều cơ quan hành chính vẫn chưa thực sự hiệu quả, 2
  12. đánh giá vẫn còn mang tính hình thức, nể nang, chưa sát thực tế, việc đánh giá công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ qua các năm còn ít; từ đó, chưa có cơ sở để áp dụng chính sách tinh giản biên chế và đưa ra khỏi bộ máy những cá nhân còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Mặt khác, việc quy định 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ rất khó để tinh giản những người không đủ năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ. Một bộ phận công chức, viên chức còn hạn chế về trình độ chuyên môn; chất lượng tham mưu, đề xuất giải quyết các thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn vướng mắc còn thấp. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tinh giản biên chế nói chung và tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, cụ thể như sau: Tác giả Lê Như Thanh (2017) trong bài viết “Tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước - Thách thức và giải pháp” (tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử, ngày 17/3/2017), đã đề cập được những thách thức đặt ra từ thực tiễn tinh giản biên chế ở Việt Nam hiện nay. Đó là: (1) việc tinh giản biên chế phải gắn liền với việc xác định chức năng, nhiệm vụ, hợp lý hóa về mặt tổ chức của toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước và mỗi cơ quan hành chính nhà nước; (2) thách thức về nhận thức đối với tinh giản biên chế dẫn đến phương thức thực hiện chưa phù hợp; (3) tinh giản biên chế là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm, động chạm đến vấn đề con người và mối quan hệ con người, đòi hỏi người đứng đầu phải thể hiện trách nhiệm, bản lĩnh trong việc 3
  13. đánh giá, phân loại cán bộ, công chức để đưa người đúng diện vào danh sách cần tinh giản biên chế [21] Tác giả Vũ Văn Thái (2018) trong “Thực hiện hiệu quả chính sách tinh giản biên chế đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính” (Tạp chí Tổ chức nhà nước số 9/2018) đã chỉ ra thực trạng biên chế gắn với vị trí việc làm và tinh giản biên chế cho thấy nhiều vấn đề nan giải, lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong thực hiện. Vì vậy cần có những giải pháp mang tính đột phá nhằm đổi mới công tác tinh giản biên chế đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính [20] Tác giả PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải (2019) trên Tạp chí khoa học Nội vụ đăng ngày 15/01/2019 đã có bài viết: “Những vấn đề đặt ra đối với tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước”. Tác giả đã nêu ra một số thách thức đặt ra đối với tinh giản biên chế và đề xuất một số giải pháp như: (1) cần có sự nhận thức đúng về tinh giản biên chế; (2) cần tạo sự đồng bộ trong tinh giản biên chế với việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp hợp lý cơ cấu của nền hành chính và cải cách thủ tục hành chính; (3) cần xây dựng và quản lý cơ cấu chức danh công chức trong các cơ quan hành chính một cách chặt chẽ, gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khối lượng công việc; (4) cần đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, bảo đảm đánh giá đúng, khách quan; (5) tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong tinh giản biên chế; (6) đẩy mạnh ứng dụng quy trình quản lý chất lượng và công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc; (7) tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội [10] Luận văn thạc sĩ chính sách công: “Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch” của tác giả Vũ Thị Nhàn (Học viện Khoa học xã hội, 2017) kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu về chính sách tinh giản biên chế, thực trạng tinh giản biên chế trước đây để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tinh giản biên chế và khảo sát, đánh giá thực tiễn từ một Bộ 4
  14. từ đó đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế phù hợp với yêu cầu khách quan ở nước ta [15] Đề tài nghiên cứu khoa học: “Cơ cấu tổ chức,cơ cấu nhân sự của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Sở trong bối cảnh tinh giản biên chế” của các tác giả Hà Lê Thành Trung, Võ Diệp Minh Trang, Đồng Thu Trang (Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017) đã nghiên cứu một vấn đề rộng lớn, sử dụng kết hợp những lý thuyết về khoa học hành chính với khoa học pháp lý hành chính để xây dựng hệ thống lý luận riêng trong đó có lý luận về cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Sở,…; cơ cấu nhân sự và tinh giản biên chế. Lăng kính khoa học đa chiều cùng với kết quả khảo sát phong phú, công phu được thực hiện tại nhiều tỉnh, thành và các Bộ khác nhau khiến đề tài có giá trị tham khảo rất lớn. [26] Với các nội dung về tinh giản biên chế, mỗi tác giả đềunghiên cứu ở mức độ khác nhau như thực trạng tình hình cả nước hay ở một bộ, ngành cụ thể trong thực hiện tinh giản biên chế, qua đó đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tinh giản biên chế ở nước ta nói chung. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu trong luận văn này lại được nghiên cứu tại một địa phương cụ thể, từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân bất cập trong việc thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước sẽ đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả tinh giản biên chế tại địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về tinhgiản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước và đánh giá thực trạng thực hiện tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tinh giản biên chế của tỉnh Quảng Bình. 5
  15. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước + Phân tích, đánh giá thực trạng về tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình + Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: tỉnh Quảng Bình + Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019 + Về nội dung: tập trung vào các nội dung tinh giản biên chế công chức tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: tổng hợp những thông tin có sẵn từ các nguồn như: báo cáo hoạt động, kết quả tinh giản biên chế từ các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Quảng Bình; các luận văn thạc sĩ và nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tinh giản biên chế. + Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân tích số liệu từ kết quả điều tra thu thập số liệu để đánh giá thực trạng tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình từ năm 2015 đến năm 2019. 6
  16. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: luận văn nghiên cứu hệ thống lý luận cơ bản để làm rõ tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước. - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: + Luận văn đã phân tích và đánh giá để từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình. + Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình. + Kết quả nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng phục vụ các nhà quản lý của địa phương, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành quản lý công trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước Chương 2: Thực trạng tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nướctỉnh Quảng Bình Chương 3: Phương hướng và giải pháp thực hiện tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình 7
  17. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TINH GIẢN BIÊN CHẾ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái quát chung về tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. CQHCNN được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Theo Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành chính của Học viện Hành chính, hệ thống CQHCNN bao gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Đây là các cơ quan thực hiện quản lý hành chính nhà nước theo thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng trên phạm vi toàn quốc hay địa phương [11, tr.89]. Tác giả Nguyễn Cửu việt và Phạm Hồng Thái phân tích những đặc trưng cơ bản của CQHCNN như sau: - Các CQHCNN được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành. Hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh và để thực hiện pháp luật. - Hoạt động của các CQHCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. - Các CQHCNN là hệ thống rất phức tạp, có số lượng đông đảo nhất, có mối liên hệ chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương tới 8
  18. địa phương, cơ sở, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của một trung tâm thống nhất là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. - Thẩm quyền CQHCNN chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành. Thẩm quyền của CQHCNN chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước hoặc trong những quy chế - CQHCNN đều trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp tương ứng và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó. - Hoạt động của CQHCNN khác với hoạt động của cơ quan quyền lực, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát và hoạt động xét xử của Tòa án. Hoạt động của CQHCNN là đối tượng giám sát của các cơ quan quyền lực của nhà nước, của Tòa án thông qua hoạt động xét xử. [19, tr180-181] Như vậy, CQHCNN thực hiện chức năng chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cơ quan hành chính có mối quan hệ chỉ đạo, điều hành rất chặt chẽ. Cơ quan hành chính cấp trên có quyền chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp hoạt động của cơ quan hành chính cấp dưới. Tổng thể các CQHCNN tạo thành một hệ thống phức tạp, nhiều nhất về số lượng cơ quan và cán bộ, công chức so với các hệ thống các cơ quan nhà nước khác và có một hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc từ trung ương đến địa phương. Đây chính là điểm chung cơ sở để phân biệt CQHCNN với tổ chức xã hội. Đồng thời, CQHCNN có những đặc thù so với cơ quan khác của nhà nước như: Quốc hội, Chủ tịch nước, HĐND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. 1.1.2. Khái niệm biên chế Biên chế là một khái niệm có tính lịch sử, trong một quốc gia ở từng thời điểm lịch sử khác nhau, khái niệm này cũng được hiểu khác nhau.Trên thế giới, do tính chất đặc thù của từng quốc gia nên khái niệm về biên chế cũng 9
  19. khác nhau, có nước chỉ giới hạn biên chế trong cơ quan quản lý nhà nước, thi hành pháp luật. Cũng có nước, biên chế áp dụng cho nhữngngười làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, thực hiện dịch vụ công. Ở Việt Nam, trước kia quan niệm biên chế là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung (bao gồm cả cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước). Nhưng nhìn chung, các nước đều giới hạn biên chế là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, những người làm việc trong các đơnvị sự nghiệp của nhà nước. Theo Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không quy định thuật ngữ biên chế, nhưng đưa ra thuật ngữ “cán bộ, viên chức Nhà nước” và “cán bộ, công nhân, viên chức” [17, Điều 10]. Theo đó, biên chế được hiểu là số lượng cán bộ, công nhân, viên chức. Theo các văn bản khác cũng sử dụng từ biên chế để chỉ số lượng, cơ cấu, vị trí công việc của cán bộ, viên chức hoặc cán bộ, viên chức, công chức Nhà nước. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 cũng đưa ra thuật ngữ chung “biên chế cán bộ, công chức”, “biên chế cán bộ”, “biên chế công chức” [16, Điều 35]. Thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong đó quy định công chức bao gồm những người làm việc trong trong các CQHCNN, đơn vị sự nghiệp. Như vậy, ngoài những người được bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là cán bộ, thì cánbộ còn là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Và biên chế được hiểu là số lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Như vậy, ở đây chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa đối tượng là biên chế cán bộ với biên 10
  20. chế công chức; biên chế trong các cơ quan, tổ chức hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp. Pháp lệnh cán bô,̣ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 đã bổ sung thêm đối tượng cán bộ, công chức cấp xã; đã tách biệt đối tượng viên chức là những người bổ nhiệm vào một ngạch viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và công chức là những người được bổ nhiệm vào ngạch công chức trong các cơ quan nhà nước. Theo đó, có thêm thuật ngữ “biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp” [18, Điều 36]. Thi hành Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, ngày 19/6/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, Nghị định này đã đưa ra quy định về thuật ngữ biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp như sau: Biên chế hành chính là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các tổ chức giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hành chính nhà nước được giao [6, khoản 1 Điều 2]. Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyêntrong các đơn vị sự nghiệp nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật [6, khoản 2 Điều 2]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2