intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

52
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận của tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam; Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ----------/---------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYẾN CHIẾN THẮNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT SỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ----------/---------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYẾN CHIẾN THẮNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT SỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã ssố: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ HÀ NỘI - 2021
  3. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Vân Hà. Các số liệu, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Chiến Thắng
  4. Lời cảm ơn Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Vân Hà đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong thời gian tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo Sau Đại học, cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, các cấp Lãnh đạo cơ quan Tổng cục Thuế đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn là nguồn động viên quý báu cho tôi hoàn thành luận văn. Trân trọng! Học viên Nguyễn Chiến Thắng
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT SỐ CỦA TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM .................................................. 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................ 9 1.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ........................................................................................... 22 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ................................................................ 29 1.4. Kinh nghiệm một số nước trong quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam .................................................................................................. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT SỐ CUNG CẤP CỦA TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ................................................ 36 2.1. Khái quát chung về hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ............................................................ 36
  6. 2.2. Pháp luật về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam 38 2.3. Thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ........................................................................................... 44 2.4. Đánh giá về tổ chức thực hiện pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ........................................................................................... 56 2.5. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam.................................................. 63 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT SỐ CỦA TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ................................ 68 3.1. Quan điểm tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ................................................................ 68 3.2. Giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam ................................................................ 72 KẾT LUẬN........................................................................................ 87 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 91
  7. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt CNTT Công nghệ thông tin DV KTS Dịch vụ kỹ thuật số GTGT Giá trị gia tăng
  8. Danh mục các bảng Bảng 2.1. Kết quả kê khai thuế nhà thầu đối với dịch vụ quảng cáo số…...50 Bảng 2.2: Tỷ lệ người dùng và tốc độ internet ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2018…….………………………………………………………………64
  9. Danh mục các hình vẽ Hình 1.1: Phân loại đối tượng kinh doanh trong thương mại điện tử………………………………………………………………………..……..9 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức cơ quan Tổng cục Thuế……………………….….45 Hình 2.3: Hệ thống ứng dụng CNTT ngành thuế……...…………………….55
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Để hướng tới xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, việc tổ chức thực hiện pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội một cách hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, bản thân Nhà nước cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Tại Việt Nam, Dịch vụ kỹ thuật số thường biết đến như: các phần mềm, trò chơi được cung cấp trên các chợ điện tử của APP store, CH Play,…; xem trực tuyến trên các ứng dụng Netflix, Apple TV, HBO, iQIYI TV…được cài đặt trong các thiết bị điện tử thông minh như Smart TV, Smart phone, Tablet. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, người tiêu dùng Việt dùng có thể tìm kiếm được nhiều loại hình giải trí để thỏa mãn cho các nhu cầu cá nhân của mình. Trong thời gian các loại hình cung cấp DV KTS được biết đến với hiện tượng “Doanh thu ở Việt Nam vài ngàn tỷ, Facebook, Google vẫn không đóng thuế”[21]. Điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách quốc gia và gây mất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp nội dung số trong nước. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đang tập trung vào mô hình cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho các DN vào Việt Nam nên công tác tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho cá nhân tại Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ nên dẫn dến hiện 1
  11. tượng nêu trên. Sở dĩ có tình hình trên, trước hết là do tính pháp lý của các quy định pháp luật hiện hành về thuế GTGT và quản lý thuế tại Việt Nam chưa có tính đồng bộ về đối tượng quản lý, việc phối hợp giữa các cơ quan quan lý nhà nước trong quản lý đối với DV KTS xuyên biên giới vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong phương thức và cách thức tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền còn gặp nhiều bất cập do tổ chức nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam; các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam không hỗ trợ được nhiều trong việc thu thuế và trao đổi thông tin giữa hai nước;... Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện pháp luật đối với hoạt động này đã và đang gặp rất nhiều khó khăn với nhiều lý do cả khách quan và chủ quan. Xuất phát từ thực tế đó, là công chức hiện đang công tác tại Ban Cải cách và Hiện đại hóa thuộc Tổng cục Thuế và được giao phụ trách công việc chuyên môn về nghiên cứu các nghiệp vụ quản lý thuế mới, trong đó có thương mại điện tử, tôi nhận thấy: vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động này vẫn còn những hạn chế, bất cấp nên tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam” cho Luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Bên cạnh giáo trình cơ bản về thương mại điện tử mang tính lý thuyết chung [15], một số nghiên cứu sau có liên quan: - Đề tài nghiên cứu khoa học có: “Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử” (2016), đề tài cấp Bộ do Nguyễn Quang Tiến làm chủ nhiệm; “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử – Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” (2012), đề tài cấp Tổng cục Thuế do Nguyễn Chí Dũng làm chủ nhiệm; “Quản lý hoạt động sản xuất, kinh 2
  12. doanh và khai thác Game: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, (2017), đề tài cấp Tổng cục Thuế do Nguyễn Hoàng làm chủ nhiệm; “Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giai đoạn 2016-2020” (2017) , đề tài cấp Tổng cục Thuế do Nguyễn Xuân Tú làm chủ nhiệm đề tài. Qua nghiên cứu các tài liệu trên, có thể thấy những nội dung trọng tâm, cơ bản được nhiều tác giả quan tâm và đã giải quyết như: tác giả Nguyễn Chí Dũng (2012) đã đi sâu phân tích một số vấn đề phát sinh trong thực thi chính sách thuế đối với hoạt động thương mại điện tử gồm: xác định loại thu nhập trong các giao dịch thương mại điện tử liên quan đến sản phẩm số, việc xác định địa điểm kinh doanh trong môi trường toàn cầu để thực hiện quyền đánh thuế của mỗi quốc gia,… [6]. Nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Xuân Tú (2017), Nguyễn Hoàng (2017) đã có những đóng góp những phân tích về mô hình kinh doanh trò chơi trực tuyến nuôi web “đen”, trốn thuế của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp cho người dùng Việt Nam [11], [16]. Theo Nguyễn Quang Tiến (2017) đã chỉ ra những nguyên nhân tác động đến hiệu quả chính sách thuế và quản lý thuế đối với thương mại điện tử [13]. - Bài báo khoa học: “Thuế GTGT với xuất, nhập khẩu dịch vụ: Xu hướng quốc tế và quá trình phát triển ở Việt Nam” (2012) của tác giả Phan Đức Huy; “Quản lý thuế thương mại điện tử tại một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” (2018) của Lê Quang Thuận, Trần Thị Hà Bên cạnh đó, tác giả Phan Đức Huy (2012) đưa ra nhận định đối với dịch vụ do nước ngoài cung cấp cho cá nhân tiêu dùng ở Việt Nam, tuy rằng phải chịu thuế GTGT theo Luật, song trên thực tế rất khó khả thi, do chưa có cơ chế ràng buộc người tiêu dùng phải báo với cơ quan thuế giống như DN phải khai báo, nộp thay thuế GTGT, trong khi việc thanh toán được thực hiện 3
  13. qua mạng interner, nhất là đối với các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, sách điện tử, phần mềm máy tính… [20]. Từ thực tiễn của Việt Nam, các tác giả Lê Quang Thuận, Trần Thị Hà (2018) đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử và sửa đổi Luật Quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện tử; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan thuế (nhất là đối với thương mại điện tử); áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử; Cơ quan thuế tăng cường phối hợp với các bộ ngành liên quan trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử [22]. Có thể thấy, ở những công công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã nghiên cứu một cách tổng thể chung về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam – một loại dịch vụ cụ thể trong thương mại điện tử. Do đó, đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam” không trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đề xuất những giải pháp để tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ 4
  14. i) Nghiên cứu, làm rõ lý luận công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. ii) Đánh giá thực tiễn công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. iii) Đề xuất những giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: luận văn nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho cá nhân tại Việt Nam (luận văn không đề cập đến tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho các khách hàng là doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam). - Về không gian: luận văn nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam tại Tổng cục Thuế. - Về thời gian: luận văn nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho các cá nhân tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019, 5
  15. đây là giai đoạn tương ứng với các chính sách về thuế GTGT đang còn hiệu lực. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: luận văn thu thập các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp như các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hành chính của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trả lời cho các vướng mắc thực tiễn trong thời gian qua; các bài báo khoa học, các bài báo thời sự trong nước và nước ngoài... có liên quan đến vấn đề này. Các tài liệu này được xử lý thông tin để: + Tìm kiếm các căn cứ khoa học và số liệu minh chứng làm cơ sở cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. + Đưa ra kết luận. - Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam để thấy những bất cập, vướng mắc trong công tác này. - Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam với các quy định của một số quốc gia khác về pháp luật thuế GTGT và quản lý thuế đối với DV KTS cung cấp xuyên biên giới và các vấn đề khác liên quan, từ đó xem xét thực trạng của Việt Nam và nêu đề xuất riêng. 6
  16. - Phương pháp chuyên gia đựợc sử dụng để phỏng vấn một số chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, viên chức ngành thuế, để hỏi ý kiến, nhận xét và hỗ trợ cho luận văn trong quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu, xử lý thông tin, viết báo cáo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận, luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam – một vấn đề còn mới và chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. - Về ý nghĩa thực tiễn: Những nhận định mang tính khái quát về thực trạng công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho các cá nhân tại Việt Nam của Tổng cục Thuế và những giải pháp mà tác giả đề xuất có giá trị tham khảo đối với thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp DV KTS của tổ chức nước ngoài cho các cá nhân tại Việt Nam của Tổng cục Thuế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận của tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. 7
  17. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam. 8
  18. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT SỐ CỦA TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Dịch vụ kỹ thuật số và hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của tổ chức nước ngoài vào Việt Nam 1.1.1.1. Dịch vụ kỹ thuật số Thuật ngữ “Dịch vụ kỹ thuật số” xuất hiện phổ biến trong thời gian gần đây gắn liền với sự phát triển của của cách mạng công nghiệp 4.0 và đi cùng với thời đại kinh tế số. Kể từ đó, trong lĩnh vực thương mại điện tử, dịch vụ được phân chia thành 02 nhóm như được nêu trong Hình 1.1 gồm: DV KTS và dịch vụ khác: Hàng hóa TMĐT Dịch vụ KTS Dịch vụ Dịch vụ khác Hình 1.1: Phân loại đối tượng kinh doanh trong thương mại điện tử (Nguồn: tác giả) Hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất hay tiêu chí chuẩn mực để xác định một dịch vụ trong thương mại điện tử là DV KTS. Do đó, khái niệm và 9
  19. phạm vi của DV KTS có sự thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia . Chẳng hạn, trong Luật thuế hàng hóa, DV KTS của Mỹ có nêu [28]: “Các sản phẩm kỹ thuật số, hàng hóa hoặc DV KTS, được định nghĩa là hàng hóa, dịch vụ vô hình (phi vật lý) tồn tại ở định dạng điện tử hoặc kỹ thuật số. Chúng được gửi đến khách hàng đầu cuối bằng điện tử, chẳng hạn như qua email hoặc tải xuống trực tuyến”. Theo khái niệm này thì phạm vi DV KTS của Mỹ bao gồm: (i) Dịch vụ xử lý dữ liệu trực tuyến. (ii) Tải về phần mềm. (iii) Tải sách điện tử. (iv) Tải nhạc, tệp âm thanh kỹ thuật số. (v) Tải phim hoặc video kỹ thuật số. (vi) Tải về các hàng hóa kỹ thuật số khác. Theo hướng dẫn về thuế GTGT của Liên minh Châu Âu về thu thuế DV KTS quy định các tiêu chí tạo nên một DV KTS [25]:“Một dịch vụ - trái ngược với hàng hóa vật lý: (i) Dựa trên CNTT; (ii) Được cung cấp điện tử - thông qua internet, cáp đồng hoặc cáp quang và vệ tinh; (iii) Việc cung cấp hoàn toàn tự động – chỉ có sự can thiệp tối thiểu của con người” Theo đó, DV KTS theo quy định của Liên minh Châu Âu được chia thành 5 loại như: (i) Cung cấp video, âm nhạc, trò chơi, xổ số và các trò chơi may rủi khác: Tải phim hoặc chương trình xuống máy tính để bàn, máy tính xách tay và điện thoại; Chơi trực tuyến hoặc tải xuống các trò chơi, bao gồm cả người chơi từ xa; Cung cấp âm nhạc, phim ảnh, cá cược, phát sóng; Nhạc chung, nhạc chờ và âm nhạc. 10
  20. (ii) Dịch vụ trang web: Dịch vụ trang Web hỗ trợ tự động; Bảo trì và hỗ trợ tự động của các trang Web; Lưu trữ các Website; Các nhà cung cấp dịch vụ Internet; Dịch vụ lưu trữ dữ liệu và thông tin trực tuyến. (iii) Dịch vụ phần mềm:Các dịch vụ phần mềm được cung cấp qua internet thông qua các bản tải xuống trên bản phân phối dựa trên đám mây; Tải về trình điều khiển thiết bị ngoại vi như máy in, máy scan; Tải xuống phần mềm phòng chống virus, bộ lọc tường lửa cho máy tính; Tải xuống các gói phần mềm kế toán. (iv) Cung cấp chương trình đào tạo từ xa: Chương trình học từ xa qua mạng; Giáo trình bài tập của sinh viên học trực tuyến. (v) Cung cấp văn bản, hình ảnh và cơ sở dữ liệu: Tải về các thiết kế; Sách điện tử; Quảng cáo trực tuyến; Đăng ký vào các blog, tạp chí hoặc báo trực tuyến; Phí thành viên cho các câu lạc bộ trực tuyến, tạp chí hoặc các trang Web hẹn hò; Sàn giao dịch trực tuyến cho hàng hóa và dịch vụ; Tải xuống các báo cáo, phân tích tài chính hoặc dữ liệu thị trường và các hướng dẫn; Thao tác tính toán dữ liệu qua mạng Internet hoặc các mạng điện tử khác. Ở Malaysia, Luật thuế dịch vụ sửa đổi năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020) [27], DV KTS được Malaysia xác định là “là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp hoặc đăng ký qua internet hoặc mạng điện tử khác và không thể có được nếu không sử dụng CNTT và việc cung cấp dịch vụ về cơ bản là tự động”. Phạm vi của DV KTS bao gồm: (i) Bản quyền phần mềm trực tuyến. (ii) Tường lửa. (iii) Ứng dụng cho điện thoại và video game. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2