intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công "Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá" nhiên cứu phân tích thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội huyện Nga Sơn, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

  1. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Phạm Bá Thắm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Thanh Hóa, 2023
  2. UBND TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Phạm Bá Thắm Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Duyên Thanh Hóa, 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề “Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Duyên. Các số liệu, thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, trung thực, nội dung của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Phạm Bá Thắm
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 11 6. Những đóng góp của luận văn ............................................................ 14 7. Bố cục luận văn ................................................................................... 14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ......................................................................................... 15 1.1. Một số khái niệm về an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội ... 15 1.1.1. Khái niệm anh sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội .............. 15 1.1.2. Cấu trúc an sinh xã hội.................................................................. 19 1.2. Hệ thống an sinh xã hội và vai trò của chính sách an sinh xã hội ........... 23 1.2.1. Hệ thống an sinh xã hội ................................................................ 23 1.2.2. Vai trò của chính sách an sinh xã hội ........................................... 24 1.3. Nội dung thực thi chính sách an sinh xã hội .................................... 27 1.3.1. Chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo ......... 27 1.3.2. Chính sách bảo hiểm xã hội .......................................................... 30 1.3.3. Chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội ............................................ 31 1.3.4. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản ................................................. 34 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 36
  5. iii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HOÁ...........37 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................... 37 2.2. Các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách an sinh huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................... 41 2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá ............................................................................... 42 2.3.1. Thực thi chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo ... 42 2.3.2. Thực thi chính sách bảo hiểm xã hội ............................................ 56 2.3.3. Thực thi chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội .............................. 63 2.3.4. Thực thi chính sách dịch vụ xã hội cơ bản ................................... 68 2.4. Đánh giá chung ................................................................................ 75 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 75 2.4.2. Hạn chế.......................................................................................... 76 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế .................................................................... 77 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................... 80 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HOÁ ..................................................................................... 81 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................. 81 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá ............................................................. 84 3.2.1. Nâng cao hiệu quả chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo .............................................................................................. 84 3.2.2. Nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội ............................ 89 3.2.3. Nâng cao hiệu quả chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội .............. 91 3.2.4. Nâng cao hiệu quả chính sách dịch vụ xã hội cơ bản ................... 94
  6. iv 3.2.5. Các giải pháp khác ........................................................................ 95 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................. 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm tự nguyện BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân KCB Khám chữa bệnh LĐ-TBXH Lao động - Thƣơng binh xã hội NQ-CP Nghị quyết - Chính Phủ NQ/TW Nghị quyết - Trung ƣơng NXB Nhà xuất bản UBND Ủy ban nhân dân YTCS Y tế cơ sở
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022 ................................................................... 39 Bảng 2.2. Số lƣợng, ngành nghề đào tạo lao động nông thôn năm 2020 theo QĐ 1965 ...................................................................................... 43 Bảng 2.3. Đánh giá của ngƣời dân về công tác đào tạo nghề ..................... 46 Bảng 2.4. Đánh giá của ngƣời dân về chính sách xuất khẩu lao động........ 48 Bảng 2.5. Đánh giá của ngƣời dân về hoạt động hỗ trợ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo ................................................................................ 50 Bảng 2.6. Tín dụng cho hộ nghèo ở huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022 51 Bảng 2.7. Đánh giá của ngƣời dân về chính sách tín dụng ......................... 53 Bảng 2.8. Đánh giá của ngƣời dân về thực thi các chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo ................................................ 55 Bảng 2.9. Tổng hợp số liệu thu BHXH, BHYT huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022 ................................................................................... 56 Bảng 2.10. Tổng hợp số liệu chi từ nguồn Bảo hiểm xã hội trong giải quyết chế độ chính sách huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022 ............ 58 Bảng 2.11. Tổng hợp số liệu chi giám định khám chữa bệnh BHYT huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022 .................................................... 59 Bảng 2.12. Đánh giá của ngƣời dân về thực thi chính sách bảo hiểm xã hội ...... 62 Bảng 2.13. Ngƣời có công và thân nhân đang hƣởng trợ cấp, phụ cấp ƣu đãi hàng tháng trên địa bàn huyện Nga Sơn tính đến tháng 12/2022 .... 64 Bảng 2.14. Đánh giá của ngƣời dân về thực thi chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội ........................................................................................... 67 Bảng 2.15. Cơ sở y tế, giƣờng bệnh trên địa bàn huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022 ................................................................................... 70 Bảng 2.16. Đánh giá ngƣời dân về thực thi chính sách y tế.......................... 73
  9. vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020.......... 23 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Nga Sơn năm 2022 ............... 39 Biểu đồ 2.2. Số lƣợt hộ nghèo vay vốn ở huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022 ..52 Biểu đồ 2.3. Số lƣợt ngƣời đi KCB BHYT huyện Nga Sơn giai đoạn 2020-2022.................................................................................. 60
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An sinh xã hội là một trong những trụ cột cơ bản của hệ thống chính sách xã hội, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm xây dựng. Trong tình hình mới, hệ thống an sinh xã hội có mục tiêu phát triển vì con ngƣời, thay đổi căn bản nhận thức về vị trí và vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, khu vực tƣ nhân trong các trụ cột an sinh. Điều này nhằm giảm bớt gánh nặng bao cấp của nhà nƣớc và hội nhập sâu hơn với quốc tế. Hệ thống an sinh xã hội, bao gồm các chính sách bảo hiểm và trợ cấp xã hội, đƣợc các chuyên gia đánh giá là một công cụ hữu ích để bình ổn kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, hệ thống ASXH gồm các trụ cột cơ bản nhƣ tạo việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và giảm nghèo do chính phủ làm chủ đạo. Mục tiêu của hệ thống ASXH là tạo ra một lƣới an toàn nhiều tầng cho tất cả các thành viên, đặc biệt là các đối tƣợng yếu thế, giúp họ ứng phó với những rủi ro, hoạn nạn, đau ốm, bệnh tật, và đảm bảo cuộc sống ổn định. ASXH còn nhằm nâng cao khả năng ứng phó khi mất việc làm và góp phần vào phát triển xã hội bền vững. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây ra những ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kinh tế và an ninh quốc tế, ASXH trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần ổn định chính trị-xã hội ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Hiện nay, có 146 văn bản chính sách ASXH, trong đó có hai văn bản chính sách chung và 144 văn bản chính sách hiện hành về các nhóm chính sách an sinh xã hội. Các chính sách ASXH đã và đang đạt đƣợc nhiều kết quả nhất định, bao gồm giảm tỷ lệ nghèo và hộ nghèo ở các huyện nghèo, tạo điều kiện thuận lợi để giảm nghèo đa chiều và khuyến khích làm giàu. Các dịch vụ xã hội cơ bản đã bảo đảm giáo dục tối thiểu đƣợc thực hiện cao…. Tuy nhiên trong quá trình thực thi chính sách vẫn còn các bất cập cần nghiên cứu để hoàn thiện [16, tr.34].
  11. 2 An sinh xã hội là một trong những nội dung đƣợc đề cập toàn diện, xuyên suốt trong hệ thống quan điểm, chính sách của Đảng ta. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục xác định đây là một lĩnh vực quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảm bảo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội từ cấp cơ sở (cấp huyện) sẽ góp phần ổn định cuộc sống của ngƣời dân góp phần thực hiện mục tiêu mang đến cho mọi ngƣời một cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, vì sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung quan tâm thực hiện chính sách An sinh xã hội với nhiều nỗ lực đáng kể, và đạt đƣợc nhƣ ổn định tạo việc làm cho các hộ nghèo và quan tâm đến ngƣời có công đƣợc ghi nhận và đánh giá cao. Trong số các địa phƣơng thực hiện chính sách ASXH, huyện Nga Sơn - một trong 27 huyện thị và thành phố của tỉnh Thanh Hoá - đã đóng góp không nhỏ vào thành tích đáng kể này. Nga Sơn là một trong những huyện ven biển của tỉnh Thanh Hóa và trong thời gian gần đây, huyện đã nỗ lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho ngƣời dân, đặc biệt là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội. Những kết quả tích cực đã đƣợc đạt đƣợc bao gồm: chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm; hỗ trợ đào tạo nghề để tăng thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn và tồn tại những vấn đề cần tiếp tục đƣợc xem xét, chẳng hạn nhƣ việc tổ chức tuyên truyền chính sách chƣa hiệu quả cao, mức độ tham gia của đối tƣợng thụ hƣởng trong triển khai chính sách còn hạn chế. Do đó, cần đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cụ thể và tích cực để thực hiện trong thời gian tới.Do đó đề tài: “Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
  12. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Chính sách công là một công cụ quan trọng trong quản lý của các quốc gia, bao gồm cả chính sách An sinh xã hội,nhằm tạo ra các quy định và hƣớng dẫn cho hoạt động của chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc khác, đáp ứng các mục tiêu quốc gia, cải thiện cuộc sống của ngƣời dân. Các nhà nghiên cứu đã quan tâm và tiếp cận chính sách công và ASXH từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm kinh tế học, chính trị học, xã hội học, luật pháp học,… Các nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và đƣa ra đề xuất để cải thiện hoặc tối ƣu hóa các chính sách công và ASXH, từ đó đem lại lợi ích cho ngƣời dân và phát triển của quốc gia. Theo M.Robert trong nghiên cứu "Social security today and tomorrow" (2012), bộ máy quản lý chính sách công bao gồm chính sách an sinh xã hội bao gồm các cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ, Thủ tƣớng và Quốc hội. Tuy nhiên, theo tác giả, khái niệm ASXH thƣờng bị hạn chế chỉ là hệ thống chính sách trợ giúp xã hội không có đóng góp và hƣớng tới nhóm ngƣời nghèo, dễ bị tổn thƣơng. M.Robert cũng chỉ ra rằng ASXH thƣờng tập trung vào vai trò của Nhà nƣớc mà không tính đến phần lớn các dịch vụ xã hội hiện nay lại do khu vực tƣ nhân, thị trƣờng cung cấp. Chính vì vậy, cần mở rộng khái niệm ASXH để bao gồm các chính sách về việc làm, y tế, giáo dục nhằm cải thiện mức sống và tăng cƣờng an ninh xã hội cho toàn dân [41]. Với Millicent Addo (2014), Externally Assisted Development Projects in Africa: Implementation and Public Policy, nghiên cứu đã phân tích đƣợc các điều kiện, nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách ASXH nhƣ chính trị, kinh tế và tổ chức, là hƣớng để tác giả vận dụng kế thừa trong công trình của mình [42]. Nghiên cứu của Public Administration & Public Policies; Aspects of good Governance (2015), Public policy of the output of government, MDIS -
  13. 4 Management Development Institute of Singap, Chỉ rõ cách thức tổ chức thi thi có hiệu quả chính sách công [43]. Tác giả Frederick A. Lazin, Hubert (2015), PolicyImplementation and Social Welfare Binding, Hardcover, cũng nghiên cứu và đề xuất 3 nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi chính sách công nhƣ trình độ bộ máy quản lý, trình độ dân trí địa phƣơng và thể chế chính sách ban hành trong các thời kỳ [40]. Với tác giả Basir chand (2019), Tác giả chỉ ra đƣợc bản chất quá trình thực thi chính sách công trong đó làm rõ phƣơng pháp thực thi chính sách công là từ trên xuống và từ dƣới lên, đồng thời phân tích ƣu hạn chế trong từng phƣơng pháp, là cách thức để tác giả kế thừa trong việc vận dụng các phƣơng pháp trong thực tế địa phƣơng [39]. Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), an sinh xã hội giúp giảm thiểu tình trạng gia đình rơi vào cảnh nghèo và dễ bị tổn thƣơng, từ đó giảm căn nguyên dẫn đến lao động trẻ em. Báo cáo Vai trò của an sinh xã hội trong xóa bỏ lao động trẻ em: Đánh giá bằng chứng và hàm ý chính sách, đƣa ra bằng chứng từ một số nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 2010 cho thấy an sinh xã hội góp phần làm giảm lao động trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em đến trƣờng bằng cách giúp các gia đình đối phó với những cú sốc về kinh tế hay y tế. Tuy nhiên, nghiên cứu cho biết mới có quá ít tiến bộ đạt đƣợc trong việc đảm bảo mọi trẻ em đều đƣợc hƣởng các chế độ an sinh xã hội. 73,6% dân số trẻ em, tƣơng đƣơng với khoảng 1,5 tỷ trẻ em trong độ tuổi từ 0-14 trên toàn thế giới không đƣợc hƣởng trợ cấp gia đình hay trợ cấp cho trẻ em bằng tiền mặt. Báo cáo cho rằng khoảng trống lớn này cần phải đƣợc thu hẹp và nhanh chóng xóa bỏ1. 1 https://tapchitoaan.vn/an-sinh-xa-hoi-o-hoa-ky-va-mot-so-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam6607.html
  14. 5 Ông Guy Ryder, Tổng giám đốc ILO, cho biết: “Có nhiều lý do để đầu tƣ vào an sinh xã hội toàn dân, trong đó xóa bỏ lao động trẻ em là một trong những lý do thuyết phục nhất xét đến tác động của vấn đề này đối với quyền và phúc lợi của trẻ em." Các chính phủ đã xây dựng một loạt các chính sách mà họ có thể triển khai để thúc đẩy an sinh xã hội. Nghiên cứu cho biết, nếu các nhà hoạch định chính sách không hành động một cách quyết đoán thì đại dịch COVID-19, các cuộc xung đột đang diễn ra, đói nghèo gia tăng và biến đổi khí hậu sẽ càng khiến tình trạng lao động trẻ em tăng cao. Hơn 160 triệu trẻ em trên toàn thế giới - tức một phần mƣời trẻ em trong độ tuổi 5-17 tuổi - vẫn đang tham gia lao động trẻ em và tiến bộ đạt đƣợc trong xóa bỏ lao động trẻ em đã bị đình trệ kể từ năm 2016. Những xu hƣớng này đã xuất hiện ngay cả trƣớc khi cuộc khủng hoảng COVID-19 xảy ra. Ƣớc tính rằng nếu không có các chiến lƣợc giảm thiểu, con số lao động trẻ em có thể tăng thêm 8,9 triệu vào cuối năm 2022 do tình trạng nghèo đói và dễ bị tổn thƣơng gia tăng2. Nhƣ vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nhiều vào chính sách công trong đó phần nhỏ định hƣớng riêng đến chính sách ASXH với các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thực thi chính sách, phƣơng pháp thực hiện quản lý chính sách công…là nền tảng đến tác gỉ có thể vận dụng, nghiên cứu đặc trƣng địa phƣơng về thực thi chính sách ASXH. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Chính sách ASXH đã và đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, có nhiều công trình nghiên cứu về thực thi chính sách ASXH, các nghiên cứu đƣợc tiếp cạn dƣới các góc độ khác nhau, cụ thể: - Các nghiên cứu về thể hiện vai trò của ASXH Trong nghiên cứu "Hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nƣớc" đăng ngày 8/5/2019 trên Trang thông tin 2 https://tapchitoaan.vn/an-sinh-xa-hoi-o-hoa-ky-va-mot-so-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam6607.html
  15. 6 điện tử Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, tác giả Lê Phƣơng chỉ ra xu hƣớng già hóa dân số sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống an sinh xã hội hiện nay và tƣơng lai. Cụ thể, già hóa dân số sẽ tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế, bảo hiểm xã hội, các dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ nêu sơ sớ một số khó khăn trong lĩnh vực an sinh xã hội mà chƣa phân tích đầy đủ bản chất phức tạp của việc thực thi chính sách an sinh xã hội trong điều kiện dân số già hóa. Do đó, theo tác giả Lê Phƣơng, cần có nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về thực trạng và thách thức đối với hệ thống an sinh trong bối cảnh dân số già hóa, từ đó có cơ sở khoa học để hoàn thiện chiến lƣợc và chính sách an sinh phù hợp [46]. Trong bài viết "Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra" đăng trên Tạp chí lý luận chính trị, Lê Ngọc Hùng cho rằng: An sinh xã hội góp phần tăng trƣởng kinh tế và gắn kết xã hội qua các biện pháp: Hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời yếu thế tham gia thị trƣờng lao động, giảm nghèo và bất bình đẳng. Nâng cao nguồn lực con ngƣời, tạo cơ hội và phát triển con ngƣời. Tăng cƣờng sự hội nhập xã hội. Theo Lê Ngọc Hùng, đây chính là tiền đề để đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững và gắn kết xã hội. Tuy nhiên, bài viết chƣa phân tích đầy đủ ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế, xã hội khác đối với tăng trƣởng kinh tế và gắn kết xã hội. Vai trò của an sinh xã hội cần đƣợc đánh giá một cách toàn diện hơn [16, tr. 34]. Trong bài viết "Nâng cao cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu trong phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam" đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị, Trần Quốc Toản đã Phân tích đầy đủ các vai trò cơ bản của an sinh xã hội; dong thoi chỉ ra tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu để đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời dân [27, tr.45]. - Các nghiên cứu về những khó khăn, hạn chế trong thực thi chính sách ASXH.
  16. 7 Theo Vũ Văn Phúc trong bài viết " An sinh xã hội ở nƣớc ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn " đăng trên tạp chí Cộng sản, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định vi du nhu: Chính sách, luật pháp về an sinh xã hội chƣa theo kịp nhu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế; Ben canh do, nguy cơ, rủi ro xã hội ngày càng gia tăng trong bối cảnh phát triển. Nguồn lực còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội cho ngƣời dân [24]. Theo Nguyễn Văn Yên trong bài viết "Khó khăn thực hiện chính sách ASXH thời kỳ chuyển đổi số Việt Nam" đăng trên tạp chí Cộng sản, hiện nay gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số, cụ thể là: Tƣ duy quản lý về an sinh xã hội chƣa theo kịp quá trình đổi mới đất nƣớc, hội nhập quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế số. Nguồn nhân lực làm công tác an sinh xã hội còn yếu về kỹ năng chuyên môn, tính chuyên nghiệp, đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ số vào quản lý, điều hành chính sách an sinh xã hội. Do đó, theo Nguyễn Văn Yên, cần đổi mới tƣ duy quản lý, đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ số một cách hiệu quả hơn để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện thành công chính sách an sinh xã hội trong thời đại công nghệ số. - Các nghiên cứu phân tích thực thi chính sách ASXH tại các địa phƣơng Việt Nam. Theo nghiên cứu của Tạ Thị Hồng trong luận văn thạc sĩ "Chính sách an sinh xã hội đối với người khó khăn hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên" năm 2013 tại Đại học Thái Nguyên, tác giả đã làm rõ vấn đề lý luận về chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách an sinh xã hội cho những ngƣời khó khăn ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đánh giá đúng thực trạng và chỉ rõ những hạn chế trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nhóm đối tƣợng này ở tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
  17. 8 chính sách an sinh xã hội đối với ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian tới [15]. Trong luận văn Chính sách an sinh xã hội thành phố Nam Định - Thực trạng và giải pháp (2016), Luận văn thạc sỹ của Học viện hành chính quốc gia 2016, Lê Anh Giang đã làm rõ vấn đề ASXH dƣới góc độ quản lý công thể hiện về vai trò ASXH, và chỉ ra nhóm 3 giải pháp trong thực thi chính sách tại Nam Định, song vẫn còn chƣa làm rõ đƣợc chính sách về việc làm, là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu [12]. Nguyễn Thị Linh Giang (2017) đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về thực thi chính sách an sinh xã hội. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội ở vùng Tây Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp để tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội ở vùng Tây Nguyên một cách có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Các giải pháp đƣợc trình bày khá chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng Tây Nguyên. Luận án mang tính ứng dụng cao, cung cấp nhiều kiến thức và gợi mở hƣớng giải quyết cho những vấn đề thực tiễn liên quan tới thực thi chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, luận án cũng còn hạn chế trong việc đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố chính trị, văn hóa đến công tác thực thi chính sách an sinh xã hội [12]. Trong khi đó, Lê Anh (2017), Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay - Thực trạng và giải pháp, lại nghiên cứu cùng vấn đề nhƣng từ phƣơng diện khoa học chính trị. Cụ thể luận án của chú trọng đến các yếu tố chính trị, văn hóa ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách, từ đó đề xuất các giải pháp từ góc độ chính sách và chính trị. Do đó, hai luận án bổ sung cho nhau và cùng góp phần làm sáng tỏ vấn đề thực thi chính sách an sinh xã hội từ những khía cạnh khác nhau [1]. Theo Nguyễn Hồng Nhung (2017) trong luận văn thạc sĩ "Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", tác giả đã đề xuất
  18. 9 một số giải pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội, ƣu tiên bố trí cán bộ chuyên trách ở cấp xã. Đổi mới trình tự, thủ tục quyết định chính sách theo hƣớng giản đơn hóa giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện nhằm đáp ứng kịp thời hơn cho ngƣời dân [20]. - Các nghiên cứu phân tích thực thi chính sách ASXH tại các địa phƣơng trong tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu góc độ địa phƣơng trong tỉnh Thanh Hóa có nghiên cứu Nguyễn Văn Nam (2021), Tình hình thực hiện các chính sách về an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí Khoa học trƣờng Đại học Hồng Đức; số 3/2021. Đã chỉ ra tỉnh Thanh Hoá thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp xã hội cho trên 203.000 đối tƣợng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí gần 84 tỷ đồng/tháng. Tham mƣu, trình UBND tỉnh hỗ trợ hơn 410 tấn gạo cho hơn 14.700 lƣợt ngƣời dân và hội viên Hội Ngƣời mù tỉnh gặp khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán, thời kỳ thiếu lƣơng thực đầu năm 2021 và trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; các cấp chính quyền địa phƣơng đã phối hợp tổ chức trao tặng 364.463 suất quà, 17.985 kg gạo cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, đối tƣợng bảo trợ xã hội (tổng trị giá trên 208 tỷ đồng) và tổ chức mừng thọ ngƣời cao tuổi dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu (tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng). Các cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục làm tốt công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng và điều trị cho 1.160 đối tƣợng bảo trợ xã hội, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh Covid-19 [18]. Đoàn Lƣu (2022), Huyện Nhƣ Xuân thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền huyện quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Qua đó, đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực chung tay hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách, ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn vƣơn lên trong cuộc sống [45].
  19. 10 An sinh xã hội là một trong những chính sách quan trọng của một quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế và xã hội đang phát triển. Chính sách ASXH đƣợc thiết kế để đảm bảo cho mọi công dân có đủ điều kiện sống tối thiểu, bao gồm cung cấp các dịch vụ cơ bản nhƣ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, thực phẩm và nƣớc uống, cũng nhƣ các khoản trợ cấp, bảo hiểm và các hoạt động giảm nghèo. Tuy nhiên, thực hiện chính sách ASXH không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là tại các địa phƣơng có đặc trƣng khác nhau. Mỗi địa phƣơng sẽ có những ƣu điểm và hạn chế riêng, và vì vậy, các vận dụng mô hình và cách thực hiện chính sách ASXH cũng sẽ khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng. Về việc nghiên cứu thực hiện chính sách ASXH tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đây là một địa phƣơng có nhiều thách thức về phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là trong việc đảm bảo cho mọi công dân có đủ điều kiện sống tối thiểu trong khi đó lại chƣa có đề tài nào nghiên cứu sâu cụ thể về vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu thực hiện chính sách ASXH tại địa phƣơng này là rất cần thiết, để đánh giá thực trạng tổ chức chính sách ASXH, phân tích các hạn chế và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp cải tiến và thúc đẩy thực hiện chính sách ASXH phù hợp tại huyện Nga Sơn trên các vấn đề chính nhƣ: Chính sách đảm bảo việc làm,; Chính sách bảo hiểm xã hội; Chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội; . Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản; Thêm vào đó là những phân tích hạn chế nguyên nhân nhằm đề xuất giải pháp thực thi chính sách ASXH trên địa bàn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phân tích thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội huyện Nga Sơn, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tiếp theo.
  20. 11 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách ASXH. - Phân tích đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách ASXH huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sách ASXH huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá - Phạm vi thời gian: Từ năm 2020-2022. - Phạm vị nội dung nghiên cứu: Tập trung vào tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội từ 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung lý luận về tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội. Các tài liệu nghiên cứu bao gồm các luận văn, luân án, giáo trình và các bài báo đã đƣợc công bố liên quan đến thực thi chính sách ASXH, các tài liệu đƣợc công bố tại đơn vị nghiên cứu nhƣ Báo cáo tình hình thực thi chính sách ngƣời có công Nga Sơn, Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội huyện Nga Sơn… Đây chính là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đƣa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu dựa trên thống kê sử dụng nhằm tập trung vào các dữ liệu về phát triển kinh tế xã hội, dân cƣ, mức sống,… và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2