intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– TRƯƠNG HỒNG VÂN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2019
  2. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– TRƯƠNG HỒNG VÂN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lợi Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp lý, kiến thức chuyên môn, điều tra nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, phân tích số liệu và đặc biệt dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng Đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý đất đai” Tác giả luận văn Trương Hồng Vân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi, Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sự góp ý, giúp đỡ chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa quản lý tài nguyên, Phòng đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê; UBND huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Trương Hồng Vân
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất ..... 4 1.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất ....................................................... 4 1.1.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất ......................................................... 5 1.2. Đặc điểm, phương pháp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...... 9 1.2.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .................. 9 1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................................................. 14 1.3. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất trên Thế giới và Việt Nam ......................................................................................................... 21 1.3.1. Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới ............. 21 1.3.2. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .................................................................................................. 28 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 34 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 34 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn ............................................................. 34 2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................... 34 2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất lựa chọn các LUT có hiệu quả theo các tiểu vùng .............................................................................. 35
  6. iv 2.2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp............... 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 35 2.3.2. Phương pháp chọn điểm điều tra .................................................... 35 2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ ....................................... 36 2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp............... 36 2.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và viết báo cáo .................. 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 38 3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường ............................ 38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 38 3.1.2. Thực trạng môi trường .......................................................................... 43 3.1.3. Thực trạng về kinh tế, xã hội của huyện Hóc Môn ............................... 44 3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................................... 47 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hóc Môn ........................................ 47 3.2.2. Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Hóc Môn............. 51 3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đề xuất lựa chọn các LUT có hiệu quả theo các tiểu vùng .............................................................................. 54 3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các LUT ......................................... 54 3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội theo các LUT ......................................... 57 3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường theo các LUT .................................. 60 3.3.4. Đánh giá, lựa chọn LUT và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh .................................... 65 3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp ................................... 68 3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 68 3.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 70 3.4.3. Giải pháp ............................................................................................... 71
  7. v KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73 1. Kết luận ....................................................................................................... 73 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV Bảo vệ thực vật CLĐ Công lao động CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DC Chi phí trực tiếp IE Chi phí trung gian DTTN Diện tích tự nhiên GM Lãi thô GO Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn HQKT Hiệu quả kinh tế HQMT Hiệu quả môi trường HQXH Hiệu quả xã hội LUT Loại sử dụng đất
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng năm 2017 huyện Hóc Môn ............................. 47 Bảng 3.2: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của khu vực ven sông, rạch ................................................. 51 Bảng 3.3: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của khu vực 2 ...................................................................... 52 Bảng 3.4: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của khu vực 3 ...................................................................... 53 Bảng 3.5: Phân cấp tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế theo các LUT huyện Hóc Môn ............................................................................. 54 Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực 1, huyện Hóc Môn .................................................................. 55 Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực 2, huyện Hóc Môn .................................................................. 56 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực 3, huyện Hóc Môn .................................................................. 57 Bảng 3.9: Phân cấp tiêu chí đánh giá về hiệu quả xã hội theo các LUT huyện Hóc Môn ............................................................................. 58 Bảng 3.10: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất khu vực 1, huyện Hóc Môn ......................................................................... 59 Bảng 3.11: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất khu vực 2 huyện Hóc Môn .......................................................................... 59 Bảng 3.12: Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất khu vực 3, huyện Hóc Môn ......................................................................... 60 Bảng 3.13: Phân cấp tiêu chí đánh giá về hiệu quả môi trường theo các LUT huyện Hóc Môn .................................................................... 60 Bảng 3.14: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu ................................................................. 61
  10. viii Bảng 3.15: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu ................................................................. 62 Bảng 3.16: Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu ................................................................. 63 Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả đánh giá phân cấp theo các loại hình sử dụng đất ......................................................................................... 64
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và thực sự có hiệu quả kinh tế đã trở thành chiến lược quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi nhiều nguyên nhân: Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi, áp lực dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật; do điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người dẫn tới đất bị ô nhiễm, thoái hoá, mất khả năng canh tác, trong khi đó để phục hồi độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng trăm năm. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người, hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để bắt nguồn tư liệu có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững. Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của đại bộ phận nhân dân dựa vào sản xuất nông nghiệp (SXNN), thì đất đai lại càng quý giá hơn. Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các loại quỹ đất hiện có là việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một nước nông nghiệp, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tiềm năng chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động và đất đai.
  12. 2 Huyện Hóc Môn gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã và 1 thị trấn, có 83 ấp - khu phố tổng diện tích tự nhiên là 109,43 Km2 chiếm 5,21% so với diện tích toàn Thành phố; dân số 357.579 người (năm 2011). Vị trí địa lý: Nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí là cửa ngõ vào nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng, như đường quốc gia 1A, từ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trong điểm phía Nam và miền Đông Nam Bộ; đường Xuyên Á - QL22 liên quốc gia từ Campuchia qua Tây Ninh vào TP.HCM và nối liền đường quốc gia 1A đi các tỉnh. Phát triển nông nghiêp sinh thái bền vững theo hướng đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi gắn với khả năng cạnh tranh cao và thị trường, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và hướng vào phục vụ du lịch sinh thái. Triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, hình thành sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn. Đầu tư các vùng sản xuất nông sản, hàng hoá tập trung quy mô lớn ở phía Đông – Đông Bắc (bao gồm các xã Nhị Bình, Đông Thạnh, 1 phần của Thới Tam Thôn) của huyện nhằm tạo ra sản phẩm ổn định, chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, nâng cao tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, tăng các loại nông sản hàng hoá huyện có lợi thế. Phấn đấu đảm bảo nhu cầu cho tiêu dùng nội bộ và phục vụ cho khu vực nội thành. Phát triển khu vực trồng rau sạch (chương trình GAP), hoa, cây kiểng để phục vụ cho thành phố. Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn, sử dụng có hiệu quả khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Yêu cầu sử dụng đất thể hiện cấp độ, khả năng thích nghi đất đai của từng loại hình sử dụng đất nhằm xác định khu vực bố trí tốt nhất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho hiệu quả kinh tế cao. Chính
  13. 3 vì vậy cần tìm ra những hạn chế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Hóc Môn để có những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, bền vững là yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất . Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lợi – Giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể: - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu; - Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo 3 tiêu chí: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; - Đánh giá được thực trạng các loại hình sử dụng đất theo các tiểu vùng của huyện Hóc Môn, từ đó đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp cho huyện trong thời gian tới; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải sát thực với điều kiện cụ thể ở địa phương và có tính khả thi cao. 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho học viên trong quá trình nghiên cứu. - Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiệu đất đai từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao cho địa phương.
  14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất. Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau: - Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô
  15. 5 kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan. Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001).[6] - Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài. - Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cả cộng đồng. - Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. - Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành. 1.1.2. Phân loại hiệu quả sử dụng đất Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía cạnh: Hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường. 1.1.2.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá tính bền vững quản lý sử dụng đất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực sản xuất có hạn, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của xã hội ngày càng gia tăng và đa dạng thì nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan và bức xúc của sản xuất xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau: - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất.
  16. 6 - Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. - Hiệu quả kinh tế phải được gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các doanh nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về thời gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội. - Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể việc sử dụng các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong quá trình sản xuất ở từng đơn vị, ngành, nền sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định các doanh nghiệp với mục đích là tiết kiệm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều nhất với các chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do đó hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề: Một là: Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại. Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất... Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và luôn vận động. Theo nguyên lý đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới mà từng phần tử đều không có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng lẻ. Do vậy việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ
  17. 7 phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống. Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội. Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với chi phí tài nguyên ít nhất. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư. Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. 1.1.2.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao
  18. 8 động, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân. Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp mà chỉ tiêu quan trọng nhất là giá trị của sản phẩm nông nghiệp đạt cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay chủ yếu được xác định bằng khả năng thu hút lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương 1.1.2.3. Hiệu quả môi trường Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái (Đỗ Nguyên Hải, 1999). Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua
  19. 9 lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. Bên cạnh cách phân loại hiệu quả nói trên, người ta còn có thể căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế, căn cứ vào các yếu tố cơ bản về sản xuất, phương hướng tác động vào sản xuất cả về mặt không gian và thời gian... Tuy nhiên, dù nghiên cứu ở bất cứ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu quả cũng phải xem xét về mặt không gian và thời gian, trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền kinh tế. Ở đó, hiệu quả bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường với một mối quan hệ mật thiết thống nhất và không thể tách rời nhau. Có như vậy mới đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả được đầy đủ, chính xác và toàn diện. 1.2. Đặc điểm, phương pháp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1. Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1.1. Đất nông nghiệp Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tố không thể thiếu cấu thành môi trường sống. Đất là nơi chứa đựng không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Với đặc thù vô cùng quý giá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn loài trên trái đất. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên. Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
  20. 10 dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Các Mác đã từng nói “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất”. Theo Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác . 1.2.1.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp a. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp - Nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. - Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. - Nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, cải tạo và bồi bổ đất đai. - Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất. - Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp. Nội dung của nguyên tắc là : + Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác. + Đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp làm nông nghiệp được Nhà nước giao đất nông nghiệp để sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền sử dụng đất. + Không được tùy tiện mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn mới trên đất trồng lúa nước. + Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang phục hóa lấn biển để mở rộng diện tích đất nông nghiệp,...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2