Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Thực trạng quản lý sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2017
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các công ty nông lâm nghiệp. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Thực trạng quản lý sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– LÊ CÔNG TIẾN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC CÔNG TY NÔNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI TỪ NÔNG LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2006 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– LÊ CÔNG TIẾN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC CÔNG TY NÔNG LÂM NGHIỆP ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI TỪ NÔNG LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2006 - 2017 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Yên Bái, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Lê Công Tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế Đặng là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo, công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên; các cơ quan ban ngành khác có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó. Xin trân trọng cảm ơn! Yên Bái, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Lê Công Tiến . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 4 1.2. Một số nghiên cứu về tình hình quản lý sử dụng đất nông lâm trường ở Việt Nam ........................................................................................................... 8 1.3. Kết quả thực hiện về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các nông lâm trường quốc doanh trên địa bàn cả nước ........................................................... 9 1.3.1. Từ trước năm 2004 .................................................................................. 9 1.3.2. Giai đoạn 2004-2014 ............................................................................. 11 1.4. Một số kết luận từ tổng quan tài liệu ....................................................... 19 1.4.1. Những thành công đã đạt được ............................................................. 19 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 20 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 2.2.1. Khái quát tình hình cơ bản và các công ty nông lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái ............................................................................................................ 20 2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.............................................................................................. 20 2.2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................ 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ...................................... 21 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: ...................................... 21 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính ......................... 22 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 23 3.1. Khái quát tình hình cơ bản và các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái ......................................................................................................................... 23 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái ................................... 23 3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Yên Bái .................................. 30 3.1.3. Khái quát các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Yên Bái .......................... 37 3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ............................................................................................................ 41 3.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái trước năm 2006 .......................................................................... 41 3.2.2. Thực trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng của các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 ......................................................................................................................... 42 3.2.3. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 .............. 68 3.2.4. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 ......................................................................................................................... 81 3.2.5. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất không đúng với các quy định pháp luật đất đai của các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 ..................................................... 82 3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................ 85 3.3.1. Giải pháp về chính sách pháp luật ........................................................ 85 3.3.2. Giải pháp về đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...................................................................................................... 86 3.3.3. Giải pháp về công tác giao đất .............................................................. 86 3.3.4. Giải pháp về giải quyết tranh chấp, lấn chiếm ...................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.3.5. Giải pháp về tăng hiệu quả đất nông lâm nghiệp ................................. 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 89 1. Kết luận ....................................................................................................... 89 2. Kiến nghị ......................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa CTNN : Công ty Nông nghiệp CTLN : Công ty Lâm nghiệp CNXH : Chủ nghĩa xã hội GCN QSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HTX : Hợp tác xã NQ : Nghị Quyết QLĐĐ : Quản lý đất đai SDĐ : Sử dụng đất TNMT : Tài nguyên Môi trường TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế (tính theo giá thực tế) giai đoạn 2011 - 2017 ............................................................................................. 26 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) giai đoạn 2011 - 2017 ........................................................................... 27 Bảng 3.3: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 tỉnh Yên Bái .......... 29 Bảng 3.4: Lực lượng lao động tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2017............... 29 Bảng 3.5: Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng của các công ty nông lâm nghiệp, lâm trường tỉnh Yên Bái (trước chuyển đổi năm 2016) .............. 43 Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất của các công ty lâm nghiệp, lâm trường phân theo đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái (trước chuyển đổi năm 2016)................................................................................................................ 44 Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất của các Công ty lâm nghiệp, lâm trường sau thực hiện sắp xếp, chuyển đổi (năm 2016) ..................................................... 47 Bảng 3.8: Diện tích đất các Công ty lâm nghiệp, lâm trường giữ lại để quản lý và sử dụng (năm 2016) .................................................................................... 66 Bảng 3.9: Diện tích đất các Công ty nông lâm nghiệp, lâm trường dự kiến trả lại địa phương (năm 2016) .............................................................................. 67 Bảng 3.10: Tổng hợp thực trạng quản lý, sử dụng đất tại các Công ty lâm nghiệp, lâm trường và Công ty cổ phần chè hiện nay..................................... 70 Bảng 3.11: Các hình thức giao đất lâm nghiệp, lâm trường ........................... 73 Bảng 3.12: Diện tích các Công ty lâm nghiệp, lâm trường đang giao khoán trên địa bàn ......................................................................................................................... 75 Bảng 3.13: Diện tích các Công ty nông lâm nghiệp, lâm trường cho mượn, tự ý chuyển mục đích sử dụng trái pháp luật ...................................................... 77 Bảng 3.14: Diện tích đất đai đang bị tranh chấp, lấn chiếm trong các Công ty nông lâm nghiệp, lâm trường .......................................................................... 78 Bảng 3.15: Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các Công ty lâm nghiệp, lâm trường ....................................................................................................... 80 Bảng 3.16: Nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại các Công ty nông, lâm nghiệp ......................................................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Yên Bái ....................................................... 23 Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Yên Bái năm 2017............................. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông lâm trường quốc doanh là lực lượng nòng cốt quản lý, sử dụng đất đai và tài nguyên rừng vùng trung du miền núi của Việt Nam từ sau cải cách ruộng đất ở Miền Bắc và sau năm 1975 giải phóng ở Miền Nam. Việc hình thành các Nông lâm trường không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế khách quan, mà còn là yêu cầu kết hợp kinh tế với quốc phòng, ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng trung du miền núi. Qua các thời kỳ phát triển của đất nước, các nông lâm trường quốc doanh đã được tổ chức, điều chỉnh sắp xếp lại nhiều lần và luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, phát triển rừng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh xã hội ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh kết quả đạt được, hơn 60 năm qua dưới áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và những biến cố lịch sử, cùng với nhận thức về giá trị sinh thái môi trường của rừng còn hạn chế nên việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung của các nông lâm trường quốc doanh chưa hiệu quả, tài nguyên rừng bị suy giảm đáng kể cả về quy mô diện tích và chất lượng rừng, đặc biệt là từ sau thời kỳ đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong quản lý, sử dụng đất đai với người dân địa phương. Nhằm đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, rừng và các nguồn lực sẵn có của các nông lâm trường, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Để thực hiện nghị quyết Bộ chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh: Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. Quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại các nông lâm trường đã mang lại những chuyển biến tích cực, bước đầu làm rõ được hiện trạng quản lý, sử dụng đất, góp phần giải quyết đất ở, đất sản xuất cho người dân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 nâng cao đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, tình trạng tranh chấp vi phạm pháp luật về đất đai vẫn còn xảy ra, việc sử dụng đất đai lãng phí, kém hiệu quả. Trước tình hình đó Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Thủ tướng Chính phủ banh hành Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 về chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung du Bắc Bộ. Trước năm 2006 Yên Bái có tổng số 9 lâm trường quốc doanh và 7 công ty chè được phân bố trên địa bàn 9 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh; quản lý, sử dụng tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất phi nông nghiệp là 276.678,22 ha. Nhưng việc quản lý, sử dụng đất của các công ty còn nhiều bất cập, yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân ngày càng diễn ra phức tạp mà đến nay các cấp chính quyền chưa có phương án, biện pháp giải quyết dứt điểm dẫn đến gây mất ổn định xã hội,… Trước những nhu cầu thực tế, được sự phân công của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2017”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Khái quát tình hình cơ bản và các công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường giai đoạn 2006 - 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đối với quỹ đất đã giao cho các công ty nông lâm nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đối với quỹ đất của các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý, sử dụng đất tại các Công ty nông lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường; giải quyết được tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp đất đai tại các Công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái; từ đó góp phần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Khái niệm về đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay (lời nói đầu Luật Đất đai, 1987; Luật Đất đai, 1993). Vai trò của đất đai đối với các ngành: (1) Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản); quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. (2) Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo,...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,...); quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu, quá trình sinh học tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ thuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn. Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất; quyết định giá đất; quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để thực hiện được quyền đại diện chủ sở hữu, Nhà nước chịu trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; quản lý tài chính về đất đai và giá đất; quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai (Điều 17, Điều 18 Hiến pháp năm 1992; Điều 5, Điều 6 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, Điều 54 Hiến pháp năm 2013; Điều 4, Điều 13, Điều 22 Luật Đất đai năm 2013). Để quản lý, sử dụng đất đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật, Nhà nước quy định người sử dụng đất, đề ra các nguyên tắc sử dụng đất, quy định người chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất, đối với đất giao để quản lý và những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng đất như: Sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng mục đích; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh…; người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương…; tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư…; lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích… (Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013). Khái niệm về nông lâm trường: Nông lâm trường quốc doanh là đơn vị kinh tế quốc doanh chủ lực của ngành nông lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng. Với chức năng nhiệm vụ là doanh nghiệp nhà nước, do vậy cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, nông lâm trường quốc doanh phải hạch toán sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông lâm sản, đem lại nhiều lợi nhuận cho nông lâm trường và Nhà nước. Sự khác biệt của nông lâm trường quốc doanh với các doanh nghiệp nhà nước khác là được Nhà nước giao đất, giao rừng với diện tích lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp, vừa tham gia hoạt động công ích hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở vùng trung du miền núi, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2015). Vai trò của nông lâm trường: Nông lâm trường là trung tâm kinh tế - kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cung cấp giống cây trồng, giống vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 nuôi, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ, chế biến nông sản cho nông dân trong vùng; thực hiện sản xuất kinh doanh tổng hợp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm sản đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo được một số mô hình mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt nhiều nông, lâm trường quốc doanh đã tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hình thành các tụ điểm văn hóa, trung tâm kinh tế - xã hội, thị trấn, thị tứ trên địa bàn. Qua đó đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, góp phần tích cực và phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2015). Nông, lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuất nông, lâm sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới, nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng xung yếu, khó khăn. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp, các nông, lâm trường quốc doanh đã có những chuyển đổi quan trọng cả về tổ chức quản lý và nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống người lao động. Nông, lâm trường quốc doanh đã có đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền núi. Nhiều nông, lâm trường đã trở thành nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông, lâm sản quan trọng, hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm sản…Tuy nhiên, các nông, lâm trường còn những yếu kém sau đây: Hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều; quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với nông lâm trường xảy ra ở nhiều nơi. Chủ trương giao khoán đất đai, vườn cây, rừng ổn định lâu dài cho hộ thành viên chậm được thực hiện, hoặc thực hiện không đúng; một số nông, lâm trường đã khoán trắng cho người nhận khoán. Sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, số nông, lâm trường làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 ăn có lãi chưa nhiều, mức nộp ngân sách hàng năm ít, công nợ phải trả lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông, lâm trường xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống cán bộ, công nhân viên còn nhiều khó khăn, việc đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viên trong nông, lâm trường chưa được thực hiện nghiêm túc. Một số nông trường chưa quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tại chỗ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gắn bó với nông trường, ổn định sản xuất, đời sống. Bộ máy quản lý của các nông, lâm trường tuy có giảm nhiều so với trước, nhưng vẫn còn lớn, hiệu quả điều hành thấp…(Bộ Chính trị, 2013). Sau quá trình sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết sô 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị. Hiện nay, trên cả nước còn có 408 nông trường, lâm trường (gồm 156 doanh nghiệp nông nghiệp, 163 doanh nghiệp lâm nghiệp, 89 ban quản lý rừng) đang quản lý, sử dụng là 3.794.850 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.623.539 ha (chiếm 95,49% tổng diện tích); đất phi nông nghiệp là 71.706 ha (chiếm 1,89%); đất chưa sử dụng là 99.065 ha, chiếm 2,62%; diện tích đã bàn giao cho địa phương quản lý 529.415 ha. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn kém hiệu quả; việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường theo Nghị quyết số 28-NQ/TW thực hiện còn chậm, chất lượng và hiệu quả đạt được thấp; việc quản lý, sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập. 1.2. Một số nghiên cứu về tình hình quản lý sử dụng đất nông lâm trường ở Việt Nam - Báo cáo số 958/BC-UBTVQH13 ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Bài báo nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” của các tác giả Trần Xuân Miễn, Xuân Thị Thu Thảo và Bùi Văn Phong (2016) trên tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 6 đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất các nông lâm trường trong thời gian tới. - Báo cáo “Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương” của nhóm tác giả Tô Xuân Phúc-Forest Trends; Phan Đình Nhã, Phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 Quang Tú, Đỗ Duy Khôi - CODE (2013) đã chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình sản xuất trên đất nông lâm trường giữa các công ty lâm nghiệp và người dân địa phương, nguyên nhân và mô hình giải quyết các mâu thuẫn đó. - Đề tài “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai” của tác giả Nguyễn Văn Quảng (2016) đã đánh giá được thực trạng tình hình quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường trên toàn tỉnh Lào Cai với những mặt tích cực và hạn chế của công tác quản lý sử dụng đất, đồng thời đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường. - Đề tài “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Hoàng Dương Tuấn (2016) đã đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với những mặt tích cực và tiêu cực từ đó đề xuất được các biện pháp quản lý sử dụng cho phù hợp. - Báo cáo hội thảo “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh” của các tác giả Nguyễn Tiến Sỹ, Phan Thị Thanh Huyền, Luyện Hữu Cử (2016) đã phân tích tình hình quản lý sử dụng đất nông lâm trường sau sắp xếp đổi mới của Chính phủ qua đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường. - Báo cáo hội thảo “Một số giải pháp hạn chế khiếu nại, tranh chấp đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh” của các tác giả Phan Thị Thanh Huyền (2016), đã phân tích tình hình tranh chấp lấn chiếm đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này. 1.3. Kết quả thực hiện về tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các nông lâm trường quốc doanh trên địa bàn cả nước Theo Báo cáo số 958/BC-UBTVQH13 ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014 như sau: 1.3.1. Từ trước năm 2004 1.3.1.1. Việc đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trước năm 2004, có 40/53 tỉnh, thành phố thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông trường, diện tích 311.392 ha (bằng 48,9% diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 đất nông trường quản lý); có 28/47 tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường, diện tích 1.250.369 ha (bằng 25% diện tích đất lâm trường quản lý). Hồ sơ, tài liệu bản đồ đất đai đều do các nông, lâm trường tự quản lý. 1.3.1.2. Thực hiện giao đất, cho thuê đất Theo quy định của pháp luật, trước năm 2004, đất đai giao cho các nông, lâm trường đều thuộc hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Do nhiều nguyên nhân, trong một thời gian dài trước 2004, đất đai do các nông, lâm trường quốc doanh quản lý, sử dụng chủ yếu được giao trên bản đồ, không thực hiện đo đạc, cắm mốc, xác định ranh giới cụ thể trên thực địa. Vì vậy việc quản lý, sử dụng đất, giao đất của các nông, lâm trường cũng không cụ thể; căn cứ để quản lý, giao đất là các bản đồ có độ chính xác thấp, hồ sơ giấy tờ cũ, không được hiệu chỉnh. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất chủ yếu được lập và ban hành kèm theo các quyết định thành lập nông, lâm trường; do các nông, lâm trường tự quản lý, ít được giao nộp cho các cơ quan quản lý đất đai theo quy định. 1.3.1.3. Tình hình vi phạm và giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất đai Trước năm 2004, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai của các nông, lâm trường diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo của Chính phủ, có 39/53 tỉnh, thành phố có các nông, lâm trường bị lấn chiếm đất đai, với diện tích 297.678 ha (đất nông trường 33.309 ha, đất lâm trường 264.369 ha); tại 24/53 tỉnh, thành phố có tranh chấp đất đai tại các nông, lâm trường, với diện tích 61.038 ha (đất nông trường 2.238 ha, đất lâm trường 58.800 ha). 1.3.1.4. Kết quả thu hồi đất của các nông, lâm trường, giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ trên địa bàn nông, lâm trường quản lý Quá trình rà soát, sắp xếp lại doanh nghiệp, đã có 187 nông, lâm trường bàn giao đất cho địa phương quản lý, diện tích 148.292 ha. Riêng các lâm trường, giai đoạn 1991 - 2000, có 232 đơn vị thuộc 47 tỉnh, thành phố đã giao 1.262.732 ha đất lâm nghiệp cho địa phương quản lý. 1.3.1.5. Kết quả sử dụng đất cho mục đích sản xuất, kinh doanh Tính đến năm 2000, diện tích đưa vào khai thác sử dụng của các nông trường là 545.995 ha (chiếm 85,8% diện tích đất được giao quản lý); các lâm trường đã đưa vào sản xuất 4.425.792 ha /5.000.794 ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn