Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học, đề xuất các biện pháp quản lý Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng cho đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của nhà trường hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ THU TRANG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DẠY HỌC ĐÁP ỨNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- 2 HÀ NỘI 2013
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ THU TRANG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DẠY HỌC ĐÁP ỨNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐẶNG ĐỨC THẮNG
- 4 HÀ NỘI 2013
- NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết đầy đủ là Chữ viết tắt Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học :CSVCKTDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa :CNHHĐH Nhà xuất bản : Nxb Giáo dục đào tạo : GDĐT Giao thông vận tải : GTVT Nghiên cứu khoa học và chuyển : NCKH và CGCN giao công nghệ Cán bộ giảng viên công nhân viên : CBGVCNV Giáo dục dạy học : GDDH MỤC LỤC
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT 11 CHẤT KỸ THUẬT DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Các khái niệm cơ bản 11 1.2 Nội dung, yêu cầu quản lý, phát triển cơ sở vật chất 20 kỹ thuật dạy học đáp ứng cho đào tạo tín chỉ Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ 26 THUẬT DẠY HỌC ĐÁP ỨNG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 2.1 Vài nét về công tác đào tạo của nhà trường 26 2.2 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học 27 đáp ứng đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải 2.3 Những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với việc quản lý 50 cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tín chỉ Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ 56 VẬT CHẤT KỸ THUẬT DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc xác định hệ 56 thống biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học 3.2 Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy 69 học đáp ứng đào tạo theo tín chỉ 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các 76 biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
- 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 86
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay, đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu thập thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem như là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là tiền đề quan trọng để phát triển bền vững. Vì vậy, các quốc gia đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. Trong báo cáo của BCHTW Đảng khoá XI, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20112015, phần II định hướng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có nêu " Tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo, ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường”. Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục đào tạo, Nhà nước đã và đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 2020 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra: "Đổi mới chương trình gắn liền với những yêu cầu về trang bị và sử dụng thiết bị
- 4 dạy bộ môn theo quan niệm tiên tiến về phương pháp dạy học, coi thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện minh hoạ "trực quan hoá" điều trình bày, giảng giải của giáo viên mà chính là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin phươ ng ti ện t ư duy, nghiên cứu học tập, tiếp cận t ự nhiên và xă hội giúp học sinh tự tìm kiến thức. Cần quan tâm khuyến khích giáo viên tăng cườ ng sử dụng thi ết b ị d ạy h ọc, gi ảm d ần và tiến tới khắc phục tình trạng dạy chay"[2]. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo của nước ta. Bối cảnh mới tạo cơ hội thuận lợi để giáo dục, đào tạo tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại. Đào tạo theo tín chỉ là một trong những phương thức đào tạo tiên tiến theo thông lệ quốc tế. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Nghị quyết 14/NQCP về việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 20062010 trong đó có nhiệm vụ thực hiện đào tạo theo tín chỉ, từ năm học 20062007 trường Đại học Giao thông Vận tải đã tiến hành triển khai thí điểm đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở một số khoa. Bắt đầu từ năm học 20082009, trước những đòi hỏi của yêu cầu cần đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo và thực tế của nhà trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã quyết tâm chỉ đạo xây dựng chuyển đổi điều chỉnh toàn bộ chương trình đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chương trình cho việc đổi mới chương trình đào tạo bằng việc xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học mới để đáp cho ứng nhu cầu dạy và học của giảng viên và sinh viên. Nhà trường đã xây dựng nhiều phòng học, phòng thí nghiệm, trung tâm thực hành mới khang
- 5 trang được trang bị nhiều thiết bị mới hiện đại. Nhưng do đây là hình thức đào tạo mới nên tính chuyên nghiệp trong xây dựng kế hoạch chỉ đạo, việc quản lý và bố trí sắp xếp các phòng học, phòng thí nghiệm, trung tâm thực hành, tài liệu, giáo trình gặp nhiều khó khăn, chưa sử dụng, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học dẫn đến tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu, phân chia phòng còn chồng chéo, gây lãng phí. Do đó, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng cho đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu về vấn đề này, đã có một số tác giả đi sâu nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, mức độ khác nhau về vị trí, vai trò, chức năng cũng như về quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học phục vụ cho đào tạo theo tín chỉ. Với những lý do đã nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong lịch sử phát triển giáo dục, các quốc gia muốn phát triển nhanh, bền vững thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tập trung đầu tư cho phát triển giáo dục; trong đó có sự quan tâm rất lớn đến việc đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dạy h ọc nh ằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, các nhà khoa học trong và ngoài nướ c đã đầu tư nghiên cứu trên bình diện khác nhau và đưa ra những kết luận có giá trị về lý luận và thực tiễn. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, việc nghiên cứu cải tiến,
- 6 ứng dụng, phát triển kỹ thuật dạy học trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo gắn lý thuyết với thực hành. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học sau đây: “Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học” của Nguyên Lương (1995); “Công tác thiết bị trường học trong giai đoạn hiện nay” của Lê Hoàng Hảo (1998). Giáo trình “Giáo dục học quân sự” dùng cho đào tạo bậc đại học (2001) do tác giả Đặng Đức Thắng (chủ biên), đã quan tâm nghiên cứu đến những vấn đề cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Đề cương bài giảng tại các lớp cao học quản lý giáo dục của tác giả Nguyễn Phúc Châu (2003), tác giả đã phân tích làm rõ một số khái niệm, vị trí, vai trò, nguyên tắc, quy trình quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Giáo trình “Quản lý giáo dục đại học quân sự” dùng cho đào tạo giảng viên chuyên ngành Giáo dục học quân sự bậc đại học (2008) của tập thể các nhà quản lý khoa học Khoa Sư phạm thuộc Học viện Chính trị ngoài việc quan tâm nghiên cứu đến những vấn đề về hoạt động quản lý giáo dục ở đại học quân sự đã đi sâu nghiên cứu chỉ rõ biện pháp quản lý thiết bị dạy học. Đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học môn khoa học xã hội nhân văn ở các trường quân sự” của tác giả Trần Đình Tuấn (chủ biên), đã làm rõ một số vấn đề lý luận thực tiễn và đưa ra giải pháp cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học môn khoa học xã hội nhân văn ở các trường quân sự Trong nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” tác
- 7 giả Phạm Việt Hùng đã đánh giá thực trạng về các mặt đầu tư mua sắm, phân bổ, sử dụng, bảo trì bảo dưỡng cùng với chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị dạy học. “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng”. Đề tài cấp bộ do tác giả Ngô Quang Sơn làm chủ biên đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc trang bị, quản lý sử dụng trang thiết bị giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục cộng đồng. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục cộng đồng. Tóm lại, các công trình, đề tài trên đã nghiên cứu về cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học ở các khía cạnh khác nhau như: nguyên lý, cấu tạo, tính năng, luận giải những cơ sở lý luận, thực tiễn của cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học. Nhưng chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng cho đào tạo tín chỉ. Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở giúp cho việc kế thừa, hoàn thiện căn cứ lý luận của vấn đề quản lý CSVCKTDH đáp ứng cho đào tạo tín chỉ ở trường đại học Giao thông vận tải hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học, đề xuất các biện pháp quản lý CSVCKTDH
- 8 đáp ứng cho đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT của nhà trường hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm về quản lý CSVCKTDH đáp ứng cho đào tạo theo hệ thống tín chỉ Xác định yêu cầu và đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học ở trường Đại học Giao thông Vận tải 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học ở trường Đại học Giao thông Vận tải * Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng cho đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Giao thông Vận tải từ năm 2009 đến nay. Địa bàn: Trường Đại học Giao thông Vận tải 5. Giả thuyết khoa học Quản lý các nguồn lực giáo dục của nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi các chủ thể quản lý thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình. Nếu trong quá trình quản lý CSVCKTDH ở Đại học Giao thông vận
- 9 tải chú trọng việc cụ thể hóa, xây dựng kế hoạch, chế định quản lý CSVCKTDH, thường xuyên quan tâm việc bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và trách nhiệm xây dựng, phát triển, sử dụng, bảo quản CSVCKTDH của các lực lượng sư phạm; huy động tốt các nguồn lực nhằm phát triển CSVCKTDH hiện đại và thường xuyên tiến hành tốt công tác thanh kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, bảo quản, sử dụng thì công tác quản lý CSVCKTDH mới đạt hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDĐT nói chung và yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ nói riêng của nhà trường. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GDĐT và quản lý giáo dục. Đồng thời đề tài còn được nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống cấu trúc; logíclịch sử và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích các vấn đề có liên quan. * Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tư liệu có liên quan như: Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, của các cấp về GDĐT và quản lý giáo dục; Luật GD năm 2005 được bổ sung sửa đổi năm 2009; dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 20092020; các quy chế, quyết định, báo cáo sơ, tổng kết về GDĐT của phòng, ban, trường Đại học Giao thông Vận tải. Các giáo trình, sách giáo khoa chuyên khảo,…về quản lý và quản lý
- 10 giáo dục, các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp quan sát thực tế: Trực tiếp quan sát các vấn đề liên quan, các hoạt động quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học ở trường Đại học Giao thông Vận tải để tìm hiểu thực trạng, phát hiện ra việc làm được và chưa làm được, những vấn đề cần giải quyết để rút ra những kết luận cần thiết. Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với cán bộ, giảng viên và sinh viên ở trong trường từ đó rút ra những kết luận có có sở khoa học phục vụ nghiên cứu. Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi đối với 200 cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên của Trường Đại học GTVT làm cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất biện pháp quản lý CSVCKTDH của trường. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu những kết qủa và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học để làm rõ thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trong vấn đề nghiên cứu của luận văn. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp toán học thống kê để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu. 7. Ý nghĩa của đề tài Luận văn đã làm sáng tỏ quan niệm về quản lý cơ sở vật chất kỹ
- 11 thuật dạy học đáp ứng cho đào tạo tín chỉ nói riêng và yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo nói chung . Đề xuất một hệ thống biện pháp quản lý cơ sơ vật chất kỹ thuật dạy học đáp ứng cho đào tạo tín chỉ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và GDĐT ở trường Đại học Giao thông Vận tải hiện nay. 8. Kết cấu của đề tài Luận văn bao gồm phần mở đầu, 3 chương, 8 tiết, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
- 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DẠY HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Các khái niện cơ bản 1.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học là nhân tố minh chứng khách quan cho việc gắn lý luận với thực tiễn. Thực tế cho thấy, bất kỳ một hoạt động nào cũng luôn đi liền với tư duy và tư duy luôn gắn liền với hoạt động. Vì thế đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học sẽ tạo ra sự toàn diện của hoạt động, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học; là điều kiện rất cần thiết để người dạy và người học thực hiện được chức năng, nhiệm vụ dạy học đặt ra, giúp sự phối hợp hiệp đồng giữa các cơ quan, đơn vị được nhanh chóng và thuận tiện. Nhìn chung nội hàm của khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học liên tục được mở rộng nhằm thích ứng với thực tiễn phát triển giáo dục và phát triển khoa học công nghệ. Có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học là tập hợp phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học công nghệ được huy động vào các hoạt động sự phạm trong nhà trường. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học bao gồm: Hệ thống trường sở, giảng đường: Đất đai thuộc quyền được phép sử dụng của trường; Các công trình xây dựng (các giảng đường, phòng làm việc, phòng bộ môn, nhà thư viện, ký túc xá, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm); Nhà xưởng và máy móc phục vụ lao động sản xuất, thực nghiệm. Hệ thống các phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học : Sách, tư liệu
- 13 trong thư viện (gọi chung là trang bị nội thất trong thư viện của trường học); Các phương tiện và thiết bị kỹ thuật dạy học (các máy móc, thiết bị, vật liệu thí nghiệm được giảng viên và sinh viên sử dụng trong hoạt động dạy học); Phương tiện kỹ thuật nghe nhìn: Băng đĩa âm thanh, loa, mic, máy chiếu, máy vi tính, ti vi… Lý luận và thực tiễn dạy học ở các trường đã khẳng định: Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học là “mắt xích” để gắn kết các nhân tố mục tiêu, nội dung, phương pháp; đồng thời nó là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Trong đó phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là hai mặt của quá trình dạy học, song luôn gắn bó, tương tác; thiết bị kỹ thuật dạy học là công cụ của phương pháp dạy học, nó càng hiện đại, càng hỗ trợ tốt hơn cho phương pháp. Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học là phương tiện giúp cho nhận thức của con người được thực hiện đúng quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Bằng các thiết bị trực quan giúp cho người học tri giác trực tiếp để nắm vững các sự kiện, hiện tượng, các quá trình; đồng thời giúp họ dễ dàng tiến hành các quá trình phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận, kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức, lý thuyết, sửa chữa và bổ sung, đánh giá lại chúng nếu không phù hợp với thực tiễn. Thiết bị kỹ thuật dạy học có vai trò quan trọng trong việc giúp người dạy và người học đi sâu nhận thức, nghiên cứu, khám phá kiến thức các môn học, thiết bị kỹ thuật dạy học càng hiện đại thi càng giúp nhận thức của người học càng thuận tiện và dễ dàng. Thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học hiện đại để rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng thực hành cho học viên, góp phần tăng cường mối
- 14 liên hệ giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa học với hành. Thực hành trên các phương tiện kỹ thuật giúp kích thích tính hứng thú nhận thức của học viên, nâng cao khả năng tư duy, trí sáng tạo, rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, chính xác, tính yêu nghề nghiệp, gắn liền giảng đường, trung tâm thực hành, công trường, góp phần chuẩn bị tốt kỹ năng, tâm lý cho sinh viên sau khi ra trường công tác. Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo khả năng xây dựng, hình thành, củng cố, hệ thống hóa vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần nâng cao năng lực sư phạm cho người dạy. Đồng thời, giúp giảng viên và sinh viên nâng cao khả năng hợp tác, tạo khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, cải tiến các hình thức lao động sư phạm một cách khoa học. Bên cạnh đó, phương tiện kỹ thuật còn làm tăng năng suất lao động sư phạm của người dạy và người học, giúp người dạy giảm nhẹ các thao tác sư phạm, rút ngắn được thời gian, trình bày bài giảng sâu sắc, sinh động và hiệu quả hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học có vị trí thường trực trong mọi hoạt động của nhà trường và đặc biệt là trong hoạt động dạy học (con đường giáo dục cơ bản nhất, chuẩn tắc nhất để thực hiện quá trình giáo dục tổng thể). CSVCKTDH là một bộ phận không thể thiếu được để thực hiện nội dung và thực hiện các phương pháp dạy học. Bởi vì CSVCKTDH chứa đựng một phần nội dung giáo dục dạy học và có tác dụng giúp cho người dạy, người học lựa chọn và cải tiMếụn các ph c tiêu ương pháp dạy học, thực hiện mục đích của GDĐT. Nội dung Phương Sơ đồ các cặp thành tố cấu thành quá trình dạy hpháp ọc Sinh viên Giảng viên CSVCKTDH
- 15 1.1.2. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý trường học đến những đối tượng quản lý có liên quan tới việc xây dựng, sử dụng CSVCKTDH nhằm làm cho các hoạt động GDĐT của nhà trường vận hành đạt tới mục tiêu. Hoặc có thể hiểu: Quản lý CSVCKTDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường trong việc xây dựng, trang bị, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVCKTDH nhằm đạt tới mục đích GDĐT đặt ra. Nội dung cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu đến đó. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học chỉ phát huy được tác dụng tốt trong việc giáo dục và đào tạo khi được quản lý tốt. Chính vì vậy, đi đôi với đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn hết là phải chú trọng đến việc quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học trong nhà trường. Vì cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế giáo dục lại vừa mang tính khoa học giáo dục, cho nên việc quản lý một mặt phải tuân thủ theo các yêu cầu chung về quản lý kinh tế và quản lý khoa học. Mặt khác, cần phải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 246 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 137 | 21
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 258 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 125 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 111 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn