Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HOÀNG HỒNG SƠN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI 2013
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HOÀNG HỒNG SƠN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM ĐÌNH HÒE HÀ NỘI 2013
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT 13 ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Các khái niệm cơ bản 13 1.2 Mục tiêu, nội dung, đặc điểm quản lí hoạt động giảng 19 dạy trong các trường trung học cơ sở quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh 1.3 Thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên 28 trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh Chương 2 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG 59 GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Những định hướng về đổi mới hoạt động giảng dạy ở 59 các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh 2.2 Yêu cầu thực hiện hệ thống biện pháp quản lí hoạt 63 động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 2.3 Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của 66 giáo viên Trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- 2.4 Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các biện pháp 82 quản lý hoạt động giảng dạy KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 94
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đã bước vào thế kỉ XXI với nhiều biến đổi nhanh chóng khó lường, vấn đề giáo dục và đào tạo ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Để có được một lực lượng lao động hùng hậu cả về số lượng và đảm bảo chất lượng, vai trò của giáo dục có vị trí, vai trò quốc sách hàng đầu. Đại hội Đảng toàn quốc lần XI Đảng ta xác định và nhấn mạnh:“ Ñoåi môùi caên baûn toaøn dieän neàn giaùo duïc theo höôùng chuaån hoùa, hieän ñaïi hoùa, xaõ hoäi hoùa; ñoåi môùi chöông trình, noäi dung, phöông phaùp daïy vaø hoïc; ñoåi môùi cô cheá quaûn lyù giaùo duïc, phaùt trieån ñoäi nguõ giaùo vieân vaø caùn boä quaûn lyù giaùo duïc, ñaøo taïo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triễn của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”[30, tr.168] Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục – đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 20112020, Ngành giáo dục đang từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lí nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhằm thực hiện mục tiêu “ Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
- Đảng, toàn dân, trong đó ngành giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò cực kì quan trọng. Hoạt động giảng dạy là một trong những hoạt động cơ bản trong nhà trường. Thực tiễn quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cở sở quân Gò Vấp, thành Phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng có tác động tích cực trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh. Mặt khác, thông qua hoạt động giảng dạy góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, thực hiện tốt quan điểm dạy học, giáo dục trong nhà trường bảo đảm “kết hợp dạy chữ với dạy người” được thực hiện có hiệu quả. Song, Thực tiễn cũng cho thấy quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp cũng bộ lộ nhiều bất cập, đặc biệt là quản lí mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, việc quản lí xây dựng và thực thi kế hoạch, quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí hoạt động học của học sinh và quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá và quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trên địa bàn quân Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh vẫn còn những hạn chế, chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn:“ Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Các công trình nghiên cứu trên thế giới Tác giả P.V.Zimin, M.I.Kođakốp, N.I.Saxerđôlốp nhận định: “Công tác quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường là khâu then chốt trong hoạt động quản lý trường học.” [22].
- Về đề quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường phổ thông không chỉ chú trọng đến việc quản lý phương pháp giảng dạy, quản lý nội dung chương trình mà còn phải chú trọng đến nhiều yếu tố khác, vì chúng có mối liên hệ tương hỗ. Tác giả V.A.Xukhomlinxki cho rằng việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Người Hiệu trưởng phải biết chọn lựa giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng những biện pháp khác nhau. Thực tế cho thấy với đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề thì công tác đào tạo của nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao. Một công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn về những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục, ngân hàng thế giới đã có kết luận: Đầu tư vào giáo dục sẽ tích luỹ vốn con người, là chìa khoá để thay thế sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục cơ bản cũng góp phần làm giảm đói nghèo, nhờ tăng năng suất lao động của từng lớp lao động nghèo, giảm sinh đẻ và tăng cường sức khoẻ, giúp mọi người cùng có cơ hội tham gia đầy đủ và hoạt động xã hội và phát triển kinh tế. Từ các số liệu thống kê và chứng minh thực tế công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn về những ưu tiên và chiến lược cho giáo dục của ngân hàng thế giới. Các nhà giáo dục đã đi sâu nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà trường. Bên cạnh đó nhiều tác giả khác lại đi sâu nghiên cứu những nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động giảng dạy. Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO (1996) đã khẳng định: “thầy giáo là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng giáo dục. Do đó, muốn phát triển giáo dục thì trước hết và trên hết phải
- phát triển đội ngũ giáo viên về cả số lượng và chất lượng”[18]. Ở Nhật Bản, có quy chế bắt buộc bồi dưỡng hàng năm đối với giáo viên phổ thông mới vào nghề. Giaos viên đương nhiệm được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức đổi mới, đa dạng. Chính sách đãi ngộ giáo viên chủ yếu thể hiện qua lương, phụ cấp, trợ cấp. Mức tăng lương dựa vào thành tích và thâm niên công tác, trung bình 1 năm hoặc 2 năm một lần [35]. Tại Pakistan có chương trình bồi dưỡng về sư phạm do nhà nước qui định trong thời gian 3 tháng gồm các nội dung như: giáo dục nghiệp vụ dạy học, cơ sở tâm lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu, đánh giá và nhận xét học sinh,… đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề chưa quá 3 năm. Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội. Ở Philippin đã xây dựng kế hoạch tổng thể đào tạo bồi dưỡng giáo viên 10 năm (19982008), trong đó có những giải pháp đáng chú ý. Chẳng hạn, thu hút những học sinh trung học có học lực khá giỏi vào ngành sư phạm. Tạo việc làm cho giáo viên mới ra trường, giảm bớt tình trạng thất nghiệp đối với giáo viên mới. Thể chế hóa và củng cố việc bồi dưỡng tại chức, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của nghề dạy học và vị thế của giáo viên trong xã hội[36]. Đối với Cộng hòa Pháp, một quốc gia có nền giáo dục rất phát triển ở Châu Âu, đã xây dựng 49 nguyên tắc mới cho giáo dục. Trong đó có đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên: mỗi giáo viên được hưởng ít nhất 35 giờ đối với công tác đào tạo tiếp tục hàng năm. Tăng cường làm việc theo nhóm để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giảng
- dạy lẫn nhau. Thời gian làm việc của giáo viên giảm từ 18 giờ xuống 15 giờ/tuần, thạc sĩ giảm từ 15 giờ xuống 14 giờ/tuần. Nhưng giáo viên phải có 4 giờ/tuần có mặt trong nhà trường để nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho các hoạt động giảng dạy, đối với thạc sĩ là 3 giờ/tuần tức là 132 giờ/năm. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng[29]. Qua đó cho thấy ở các nước trên thế giới từ những nước chậm phát triển, nước đang phát triển và nước phát triển thì công tác quản lý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên được đặc biệt quan tâm. * Các công trình nghiên cứu ở Việt nam Một số văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên: Chỉ thị số 18/2001/CTTTg của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống GD quốc dân có đề cập đến công tác bồi dưỡng đội ngũ GV phổ thông. Chỉ thị số 22/2003/CTBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm, đã đề ra mục tiêu đối tượng, nội dung phương pháp bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đã chỉ đạo: “Tiến hành ra soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Quyết định số 09/2005/QĐ TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 20012010 đã xác định mục tiêu, các
- nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 20112020 đã đề ra các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó có giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong giải pháp này khẳng định “...đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” [6]. Các bài viết của các tác giả liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên: Trong bài viết;“Những bài giảng về quản lí trường học” Tác giả Hà Sĩ Hồ cho rằng: Trong thực hiện mục tiêu đào tạo việc quản lí hoạt động dạy và học ( theo nghĩa rộng) là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường [31]. Trong cuốn sách “những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục”. Tác giả Trần Kiểm chỉ rõ: “...hoạt động quản lí nhà trường bao gồm nhiều loại quản lí như: quản lí các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học, hoạt động lao động, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, quản lí các đội tượng khác nhau; quản lí giáo viên, học sinh, tài chính, cơ sở vật chất..., quản lí nhiều khách thể khác nhau: quản lí thực hiện xã hội hóa giáo dục, điều chỉnh các hoạt động ảnh hưởng từ bên ngoài trường, tham mưu với ban đại diện cho mẹ học sinh...”[23] Các tác giả đi sâu nghiên cứu ở các góc độ khác nhau của hoạt động dạy học chỉ ra những yêu cầu và biện pháp quản lí hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên nói chung và giáo viên ở các trường trung học cơ sở nói riêng. Quản lí lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong các nội dung quản lí ở các trường đây chính là
- quản lí nhân sự, nguồn lực giáo dục trong nhà trường nếu quản lí và phát huy tốt lực lượng này sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bất cứ hoàn cảnh nào dù khó khăn đến đâu, ngành giáo dục cũng tìm mọi biện pháp mở trường, lớp (dài hạn, ngắn hạn, cấp tốc, tập trung, phân tán, nhóm nhỏ…) để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ”.[2]. Tác giả Trần Quang Quý trong cuốn Cẩm nang nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ giáo viên đã đề cập rất nhiều đến nghề thầy, người thầy, năng lực sư phạm và con đường nâng cao năng lực sư phạm. “Thực trạng và biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên trường THPT ở các huyện trong tỉnh Cà Mau” của tác giả Trịnh Hùng Cường. Trong đó đã nêu lên thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên trường THPT ở các huyện trong tỉnh Cà Mau và đề xuất các biện pháp cải tiến.[22]. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã tập trung luận giải các vấn đề, nội dung cơ bản như: Vai trò của quản lí, quản lí giáo dục; khái niệm về quản lí, quản lí trường học; bản chất, chức năng, nguyên tắc và phương pháp quản lí giáo dục; thông tin trong quản lí, công cụ quản lí giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; quản lí nhà nước về giáo dục; quản lí nhà trường; quản lí tài chính, quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật trong giáo dục và trường học; quản lí chất lượng giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; xây dựng văn hóa trong quản lí giáo dục; đổi mới quản lí giáo dục; các mô hình quản lí giáo dục; phân cấp trong quản lí giáo dục; thực trạng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục; một số kinh nghiệm quốc tế về quản lí giáo dục; quản lí giáo dục trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.
- Các công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động giảng dạy trên thế giới và Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng giúp tác giả có cái nhìn tổng thể cần được tiếp thu về quản lí hoạt động giảng dạy, chất lượng giảng dạy và quản lí nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở các nhà trường hiện nay trong đó có các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên Trung học cơ sở quận Gò Vấp. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh * Đối tượng nghiên cứu
- Các biện pháp quản lí hoạt giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ chí Minh * Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2009 đến 2013. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều nội dung và phương thức quản lí. Nếu đội ngũ giáo viên nhà trường được chuẩn hóa số lượng, chất lượng và cơ cấu, thực hiện tốt kế hoạch hóa quản li hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí tốt thời gian và lao động sư phạm của giáo viên, đội ngũ giáo viên nhận thức đúng có trách nhiệm lương tâm nghề nghiệp vì sự nghiệp trồng người, có tinh thần đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, nhà trường có chính sách động viên giáo viên và học sinh, thực hiện tốt chủ trương “ xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường thì chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nâng cao. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giáo dục đào tạo và quản lý giáo dục đào tạo. Đồng thời, đề tài dựa vào quan điểm hệ thống cấu trúc; lôgíc lịch sử, quan điểm
- thực tiễn làm cơ sở xem xét và phân tích những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân loại tài liệu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò Vấp. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu. Trưng cầu ý kiến với các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục của nhà trường. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giảng dạy của giáo viên. Phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, các phương pháp: phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt động...nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trung học cơ sở quận Gò Vấp. Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm tổng hợp, xử lí kết quả khảo sát và điều tra. 7. Ý nghĩa của luận văn Đề tài thực hiện thành công sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu trưởng trong quản lí hoạt động dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên đại bàn quận Gò vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài có thể làm tài liệu tham cho các chủ thể quản lí như: phòng giáo dục của quận, thành phố và nhà trường làm căn cứ xây dựng nguồn lực giáo viên trong giai đoạn hiện nay và những tiếp theo.
- 8. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương (6 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm hoạt động giảng dạy của giáo viên Hoạt động giảng dạy (dạy học) là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau. Dạy và học có liên hệ tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau, thầy giữ vai trò lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh. Học sinh giữ vai trò tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học của bản thân. Với cách tiếp cận như vậy tác giả quan niệm: Hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh thông qua các hình thức tố chức dạy học, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển tư duy độc lập sáng tạo đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Từ quan niệm trên có thể hiều hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở như sau: Một là, hoạt động giảng dạy của giáo viên được hiểu là tập hợp những tác động liên tiếp của giáo viên đến đối tượng học sinh nhằm giúp họ nắm vững hệ thống những cơ sở khoa học, phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo, năng lực hành động, hình thành thái độ chuẩn mực theo qui định của nhà trường. Hai là, hoạt động dạy và học ở các trường trung học cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ với các thành tố như: mục
- tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động dạy và hoạt động học, người dạy, người học và kết quả dạy học. Trong đó hoạt động dạy của Thầy và hoạt động học của Trò là hai nhân tố trung tâm, năng động nhất của quá trình dạy học. Ba là, hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở còn thể hiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Sự tương tác đó thể hiện; giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, định hướng hoạt động nhận thức, còn học sinh tự giác tích cực, chủ động thông qua việc tự nhận thức và điều chỉnh nhận thức bản thân nhằm tới mục đích và kết quả dạy học. Bốn là, kết quả dạy học ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp phản ánh chất lượng và hiệu quả học tập, chất lượng quản lí, chất lượng hiệu quả đổi mới trình độ phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học của nhà trường. Hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Gò Vấp với nhiệm vụ và mục tiêu là: Thực hiện nội dung chương trình, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hoạt động chính của nhà trường là truyền thụ kiến thức và hình thành nhân cách cho học sinh được thực hiện bằng nhiều con đường, trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức giảng dạy và chỉ đạo giảng dạy. Thông qua hoạt động giảng dạy, nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng và thái độ, nhằm nâng cao trình độ học vấn, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan ở bậc học trung học cơ sở. Mục đích xuyên suốt là làm cho học sinh trở thành người tự chủ, năng động, sáng tạo. Như vậy, Hoạt động giảng dạy là một trong những con đường cơ bản nhất để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động giảng dạy được thực hiện thông qua các thành tố cấu trúc sau:
- Mục tiêu giảng dạy: trang bị cho người học những tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, bồi dưỡng và phát triển nhân cách người học đáp ứng yêu cầu của nhà trường và xã hội. Nội dung giảng dạy: những kiến thức cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại thể hiện ở nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy. Phương pháp giảng dạy: việc sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động giảng dạy. Phương tiện giảng dạy: Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, nguồn tài chính phục vụ dạy học. Hình thức tổ chức giảng dạy: hình thức tổ chức giảng dạy phong phú, phù hợp sẽ tăng hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Kết quả: là chất lượng học tập, tu dưỡng của học sinh theo mục tiêu đề ra. 1.1.2. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở Quản lí là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả quản lí. Các cán bộ quản lí, các lực lượng sư phạm, bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực. Quản lí hoạt động giảng dạy học của giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn quân Gò Vấp là một loại hình quản lí nhân sự trong đó chủ thể đề ra những mục tiêu cần phải đạt được và những chủ trương, biện pháp kế hoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự, thời gian, huy động và sử dụng nhân lực, vật lực và tài lực (nguồn nhân lực giáo dục của nhà trường) hiện có và sẽ có để tổ chức và điều hành bộ máy nhân lực nhằm thực hiện những chủ trương, biện pháp và kế hoạch nói trên một cách đúng đắn, có chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu mà chủ thể đã đề ra.
- Quản lí lao động giảng dạy của giáo viên là hoạt động có ý thức của nhà quản lí (của Hiệu trưởng và các phó hiệu trường, tổ trưởng chuyên môn) nhằm đạt tới mục tiêu quản lí. Nhà quản lí cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực. Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lí nhà trường thực chất là quản lí quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra trong quá trình dạy học ở nhà trường. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở hướng vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của của nhà trường. Do đó quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên ở các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện năng lực chuyên môn và nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên tác giả đưa ra quan niệm: Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở là cách thức, biện pháp của chủ thể quản lí theo sự phân công, phân cấp tác động đến toàn bộ hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy và học của nhà trường Theo đó quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên các trường trung học cơ sở bao gồm các đặc trưng đó là: Một là, chủ thể quản lí là Hiệu trường và các Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn với nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức thực hiện quá trìn chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn