intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Việt Nhật đáp ứng thời đại 4.0

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

52
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số biện pháp quản trị phát triển chương trình đào tạo MBA tại VJU nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chương trình đào tạo và đáp ứng thời đại 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Việt Nhật đáp ứng thời đại 4.0

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ----------***---------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ TRƯỜNG HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ----------***---------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ TRƯỜNG HỌC Mã số: Thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hoài HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, với lòng biết ơn và sự kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng, khoa của Trường Đại học Giáo dục và các thầy cô là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ tại Nhà trường. Đặc biệt, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Hoài, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi tìm ra hướng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các giáo sư, giảng viên và học viên chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Việt Nhật đã quan tâm, góp ý và nhiệt tình tham gia trả lời khảo sát trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bố mẹ tôi, chồng và con tôi, những người luôn ở bên cạnh tôi ủng hộ, giúp đỡ tôi có thời gian nghiên cứu đề tài và hết lòng hỗ trợ tôi về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất hoan nghênh và chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của quý thầy cô trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! i
  4. DANH MỤC KÝ KIỆU, VIẾT TẮT Viết tắt Đọc là CTĐT Chương trình đào tạo CBQL Cán bộ quản lý CMCN Cách mạng công nghiệp CĐR Chuẩn đầu ra DN Doanh nghiệp GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo GD Giáo dục GV Giảng viên HV Học viên KT Kiến thức KN Kỹ năng MBA Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration) MTC&CTN Mức tự chủ và chịu trách nhiệm PTCTĐT Phát triển chương trình đào tạo QTKD Quản trị kinh doanh SV Sinh viên TĐ Thái độ VJU Trường Đại học Việt Nhật (Vietnam Japan University) ii
  5. DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang Hình 1.1 Mô hình năng lực ASK 30 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ TT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Đề xuất chương trình MBA: Bốn luồng kiến thức 38 Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về CĐR kiến thức do tác giả đề xuất 53 bổ sung cho CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về CĐR kỹ năng do tác giả đề xuất bổ 56 sung cho CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về CĐR Mức tự chủ và chịu trách 59 nhiệm do tác giả đề xuất bổ sung cho CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 79 PTCTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 80 PTCTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 3.3 Quan hệ giữa nội dung các học phần trong CTĐT MBA 86 của VJU với Chuẩn đầu ra do tác giả tổng hợp Bảng 3.4 Kết quả khảo sát về CĐR kiến thức do tác giả đề xuất 89 bổ sung cho CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát về CĐR kỹ năng do tác giả đề xuất bổ 90 sung cho CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát về CĐR Mức tự chủ và chịu trách 90 nhiệm do tác giả đề xuất bổ sung cho CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát về đánh giá các CĐR cho CTĐT MBA 91 đáp ứng thời đại 4.0 do tác giả đề xuất bổ sung Biểu đồ 2.1 Mối tương quan giữa kết quả đánh giá của HV và GV 61 về CTĐT MBA của VJU đáp ứng thời đại 4.0 Biểu đồ 3.1 Đánh giá các CĐR của CTĐT MBA đáp ứng thời đại 91 4.0 do tác giả đề xuất bổ sung iii
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………... 1 1. Lý do chọn đề tài ………………………………………...……………... 1 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………… 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ………………...………………… 4 4. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………..…………… 4 5. Giả thuyết khoa học …………...………………..............……………… 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………... 4 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu …………………………………...……... 5 8. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu …………………………………... 5 9. Những đóng góp của luận văn ……………………………..........…….. 5 10. Cấu trúc luận văn ……………………..………………………………. 5 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN 6 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ ………………………………… 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ….………………………………..……. 6 1.2 Các khái niệm cơ bản…………………………………………………... 8 1.2.1 Chương trình đào tạo ……………………………………………….. 8 1.2.2 Phát triển chương trình đào tạo ……………...…………………….. 9 1.2.3 MBA ……………………………...…………………………………………… 11 1.3 CMCN 4.0 và quan điểm phát triển chương trình đào tạo MBA đáp ứng 12 thời đại 4.0 ……………………………………………………………. 1.3.1 CMCN 4.0 …………………………………..………………………… 12 1.3.2 CMCN 4.0 trong Giáo dục và Đào tạo ………………………………. 13 1.3.3 Quan điểm về phát triển chương trình đào tạo MBA đáp ứng thời đại 15 4.0…………………………………………………………………………… 1.4 Nội dung về quản trị phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ đáp ứng thời 17 đại 4.0 ……...........……………………………………………… 1.4.1 Lập kế hoạch PTCTĐT……………………………………………… 19 1.4.2 Tổ chức PTCTĐT …………………………………………………… 22 1.4.3 Lãnh đạo hoạt động PTCTĐT ……………………………………… 24 1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động PTCTĐT ……………………………… 25 1.5 Nội dung về phát triển chương trình đào tạo MBA đáp ứng thời đại 4.0 29 …………………………………………………………………………... 1.5.1 Năng lực cần thiết cho học viên MBA trong thời đại 4.0 …………… 29 1.5.2 Nội dung đào tạo chương trình MBA đáp ứng thời đại 4.0 ………… 37 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị phát triển chương trình đào tạo đáp 40 ứng thời đại 4.0 ………………………………………………………... 1.6.1 Nhận thức về phát triển chương trình đào tạo……………………….. 40 1.6.2 Sự phát triển của khoa học và công nghệ …………………………… 40 1.6.3 Hội nhập quốc tế ……………………………………………………... 41 iv
  7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ………………………………………………….. 42 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG 43 TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT …...………………………..………… 2.1 Khái quát về Trường Đại học Việt Nhật …...…………………..……. 43 2.1.1 Sứ mệnh và tầm nhìn …………………………………………….….. 43 2.1.2 Lịch sử hình thành ……………………………………………….…. 43 2.1.3 Thông tin chung ………………………………………………….….. 44 2.1.4 Quy mô đào tạo …………………………………………………...…. 45 2.2 Chương trình đào tạo MBA của Trường Đại học Việt Nhật …..…….. 46 2.2.1 Mục tiêu đào tạo…...………………………………...……………… 46 2.2.2 Chuẩn đầu ra …...…………………………………………………… 47 2.2.3 Khung chương trình đào tạo ……...……………….......…………… 51 2.3 Khát quát về tổ chức khảo sát thực trạng…………………………… 52 2.3.1 Mục tiêu khảo sát …………………………………………………… 52 2.3.2 Nội dung khảo sát …………………………………………………… 52 2.3.3 Phương pháp khảo sát, cách cho điểm và đánh giá ………………… 52 2.3.4 Mẫu khách thể khảo sát……………………………………………… 53 2.4 Thực trạng phát triển chương trình đào tạo MBA tại VJU trong những 53 năm đầu thành lập từ 2016-2019 ………………………………… 2.4.1 Đánh giá mức độ đáp ứng thời đại 4.0 của chương trình đào tạo MBA 53 theo Chuẩn đầu ra …………………………………………………… 2.4.2 Hoạt động phát triển chương trình đào tạo MBA tại VJU trong những 62 năm đầu thành lập từ 2016-2019 ………………………………… 2.4 Thực trạng quản trị phát triển chương trình đào tạo MBA tại VJU trong 63 những năm đầu thành lập từ 2016-2019 ………………………… 2.4.1 Công tác lập kế hoạch quản trị PTCTĐT …………………………… 63 2.4.2 Công tác tổ chức PTCTĐT …………………………………………… 63 2.4.3 Công tác lãnh đạo PTCTĐT …………………………………………. 64 2.4.4 Công tác kiểm tra hoạt động PTCTĐT ……………………………… 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ……………………………………........……….. 65 CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG 66 TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT …………………………..…………. 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản trị phát triển chương trình đào tạo … 66 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa …………………………………… 66 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn…………………………………… 66 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý và hệ thống ……………………… 66 3.2 Một số biện pháp quản trị phát triển chương trình đào tạo MBA đáp ứng 66 thời đại 4.0 …………………………………………………………… v
  8. 3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm 66 quan trọng của phát triển CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 ……………… 3.2.2 Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển chương trình đào tạo MBA 68 trong nhà trường đáp ứng thời đại 4.0……………………………………... 3.2.3 Xây dựng qui trình phát triển CTĐT MBA định hướng đáp ứng thời đại 72 4.0……………………………………………………………………… 3.2.4 Xây dựng đề cương các học phần mới cho CTĐT MBA đáp ứng thời 77 đại 4.0 ……………………………………………………………………… 3.2.5 Xây dựng CĐR của CTĐT MBA đáp ứng thời đại 4.0 ……………… 73 3.3 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất … 79 3.4 Các đề xuất phát triển chương trình đào tạo MBA của Trường Đại học 82 Việt Nhật đáp ứng thời đại 4.0 ……………………………………… 3.4.1 Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo MBA đáp ứng thời đại 4.0 ……… 82 3.4.2 Điều chỉnh nội dung đào tạo của hai học phần ……………………… 96 3.4.3 Bổ sung học phần Khởi nghiệp ………………………………………. 99 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ………………………............................……….. 105 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………...............................…… 106 1. Kết luận ………………………………………………………………… 106 2. Khuyến nghị …………………………………………………………….. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ PHỤ LỤC ………………………………………………….......................... vi
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh toàn cầu hóa và sự ra đời của Cách mạng công nghiệp 4.0 Thế giới đã trải qua 3 cuộc CMCN và hiện sản xuất công nghiệp đang trải qua một sự chuyển đổi cơ bản khác, được tạo ra từ sự kết hợp chặt chẽ giữa thế giới vật lý của sản xuất công nghiệp và thế giới số của công nghệ thông tin. Công nghiệp 4.0 làm thay đổi cơ bản quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm đồng thời thúc đẩy sự phát triển những mô hình kinh doanh mới. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu sẽ diễn ra với sự xuất hiện của Internet và sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Toàn cầu hoá là dòng chảy xuyên biên giới của thông tin, tri thức, ý tưởng, công nghệ, là sự luân chuyển tự do giữa các quốc gia về hàng hoá, dịch vụ, nguồn vốn, kể cả vốn con người. Nó dẫn đến các tiến trình hội nhập tất yếu về kinh tế, văn hoá, giáo dục… giữa các quốc gia, tạo ra một thế giới phẳng dần; trong đó các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau, hợp tác, cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy các hệ thống giáo dục được quốc tế hoá, yếu tố địa giáo dục bị thu hẹp; con người được học, được giáo dục không phải chỉ để biết, để làm mà còn để chung sống trong một mái nhà chung là Trái Đất. Thực trạng và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao Trong bối cảnh sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức được xem là xu thế tất yếu cũng như sự xuất hiện của cuộc CMCN lần thứ tư thì nguồn vốn con người ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn vốn con người được xem là một trong những nguồn lực quan trọng nhất để tạo ra thành quả cho nền kinh tế nói chung, cho doanh nghiệp và các cá nhân nói riêng, trong đó vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là chủ đạo. Có thể thấy rằng, nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế tại Việt Nam còn hạn chế. Do áp dụng các thành tựu của CMCN 4.0, khi đó nhiều lĩnh vực công nghiệp được tự động hóa thay thế con người và các yêu cầu về kỹ năng của người lao động sẽ cao. Khi đó nếu người lao động không nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất thì bị loại khỏi thị trường lao động. Hiện nay, không chỉ ở 1
  10. Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực và thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra không chỉ với nền giáo dục Việt Nam mà của cả thế giới là làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới. Giáo dục giữ vai trò mới là động lực phát triển nền kinh tế xã hội thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Giáo dục không chỉ là dịch vụ công, hay một loại hình phúc lợi xã hội, mà đã trở thành động lực phát triển xã hội và thông qua việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, giá trị cao. Chính sách đổi mới giáo dục đào tạo của Chính phủ được ưu tiên hàng đầu Quá trình đổi mới giáo dục – đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 đã chỉ ra một số tồn tại của lĩnh vực này như: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết… nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” (Chính phủ, 2011). [1] Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ của giáo dục và 2
  11. đào tạo đã được khẳng định rõ là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”. [12] Trong lĩnh vực Kinh doanh, toàn bộ các mô hình và phương thức truyền thống đều có nguy cơ bị đảo lộn, mà được đề cập nhiều nhất là nguy cơ các công việc trước đây do con người thực hiện sẽ bị thay thế bằng dây chuyền tự động hóa. Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức vào tháng 1/2016 dự báo, năm 2020, con người sẽ mất 5 triệu việc làm do bị thay thế bởi robot. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng dự báo, trong 2 thập niên tới, khoảng 56% số lao động kỹ năng thấp cùng một số công việc hành chính, văn phòng tại 5 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot. Theo dự báo của ILO, đến năm 2030, phần lớn các doanh nghiệp đều áp dụng kỹ thuật số cho phép tích hợp các quy trình thiết kế sản phẩm, sản xuất, chế tạo và cung ứng với hiệu quả cao. Ứng dụng CMCN 4.0 đang được các doanh nghiệp và các cấp quản lý trong doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển cần phải có sự tiên phong của những nhà quản trị giàu kiến thức và đủ bản lĩnh. QTKD vẫn đang là ngành thu hút và nổi trội so với các ngành học Kinh tế hiện nay, với cơ hội nghề nghiệp và địa vị xã hội cao và cơ hội nghề nghiệp ngành QTKD rộng mở hơn bao giờ hết. QTKD là nhóm ngành có vai trò quan trọng trong tất cả các ngành nghề, là lĩnh vực về vấn đề quản lý, tổ chức hiệu quả các hoạt động để đạt được mục tiêu chung trong các doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy đòi hỏi CTĐT QTKD tại các trường đại học cần phải thay đổi để đào tạo nguồn nhận lực đáp ứng thời đại 4.0. Vậy nên tác giả chọn nhóm ngành này là đối tượng cần phải nghiên cứu trước tiên. Trong thời đại 4.0, nhóm ngành QTKD cũng cần phải góp phần đào tạo nguồn nhân lực 4.0. Trong những 3
  12. năm gần đây, Giáo dục định hướng 4.0 là chủ đề tương đối mới trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Hiện nay mới có một vài nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu về ngành Công nghệ thông tin, ngành Kỹ thuật hạ tầng đáp ứng thời đại 4.0. Nhằm mở rộng và đáp ứng nhu cầu của xã hội, tác giả muốn thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về nhóm ngành QTKD. Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào về việc PTCTĐT đáp ứng thời đại 4.0. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Việt Nhật đáp ứng thời đại 4.0” để nhận ra mức độ đáp ứng của chương trình MBA trong thời đại 4.0 và đề xuất những biện pháp quản trị PTCTĐT đáp ứng thời đại 4.0 tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra một số biện pháp quản trị phát triển chương trình đào tạo MBA tại VJU nhằm nâng cao hiệu quả PTCTĐT và đáp ứng thời đại 4.0 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu  Khách thể nghiên cứu: Phát triển chương trình đào tạo MBA tại VJU  Đối tượng nghiên cứu: Quản trị phát triển chương trình đào tạo MBA tại VJU đáp ứng thời đại 4.0 4. Câu hỏi nghiên cứu  Thực trạng quản trị PTCTĐT MBA của VJU đang diễn ra như thế nào?  Để nâng cao hiệu quả công tác quản trị PTCTĐT MBA tại VJU thì cần triển khai các biện pháp quản lý gì? 5. Giả thuyết khoa học Thực hiện tốt quản trị PTCTĐT MBA tại VJU theo các chức năng quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của VJU. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu lý luận về PTCTĐT và quản trị PTCTĐT  Đánh giá thực trạng về PTCTĐT và quản trị PTCTĐT MBA tại VJU  Đề xuất một số biện pháp PTCTĐT và quản trị PTCTĐT MBA tại VJU đáp ứng thời đại 4.0 4
  13. 7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn nghiên cứu về công tác quản trị PTCTĐT MBA tại VJU bao gồm: chuẩn đầu ra và nội dung đào tạo. 8. Phương pháp nghiên cứu  Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả dùng phương pháp bàn giấy với dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu tổng quan tài liệu nhằm hệ thống lý thuyết và các kết luận, ý nghĩa nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu.  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra (điều tra phỏng vấn, điều tra bảng hỏi) - Thống kê mô tả được dùng làm công cụ phân tích dữ liệu thông qua các phép tính giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm (%) và được cụ thể hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ. 9. Những đóng góp của luận văn Đề xuất các biện pháp quản trị PTCT MBA tại VJU đáp ứng thời đại 4.0 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị phát triển chương trình đào thạc sĩ Chương 2: Thực trạng quản trị phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Việt Nhật Chương 3: Biện pháp quản trị phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Việt Nhật 5
  14. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Các nghiên cứu trong nước Tác giả Nguyễn Đức Chính với cuốn giáo trình “Phát triển chương trình giáo dục” (2017) đã giới thiệu những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ quốc tế và trong nước, vai trò của giáo dục nói riêng và của giáo dục đại học nói riêng; trình bày những nội dung cơ bản về chương trình giáo dục, chương trình nhà trường, phát triển chương trình giáo dục, cách tiếp cận trong thiết kế chương trình giáo dục. Tác giả giới thiệu một cách chi tiết chu trình phát triển chương trình giáo dục từ khâu phân tích nhu cầu, xác định mục tiêu, thiết kế đến thực thi chương trình giáo dục; tác giả trình bày các mô hình đánh giá cải tiến chương trình giáo dục, các tiêu chí đánh giá và các hình thức đánh giá [8]. Các tác giả Lê Ngọc Đức, Trần Thị Hoài (2012) đã đề cập khá chi tiết về những khái niệm chung về chương trình; lí luận về phát triển CTĐT đại học; xây dựng chuẩn đầu ra và CTĐT theo cách tiếp cận của CDIO; xây dựng đề cương môn học; đánh giá thẩm định chương trình. Tuy nhiên, dù trình bày khá hệ thống về lí luận phát triển chương trình nhưng các tác giả lại chưa đề cập đến các vấn đề lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động phát triển chương trình.[5] Tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền và các cộng sự (2015) trong cuốn “Phát triển và quản lí chương trình giáo dục” đã quan tâm nhiều đến hoạt động quản lí chương trình giáo dục. Đây là một trong số ít công trình đề cập đến vần đề quản lí chương trình giáo dục. Các tác giả đã đi sâu phân tích về quy trình phát triển chương trình giáo dục (giới thiệu quy trình; phác thảo kế hoạch phát triển; xây dựng, thực hiện và đánh giá chương trình giáo dục). [13] Tác giả Phan Huy Hùng (2005) đã nghiên cứu về “Quản lý chương trình đào tạo cơ sở đảm bảo cơ chế tự chủ và chất lượng giáo đại học” khẳng định trong quản lý CTĐT từ góc độ vĩ mô và vi mô cần có nhận thức mới; cần được tiếp cận hệ thống với những giải pháp thoả đáng để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong điều hành, chấp hành cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giáo dục đại học. [14] 6
  15. Các tác giả cũng đã đề cập cụ thể đến vấn đề quản lí CTĐT bậc đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã quan tâm đến phân cấp quản lí CTĐT, khối lượng kiến thức tối thiếu của CTĐT, một số vấn đề về CTĐT sau đại học. Tuy nhiên những vấn đề cốt lõi về quản lý PTCTĐT như thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động quản lý CTĐT lại ít được đề cập đến. 1.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài Theo Oliva (2006) phát triển chương trình được chia thành 12 bước: 1) xác định nhu cầu của sinh viên, 2) xác định nhu cầu của xã hội, 3) xác định mục đích chương trình, 4) xác định mục tiêu chương trình, 5) sắp xếp và thực hiện chương trình, 6) xác định mục đích giảng dạy, 7) xác định các mục tiêu giảng dạy, 8) lựa chọn các chiến lược giảng dạy, 9) thực hiện các chiến lược đánh giá, 10) lựa chọn lại phương pháp kiểm tra - đánh giá, 11) đánh giá giảng dạy và 12) đánh giá chương trình. [29] Tác giả Judy McKimm (2007) đã nghiên cứu về “Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo”, chỉ ra các mô hình thiết kế và phát triển chương trình đào tạo, các phương pháp giám sát việc thực hiện chương trình đào tạo và phân tích các yếu tố góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học hiệu quả. [26] Tác giả Edward Crawley và các cộng sự (2010), trong cuốn "Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo hướng tiếp cận CDIO" đã giới thiệu một phương pháp luận về cải cách và xây dựng CTĐT cho khối kỹ thuật đó là : Hình thành ý tưởng (Conceive) – Thiết kế (Design) – Triển khai (Implement) – Vận hành (Operate), hay CDIO. Theo cách tiếp cận này, các tác giả quan tâm đến toàn diện các vấn đề liên quan đến phát triển CTĐT : quy trình về xây dựng và phát triển chương trình, quan hệ giữa CTĐT và chuẩn đầu ra, giữa CTĐT với năng lực của SV, thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tích hợp; quan hệ giữa CTĐT với hoạt động giảng dạy và học tập, với việc đánh giá quá trình học tập của SV, việc kiểm định CTĐT và đưa ra các triển vọng trong tương lai của phương pháp tiếp cận CDIO trên toàn thế giới,... [24] Tóm tại, nhiều tác giả đã nghiên cứu về chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo và quản lý phát triển chương trình đào tạo cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên công tác quản trị PTCTĐT khá là mới và hiện là một phạm trù mới 7
  16. ở Việt Nam. Chưa có tác giả đi sâu về công tác quản trị một cách toàn diện về PTCTĐT chuyên ngành MBA để nó đáp ứng thời đại 4.0 và nhu cầu phát triển của xã hội. 1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Chương trình đào tạo Qua nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực PTCTĐT, tác giả nhận thấy rằng thuật ngữ CTĐT được định nghĩa và giải thích theo nhiều cách khác nhau. White (1995) cho rằng "Chương trình là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi. Bản kế hoạch đó cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra". Tim Wentling (1993) cho rằng “CTĐT (Program of training) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc một năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ nh ững gì trông đợi ở người học sau khóa học. CTĐT phác thảo quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, cho biết phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ." Luật Giáo dục 2005 cũng quy định chương trình giáo dục đại học cụ thể như sau: "Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác.” [3] Có thể nói rằng CTĐT là một khái niệm động, quan niệm về CTĐT được phát triển, mở rộng theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin. Với mục đích góp phần tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, CTĐT cũng phải phát triển và không ngừng được cập nhật để thực hiện được chức năng của mình. 8
  17. Tác giả luận văn có thể bày tỏ ý kiến như sau, CTĐT được hiểu là bản kế hoạch được trình bày một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động đào tạo với thời gian xác định trong đó mô tả chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả đào tạo. 1.2.2 Phát triển chương trình đào tạo Khái niệm PTCTĐT (curriculum development) có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Wentling (1993) thì “PTCTĐT là quá trình thiết kế CTĐT. Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả CTĐT với đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp, các phương tiện hỗ trợ đào tạo và cách đánh giá kết quả học tập của học viên”. Tuy nhiên, CTĐT sau khi được đưa vào thực thi, được đánh giá thì những thông tin phản hồi đó luôn được sử dụng ngay trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện chương trình. Đến khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá toàn bộ chương trình cũng sẽ cung cấp thông tin để cải tiến chương trình hoặc xây dựng lại chương trình cho chu kỳ sau cùng với việc phân tích các nhu cầu mới về đào tạo. Cứ thế CTĐT cũng sẽ được hoàn thiện và không ngừng phát triển cùng với quá trình đào tạo. PT CTĐT vì vậy cũng vẫn là một quá trình liên tục khép kín, khâu nọ tác động đến khâu kia và nó được hoàn thiện, phát triển liên tục. Theo Wentling, đó là một quá trình định hướng hoạt động và hành động. Nó cũng là quá trình làm cho công việc đào tạo bất luận là lớn hay nhỏ cũng trở nên có tính hệ thống hơn là phương tiện giúp thiết kế và thực thi các hoạt động đào tạo được hiệu quả hơn. Phát triển chương trình đào tạo là một hoạt động hết sức cần thiết cho bất kỳ một hoạt động đào tạo nào dù là lớn hay nhỏ. Nguyễn Thanh Sơn (2014) cho rằng, PTCTĐT là quá trình liên tục làm hoàn thiện CTĐT. Theo cách định nghĩa này, PTCTĐT bao hàm cả việc biên soạn hay xây dựng một chương trình mới hoặc cải tiến một CTĐT hiện có. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng thuật ngữ “phát triển” CTĐT thay cho từ “xây dựng”, “thiết kế” hay “biên soạn” CTĐT, vì “phát triển” bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục. Phát triển là một chu trình mà điểm kết thúc sẽ lại là điểm khởi đầu, kết quả là một CTĐT mới và ngày càng tốt hơn nữa. [7] 9
  18. Mary Gillesania Alvior (2014) nhận định “PTCTĐT được định nghĩa là một kế hoạch, là một quá trình có mục đích, tiến bộ và có hệ thống để tạo ra những cải tiến tích cực trong hệ thống giáo dục. Mọi sự thay đổi hoặc phát triển của thế giới, CTĐT trong các nhà trường đều bị ảnh hưởng bởi đó là một nhu cầu thiết yếu trong việc cập nhật CTĐT để giải quyết được các vấn đề của xã hội”. PTCTĐT có phạm vi rất rộng bởi nó không chỉ xoay quanh nhà trường, người học và giáo viên mà còn thể hiện sự phát triển của xã hội nói chung.” [20] Như vậy khái niệm PTCTĐT xem việc xây dựng chương trình là một quá trình chứ không phải là một trạng thái hoặc một giai đoạn tách biệt của quá trình đào tạo. Đặc điểm của cách nhìn nhận này là luôn phải tìm kiếm các thông tin phản hồi ở tất cả các khâu về CTĐT để kịp thời điều chỉnh từng khâu của quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình nhằm không ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội. Với quan điểm của PTCTĐT, ngoài yêu cầu quan trọng là người xây dựng chương trình cần phải có cái nhìn tổng thể bao quát toàn bộ quá trình đào tạo, cần lưu ý đảm bảo độ mềm dẻo cao khi soạn thảo chương trình: phải để cho người trực tiếp điều phối thực thi chương trình và người dạy có được quyền chủ động điều chỉnh trong phạm vi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, PTCTĐT đáp ứng thời đại 4.0 được tác giả xác định là một quá trình phát triển CTĐT liên tục nhằm tạo ra những CTĐT mới, được cập nhật, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặc biệt là đáp ứng thị trường lao động với nguồn nhân lực chất lượng cao để hội nhập quốc tế và ứng dụng những ưu điểm vượt trội của nền CMCN 4.0, mô hình Giáo dục 4.0. CTĐT là công cụ để thực hiện mục tiêu và truyền tải CĐR đến người học, hoạt động dạy học là hoạt động chuyển tải CĐR đến người học và kiểm tra đánh giá là hoạt động đánh giá mức độ đạt được CĐR đến người học. CĐR là vấn đề cốt lõi của việc PTCTĐT, là căn cứ để thể hiện mục tiêu đào tạo, thể hiện nội dung đào tạo và xác định phương pháp dạy-học, xác định cách thức kiểm tra đánh giá để thực hiện CTĐT và PTCTĐT như một qui trình liên tục. 10
  19. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, PTCTĐT đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện nền kinh tế của một quốc gia. Nó cung cấp câu trả lời hoặc giải pháp cho các điều kiện và vấn đề cấp bách của thế giới, như là môi trường, chính trị, kinh tế xã hội và các vấn đề khác về nghèo đói, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Do đó, PTCTĐT đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập định hướng trong một tổ chức, không chỉ ở cấp độ vi mô mà còn ở cấp độ vĩ mô. Ở đó, các mục tiêu và mục đích PTCTĐT phải được xác định rõ ràng trong tâm trí của các nhà phát triển chương trình. 1.2.3 MBA Theo Wikipedia, MBA (Master of Business Administration) là bằng thạc sĩ về QTKD có nguồn gốc từ Mỹ, là bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh có chất lượng và được nhiều tổ chức kiểm định hàng đầu quốc tế như AMBA, AACSB, ACBSP, EQUIS, IACBE đánh giá cao. [35] Chương trình học của MBA không chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý thuyết cơ bản về quản trị mà còn hướng dẫn cả những cách thực hành với vấn đề quản trị thực tế. Chương trình đào tạo MBA giúp cho người học tiếp cận và hiểu sâu về tất cả các lĩnh vực cần thiết trong một tổ chức như: Quản lý Tài chính, quản trị nguồn nhân lực, tâm lý học và văn hóa tổ chức, quản trị marketing, quản lý sản xuất – chuỗi cung ứng, quản trị chiến lược, quản lý dự án, thương mại quốc tế… học viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức đầy đủ về quản trị kinh doanh trong môi trường toàn cầu, do vậy có đủ khả năng hiểu, đánh giá các vấn đề về kinh tế vĩ mô, các vấn đề kinh doanh trong một ngành nghề, lĩnh vực một cách chân thực từ đó có khả năng đánh giá được rủi ro, nắm bắt được cơ hội của những vấn đề này và lãnh đạo giúp doanh nghiệp của mình đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách thành công với các chiến lược hiệu quả. Hiện nay do sự thành công của MBA nên xuất hiện rất nhiều biến thể khác nhau của chương trình này. Tuy nhiên tổng kết chung lại chúng ta sẽ có 2 loại hình MBA chính bao gồm: MBA tổng quát và MBA chuyên ngành. 11
  20. Với những khóa học MBA tổng quát cung cấp cho người đọc chương trình học đa dạng nhất cũng như truyền đạt được những tư duy về quản lý. Những ngành học của một khóa học MBA tổng quát là gì: Kinh tế Phân tích định lượng; Kế toán; Tiếp thị (marketing) và Hành vi tổ chức. Khác với MBA tổng quát, MBA chuyên ngành sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, một mảng nhất định trong kinh doanh hoặc cũng có thể là đi chuyên sâu vào một chuyên ngành nào đó. Ví dụ đối với thạc sĩ chuyên ngành marketing sẽ đem đến cho người học sự am hiểu rõ nét cũng như phương thức chuyên nghiệp cho lĩnh vực marketing mà không gián đoạn công việc quản lý. Các chuyên ngành đào tạo MBA hiện nay khá đa dạng như: Quản lý dự án, Tài chính, Marketing, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị chiến lược, Thương mại quốc tế… Tựu chung lại, CTĐT MBA chủ yếu đào tạo con người trở nên có tầm nhìn xa, trông rộng chứ không phải chỉ nắm bắt những gì của hiện tại. CTĐT MBA có kiểm định quốc tế thường xuyên phải thay đổi nội dung để đào tạo nên những con người có thể nắm bắt nhanh nhạy những biến động của kinh doanh và nhịp sống hiện đại để đi trước xu hướng. Từ đó, người học có thể dễ dàng nắm bắt và tìm ra cơ hôi phát triển bản thân, phát triển doanh nghiệp CMCN 4.0 và những thúc bách phải thay đổi đáp ứng kỷ nguyên số (digital transformation), quản lý sự thay đổi là các nội dung mới mà các chương trình MBA chuẩn mực quốc tế nhanh chóng đưa vào nội dung chương trình để cho phép người học đáp ứng được xu thế mới của thời đại hiện nay. 1.3 CMCN 4.0 và quan điểm phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng thời đại 4.0 1.3.1 CMCN 4.0 CMCN 4.0 chính là CMCN lần thứ tư trên thế giới của nhân loại về sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Theo Klaus Schwab (2016), Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), CMCN 4.0 được định nghĩa là cuộc cách mạng công nghệ trong môi trường hiện đại với các công nghệ và xu hướng sáng tạo như Thực tế ảo (Virtual reality - VR), Internet của vạn vật (Internet of Things - IoT), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI), Người máy (Robotics) đang thay đổi cách sống, làm việc và các mối quan hệ. CMCN 4.0 tạo điều 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2