intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:110

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH THÚY HẰNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN  TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT & DU LỊCH SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  2. HÀ NỘI ­ 2013
  3. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH THÚY HẰNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN  TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT & DU LỊCH SÀI GÒN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ NGỌC ANH
  4. HÀ NỘI ­ 2013
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ   SỞ   LÝ   LUẬN   VỀ   PHÁT   TRIỂN   ĐỘI   NGŨ  GIẢNG VIÊN  Ở  TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA  NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 13 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.2 Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng  Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 22 1.3 Những nhân tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên  ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và du lịch Sài Gòn 24 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG  VIÊN  TRƯỜNG   CAO   ĐẰNG   VĂN   HÓA   NGHỆ  THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN  28 2.1. Khái quát chung Trường Cao đẳng  Văn hóa Nghệ  thuật  và Du lịch Sài Gòn 28 2.2.  Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao  đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 31 2.3. Thực trạng về  phát triển đội ngũ giảng viên  ở  Trường  Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn  40 Chương 3 YÊU   CẦU,   BIỆN   PHÁP   PHÁT   TRIỂN   ĐỘI   NGŨ  GIẢNG   VIÊN   TRƯỜNG   CAO   ĐẲNG   VĂN   HÓA  NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY 51 3.1 Các yêu cầu trong thực hiện các biện pháp phát triển đội  ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và  Du lịch Sài Gòn 51 3.2.  Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao  đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay 53 3.3.  Khảo nghiệm sự  cần thiết và khả  thi các biện pháp đề  xuất 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 90
  6. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH­TW ­ Ban chấp hành Trung ương BGH ­ Ban giám hiệu CĐ ­ Cao đẳng CBGV ­ Cán bộ giảng viên CNH.HĐH ­ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa     ĐH ­ CĐ ­ Đại học, cao đẳng  ĐNGV ­ Đội ngũ giảng viên GD ­ ĐT ­ Giáo dục, đào tạo  GV ­ Giảng viên HSSV ­ Học sinh sinh viên NNL ­ Nguồn nhân lực  KT­XH ­ Kinh tế, xã hội TCCN ­Trung cấp chuyên nghiệp UBND ­ Ủy ban nhân dân XHCN ­ Xã hội chủ nghĩa NCKH ­ Nghiên cứu khoa học  NCS ­ Nghiên cứu sinh VHNT& DLSG                             ­ Văn hoá nghệ thuật và du lịch Sài Gòn VHNT ­ Văn hóa, nghệ thuật 
  7. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ  trương “Phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong  “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” thể hiện tư duy và nhận   thức cách mạng, khoa học, toàn diện, triệt để và sâu sắc tinh thấn của Đại  hội XI về phát triển đội ngũ giáo viên các cấp học, bậc học trong hệ thống   giáo dục quốc dân.  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  XI đã khẳng định:  “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện  nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,  dân chủ  hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ  chế  quản lý giáo  dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đại  hội cũng đã xác định: Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo  dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây  dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân sách cho hoạt   động giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo về  số  lượng, chất lượng và với cơ  cấu  hợp lý sẽ  là động lực quan trọng để  đổi mới và nâng cao chất lượng GD­ ĐT, góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng  ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng   thời, Đại hội cũng đã chỉ  ra các giải pháp cơ  bản phát triển đội ngũ giáo  viên, trong đó coi giải pháp: "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ  về  số  lượng,  đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới  GD­ĐT hiện nay. Chúng ta chỉ có thể giải quyết được những thách thức tên bằng cách  làm cho nền giáo dục có những bước chuyển căn bản,có tính cách mạng, 
  8. 4 phải phát triển toàn diện con người,phát triển nguồn nhân lực  ­ nguồn tài  nguyên vô giá để phát triển kinh tế xã hội. Hiến pháp điều 35 ghi rõ:" Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng  đầu" và điều 36"nhà nước  ưu tiên đầu tư  cho giáo dục  khuyến khích các   nguồn đầu tư khác" vì phát triển nguồn lực người là bí quyết, là chìa khoá  dẫn đến thành công của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Phát triển   nguồn   lực   con   người   nhằm   tạo   nên   những   con   người   mới,   những   con   người của nền văn minh hậu công nghiệp, của nền kinh tế tri thức Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có rất nhiều yếu   tố, trong đó yếu tố  quan trọng căn bản quyết định là đội ngũ giáo viên và  cán bộ quản lý giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương  Đảng 2 khoá 8 khẳng định:"giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo  dục và được xã hội tôn vinh". Trong thời đại ngày nay, một đất nước muốn phát triển hưng thịnh,  bền vững thì không chỉ nhờ  vào tài nguyên, vốn kinh tế,...mà yếu tố  quyết  định chính là nguồn lực con người nói chung và đội giáo dục nói riêng là rất   quan trọng và cấp thiết. Chỉ  thị  của Ban bí thư  Trung  ương Đảng về  việc  xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục   trong giai đoạn 2010­2020 trong đó mục tiêu tổng quát nêu:"Xây dựng đội   ngũ nhà giáo và cán bộ  quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất  lượng đủ  về  số  lượng, đồng bộ  về  cơ  cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao   bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề  của nhà giáo  thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và hiệu quả sự nghiệp  giáo dục để  nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp  ứng những  đòi hỏi ngày càng cao của sự  nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất  nước".
  9. 5 Thực tế  chất lượng và hiệu quả  của giáo dục nước ta trong những   năm gần đây tuy có những bước khởi sắc nhưng chưa đáp  ứng được với  yêu cầu của thời kỳ  công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong xu thế  hội nhập quốc tế. Điều này đã được chỉ  rõ trong nghị  quyết trung  ương   2,khoá 8 của ban chấp hành Trung ương Đảng:"Giáo dục và đào tạo nước   ta còn yếu kém,bất cập cả  về  quy mô,cơ  cấu,nhất là chất lượng và hiệu  quả, chưa đáp  ứng kịp thời với những đòi hỏi ngày càng cao về  nhân lực  của công cuộc đổi mới về  kinh tế  xã hội và bảo vệ  tổ  quốc, thực hiện  công nghiệp hoá hiện đaị hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Từ  những vấn đề  nêu trên đã đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo cả  nước nói chung và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn  nói riêng một nhiệm vụ  vô cùng quan trọng,cấp thiết đó là: Phát triển đội   ngũ giảng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được nhu cầu phát  triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Từ   thực   tế   và   yêu   cầu   đòi   hỏithực   tiễn   tiễn   phát   triển   của   đất  nwowcvs, của nhà trường như  hiện nay nhất thiết phải xây dựng và phát   triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ  về cơ cấu góp phần tích cực thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục:"   Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ  cho sự  nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Từ  những lý do trên,  chúng tối chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng   Văn hóa Nghệ  thuật và Du lịch Sài Gòn”. Làm luận văn tốt nghiệp cao  học. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan Nhân  loại  đang  bước  vào  thế  kỷ  XXI,  những  thành  tựu  của  cuộc  cách mạng khoa học ­ công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới 
  10. 6 thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây  là bước ngoặt lịch sử trong việc chuyển nền kinh tế công nghiệp dựa vào  tài nguyên  và lao động  chân  tay là  chủ  yếu  sang  nền  kinh  tế  tri  thức chủ  yếu  dựa vào  trí  tuệ  con người.  Tri thức ngày càng trở thành  nhân  tố  trực  tiếp  và  không  thể  thiếu  của  quá  trình  sản  xuất.  Đầu  tư  vào  tri  thức  trở  thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Không nằm ngoài xu thế chung, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường  quan  tâm đầu  tư  cho  giáo  dục,  xem đây là  mũi  nhọn  quan  trọng  thúc đẩy  nền  kinh  tế  tri  thức  đất  nước.  Trong  hệ  thống các  đường  lối, chính sách  phát triển giáo dục, đầu tư  xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo có vai  trò chủ đạo. Với  vị  trí,  vai  trò  quan  trọng  của  mình,  đội  ngũ  nhà  giáo  phải  được  thừa  hưởng  tất  cả  những  ưu  tiên  của  quốc  gia  về  phát  triển  nguồn nhân lực và đòi hỏi phải được nghiên cứu đổi mới theo những thay  đổi của nền giáo dục. Sau  hơn  20  năm  đổi  mới,  nhiều  giải  pháp  nhằm  xây  dựng  và  phát  triển đội ngũ nhà giáo ở  các  cấp học, bậc học đã được nghiên  cứu  và áp  dụng rộng rãi. Đặc biệt từ khi có chủ chương của Đảng và Nghị quyết của  Quốc hội  về  đổi mới  chương trình  giáo dục phổ thông thì một số  dự án,  công  trình  nghiên cứu  lớn  liên  quan  đến  đội  ngũ  nhà  giáo  đã được  thực  hiện: ­  Dự  án  quốc  gia  nghiên  cứu  tổng  thể  về  GD&ĐT  và  phân  tích  nguồn nhân lực, mã số VIE/89/022 (gọi tắt là Dự án tổng thể về giáo dục). ­  Bồi  dưỡng  và  đào  tạo  lại  đội  ngũ  nhân  lực  trong  điều  kiện  mới  (Đề tài khoa học mã số KX­07, năm 1996). ­ Dự án hỗ trợ Bộ GD&ĐT do Ủy ban châu Âu tài trợ. Năm  1993,  nhóm  tác  giả  nghiên  cứu  do  Phạm  Thành  Nghị,  chủ 
  11. 7 nhiệm đề tài đã hoàn thành công trình: "Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ  giảng  dạy  đại  học và  giáo  viên  dạy  nghề".  Riêng  đối  với  giảng  viên  các  trường đại học, cao đẳng, đề tài đã phân tích được thực trạng về tình hình  đội ngũ và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trong những năm vừa qua. Đồng  thời đề  tài  cũng  đã  đưa ra  một  số  phương  án,  giải  pháp  bồi  dưỡng  cho  đội  ngũ  giảng  viên  đại  học, cao đẳng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ  này. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu về các giải pháp  bồi dưỡng  cho  đội  ngũ  giảng  viên  hiện  có,  chưa  đáp  ứng  được  các  yêu  cầu  của nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ nhằm chuẩn hóa không  chỉ về chất lượng mà còn phát triển về số lượng và cơ cấu hợp lý. Những năm gần đây, sự tăng nhanh về số lượng các trường đại học  và cao đẳng trong cả nước dẫn đến sự thiếu hụt và mất cân đối của đội  ngũ giảng viên. Vì thế, nhiều đề tài ở các cấp độ khác nhau trong đó có các  luận văn thuộc chuyên ngành QLGD đã đề cập đến vấn đề này: Các giải  pháp  tổ  chức nhằm ổn  định đội  ngũ  cán bộ  dạy ở  trường  Đại học Sư phạm (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Thị Thanh, Đại  học Sư phạm Hà Nội, năm 1999). Những  giải  pháp  cơ  bản  xây  dựng  đội  ngũ  giáo  viên  trường  chuẩn quốc gia  Trung  học phổ  thông  Xuân  Đỉnh,  Hà  Nội  (Luận văn thạc  sỹ QLGD của Nguyễn Viết Cẩn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004).   Một  số  giải  pháp  quản  lý  nhằm  phát  triển  đội  ngũ  giảng  viên  trường  Đại  học  Hải  Phòng  đến  năm  2010  (Luận  văn  thạc  sỹ  QLGD  của  Nguyễn Sơn Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004).  Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy  ở  trường Đại học Sân khấu Điện ảnh trước yêu cầu hiện nay (Luận văn 
  12. 8 thạc sỹ QLGD của Đặng Thị Thanh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004).   Một số  biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng   Thống kê (Luận văn thạc sỹ  QLGD của Nguyễn Đình Dũng, Đại học sư  phạm Hà Nội, 2005). Đề  tài  luận văn thạc sĩ  của  Nguyễn  Thị  Hồng  Sinh đã đề  cập đến  "các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đáp  ứng yêu cầu nâng  cấp trường  Cao  đẳng  văn  hóa  nghệ  thuật  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh".  Đề  tài đã đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển đội ngũ giảng  viên của nhà trường  nhằm chuẩn hóa đội ngũ, đáp  ứng các  yêu  cầu  nâng  cấp từ một trường Trung học chuyên nghiệp lên cao đẳng. Tuy nhiên, giới hạn của đề tài là chỉ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn  phù  hợp  với  thực  trạng  của trường  Cao  đẳng  VHNT  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh. Một  số  các  đề  tài  nghiên  cứu  về  những  biện  pháp  phát  triển  đội  ngũ giáo viên, giảng viên   như: năm 2000, Nguyễn  Thị Luyến với đề tài:  "Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường văn hóa nghệ thuật  Quảng  Ninh",  năm  2001,  Trần  Công  Chánh,  có  đề  tài:  "  Các  giải  pháp  quản  lý  công tác  phát  triển đội  ngũ giáo  viên trường  Cao  đẳng sư  phạm  Bạc Liêu". Ngoài  ra,  trong  chương  trình  hành  động  hàng  năm  của  ngành  giáo  dục ở  các  địa  phương  cũng  có  một  số  đề  tài  NCKH  hoặc  thực  hiện  một  số  giải  pháp  nhất  định  để  phát  triển  đội  ngũ  nhà  giáo.  Đối  với  giảng  viên  các trường  Đại học, Cao đẳng  đề  án  đã đề  ra  các nhiệm vụ  và  giải  pháp khá cụ thể nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ giảng viên đảm bảo  đủ  về  số  lượng,  chuẩn  hóa  về  chất  lượng  và  đồng bộ  về cơ  cấu. Đề  án  của Chính phủ tạo cơ sở, tiền đề quan trọng để các nhà trường, các cơ quan  
  13. 9 quản lý giáo dục làm căn cứ  để  xây dựng các chương trình, kế  hoạch phát  triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cho đơn vị địa phương của mình. Tuy nhiên, đề án chỉ đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý ở  tầm vĩ mô, để thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên của từng  địa phương, từng trường đại học, cao đẳng thì cần có những giải pháp cụ  thể, phù hợp với những đặc điểm tình hình từng trường và đội ngũ giảng  viên hiện có, vấn đề này nội dung đề án chưa thể giải quyết được. Nhìn  chung,  đã  có  nhiều  công  trình  đề  cập  đến  vấn  đề  phát  triển  đội ngũ  giáo  viên  ở  các  trường  phổ  thống,  đội  ngũ  giảng  viên  ở  các  trường  đại  học  và  cao  đẳng  nhằm  đáp  ứng  yêu  cầu  đổi  mới  sự  nghiệp  giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy  đủ  về  biện  pháp  phát  triển  đội  ngũ  giảng  viên  của  trường  Cao đẳng  VHNT & DL Sài Gòn Do đó, đề tài này sẽ cố gắng đề cập đến những vấn đề mà các đề  tài  khác chưa có điều kiện làm rõ. Đó là những vấn đề  của đội ngũ giảng viên  trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn với tư cách là một trường Cao đẳng   trong đại học đa ngành. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp phát triển đội  ngũ giảng viên của một trường cao đẳng mới thành lập đang trong quá trình  xây dựng và phát triển. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề có liên quan, đề tài đề  xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Văn hóa  Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.  * Nhiệm vụ nghiên cứu
  14. 10 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường  cao đẳng, đại học. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng  viên Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn.    Đề  xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao  đẳng VHNT & DL Sài Gòn    đến 2020 và khảo nghiệm tính cần thiết và  tính khả thi của các biện pháp đó. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài  Gòn * Đối tượng nghiên cứu  Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn  hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển đội  ngũ giảng viên  Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn, trên cơ  sở  thực  trạng và định hướng phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường đến 2020. 5. Giả thuyết khoa học Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ  thuật   và Du lịch Sài Gòn phụ  thuộc vào nhiều yếu tố  nếu chủ  thể   quản lý xây  dựng và thực hiện đồng bộ các nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giảng  viên như:  Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng phát triển đội ngũ  giảng viên của nhà trường; xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch hóa phát  triển đội ngũ giảng viên; Phát huy tính chủ  thể  trong tích lũy các điều kiện  
  15. 11 đáp  ứng các tiêu chí phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trường sư  phạm tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút phát triển đội ngũ giảng viên;  tăng cường công tác sơ tổng kết, đánh giá phát triển đội ngũ giảng viên của   nhà trường; phát huy vai trò của Hiệu trưởng trong phát triển đội ngũ giảng viên  thì chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ không ngừng được nâng   cao, đáp ứng đổi mới giáo dục và đào tạo của nhà trường trong xu thế hiện  nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điêm cua Chu nghia Mac – Lênin, ̉ ̉ ̉ ̃ ́   tư tưởng Hô Chi Minh và c ̀ ́ ơ sở lý luận theo đường lối, quan điểm của Đang ̉   ̣ ̉ ̣ Công san Viêt Nam; Chỉ thị, Hướng dẫn của các cấp về giáo dục và đào tạo   và quản lý giáo dục đào tạo mà trực tiếp nhất là chuân hoa đ ̉ ́ ội ngũ giang viên. ̉ Để đạt được mục đích nghiên cứu và luận giải các nhiệm vụ của đề  tài, chúng tôi sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống ­ cấu trúc; lịch sử ­  lôgíc; quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu ­ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích nhằm nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề  lý  luận có liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên. Khai thác một cách  có chọn lọc những công trình đi trước, làm tiền đề  cho việc xây dựng  một số khái niệm công cụ phục vụ cho đề tài, làm cơ sở lý luận cho việc   nghiên cứu thực tiễn.  + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi   Mục đích nhằm thu thập số liệu để làm rõ thực trạng đội ngũ giảng  viên và thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia về  phát triển đội ngũ  
  16. 12 giáo viên  hiện tại cũng như  phương hướng phát triển của đội ngũ  giáo  viên, kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả  thi của các biện pháp một cách   khách quan nhằm giảm thiểu những sai sót trong quá trình nghiên cứu. Ngoài  ra,  còn sử  dụng dữ   liệu  của  phần mềm  quản  lý thông  tin  chuyên môn giảng viên.   + Phương pháp toạ đàm Nhằm hỗ  trợ  cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, đồng thời  kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Nội dung gồm : trao đổi ý kiến với đội ngũ các cán bộ quản lý,  giảng  viên lâu năm có kinh nghiệm, có uy tín; đội ngũ giáo viên về thực trạng và  giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Trường. ­ Nhom ph ́ ương phap nghiên c ́ ứu thực tiên ̃ Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý  của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong công tác phát triển đội ngũ giảng   viên các trường cao đẳng, đại học. Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học bằng phiếu đối với 100   phiếu. Đối tượng điều tra bao gồm: Giáo viên 80 phiếu; cán bộ  lãnh đạo  quản lý 20 phiếu. Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với đội ngũ giảng  viên  về chất lượng đội ngũ giảng viên tiếng, thực trạng phát triển đội ngũ   giảng viên. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổng kết năm  học, kết quả phát triển  đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học.  Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ  quản lý giáo dục về  một số  vấn đề  lý luận và thực tiễn có liên quan tới   việc nghiên cứu của đề tài. 
  17. 13 7. Ý nghĩa luận văn Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là những đóng góp có ý nghĩa quan  trọng góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát  triển đội ngũ giảng viên của nhà trường. Luận văn cũng đóng góp những luận cứ  khoa học làm tài liệu tham  khảo giúp cho lãnh đạo các trường cao đẳng, đại học trong xây dựng và phát  triển đội ngũ giảng viên về số lượng , chất lượng và cơ cấu đội ngũ. 8. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm; Mở  đầu, 3 chương ( 9 tiết) kết luận kiến nghị,   danh mục tài liêu tham khảo và phụ lục.
  18. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG  CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm đội ngũ giảng viên Luật Giáo dục (2005) qui định tại điều 70, mục 1, chương IV:  " Nhà   giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ   sở giáo dục khác” Đội ngũ là thuật ngữ  dùng để  chỉ  “số  đông sắp xếp có trật tự  hoặc có tổ chức chặt chẽ”.[ 56 ].  Đội ngũ “Là một nhóm người được tập hợp và tổ  chức thành một  lực   lượng   để   thực  hiện   một   hay   nhiều   chức   năng,   có   thể   cùng   nghề  nghiệp hay không, nhưng cùng mục đích nhất định”. Khái niệm đội ngũ hàm  chứa yếu tố sứ mạng và có những yêu cầu chặt chẽ về cơ  cấu, kỷ cương và  chất lượng (đại từ điển tiếng Việt). Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người tham gia công tác giảng  dạy tại các trường cao đẳng, đại học.  “Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những lực  lượng đông đảo trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Nhà nước” [26  ].  Theo quyết định 538/TCCP­TC ngày 18/12/1995 của Ban Tổ  chức   cán bộ Chính phủ về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy   và  tiêu   chuẩn  nghiệp   vụ   các   ngạch  trong   trường   ĐH,   CĐ   được   xếp   3  ngạch: Giảng viên (15.111), giảng viên chính (15.110), giảng viên cao cấp 
  19. 15 (15.109).  Từ  những quan điểm trên ta hiểu đội ngũ GV là, tập hợp những  người làm nghề  dạy học­giáo dục được tổ  chức thành một lực lượng (có  tổ chức), cùng chung một nhiệm vụ làthực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra  cho tổ chức đó. Họ  làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi  ích về  vật chất và tinh thần trong khuôn khổ  quy định của pháp luật, thể  chế xã hội.  Theo  từ  điển  tiếng  Việt,  đội  ngũ  là  "khối  đông  người  cùng  chức  năng nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng". Khái  niệm  về  đội  ngũ  dùng  cho  các  thành  phần  trong  xã  hội  như  đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức đều  có gốc xuất phát từ đội  ngũ  theo  thuật  ngữ  quân  sự.  Đó  là  một  khối  đông  người,  được  tổ  chức  thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ. Đội ngũ giảng viên là  nhóm  người  được  tổ  chức  và tập  hợp  thành  một  lực  lượng  để  thực  hiện  một  hay  nhiều  chức  năng,  có  thể  cùng  nghề  nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục  đích nhất định. Như  vậy,  đội  ngũ  nhà  giáo  là  những  chuyên  gia  trong  ngành  giáo  dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào  và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục. Từ những quan niệm nêu trên, chúng tôi quan niệm đội ngũ giảng viên:  Đội ngũ giảng viên là một tập thể bao gồm những giảng viên và giảng   dạy  ở  bậc (đại học và cao đẳng), được tổ  chức thành một lực lượng, có   chung nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường hoặc cơ sở   giáo dục. Đội ngũ giảng viên Việt Nam là những người lao động trí tuệ sáng 
  20. 16 tạo, có  tinh  thần  yêu  nước,  ý  thức dân  tộc  cao, cần  cù, thông  minh, năng  động và nhạy bén với sự phát triển của thời đại. Đồng thời đây cũng là lực  lượng nghiên  cứu  khoa  học  hùng  hậu.  Chính  từ  lực  lượng  này  đã  xuất  hiện  nhiều nhà khoa học lớn, các chuyên gia đầu ngành. Họ có khả  năng  và thực tế đã có nhiều đóng góp tích cực và to lớn ở cả  hai phương diện:  Đào tạo những tài năng trẻ, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đồng thời nghiên  cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ  thuật, khoa học quản  lý,  văn  hoá,  nghệ  thuật,  phát  triển  kinh  tế  ­  xã  hội,  góp  phần  đẩy  nhanh  quá trình xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ  cấu  đội  ngũ  giảng  viên  là  một  thể  thống  nhất,  hoàn  chỉnh  bao  gồm các  thành  phần sau: Số lượng giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng  viên  và  các  yếu  tố  bên  trong  của  đội  ngũ.  Ngoài  số  lượng  giảng  viên  và  trình  độ  đào  tạo,  có  thể  có  các  yếu  tố  khác  trong  cơ  cấu đội ngũ giảng  viên: ­ Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính  trị xã hội (như tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức Đoàn thanh niên  cộng  sản  Hồ  Chí  Minh…)  giữa  các  đơn  vị  (khoa,  tổ)  nhằm  phát  huy  được vai trò của các tổ chức chính trị ­ xã hội trong đội ngũ giảng viên. ­ Về lứa tuổi: Duy trì sự cân đối giữa các thế hệ già, trung niên, trẻ  của đội ngũ để có thể phát huy được tính năng động, hăng hái của tuổi trẻ  và khai thác được vốn kinh nghiệm, từng trải của lớp già. ­  Về  giới  tính:  Đảm  bảo  tỷ  lệ  thích  hợp  giữa  giảng  viên  nam  và  giảng viên nữ trong từng khoa, từng tổ, từng bộ môn và chuyên ngành được  đào tạo. Cơ cấu chuyên môn, chính trị, lứa tuổi và giới tính thể hiện cấu trúc  của đội  ngũ  giảng  viên.  Giữa  các  yếu  tố  cần  phải  đảm  bảo  sự  cân  đối, 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2