Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ Hà Nội
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiếp cận chuẩn quốc tế tại Trường ĐHKHCNHN và từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường ĐHKHCNHN nói riêng và phát triển năng lực cho đội ngũ GV các trường đại học và cao đẳng trong nước nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THANH THỦY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIỆM CẬN CHUẨN QUỐC TẾ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THANH THỦY PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIỆM CẬN CHUẨN QUỐC TẾ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 81 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIỀU OANH HÀ NỘI – 2020
- LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng, khoa của Trƣờng Đại học Giáo dục và các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện bản Luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn Kiều Oanh, cô giáo đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, GV, nhân viên Trƣờng Đại học Khoa học và Công Nghệ Hà Nội; cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn trình bày những nghiên cứu ban đầu góp phần cho sự phát triển của đội ngũ giảng viên của Trƣờng ĐH KHCNHN. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận văn, bạn bè và đồng nghiệp để tôi tiếp tục các nghiên cứu làm cho luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 01 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Thủy i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBVC Cán bộ viên chức ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GS Giáo Sƣ GV Giảng viên GVCC Giảng viên cao cấp KHCN Khoa học công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NCV Nghiên cứu viên PGS Phó Giáo sƣ SV Sinh viên Trƣờng ĐHKHCNHN Trƣờng Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội TS Tiến sĩ ii
- MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................................. i Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ ii Danh mục các bảng .................................................................................................. vii Danh mục các hình .................................................................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TIỆM CẬN CHUẨN QUỐC TẾ CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ...................................................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên đại học ............................... 6 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực đội ngũ giảng viên đại học ................ 7 1.2. Đội ngũ giảng viên tại các trƣờng đại học ....................................................... 8 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 8 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên đại học ........................................... 10 1.2.3. Phân hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên đại học .................... 12 1.3. Năng lực và khung năng lực nghề nghiệp tiệm cận chuẩn quốc tế của đội ngũ giảng viên khoa học chuyên ngành tại các trƣờng đại học .................... 14 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 14 1.3.2. Năng lực và năng lực nghề nghiệp của giảng viên ................................. 17 1.3.3. Đặc thù về năng lực nghề nghiệp đối với giảng viên khoa học chuyên ngành .................................................................................................... 21 1.3.4. Bối cảnh quốc tế và yêu cầu năng lực nghề nghiệp tiệm cận chuẩn quốc tế của giảng viên ...................................................................................... 23 1.3.5. Cấu trúc của khung năng lực nghề nghiệp tiệm cận chuẩn quốc tế cho đội ngũ giảng viên khoa học chuyên ngành tại các trƣờng đại học........... 24 1.4. Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên đại học ....................... 27 1.4.1. Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giảng viên đại học ................. 27 1.4.2. Chuẩn quốc tế về năng lực nghề nghiệp của giảng viên ........................ 32 1.4.3. Các nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên ....... 34 iii
- 1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên .......................................................................................................... 42 1.5.1. Nhân tố khách quan ................................................................................ 42 1.5.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................... 44 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................46 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ........................................................47 2.1. Giới thiệu về Trƣờng Đại học khoa học và Công nghệ Hà Nội ................... 47 2.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................. 48 2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức ................................................................... 50 2.1.3. Đặc điểm về hoạt động đào tạo của nhà trƣờng ..................................... 51 2.1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên .................................................................................................. 53 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng thực trạng đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHKHCNHN ........................................................................................................... 57 2.2.1. Giới thiệu về khảo sát ............................................................................. 57 2.2.2. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 59 2.3. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trƣờng ĐHKHCNHN ................. 65 2.3.1. Cơ cấu đội ngũ giảng viên Trƣờng ĐHKHCNHN ................................. 66 2.3.2. Thực trạng của công tác phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Trƣờng ĐHKHCNHN ............................................................. 69 2.4. Các hoạt động và các biện pháp triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên của trƣờng ĐHKHCNHN ............................................................. 70 2.4.1. Các hoạt động và các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên ..................................................................................... 70 2.4.2. Các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể đƣợc áp dụng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên và đánh giá giảng viên .......................... 73 2.4.3. Thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên ................ 75 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................88 iv
- CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TIỆM CẬN CHUẨN QUỐC TẾ CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI .......................89 3.1. Phƣơng hƣớng phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên Trƣờng ĐHKHCNHN .................................................................................... 89 3.1.1. Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên ................................. 90 3.1.2. Bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý .................... 91 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên.................................................................................................... 91 3.3. Các hoạt động phát triển đội ngũ GV ............................................................ 92 3.3.1. Đổi mới công tác tuyển dụng với chính sách thu hút nhân lực chất lƣợng cao .......................................................................................................... 92 3.3.2. Hoàn thiện công tác bố trí, sử dụng giảng viên ...................................... 93 3.3.3. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ giảng viên ......... 93 3.3.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên .............................. 93 3.3.5. Đầu tƣ trang bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để đảm bảo điều kiện làm việc cho giảng viên .................................................................................... 94 3.3.6. Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giảng viên ...................................................................... 94 3.3.7. Nâng cao chất lƣợng công tác sinh hoạt chuyên môn ............................ 94 3.3.8. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên ...................... 94 3.3.9. Đổi mới trong nhận thức của giảng viên về môi trƣờng giáo dục ......... 95 3.3.10. Đổi mới chất lƣợng giáo dục đại học từ phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên ................................................................................................... 95 3.4. Các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên Trƣờng ĐHKHCNHN ............................................................................................ 95 3.4.1. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức công tác phát triển năng lực nghề nghiệp giảng viên ............................................................. 95 3.4.2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng năng lực nghề nghiệp tiếp cận chuẩn quốc tế cho đội ngũ giảng viên ................................................ 98 3.4.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát và đánh giá việc thực hiện các chƣơng trình bồi dƣỡng phát triển năng lực nghề nghiệp tiệm cận chuẩn quốc tế cho đội ngũ giảng viên...................................................... 102 v
- 3.4.4. Quản lý tốt các điều kiện đảm bảo thành công quy hoạch, kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp tiệm cận chuẩn quốc tế cho đội ngũ giảng viên ....................................................................................................... 106 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .......... 110 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..........................................................................................118 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................122 PHỤ LỤC vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đội ngũ GV Trƣờng ĐHKHCNHN .........................................................65 Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ của Trƣờng ......................................................................67 Bảng 2.3: Cơ cấu giảng viên theo độ tuổi trong Trƣờng ĐHKHCNHN ..................68 Bảng 2.4: Tổng hợp thâm niên công tác của giảng viên ...........................................68 Bảng 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp ..............................................111 Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp .................................................113 Bảng 3.3: Chênh lệch giữa tính cần thiết và tính khả thi ........................................116 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Lịch sử hình thành và phát triển trƣờng KHCNHN ..............................49 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐHKHCNH ..............................................50 Hình 2.3: Tiến trình Bologna đƣợc áp dụng tại hầu hết các trƣờng đại học trên 45 nƣớc châu Âu ............................................................................52 Hình 2.4: Đội ngũ GV ...........................................................................................52 Hình 2.5: Kỹ năng xây dựng chƣơng trình đào tạo ...............................................60 Hình 2.6: Kỹ năng giảng dạy / Kỹ năng xử lý các tình huống giảng dạy .............62 Hình 2.7: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, số liệu khi triển khai đề tài NCKH .....64 Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện mức cần thiết của các biện pháp ..............................112 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện tính khả thi của các biện pháp ..................................114 Hình 3.3: Đánh giá về tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .............................................................................................115 viii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đã đề ra mục tiêu cụ thể trong giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của ngƣời học. Hoàn thiện cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Nghị quyết đƣa ra nhiệm vụ, giải pháp: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Trong đó nhấn mạnh đến năng lực nghề nghiệp của ĐNGV. Để phát triển đƣợc ĐNGV phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ, giảng viên đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải đƣợc đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm; đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo, có chế độ ƣu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; khuyến khích học tập nâng cao trình độ; có chính sách hỗ trợ GV trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Đổi mởi cơ chế quản lý giáo dục, phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [14, tr.131]. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của tình hình mới, đội ngũ GV còn bộc lộ một số bất cập hạn chế. Số lƣợng, chất lƣợng giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp; Một bộ phận không nhỏ GV, trong đó có không ít ngƣời đã đạt trình độ tiến sĩ tại một số trƣờng sƣ phạm còn thiếu năng lực cần thiết để triển khai các hoạt động. Không ít giáo viên còn hạn chế về năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên còn thấp. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ GV chƣa đồng bộ và còn bất cập; chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với giảng viên còn chƣa tƣơng xứng với vị thể nhà giáo, chƣa tạo ra động lực để đội ngũ giảng viên phấn đấu tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực. Những bất cập cơ chế chính sách đối với đội ngũ GV gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng đào tạo giáo viên. 1
- Tuy nhiên, công tác chuẩn hóa trình độ của cán bộ, GV đại học và cao đẳng là một yếu điểm lớn trong nền giáo dục đại học Việt Nam nói chung và tại Trƣờng ĐHKHCNHN nói riêng. GV hiện nay phần lớn chỉ đƣợc đào tạo lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế từ doanh nghiệp nên không bắt kịp với sự vận động, phát triển với nền giáo dục theo định hƣớng ứng dụng nghề nghiệp nhƣ hiện nay. Thực tế này đòi hỏi công cuộc đổi mới toàn diện nền GDĐH Việt Nam nói chung và tại Trƣờng ĐHKHCNHN nói riêng cần phải tập trung hàng đầu và nhiều hơn cho vấn đề chất lƣợng. Ở bậc đại học, trọng trách của một giảng viên đại học rất lớn. Họ không chỉ là giảng bài, càng không phải giảng bài theo kiểu cũ tức “thầy đọc và trò chép” mà phải luôn tiếp cận với kiến thức mới để cập nhật vào bài giảng và sử dụng phƣơng pháp giảng dạy mới. Điều đó yêu cầu một GV đại học thực thụ phải là một chuyên gia về một chuyên ngành nhất định. Chức năng này chỉ có thể hình thành qua kinh nghiệm từ doanh nghiệp, thực tiễn nghiên cứu và triển khai. GV đại học bắt buộc phải tham gia công việc NCKH, vận dụng những kiến thức mới vào hoạt động giảng dạy, đồng thời có nhiệm vụ hƣớng dẫn, tổ chức SV trong những hoạt động nhƣ đào tạo và NCKH. Là một trƣờng đại học còn non trẻ của Việt Nam, Trƣờng ĐHKHCNHN cũng không nằm ngoài thực trạng trên. Số lƣợng GV cơ hữu hiện nay của nhà trƣờng chỉ khoảng 170 GV và đều là trình độ Tiến sĩ, không đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo cho cả ngàn SV của nhà trƣờng. Hơn thế nữa, đa số GV của trƣờng là lực trẻ, mới đƣợc đào tạo theo chƣơng trình 911 của chính phủ từ Pháp trở về kinh nghiệm thực tế chƣa nhiều, nên GV mới chỉ tập trung vào nhiệm vụ dạy học mà bỏ quên nhiệm vụ NCKH, chƣa có nhiều thời gian để tích lũy kiến thức từ thực tế để ứng dụng vào việc giảng dạy các mô đun nên bài giảng chƣa thu hút, lôi cuốn ngƣời học. Từ đó, số lƣợng các công trình nghiên cứu của nhà trƣờng rất hạn chế. Từ thực tế trên cho thấy đội ngũ GV hiện tại của Trƣờng ĐHKHCNHN đang thiếu và chƣa trải nghiệm nhiều đã gây ra không ít khó khăn cho nhà trƣờng trong việc thúc đẩy đổi mới đào tạo theo định hƣớng nghề nghiệp - ứng dụng. Công tác phát triển ĐNGV của trƣờng đã đƣợc chú trọng và đạt đƣợc những kết quả nhất định song vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Chƣa xây dựng đƣợc khung năng lực cụ thể của ĐNGV, chƣa chú trọng phát triển năng lực ĐNGV; việc kiểm tra, đánh giá GV không đƣợc chú trọng, 2
- sức ép đối với GV phải tự đào tạo, bồi dƣỡng không cao, việc sàng lọc cán bộ thiếu cơ sở… Do đó ĐNGV ngày càng tăng nhƣng sự thay đổi để nâng cao năng lực, chất lƣợng đội ngũ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trường đại học khoa học và công nghệ Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Từ nghiên cứu thực trạng công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiếp cận chuẩn quốc tế tại Trƣờng ĐHKHCNHN và từ đó đƣa ra những giải pháp để nâng cao việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại trƣờng ĐHKHCNHN nói riêng và phát triển năng lực cho đội ngũ GV các trƣờng đại học và cao đẳng trong nƣớc nói chung. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiệm cận chuẩn quốc tế. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV Trƣờng ĐH KHCNHN tiệm cận chuẩn của một số trƣờng đại học tại nƣớc ngoài. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Dựa trên cơ sở lý luận nào để phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên đại học tiệm cận chuẩn quốc tế? - Những thực trạng ĐH KHCNHN có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện mà nhân lực KH&CN ở tình trạng còn khá yếu kém(thiếu chất lƣợng và số lƣợng nhân lực KH&CN) là gì? - Cần làm gì và cần có những giải pháp nào để phát triển năng lực nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế cho đội ngũ GV Trƣờng ĐHKHCNHN? 5. Giả thuyết khoa học Có thể vận dụng phƣơng thức quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực vào phát triển ĐNGV trƣờng ĐH theo tiếp cận năng lực nhằm đề xuất một hệ thống giải pháp đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi bằng cách xây dựng khung năng lực GV trƣờng, góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho mỗi GV và toàn ĐNGV trƣờng ĐHKHCNHN. 3
- 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý phát triển và phát triển năng lực nghề nghiệp GV đại học cao đẳng. Phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực nghề nghiệp GV tiệm cận chuẩn quốc tế tại Trƣờng ĐHKHCNHN. Đề xuất biện pháp nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại Trƣờng ĐHKHCNHN. Đồng thời, tiến hành khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đã đề xuất. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Khách thể khảo sát: Công tác phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên trƣờng ĐHKHCNHN. 7.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, chiến lƣợc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV Trƣờng ĐHKHCNHN theo chuẩn của một số trƣờng đại học tại nƣớc ngoài. 7.3. Giới hạn thời gian khảo sát: Về thời gian: Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đƣợc thu thập trong giai đoạn 2016 – 2019. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu lý luận Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp điều tra xã hội học bao gồm hai phƣơng pháp chính là phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính. Nhóm phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Phƣơng pháp chuyên gia Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Phƣơng pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm thông dụng hoặc chuyên dụng để xử lý các kết quả điều tra, xử lý số liệu. 4
- 9. Những đóng góp của đề tài - Đề tài sẽ hoàn thiện thêm một bƣớc những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lƣợc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại các Trƣờng ĐH KHCNHN, một cơ sở giáo dục Đại học có sự hợp tác chặt chẽ với các trƣờng đại học của Cộng hòa Pháp. - Khảo sát, đánh giá và vận dụng đƣợc cơ sở lý luận để phân tích đƣợc hiện trạng đội ngũ giảng viên trƣờng Trƣờng ĐHKHCNHN hiện nay. Phát hiện những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế về phát triển năng lực nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế của giảng viên của nhà trƣờng làm căn cứ để đề xuất những nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên tiệm cận chuẩn quốc tế tại Trƣờng ĐHKHCNHN. - Đề xuất các nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiệm cận chuẩn quốc tế tại Trƣờng ĐHKHCNHN. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiệm cận chuẩn quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của quản lý phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tại Trƣờng ĐHKHCNHN. Chƣơng 3: Các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiệm cận chuẩn quốc tế tại Trƣờng ĐHKHCNHN trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 5
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TIỆM CẬN CHUẨN QUỐC TẾ CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên đại học Các nghiên cứu về quản lý và phát triển ĐNGV nhƣ: “Những định hƣớng phát triển ĐNGV cho thế kỷ XXI” của UNESCO (1994); “Phát triển ĐNGV” của Marriss Dorothy (2010); “Những chiến lƣợc hiệu quả dành cho GV và các nhà lãnh đạo giáo dục trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” của Lee Little Soldier (2009); “Một số suy nghĩ về vấn đề quản lý ĐNGV góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo ở một trƣờng đại học” của Phan Quang Xƣng (2004); “Công tác xây dựng, nâng cao chất lƣợng ĐNGV cơ hữu và những chính sách phát triển ĐNGV...” của Nguyễn Vũ Minh Trí (2009); “Một số biện pháp phát triển ĐNGV trẻ” của Nguyễn Thế Mạnh (2009); “Chính sách quốc gia về phát triển ĐNGV đại học Việt Nam” của Trần Khánh Đức (2009); “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” của Đặng Bá Lãm.... đã chỉ rõ việc phát triển ĐNGV đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lƣợng để thực hiện tốt mục tiêu, nội dung và kế hoạch đào tạo, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lƣợng và hiệu quả GDĐH; chỉ ra những điểm hạn chế căn bản trong chính sách quản lý, phát triển ĐNGV ở Việt Nam hiện nay. “Nghề giảng dạy ở thế giới thứ ba” của Phillip G.Altbach (2003); “Nghề giảng dạy theo quan điểm quốc tế và so sánh: Những xu hƣớng ở châu Á và thế giới” của Akira Arimoto (2013); “Nghề giảng dạy ở Việt Nam” (2013) của Phạm Thành Nghị; “Nhà giáo Việt Nam và thời đại” của Nguyễn Cảnh Toàn (2004); “Nghĩ về chuẩn mực và chất lƣợng giáo dục đại học” của Hà Minh Đức (2004); “Đổi mới giáo dục đại học để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế” của Trần Hữu Phát (2004); “Ứng dụng phƣơng thức quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM) và đào tạo GV dạy hiệu quả” của Nguyễn Thị Ngọc Bích (2004)... có chung nhận xét rằng GV là ngƣời truyền thụ các kiến thức tinh hoa của nhân loại, đồng thời là ngƣời tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn SV lĩnh hội tri thức 6
- một cách chủ động và sáng tạo. GV còn là nhà giáo dục, ngƣời định hƣớng nghề nghiệp cho SV trong tƣơng lai, góp phần trực tiếp, tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho SV. 1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực đội ngũ giảng viên đại học Tác giả Nguyễn Hữu Châu nghiên cứu thực trạng chất lƣợng ĐNGV trong giáo dục đại học: Phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng, Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục đã khảo sát đánh giá giảng viên 5 trƣờng dân lập và các trƣờng đại diện cho các khối ngành đào tạo. Theo tác giả, năng lực chuyên môn ngoài 8 tiêu chí về kiến thức và kĩ năng chuyên môn tƣơng tự nhƣ đánh giá giáo viên trung học chuyên nghiệp, còn bổ sung 3 tiêu chí để đánh giá giảng viên của giáo dục đại học, các tiêu chí gồm: Có khả năng gắn kết giảng dạy, NCKH với thực tiễn lao động sản xuất; Có khả năng hƣớng dẫn SV làm NCKH; Có khả năng cộng tác với đồng nghiệp làm NCKH. Năng lực sƣ phạm cũng giống nhƣ đánh giá năng lực sƣ phạm của giáo viên trung học chuyên nghiệp. Khảo sát dựa vào 11 tiêu chí về đánh giá kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm của giảng viên đại học, cao đẳng. Tác giả đề xuất đƣợc 7 giải pháp nâng cao chất lƣợng đại học, trong đó có giải pháp về “Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý” tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt công tác đánh giá GV [9] Cũng nghiên cứu về mô hình năng lực của GV kỹ thuật, theo tác giả Đặng Thành Hƣng: Để thực hiện thành công các hoạt động nghề nghiệp thì nhà giáo cần đạt đƣợc 4 nhóm kĩ năng dạy học cơ bản bao gồm: Những kĩ năng nghiên cứu ngƣời học và việc học; Những kĩ năng lãnh đạo và quản lí ngƣời học, việc học; Những kĩ năng thiết kế dạy học và hoạt động giáo dục; Những kĩ năng dạy học trực tiếp [36]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về năng lực ĐNGV đã chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa năng lực và tri thức kỹ năng kỹ xảo, cấu trúc nhân cách ngƣời giáo viên và định nghĩa đƣợc năng lực giáo viên; xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm của ĐNGV. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mang tính khái quát cao, chƣa có nghiên cứu cụ thể nào đề cập đến năng lực ĐNGV cho trƣờng đại học. 7
- 1.2. Đội ngũ giảng viên tại các trƣờng đại học 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Giảng viên Theo tác giả Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị: Giảng viên là một cán bộ khoa học, nắm vững các phƣơng pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ thuật trong giảng dạy, thƣờng xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội. Đó là ngƣời tiên tiến của xã hội [14]. Theo tác giả Nguyễn Thị Tình: Giảng viên đại học là chủ thể của hoạt động sƣ phạm trong lĩnh vực giáo dục đại học, có các chức năng giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu và phổ biến khoa học, tổ chức các hoạt động sƣ phạm và tự bồi dƣỡng để góp phần đào tạo các chuyên gia trong các lĩnh vực cho đất nƣớc [18]. Điều 70, Luật Giáo dục 2005 quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trƣờng cao đẳng nghề gọi là giảng viên” [23]. Nhƣ vậy, giảng viên là những nhà giáo giảng dạy ở các trƣờng đại học có tiêu chuẩn, chức trách nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Nhà nƣớc và những quy định đặc thù của từng trƣờng. Giảng viên là những nhà giáo giảng dạy ở các khoa, bộ môn và trung tâm của trƣờng, có các chức năng giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu và phổ biến khoa học, tổ chức các hoạt động sƣ phạm và tự bồi dƣỡng để góp phần đào tạo các sinh viên sƣ phạm ở các chuyên ngành đào tạo để trở thành những giáo viên kỹ thuật, giáo viên dạy nghề; ngoài ra, GV còn đào tạo sinh viên đại học trở thành những kỹ sƣ công nghệ cung cấp nguồn nhân lực cho thị trƣờng lao động. 1.2.1.2. Đội ngũ giảng viên Theo Virgil K.Rowland’: ĐNGV là những chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục nhƣ thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục. Theo Từ điển Giáo dục học: “Đội ngũ giáo viên là tập hợp những ngƣời đảm nhận công tác giáo dục và dạy học, có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định” [34]. Đội ngũ GV là tập hợp những ngƣời làm nghề dạy học giáo dục, đƣợc tổ chức thành một lực lƣợng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo 8
- dục đã đề ra cho tập thể đó, tổ chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ qui định của pháp luật, thể chế xã hội. Nhƣ vậy, theo nghĩa hẹp, đội ngũ GV là những thầy giáo, cô giáo, những ngƣời làm nhiệm vụ giảng dạy và quản lý giáo dục trong các trƣờng đại học. Theo nghĩa rộng, đội ngũ GV đại học là những ngƣời làm nghề học thuật (academic profession), là viên chức làm nghề dạy học từ bậc cao đẳng, đại học trở lên, đƣợc tổ chức thành một lực lƣợng, cùng chung nhiệm vụ, thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó. Họ làm việc có kế hoạch, gắn bó với nhau thông qua môi trƣờng giáo dục, qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ pháp luật. Nhƣ vậy, có thể hiểu ĐNGV là một tập hợp những ngƣời cùng làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục ở các trƣờng đại học, cao đẳng, có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội. ĐNGV chính là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực đặc biệt của giáo dục đại học, là lực lƣợng quyết định đảm bảo chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. ĐNGV các trƣờng là tập hợp những nhà giáo, nhà quản lý, nhà khoa học tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa họcvà chuyên giao công nghệ trong các khoa của trƣờng. Họ có chung các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, mục tiêu hoạt động. Họ gắn bó với nhau bằng trách nhiệm và lợi ích theo quy định của pháp luật và của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Đặc điểm đội ngũ giáo viên Nếu xét trên phƣơng diện nguồn nhân lực thì đội ngũ giáo viên chính là nguồn nhân lực chất lƣợng cao và đội ngũ giáo viên có những đặc điểm sau: Những thành viên trong đội ngũ đã đƣợc tuyển chọn tƣơng ứng với một hệ thống các tiêu chí về tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và năng lực nghề nghiệp; Các thành viên đƣợc liên kết với nhau trên cơ sở thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng mà Nhà nƣớc đã giao phó đối với hoạt động đào tạo ở đại học; Mỗi thành viên, mỗi bộ phận của đội ngũ thực hiện những chức trách và nhiệm vụ chuyên biệt tùy thuộc vào vị trí và đặc điểm của môi trƣờng hoạt động, 9
- song đều chịu sự quản lý thống nhất về thể chế, về tổ chức, về chuyên môn theo qui định của Nhà nƣớc; Đội ngũ giáo viên hoạt động trong môi trƣờng đào tạo nhằm hình thành nhân cách nghề nghiệp cho đối tƣợng đào tạo, vì thế nó mang đậm sắc thái văn hóa sƣ phạm trong các mối quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa nhà trƣờng với xã hội. 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên đại học Theo Điều 54, Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về giảng viên: Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là ngƣời có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục; Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sƣ, giáo sƣ; Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên. Trƣờng hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Hiệu trƣởng cơ sở giáo dục đại học ƣu tiên tuyển dụng ngƣời có trình độ từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên; Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, quy định việc bồi dƣỡng, sử dụng giảng viên [22]. Giảng viên trƣờng đại học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 55 của Luật Giáo dục đại học (2012) cụ thể sau đây: Giảng dạy theo mục tiêu, chƣơng trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lƣợng chƣơng trình đào tạo; Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lƣợng đào tạo; Định kỳ học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phƣơng pháp giảng dạy; Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên; Tôn trọng nhân cách của ngƣời học, đối xử công bằng với ngƣời học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời học; 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn