Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất các biên pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục, hình thành và phát triển các thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu, góp phần thực hiên tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÕ MỸ HẠNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THÓI QUEN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÕ MỸ HẠNH QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THÓI QUEN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM MINH THỤ HÀ NỘI - 2013
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THÓI QUEN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU 15 1.1. Các khái niê ̣m cơ bản 15 1.2. Nô ̣i dung quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bạc Liêu 20 1.3. Những nhân tố cơ bản tác đô ̣ng đến quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bạc Liêu 24 1.4. Thực trạng quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bạc Liêu 27 Chương 2 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THÓI QUEN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU 39 2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong xây dựng biê ̣n pháp quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bạc Liêu 39 2.2. Biê ̣n pháp quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường Đại học Bạc Liêu 41 2.3. Khảo sát tính khả thi của các biê ̣n pháp 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 80
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã và đang thu được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều phương diê ̣n khác nhau. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, mă ̣t trái của cơ chế thị trường phần nào đã có ảnh hưởng, tác hại đến những quan hê ̣, những giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hô ̣i của chúng ta; những tiêu cực, tê ̣ nạn cũng từ đó nảy sinh và có chiều hướng gia tăng, nhất là trong đời sống đạo đức. Những năm qua, giáo dục truyền thống đạo đức, giáo dục giá trị đạo đức phần nào bị xem nhẹ, vì vâ ̣y đã nảy sinh những thái đô ̣, hành vi không lành mạnh trong quan hê ̣ xã hô ̣i. Trong sinh viên đã xuất hiê ̣n những lê ̣ch lạc về nhâ ̣n thức đạo đức, lối sống như: thờ ơ với chính trị, giảm sút niềm tin, xuất hiê ̣n biểu hiê ̣n của chủ nghĩa cá nhân, cơ hô ̣i, thực dụng, buông thả, suy giảm đạo đức. Những biểu hiê ̣n tiêu cực đó đã cản trở công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học nói chung, Trường đại học Bạc Liêu nói riêng. Trường đại học Bạc Liêu Liêu là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, những trí thức tương lai có trình đô ̣ đại học, cao đẳng cho khu vực bán đảo Cà Mau. Đào tạo nguồn nhân lực có trình đô ̣ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức là chức năng và nhiê ̣m vụ trọng tâm của bâ ̣c giáo dục đại học. Trường đại học đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao không chỉ thông qua hoạt đô ̣ng dạy và học mà còn bằng nhiều dạng hoạt đô ̣ng khác. Vì vâ ̣y, ngay trong quá trình đào tạo tại trường cần phải tăng cường các hoạt đô ̣ng quản lý giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên, nhằm hoàn thiê ̣n nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiê ̣n thành công sự nghiê ̣p công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa đất nước. Nhìn chung, đa số sinh viên của Trường đại học Bạc Liêu có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có ý thức thực hiê ̣n tốt đường lối, chủ trương
- 4 của Đảng, chính sách pháp luâ ̣t của Nhà nước. Song bên cạnh đó vẫn còn mô ̣t bô ̣ phâ ̣n sinh viên có lối sống vô cảm, hưởng thụ, lãng phí thời gian học tâ ̣p, có tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong học tâ ̣p, rèn luyê ̣n; vi phạm nô ̣i quy, quy chế của nhà trường, cá biê ̣t có những trường hợp mắc vào tê ̣ nạn xã hô ̣i như cờ bạc, mại dâm... Mô ̣t trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém nêu trên là do trong công tác tổ chức và quản lý quá trình giáo dục, đă ̣c biê ̣t là quản lý giáo dục đạo đức, rèn luyê ̣n thói quen hành vi đạo đức vẫn còn biểu hiê ̣n chưa thường xuyên và chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý giáo dục còn biểu hiê ̣n những hạn chế như: nhâ ̣n thức về quản lý giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên ở mô ̣t bô ̣ phâ ̣n giảng viên, cán bô ̣ quản lý và sinh viên còn chưa sâu sắc; chưa phát huy cao đô ̣ được vai trò, trách nhiê ̣m của các chủ thể quản lý, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục; kế hoạch quản lý còn chung chung, chưa sát thực tế; môi trường giáo dục còn nhiều yếu kém, bất câ ̣p... Nhìn lại thực tế, cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về giáo dục nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Song đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên ở mô ̣t nhà trường đại học cụ thể, như Trường đaị học Bạc Liêu. Để nâng cao hiê ̣u quả giáo dục, hình thành phẩm chất nhân cách toàn diê ̣n của của sinh viên, góp phần thực hiê ̣n thắng lợi nhiê ̣m vụ giáo dục - đào tạo của Trường đại học Bạc Liêu, tôi chọn đề tài “Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong lịch sử nhân loại, giáo dục đạo đức và vấn đề quản lý giáo dục đạo đức luôn được quan tâm và bàn luâ ̣n. Bởi vì đạo đức là mô ̣t yếu tố cơ bản,
- 5 có vai trò tích cực trong đời sống xã hô ̣i và trong giáo dục con người hô ̣i nhâ ̣p đời sống xã hô ̣i; đạo đức vừa là đô ̣ng lực vừa là mục tiêu trong sự phát triển, tiến bô ̣ của xã hô ̣i loài người. Trên thế giới Khổng Tử (551 - 479 tr.CN), ông là nhà giáo dục lớn trong lịch sử cổ – trung đại, được người đời tôn vinh là “Vạn thế sư biểu’’ (người thầy của muôn đời ). Ông đã chủ tr ương quản lý xã hô ̣i bằng đức trị, ng ười trên nêu gương, kẻ dưới noi theo, các quan cai trị phải lấy nhân làm đức tính cơ bản. Bàn về giáo dục và quản lý giáo dục, ông cho rằng giáo dục là mô ̣t quá trình và đề cao viê ̣c quản lý phải sát đối tượng, đánh giá người theo phẩm chất, chứ không phải từ thành phần xuất thân và số tài sản mà họ có. Đây là những kiến giải và tư tưởng tiến bô ̣, khoa học về quản lý giáo dục còn có giá trị cho tới ngày nay. Mạnh Tử (372 - 289 tr.CN), theo ông, mục đích giáo dục nhằm đào tạo người “hiền lương” (người tài đức) để làm quan trong bô ̣ máy cai trị, bồi dưỡng cho quảng đại nhân dân đức tính phục tùng. Ông cho rằng, con người phải được giáo dục mới trở thành “người”, mới giữ được bản tính thiê ̣n. Theo đó có năm cách dạy người, có cách như mưa xuống mà hoá đi, có cách làm cho thành cái đức, có cách làm cho đạt được cái tài, có cách trả lời cho câu hỏi, có cách học riêng mà tự trau dồi. Arixtôt (384 - 322, tr.CN), ông đánh giá rất cao vai trò của giáo dục, ông cho rằng, giáo dục là cứu cánh của nhân loại, nhờ giáo dục mà tạo nên cô ̣ng đồng xã hô ̣i lành mạnh, hạnh phúc; không có giáo dục, con ngư ời sẽ sống theo bản năng; nhờ giáo dục con người có đức hạnh, có hạnh phúc; do đó giáo dục không hạn chế bất kỳ ai, không hạn chế thời gian học tâ ̣p. Ông chủ trương đào tạo ra những con người phát triển toàn diê ̣n; ông cho rằng con người có ba bô ̣ phâ ̣n, xương thịt, ý chí và lý trí; giáo dục phải
- 6 hướng vào phát triển ba bô ̣ phâ ̣n ấy. Để đào tạo ra những con người phát triển toàn diê ̣n, nô ̣i dung giáo dục phải có các môn như: thể dục, đức dục và trí dục. Thomas More (1478 - 1535), sống vào thời kỳ Văn hóa Phục hưng, ông đã lý giải các vấn đề giáo dục mô ̣t cách mới mẻ, theo khuynh h ướng khoa học, không bị ràng buô ̣c bởi lễ giáo phong kiến và triết lý của nhà thờ. Tư tưởng giáo dục của ông đã góp phần đă ̣t tiền đề cho thời kỳ giáo dục mới - giáo dục câ ̣n đại. Ông quan tâm đến giáo dục nhằm phát triển nhiều mă ̣t ở trẻ em như thể chất, đạo đức, trí tuê ̣, kỹ năng lao đô ̣ng, trong đó ông nhấn mạnh đến giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh. Đây chính là tư tưởng tiến bô ̣ của nhân loại về giáo dục trong thời kỳ Văn hoá Phục hưng. J.A. Kômenxki (1592 - 1670), nhà giáo dục được người đời tôn vinh là ông tổ của nền giáo dục câ ̣n đại. Ông cho rằng, giáo dục trẻ em tốt nhất là phải thông qua viê ̣c xây dựng môi trường lành mạnh và phải được giáo dục thông qua tấm gương của mọi người xung quanh. Nhà trường là “xưởng rèn nhân cách”, theo đó quản lý quá trình giáo dục phải tuân theo quy luâ ̣t phát triển tự nhiên, quy luâ ̣t về nhâ ̣n thức và đă ̣c điểm tâm, sinh lý học sinh. C. Mác (1818 - 1883) và Ph. Ăngghen (1820 - 1895), các ông là những người vạch ra tư tưởng cho mô ̣t thời đại mới, các ông đã chỉ ra sự tất yếu phải xây dựng của mô ̣t kiểu đạo đức mới trong lịch sử, đó là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. Theo Ph. Ăngghen, đây là nền đạo đức “đang tiêu biểu cho sự lâ ̣t đổ hiê ̣n tại, biểu hiê ̣n cho lợi ích của tương lai, tức là đạo đức vô sản, là thứ đạo đức có mô ̣t số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn mô ̣t sự tồn tại lâu dài”. V.I. Lênin (1870 - 1924), là người thầy của giai cấp vô sản thế giới đồng thời là nhà tổ chức thực tiễn về quản lý xã hô ̣i. Ông chỉ rõ, nhiê ̣m vụ quan trọng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là phải quản lý nền kinh tế, phát
- 7 triển văn hóa, giáo dục, nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình đấu tranh chống lại các học thuyết đạo đức cũ, lạc hâ ̣u của phong kiến, tư sản, V.I. Lênin đã khẳng định sự tất yếu ra đời của đạo đức mới - đạo dức cô ̣ng sản chủ nghĩa. V.I. Lênin đã chỉ rõ, nô ̣i dung của đạo đức mới đó là “Những gì góp phần phá hủy xã hô ̣i cũ của bọn bóc lô ̣t và góp phần đoàn kết tất cả những người lao đô ̣ng chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hô ̣i mới của những người cô ̣ng sản”. Ở Viêṭ Nam Nguyễn Trãi (1380 - 1442), là mô ̣t nhà giáo dục lớn của dân tô ̣c ta ở thế kỷ XV. Những tư tưởng giáo dục của ông có ảnh hưởng to lớn đến viê ̣c giáo dục, đào tạo con người lúc đương thời. Tư tưởng giáo dục của Nguyễn Trãi bao hàm nhiều vấn đề, được đề câ ̣p trên nhiều bình diê ̣n, từ quan điểm của ông về vai trò của giáo dục cho đến những nô ̣i dung giáo dục, mối quan hê ̣ đức – tài, phương pháp giáo dục, chính sách trọng dụng hiền tài… Theo ông, đức và tài là hai thành tố không thể thiếu được trong mô ̣t con người, đó là hai phần cơ bản cấu trúc nên nhân cách. Nguyễn Trãi không tuyê ̣t đối hoá riêng mă ̣t nào, mà ông coi trọng cả hai mă ̣t đức và tài. Tuy nhiên, trong nhiều tác phẩm của ông, ông đều luâ ̣n giải, nhấn mạnh phần “đức”, ông viết: “Phàm mưu viê ̣c lớn, lấy nhân nghĩa làm gốc. Nên công lớn lấy nhân nghĩa làm đầu”. Hồ Chí Minh (1890 - 1969), danh nhân văn hóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tô ̣c Việt Nam. Sinh thời, Người đă ̣c biê ̣t quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục, rèn luyê ̣n đạo đức cho những người cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới - đạo đức cách mạng, ở đó có sự hô ̣i tụ các phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân; lòng nhân ái; nếp sống cần, kiê ̣m, liêm, chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Theo Hồ Chí Minh, “nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng là điều chủ chốt nhất”.
- 8 Người coi trọng cả đức và tài, nh ưng trong đó đức phải là gốc; Người chỉ rõ “Cũng nh ư sông thì có nguồn mới có nư ớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ng ười cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” . Trong những thâ ̣p niên gần đây, vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục, rèn luyê ̣n đạo đức cho lớp trẻ, học sinh, sinh viên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà quản lý giáo dục. Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu đ ược công bố như: Trần Đăng Sinh – Nguyễn Thị Thọ (2011), trong công trình nghiên cứu về “Đạo đức học”, các tác giả đã luâ ̣n giải làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất và chức năng của đạo đức; các kiểu đạo đức trong lịch sử, quan hê ̣ giữa đạo đức với các hình thái ý thức xã hô ̣i khác. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích làm rõ những nguyên tắc của đạo đức mới và những vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức trong điều kiê ̣n xã hội hiê ̣n đại hóa . Các tác giả cũng nhấn mạnh viê ̣c học tâ ̣p tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng cần thiết đối với mọi người, nhất là lớp trẻ ở nước ta hiê ̣n nay. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Thạc, Mạc Văn Trang ( 1995) trong công trình nghiên cứu về “Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị”, các tác giả đã đề cập một hệ thống các phạm trù, khái niệm như: giá trị, thang giá trị, định hướng giá trị, giáo dục giá trị. Trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích làm rõ các giá trị mang tính phổ biến của nhân loại, các giá trị truyền thống Việt Nam, các giá trị cốt lõi hiện nay, các giá trị mới của thời đại. Đặc biệt, các tác giả đã đầu tư nghiên cứu, xác định rõ việc định hướng giá trị, giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ ở Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay.
- 9 Nguyễn Thế Kiê ̣t (1996), với công trình: “ Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”. Ông cho rằng, trong điều kiê ̣n phát triển kinh tế thị trường, hiê ̣n đại hóa đất nước vẫn không được xa rời những giá trị đạo đức truyền thống. Mă ̣t khác, phải kịp thời bổ sung những giá trị đạo đức mới, phù hợp với thời đại, đă ̣c biê ̣t là đi đôi với xây dựng đạo đức cho lớp trẻ phải kiên quyết chống các tê ̣ nạn xã hô ̣i mới nảy sinh. Đă ̣ng Quốc Bảo (1996) trong bài: “Mô ̣t số ý kiến về nhân cách thế hê ̣ trẻ, thanh niên, sinh viên và phương pháp giáo dục”, theo tác giả, trong tình hình hiê ̣n nay, cần phải coi trọng viê ̣c giáo dục nhân cách cho sinh viên, trước hết họ phải được trang bị tri thức, định hướng giá trị, có khả năng đương đầu với mọi thử thách; phương pháp giáo dục phải chuyển từ kiểu “sư phạm quyền uy” sang kiểu “sư phạm dân chủ”. Phạm Khắc Chương (1997), với công trình nghiên cứu: “Vấn đề giáo dục đạo đức và những tê ̣ nạn xã hô ̣i trong sinh viên”, tác giả rất đề cao vai trò của nhà trường đại học trong viê ̣c giáo dục đạo đức và thói quen hành vi đạo đức cho sinh viên. Ông coi đó là môi trường bồi dưỡng, rèn luyê ̣n đạo đức mang tính hoàn hảo đối với sinh viên. Ông cho rằng, điều quan trọng là phải nhâ ̣n diê ̣n kịp thời những tê ̣ nạn xã hô ̣i, những hâ ̣u quả tai hại nảy sinh từ mă ̣t trái của kinh tế thị trường. Do đó, nhà trường phải luôn kết hợp chă ̣t chẽ với gia đình và cô ̣ng đồng xã hô ̣i để rèn luyê ̣n đạo đức cho sinh viên. Nghiêm Đình Vì (1997), tác giả đã đi sâu nghiên cứu “Thực trạng của đạo đức sinh viên nhà trường và kiến nghị giải pháp quản lý”. Ông phân tích, đánh giá cao vai trò của thanh niên, sinh viên đối với công cuô ̣c xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quốc. Ông nhâ ̣n thấy bên cạnh những mă ̣t tốt, mă ̣t tích cực về đạo đức, lối sống của đại bô ̣ phâ ̣n sinh viên hiê ̣n nay thì vẫn còn mô ̣t bô ̣ phâ ̣n sinh viên vi phạm pháp luâ ̣t, suy thoái về đạo đức, lối sống, sa vào các tê ̣ nạn xã hô ̣i… rất đáng lo ngại. Theo tác giả, cần phải kết hợp chă ̣t chẽ giữa các lực
- 10 lượng để giáo dục đạo đức, thói quen hành vi đạo đức cho sinh viên. Song, cũng cần vâ ̣n dụng các phương pháp giáo dục cho phù hợp, cần tạo dư luâ ̣n xã hô ̣i mạnh mẽ, phát huy sức mạnh của các tấm gương, cần tạo môi trường lành mạnh, rèn luyê ̣n các hành vi đạo đức cho sinh viên thành thói quen đẹp, nếp sống đẹp. Vấn đề này đòi hỏi rất cao ở tấm gương đạo đức và trình đô ̣, năng lực của các nhà quản lý. Lê Đức Phúc (1997), ông đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất “Mô ̣t số yêu cầu và phương cách giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên”, tác giả cho rằng, hình thành đạo đức, lối sống cho sinh viên phải biết kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống, phải thấm nhuần những giá trị chuẩn mực đạo đức hiê ̣n nay trong xã hô ̣i ta, đồng thời phải dự báo, tiên liê ̣u trước những vấn đề và hành vi đạo đức của lớp trẻ trong những thâ ̣p niên tới, nhất là thói quen, lối sống của đô thị trong tương lai. Nguyễn Anh Tuấn (1997), qua nghiên cứu đã làm rõ “Những ảnh hưởng của kinh tế thị trường tới đạo đức sinh viên sư phạm”, tác giả đã có quá trình khảo sát, phân tích số liệu, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường tới đạo đức sinh viên sư phạm. Từ thực trạng mà tác giả đưa ra sẽ giúp các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục đề xuất và áp dụng những biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung, sinh viên sư phạm nói riêng trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta. Nguyễn Thị Thanh Thương (1998), trong công trình nghiên cứu “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, với những kiến giải có tính lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra yêu cầu phải đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên. Gia đình, nhà trường và xã hội cùng kết hợp với nhau trong giáo dục đạo đức cho sinh viên; phát huy vai trò tích cực của Đoàn Thanh niên, Hội
- 11 Sinh viên trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tác giả cho rằng, giáo dục đạo đức cho sinh viên là quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của nhà quản lý, các lực lượng giáo dục, đặc biệt là chính bản thân sinh viên. Đặng Xuân Sơn (2011), trong bài “Suy nghĩ về giáo dục giá trị sống và giáo dục kỹ năng cho sinh viên ở các nhà trường hiện nay”, tác giả nêu lên và luận bàn về những giá trị mới trong cuộc sống ở thế kỷ XXI, bao gồm những giá trị mang tính dân tộc và những giá trị mang tính nhân loại. Theo tác giả, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho sinh viên phải gắn liền với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Đồng thời, trong quá trình giáo dục phải tôn trọng nhân cách sinh viên và cần có sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức, phối hợp, sự tác động từ nhiều lực lượng ở nhà trường. Nguyễn Minh Kỳ (2011), tác giả đi sâu nghiên cứu về phương pháp “Nêu gương trong giáo dục học sinh, sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tác giả đã luận giải làm rõ vai trò, tác dụng của phương pháp nêu gương trong giáo dục học sinh, sinh viên, và Bác Hồ là một mẫu mực trong sử dụng phương pháp nêu gương để giáo dục mọi người, nhất là giáo dục lớp trẻ. Theo tác giả, trong nhà trường, trước kết các thầy cô giáo phải là những tấm gương sáng về đạo đức, phải tạo ra môi trường mà trong đó mỗi học sinh, sinh viên được noi gương, được rèn luyện về hành vi, nếp sống đạo đức theo các tấm gương. 3. Mục đích, nhiê ̣m vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ lý luâ ̣n và thực tiễn quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên, đề xuất các biê ̣n pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiê ̣u quả của quá trình giáo dục, hình thành và phát triển các thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu, góp phần thực hiê ̣n tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- 12 Nhiêm ̣ vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ cơ sở lý luâ ̣n về quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. Trên cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn, đề xuất các biê ̣n pháp quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quản lý quá trình giáo dục nhân cách sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu các biê ̣n pháp quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. Số liê ̣u điều tra, khảo sát được khai thác, sử dụng từ năm 2009 - 2012. 5. Giả thuyết khoa học Thói quen hành vi đạo đức của sinh viên chỉ có thể hình thành vững chắc trên cơ sở của sự nhâ ̣n thức, thái đô ̣, niềm tin và được tổ chức rèn luyê ̣n mô ̣t cách đúng hướng, kiên trì và khoa học. Nếu các chủ thể quản lý giáo dục trong nhà trường tổ chức thực hiê ̣n tốt quá trình giáo dục nâng cao nhâ ̣n thức, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và rèn luyê ̣n thói quen hành vi đạo đức của sinh viên; phối hợp các lực lượng trong quản lý, giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục kết hợp với viê ̣c phát huy ý thức tự rèn luyê ̣n của sinh viên và thực hiê ̣n tốt viê ̣c kiểm tra, đánh giá thì hiê ̣u quả quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên sẽ được nâng cao.
- 13 6. Phương pháp luâ ̣n và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luâ ̣n Luâ ̣n văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luâ ̣n của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triê ̣t sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam về giáo dục và quản lý giáo dục. Đồng thời, đề tài luâ ̣n văn còn được thực hiê ̣n trên cơ sở quan điểm tiếp câ ̣n hê ̣ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - lôgíc, quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hê ̣ thống hoá, khái quát hóa các nô ̣i dung, tư tưởng trong các sách, tài liê ̣u có liên quan đến đề tài luâ ̣n văn. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng phương pháp quan sát đối với hoạt đô ̣ng học tâ ̣p, ứng xử, rèn luyê ̣n thói quen, hành vi đạo đức ở các môi trường khác nhau, tình huống khác nhau của sinh viên; các nô ̣i dung và cách thức tổ chức quản lý, tổ chức rèn luyê ̣n thói quen, hành vi đạo đức cho sinh viên của các lực lượng quản lý giáo dục Trường đại học Bạc Liêu. Sử dụng phương pháp điều tra đối với sinh viên, các lực lượng quản lý giáo dục để làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề ra biê ̣n pháp quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên. Sử dụng ph ương pháp chuyên gia trong quá trình nghiên cứu, xin ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiê ̣m về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài luâ ̣n văn. Sử dụng ph ương pháp thống kê toán học để tính toán, xử lý các số liê ̣u phục vụ cho đề tài luâ ̣n văn.
- 14 7. Ý nghĩa của luâ ̣n văn Đề tài xây dựng mô ̣t số khái niê ̣m như: Thói quen hành vi đạo đức, quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên; quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. Đề xuất hê ̣ thống các biê ̣n pháp quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu. 8. Kết cấu của đề tài Luâ ̣n văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 2 chương (7 tiết), kết luâ ̣n và kiến nghị, danh mục tài liê ̣u tham khảo và phụ lục.
- 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THÓI QUEN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU 1.1 Các khái niêm ̣ cơ bản 1.1.1. Thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Theo từ điển Tiếng Viê ̣t, Đạo đức “là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hê ̣ của con người đối với nhau và đối với xã hô ̣i. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của mô ̣t giai cấp nhất định” [47, tr.211]. Dưới góc đô ̣ giáo dục học, tác giả Phạm Minh Hạc coi đó là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công viê ̣c và với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi trường sống. Trong lịch sử, ở mỗi chế đô ̣ xã hô ̣i đều có những chuẩn mực đạo đức; tuy nhiên, đạo đức cũng thường xuyên biến đổi theo tiến trình phát triển của nhân loại. Đạo đức mang tính giai cấp, tính dân tô ̣c và tính thời đại sâu sắc, do đó quá trình giáo dục đạo đức nói chung, thói quen hành vi đạo đức nói riêng của sinh viên các trường đại học cũng phải được thực hiê ̣n và tuân theo quy luâ ̣t khách quan; được thực hiê ̣n theo các khâu, các bước, thông qua các hoạt đô ̣ng đa dạng trong đời sống xã hô ̣i gắn với vai trò của chủ thể, đồng thời chịu sự tác đô ̣ng của các yếu tố khách quan. Thói quen, theo Từ điển Tiếng Viê ̣t, là "lối, cách sống hay hoạt đô ̣ng lă ̣p đi lă ̣p lại lâu ngày thành quen, khó thay đổi". [47, tr.948] Dưới góc đô ̣ tâm lý học, thói quen được hiểu là "những hoạt đô ̣ng tự đô ̣ng hoá, ổn định ở con người, trở thành nhu cầu của con người. Nếu nhu cầu đó không được thỏa mãn, con người cảm thấy khó chịu". [5, tr.201]
- 16 Có hai loại thói quen: Thói quen tốt và thói quen xấu. Thói quen tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hê ̣ quả tất yếu của viê ̣c sinh hoạt, học tâ ̣p, rèn luyê ̣n và tu dưỡng của mỗi người trong cuô ̣c sống hàng ngày. Khái niê ̣m hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là mô ̣t hành đô ̣ng tự giác, được thúc đẩy bởi đô ̣ng cơ có ý nghĩa về mă ̣t đạo đức, hành vi đạo đức được biểu hiê ̣n trong cách ứng xử, trong lối sống, trong giao tiếp, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Trong giáo dục đạo đức cần giáo dục hành vi đạo đức, hành vi đạo đức phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hô ̣i. Giá trị đạo đức của mô ̣t hành vi được xét theo những tiêu chuẩn như: Tính tự giác, tính có ích và tính không vụ lợi của hành vi. Theo đó, thói quen phải mang tính đạo đức và ăn sâu vào nếp sống con người, thói quen được hình thành từ nhiều con đường khác nhau như: luyê ̣n tâ ̣p, tự phát, rèn luyê ̣n... Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành những nhu cầu đạo đức của người đó. Nếu như nhu cầu này được thỏa mãn thì con người cảm thấy dễ chịu và ngược lại. Bàn về thói quen hành vi đạo đức, mô ̣t số nhà nghiên cứu cho rằng: Thói quen hành vi đạo đức là các hành vi đã được tự đô ̣ng hoá, ăn sâu vào nếp sinh hoạt của sinh viên mang tính chất của mô ̣t nhu cầu. Từ các cách định nghĩa và quan niê ̣m trên, có thể hiểu: Thói quen hành vi đạo đức của sinh viên là các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hô ̣i đã được tự đô ̣ng hoá, trở thành nếp sống, sinh hoạt, thành nhu cầu bên trong của nhân cách sinh viên. 1.1.2. Quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu Giáo dục, được hiểu mô ̣t cách khái quát là quá trình chuyển giao hê ̣ thống tri thức, các giá trị, thái đô ̣ và kinh nghiê ̣m hoạt đô ̣ng của thế hê ̣ trước cho
- 17 thế hê ̣ sau nhằm phát triển và hoàn thiê ̣n nhân cách cá nhân - xã hô ̣i đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hô ̣i. Mă ̣t khác, trong lý luâ ̣n giáo dục hiê ̣n đại cũng chỉ ra rằng: giáo dục là hoạt đô ̣ng nhằm tác đô ̣ng mô ̣t cách có hê ̣ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của mô ̣t đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất nhân cách, năng lực như yêu cầu đề ra. Xét theo quan điểm của các nhà giáo dục học, thì giáo dục là mô ̣t quá trình tổng thể của các hoạt đô ̣ng dạy học, giáo dục, phát triển nhân cách và là quá trình chuẩn bị tâm lý cho sinh viên được tổ chức mô ̣t cách có mục đích, có kế hoạch, dựa trên những cơ sở của khoa học giáo dục nhằm hình thành phẩm chất nhân cách và năng lực theo yêu cầu của xã hô ̣i. Giáo dục đạo đức là nhằm hình thành và phát triển ý thức đạo đức và thói quen hành vi đạo đức của con người. Ý thức đạo đức là toàn bô ̣ những quan niê ̣m về cái thiê ̣n, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiê ̣m, hạnh phúc, công bằng; về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hô ̣i, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hô ̣i. Thói quen hành vi đạo đức thuô ̣c hoạt đô ̣ng của con người, chịu ảnh hưởng của niềm tin, ý thức đạo đức, là quá trình hiê ̣n thực hóa ý thức đạo đức. Sự hình thành thói quen hành vi đạo đức phải thông qua quá trình giáo dục nâng cao nhâ ̣n thức về đạo đức, có thái đô ̣, niềm tin đạo đức và đă ̣c biê ̣t là phải thông qua quá trình kiên trì rèn luyê ̣n để các hành vi đạo đức trở thành thói quen, trở thành phẩm chất bền vững. Ý thức, niềm tin đạo đức và hành vi đạo đức luôn có quan hê ̣ biê ̣n chứng, tạo nên bản chất đạo đức của con người. Ý thức, niềm tin đạo đức là điều kiê ̣n, là cơ sở tâm lí cho việc thực hiê ̣n hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức là sự thể hiê ̣n ý thức, niềm tin đạo đức trong thực tiễn, là thước đo sự phát triển ý thức đạo đức và nhân cách đạo đức nói chung. Nếu không có hành vi đạo đức và thói quen hành vi đạo đức thì ý thức đạo đức không đem lại cho
- 18 xã hô ̣i những giá trị, những lợi ích, những tiến bô ̣ và như vâ ̣y ý thức đạo đức sẽ không mang tính thực tiễn. Thói quen hành vi đạo đức của sinh viên là kết quả của cả mô ̣t quá trình rèn luyê ̣n lâu dài của mỗi cá nhân, đồng thời cũng là kết quả của hê ̣ thống các tác đô ̣ng giáo dục lên các thành tố của quá trình giáo dục (như mục tiêu giáo dục; nhà giáo dục; đối tượng giáo dục; nô ̣i dung giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, phương tiê ̣n giáo dục; kết quả giáo dục). Các thành tố của quá trình giáo dục có mối quan hê ̣ thống nhất biê ̣n chứng, tác đô ̣ng qua lại, thúc đẩy lẫn nhau, hướng vào viê ̣c không ngừng nâng cao nhâ ̣n thức, bồi dưỡng tình cảm, ý chí và hình thành thói quen hành vi đạo đức của sinh viên. Từ cơ sở lý luâ ̣n như trên, có thể hiểu: Quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu là hoạt đô ̣ng có mục đích, có tổ chức, thông qua hê ̣ thống các tác đô ̣ng liên tục của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục, hướng vào viê ̣c nâng cao nhâ ̣n thức, tạo lâ ̣p niềm tin đạo đức, nhằm hình thành thói quen hành vi đạo đức, góp phần xây dựng phẩm chất nhân cách toàn diê ̣n cho sinh viên, đáp ứng mục tiêu giáo dục của Nhà trường. 1.1.3. Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của quản lý giáo dục - đào tạo, mô ̣t khâu quan trọng trong quy trình quản lý giáo dục - đào tạo, là sự tác đô ̣ng có ý thức của chủ thể quản lý, nhằm điều khiển, hướng dẫn, rèn luyê ̣n những thói quen hành vi đạo đức phù hợp với quy luâ ̣t khách quan và đạt được mục tiêu theo yêu cầu giáo dục, đào tạo.
- 19 Về thuâ ̣t ngữ “quản lý”, theo từ điển Tiếng Viê ̣t: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”, “quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt đô ̣ng theo những yêu cầu nhất định” [47, tr.772]. Khi bàn về thuâ ̣t ngữ trên, tác giả Trần kiểm đã đưa ra khái niê ̣m tổng quát, dùng cho cả quá trình quản lý xã hô ̣i, quản lý giới vô sinh. Một số tác giả khác lại phân chia quản lý giáo dục thành hai cấp độ là vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, quản lý giáo dục có thể hiểu là những tác động tự giác, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu của hệ thống từ cấp cao nhất đến tất cả các cơ sở giáo dục, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Ở cấp độ vi mô, quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh, nhằm thực hiện có hiệu quả, đạt tới mục tiêu giáo dục của nhà trường. Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên Trường đại học Bạc Liêu là quản lý ở cấp độ trường học, quản lý giáo dục ở cấp vi mô, thuộc phạm trù quản lý nguồn nhân lực giáo dục ở nhà trường. Quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên được tổ chức một cách chặt chẽ, vừa theo Luật Giáo dục, vừa theo Điều lệ, quy chế của Nhà trường. Công tác quản lý đó càng không thể tách rời quản lý các nội dung học tập khác như văn hoá, chính trị, thể chất, thẩm mĩ; giữa chúng có sự đan xen với nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhằm giáo dục phẩm chất nhân cách toàn diện cho sinh viên. Quản lý quá trình giáo dục thói quen hành vi đạo đức của sinh viên không chỉ bó hẹp trong phạm vi duy trì công tác hành chính, quản lý một số bài học về đạo đức công dân mà điều cơ bản là phải thông qua các hoạt động đa dạng trong Nhà trường, nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin và rèn luyện để hình thành các thói quen hành vi đạo đức của mỗi sinh viên. Sinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 301 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn