intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:157

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lí luận, thực trạng giáo dục LSĐP ở Ninh Thuận, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục LSĐP ở các trường THPT ở tỉnh Ninh Thuận, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận

  1. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HỌ VÀ TÊN TRƯƠNG MINH TÁM TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH NINH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN V N THẠC S BÌNH DƯƠNG - 2023
  2. UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HỌ VÀ TÊN TRƯƠNG MINH TÁM TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH NINH THUẬN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN V N THẠC S NGƯỜI HƯ NG D N HOA HỌC 1 PGS.TS. TRẦN V N TRUNG NGƯỜI HƯ NG D N HOA HỌC 2 TS. NGUYỄN NGỌC QUÝ BÌNH DƯƠNG - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023. Tôi xin cam đoan: Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào Luận văn đúng quy định. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Bình Dương, tháng 11 năm 2023 Trương Minh Tám ii
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn “Quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận” được hoàn thành tại trường Đại học Thủ Dầu Một dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Trần Văn Trung, TS. Nguyễn Ngọc Quý. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trần Văn Trung, TS. Nguyễn Ngọc Quý đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, Lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở GD&ĐT Ninh Thuận; các cơ quan ban ngành, Bảo tàng Ninh Thuận, Khu di tích Tháp Poklongarai. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Do điều kiện khách quan và chủ quan, Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học viên để Luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Bình Dương, tháng 11 năm 2023 Trương Minh Tám iii
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH Ban chấp hành CBQL Cán bộ quản lí CNTT Công nghệ thông tin GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo LSĐP Lịch sử địa phương PH HS Phụ huynh học sinh PPGD Phương pháp giáo dục QTDH Quá trình dạy học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông iv
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Bảng 2.1. Số lượng CBQL, GV được khảo sát ở các trường THPT tỉnh Ninh Thuận ....................................................................................................................... 100 2. Bảng 2.2: Thông tin đối tượng tham gia khảo sát ....................................... 101 3. Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về ý nghĩa hoạt động GD LSĐP cho HS ở trường THPT ............................................................................................... 101 4. Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện mục tiêu GD LSĐP ở trường THPT ........................................................................................... 102 5. Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện nội dung GD LSĐP ở trường THPT ........................................................................................... 102 6. Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện phương pháp GD LSĐP ở trường THPT .................................................................................. 103 7. Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thực trạng GD LSĐP ở trường THPT ........................................................................................................................ 103 8. Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về ý nghĩa quản lí hoạt động GD LSĐP ở trường THPT.................................................................................................. 104 9. Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về lập kế hoạch hoạt động GD LSĐP ở trường THPT ................................................................................................. 104 10. Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về tổ chức thực hiện hoạt động GD LSĐP ở trường THPT .......................................................................................... 105 11. Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo thực hiện GD LSĐP ở trường THPT .............................................................................................................. 105 12. Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch GD LSĐP ở trường THPT .......................................................................... 106 13. Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GD LSĐP ở trường THPT ......................................................................... 107 v
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................ 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 5 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................................. 6 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................... 7 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 7 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................... 7 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................ 7 7.3. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 8 8. Đóng góp của luận văn ......................................................................................................... 8 8.1.Về mặt lí luận ............................................................................................................ 8 8.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................................... 9 9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................... 9 Chương 1 .................................................................................................................................. 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ............................................... 9 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG..................................................... 9 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ............................................................... 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................... 11 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đề tài ........................................................................ 14 1.2.1. Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường .................................... 14 1.2.2. Khái niệm hoạt động giáo dục lịch sử địa phương ............................................. 19 1.2.3. Trường Trung học phổ thông .............................................................................. 24 1.2.4. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ...................................................................................................................................... 25 1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT........... 26 1.3.1. Vai trò hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ... 26 1.3.2. Mục tiêu giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ................. 27 1.3.3. Nội dung giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ................. 28 1.3.4. Phương pháp dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT .................. 29 1.3.5. Đánh giá kết quả giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT .... 31 1.4. Lý luận về quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT32 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ...................................................................................................................................... 32 1.4.2. Chủ thể quản lí giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ....... 33 CHƯƠNG 1. 1.4.3. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT 34 1.4.4. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ...................................................................................................................................... 36 1.4.5. Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ...................................................................................................................................... 37 1.4.6. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ....................................................................................................................... 39 vi
  8. 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương ở trường THPT ...................................................................................................................................... 40 1.5.1. Những yếu tố khách quan .................................................................................... 40 1.5.2. Những yếu tố chủ quan ....................................................................................... 42 Chương 2 ................................................................................................................................ 46 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỊCH SỬ ....................................... 46 ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC ............................................ 46 PHỔ THÔNG TẠI TỈNH NINH THUẬN ............................................................................. 46 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội; giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận ........................ 46 2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận ............................................. 46 2.1.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận ............................................ 48 2.2. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................. 48 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................... 48 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................... 48 2.2.3. Mẫu khảo sát ....................................................................................................... 49 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng .................................................................. 52 2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát ......................................................................................... 54 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ............................................................................................................................. 55 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận............................ 55 CHƯƠNG 1. 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ........................................................................ 56 2.3.3. Thực trạng về nội dung giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ................................................................................................................. 57 2.3.4. Thực trạng về sử dụng phương pháp giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận .......................................................................................... 58 2.3.5. Thực trạng về đánh giá giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ................................................................................................................. 59 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ...................................................................................................................... 60 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của quản lí giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận.................... 60 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục lịch sử cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ...................................................................................................... 60 2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ....................................................................................... 62 2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ....................................................................................... 63 2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận.................................................................. 64 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ........................................................................ 65 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận .......................................................................................... 67 2.6.1. Những ưu điểm .................................................................................................... 67 2.6.2. Những hạn chế .................................................................................................... 68 2.6.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên................................................................. 68 Chương 3 ................................................................................................................................ 70 vii
  9. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ............................................................. 70 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH NINH THUẬN............................................................................................................. 70 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ......................................................................................... 70 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý .......................................................................................... 70 3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ ......................................................................................... 70 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ........................................................................................ 71 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ........................................................................................... 71 3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................................................... 71 3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận ...................................................................................................... 72 3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ............................................................ 72 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng chuyên môn tham gia giáo dục lịch sử địa phương ở trường THPT ............... 75 3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT. ......................................................................................................................... 78 3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ............................................................................... 81 3.2.5. Biện pháp 5: Đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT .................................................... 84 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin cho hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT ...................................................................................................................................... 86 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................................... 87 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................................ 88 3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ......................................................................................... 88 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................................ 88 3.4.3. Mẫu khảo nghiệm ................................................................................................ 89 3.4.4. Quy ước thang đo ................................................................................................ 90 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 94 1. Kết luận .............................................................................................................................. 94 2. Khuyến nghị ....................................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 98 viii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta xem giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là quốc sách hành đầu của nước ta. Giáo dục bậc trung học phổ thông (THPT) giữ vai trò quan trọng, nó là yếu tố cơ bản của giáo dục phổ thông, tiếp bước cho nền tảng giáo dục trung học cơ sở (THCS), là cầu nối cho sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý lẫn trí tuệ của các em học sinh. Việc đổi mới phương thức quản lí hoạt động giáo dục tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học là rất cần thiết, hỗ trợ giáo dục phổ thông phát triển một cách hiệu quả. Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng đã nêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Hiện nay, để phát triển kinh tế - xã hội, tất cả các quốc gia trên thế giới đều chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực. Đây là nhân tố cơ bản mang tính chất quyết định, bởi vì trong quá trình tăng trưởng kinh tế, nhân lực là một yếu tố đầu vào, nó giữ vai trò chủ thể, có ý nghĩa quyết định khả năng khai thác và hiệu quả sử dụng các yếu tố khác (Tài nguyên, vốn sản xuất, khoa học công nghệ). Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta từ 2021 đến 2030 đã xác định: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). 1
  11. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận tại ĐH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã nêu: “Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đột phá.” (Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, 2020). Một trong những định hướng quan trọng của Bộ GD&ĐT là đổi mới nội dung, chương trình dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực làm việc của người học. Ở trường THPT, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục học sinh cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định: “Chương trình giáo dục THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Về nội dung giáo dục địa phương, chương trình giáo dục phổ thông đã nêu: “Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương”. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp 2
  12. cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường thời gian hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội. Trong đó, nội dung giáo dục Lịch sử địa phương (LSĐP) chú trọng hơn nhằm giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại; đồng thời góp phần hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất đạo đức, các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống, làm chủ , thực hiện trách nhiệm công dân, phù hợp với chuẩn giá trị đạo đức và quy định của pháp luật. Giáo dục LSĐP cho học sinh là vấn đề then chốt, có tầm quan trọng đặc biệt tạo nên bản sắc, bản lĩnh con người Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục LSĐP hiện nay còn tồn tại những hạn chế. Một bộ phận giáo viên chưa coi trọng giáo dục LSĐP, chưa có mô hình tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả. Học sinh còn hạn chế sự hiểu biết về LSĐP, chưa có kĩ năng tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa LSĐP (Huỳnh Mộng Tuyền, 2019). Vì vậy, nghiên cứu các hoạt động giáo dục LSĐP một cách phong phú, điển hình, tổ chức khoa học, nghệ thuật nhằm phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất LSĐP của học sinh có ý nghĩa cấp thiết hiện nay. Những năm qua, một số tỉnh thành thực hiện hoạt động giáo dục LSĐP đạt được hiệu quả nhất định. Song, cũng ở nhiều nơi, đặc biệt những vùng nông thôn, miền núi… công tác dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị xem nhẹ, bỏ qua. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn gò bó, chưa mở rộng môi trường học tập, chưa phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học. Ở trường THPT, lịch sử địa phương là nội dung giáo dục lịch sử truyền thống đạo đức con người, giúp học sinh hình thành ý thức và hành vi của người công dân như: biết lịch sử truyền thống của các dân tộc, biết cội nguồn lịch sử Việt Nam, hiểu biết điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý của Việt Nam, của quê hương đất nước; giúp học sinh biết yêu thương, trung thực, tôn trọng lẽ phải, 3
  13. sống chan hòa với mọi người, biết ơn, tích cực tham gia hoạt động trường, lớp, xã hội, biết phân biệt đúng, sai, phải trái, điều chỉnh việc làm theo hướng tích cực, những việc làm sai, biết nhắc nhở, khuyên bảo theo chiều hướng tốt hình thành nhân cách của một con người. Quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo các trường THPT phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài học, tổ chức thực hiện, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học LSĐP đã được các trường THPT thực hiện và đem lại những kết quả nhất định. Theo Hồ Tấn Lợi,“Việc giảng dạy, học tập lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, lịch sử địa phương đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở cấp THCS và THPT” (Hồ Tấn Lợi (chủ biên), 2015). Tuy nhiên, vì đây là nội dung dạy học mới, việc quản lí hoạt động hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận cũng còn gặp nhiều khó khăn như cán bộ quản lí chưa quan tâm nhiều đến tính đặc thù của hoạt động dạy học LSĐP; nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh về nội dung LSĐP; về việc lập kế hoạch thực hiện dạy học; về hoạt động kiểm tra, đánh giá; tài liệu giảng dạy, học tập còn hạn chế; đội ngũ giáo viên dạy học về LSĐP ở trường THPT… Vì vậy, nghiên cứu quản lí quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận là rất cần thiết, có giá trị thực tiễn giáo dục. Với lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận”. Với đề tài này, nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất người học tại các trường THPT, tỉnh Ninh Thuận. 4
  14. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực trạng giáo dục LSĐP ở Ninh Thuận, đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục LSĐP ở các trường THPT ở tỉnh Ninh Thuận, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới hiện nay. 3. hách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục ở trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận. Bao gồm lí luận quản lí hoạt động giáo dục LSĐP, thực trạng quản lí hoạt động giáo dục LSĐP và giải pháp thực hiện quản lí giáo dục LSĐP tại tỉnh Ninh Thuận. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với sự điều hành, quản lí của Hiệu trưởng. Chủ thể quản lí là Hiệu trưởng. 4.2. Về địa bàn Địa bàn khảo sát tại những trường THPT, trường THCS-THPT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bao gồm 18 trường THPT, trường THCS-THPT tại tỉnh Ninh Thuận: Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Trường THPT Nguyễn Trãi. Trường THPT Chu Văn An. Trường THPT Tháp Chàm. Trường THPT Ninh Hải. Trường THPT Tôn Đức Thắng. Trường THPT Phan Chu Trinh. Trường THPT Phan Bội Châu. Trường THPT Trường Chinh. 5
  15. Trường THPT Nguyễn Du. Trường THPT Lê Duẩn. Trường THPT An Phước. Trường THPT Nguyễn Huệ. Trường THPT Phạm Văn Đồng. Trường THCS-THPT Bác Ái. Trường THCS-THPT Đặng Chí Thanh. Trường THCS-THPT Nguyễn Văn Linh. Trường THCS-THPT Trần Hưng Đạo. 4.3. Về khách thể khảo sát Về khách thể khảo sát là 252 người, gồm có cán bộ quản lí là 72 người và giáo viên là 180 người. 4.4. Về thời gian Dữ liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu quản lí giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận, được thu thập trong 2 năm học: năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023. 5. Giả thuyết khoa học Trong thời gian qua, thực tế quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận đã được tổ chức triển khai thực hiện và đạt được kết quả nhất định, giúp học sinh hoàn thành học tập môn học Lịch sử, đảm bảo thời gian và nội dung, chương trình môn học (theo quy định của Bộ GD&ĐT), xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy phù hợp, đảm bảo mục tiêu về kiến thức, thái độ, kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận thì cần thiết phải cải tiến một số biện pháp quản lí phù hợp. Nếu việc nghiên cứu, tìm ra những biện pháp quản lí giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT khoa học, khả thi và phù hợp với thực tế giáo dục của địa phương thì sẽ khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận. 6
  16. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Ninh Thuận; thực trạng quản lí giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Ninh Thuận và tìm ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. - Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận. - Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp phân loại các tài liệu về công tác quản lí nói chung cũng như quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. Nghiên cứu hồ sơ quản lí chuyên môn bao gồm: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tháng, năm học của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng; sổ theo dõi phân công chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn; kế hoạch thực hiện chương trình dạy học môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT; kế hoạch giảng dạy; giáo án của giáo viên; sổ theo dõi chất lượng học tập học sinh của giáo viên; hoạt động kiểm tra, đánh giá môn học… 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin từ cán bộ quản lí, giáo viên về thực trạng hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT, đồng thời khảo sát tính cần thiết, khả thi của hệ thống biện pháp đề xuất. 7
  17. - Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT; Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận; 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp này nhằm trao đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lí, giáo viên về quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận nhằm thu thập thông tin đồng thời làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin từ các cấp quản lí về thực trạng hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận. - Nội dung: các kế hoạch, các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết của các trường THPT tỉnh Ninh Thuận; các bảng số liệu thống kê liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp định tính: Tổng hợp phiếu phỏng vấn mà thu thập được trong quá trình nghiên cứu từ đó làm sâu sắc thêm các kết quả từ nghiên cứu định lượng. Phương pháp định lượng: Sử dụng chương trình SPSS 20.0 để tính các giá trị như sau: tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tính % để mô tả kết quả thực trạng, vẽ biểu đồ…Trên cơ sở so sánh các giá trị thu được từ quá trình khảo sát, điều tra. 8. Đóng góp của luận văn 8.1.Về mặt lí luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở các trường THPT, nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục môn Lịch sử ở các trường THPT. 8
  18. 8.2. Về mặt thực tiễn Khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng về quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận, đồng thời đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận, đảm bảo cơ sở khoa học, phù hợp và mang tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của tỉnh Ninh Thuận. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT. Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận. Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục LSĐP cho học sinh ở trường THPT tại tỉnh Ninh Thuận. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới Giáo dục là một hoạt động xuất hiện từ rất sớm, từ buổi bình minh của loài người. Nó luôn là vấn đề trung tâm chú ý của lãnh đạo các quốc gia cũng như mọi thành viên trong xã hội. Xã hội phát triển, hoạt động giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư và nghiên cứu. Trong quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của các quốc gia, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng. Ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản... hệ thống giáo dục quốc dân luôn được cải tiến, đối mới và phát triển đa dạng hoá, chuẩn hoá, quốc tế hóa. 9
  19. K.D. Usinxki (nhà giáo dục người Nga) quan niệm rằng, sự phát triển của giáo dục là do sự phát triển lịch sử của nhân dân quyết định. Vì vậy, một nền giáo dục chân chính phải là nền giáo dục mang tính dân tộc. Theo ông, môn Lịch sử dân tộc phải được chú trọng đưa vào nội dung dạy học và giáo dục trong nhà trường. Ông đề nghị đưa vào nhà trường những bộ môn khoa học xã hội gắn liền với nền văn hóa, lịch sử dân tộc, gắn liền với đất nước, con người thiên nhiên. Chẳng hạn, kiến thức lịch sử chống quân xâm lược, cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Những anh hùng có công với đất nước cũng được ông chú ý khắc họa trong nội dung giảng dạy và học tập. (Bùi Minh Hiền và Nguyễn Quốc Trị, 2018). Theo John Dewey (nhà giáo dục Hoa Kỳ) quan điểm về giáo dục. Giáo dục là quá trình các cá nhân tham gia vào hoạt động nhận thức xã hội. Cùng với quá trình này, đứa trẻ học tập, nhận biết nền văn hóa xã hội, trong đó đặc biệt là phát triển trí tuệ và nhận thức các giá trị đạo đức. Có như vậy, đứa trẻ mới chính là người thừa kế giá trị tinh hoa của nền văn minh nhân loại. Muốn như vậy, giáo dục thực sự phải tổ chức được các hoạt động mang tính tác động, thúc đẩy khả năng tiềm tàng của trẻ đáp ứng theo nhu cầu xã hội. Chính việc tổ chức các hoạt động này của nhà trường sẽ giúp cho trẻ nhận ra các giá trị văn hóa và chuẩn mực XH được phản ánh trong đó. Trong nhà trường, trẻ em cần được thúc đẩy và tổ chức, điều khiển bằng các hoạt động như trong đời sống xã hội. (Bùi Minh Hiền và Nguyễn Quốc Trị, 2018). Những nhà giáo dục học Xô Viết trước đây như: V.AXukhomlinxki, Zaxapob, Macarenco,…cũng đã đề cập đến vai trò, vị trí của người Hiệu trưởng và khẳng định rằng người Hiệu trưởng sẽ quản lí thành công hoạt động dạy học khi xây dựng được một đội ngũ giáo viên yêu nghề, vững mạnh về nghiệp vụ, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra môi trường phù hợp để họ được hoàn thiện tay nghề sư phạm. Các cũng nhấn mạnh rằng: “Kết quả toàn bộ hoạt động quản lí của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên” (Mai Thị Thơm, 10
  20. 2011). Các Xô Viết cũng khẳng định người Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lí nhà trường. Nghiên cứu về hoạt động dạy học môn lịch sử, trong bài báo “Developing concepts and tools useful to electronic games from and for history” của Corbeil.P xuất bản năm 2012 đăng trên tạp chí “The computer games journal” cũng đưa ra các phương pháp dạy và học lịch sử thông qua các trò chơi, từ đó xây dựng thái độ tự học, tạo động lực học tập cho học sinh và giáo viên biết tổ chức lớp học một cách hiệu quả. Cũng trong tạp chí này, bài viết “Teaching History With Digital Historical Games, 2016” Jeremiah Mc Call đã giới thiệu cho các nhà giáo dục lịch sử về việc sử dụng các trò chơi lịch sử dựa trên máy tính, cũng trình bày về lý thuyết và thực tiễn của việc sử dụng các trò chơi video theo chủ đề lịch sử trong lớp học, bài báo cũng nêu lên những điểm mạnh và hạn chế của các trò chơi lịch sử trên máy tính (Corbeil P, 2012). Tóm lại, khi nghiên cứu về việc giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng, các đều cho rằng giáo dục là phải khơi dậy được sự sáng tạo, niềm đam mê, hứng thú, phát triển năng lực của từng học sinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục ở nước ngoài vẫn chưa có công trình nào bàn luận, nghiên cứu sâu về quản lí hoạt động giáo dục LSĐP phù hợp với chương trình phổ thông mới tại các trường THPT. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, quản lí hoạt động giáo dục nói chung, quản lí hoạt động giáo dục lịch sử nói riêng được nhiều nhà khoa học, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh quan tâm nghiên cứu. Trong suốt 10 thế kỷ xây dựng, củng cố và bảo vệ quốc gia phong kiến dân tộc độc lập và thống nhất, thông qua con đường giáo dục (Nho giáo) một tầng lớp trí thức phong kiến được hình thành và đóng vai trò to lớn trong sự phát triển nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến. (Bùi Minh Hiền, 2019). Nguyễn Trường Tộ - nhà cải cách lớn của xã hội Việt Nam thời cận đại đã quan niệm: Giáo dục thể hiện tinh thần dân tộc trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo dục đó được bổ sung, kết hợp với kiến thức văn hóa thế giới. Ông nói 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0