Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm khảo sát thực trạng quản lý chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ NGỌC LƯU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ NGỌC LƯU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN ĐÌNH TUẤN
- HÀ NỘI 2013
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CBGV Cán bộ giáo viên CNKT Công nhân kỹ thuật ĐTB Điểm trung bình GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HSSV Học sinh sinh viên KTXH Kinh tế xã hội KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật ILO Tổ chức lao động quốc tế Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TCCN Trung cấp chuyên nghiệp THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TCN Trung cấp nghề TB&XH Thương binh và xã hội UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức thương mại thế giới
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT 10 LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1. Những khái niệm công cụ của đề tài 10 1.2. Đặc điểm đào tạo nghề và quản lý chất lượng đào tạo 18 nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp 1.3. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các 22 trường trung cấp chuyên nghiệp Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ 29 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Đặc điểm các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 29 2.2. Thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 32 2.3. Những nhân tố tác động đến quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 48 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT 56 LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Yêu cầu xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 56 3.2. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung 58 cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 93
- MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo nghề của nhà trường là một khâu quan trọng trong công tác quản lý quá trình giáo dục và đào tạo ở các nhà trường hiện nay. Nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về Kiểm định và Đánh giá chất lượng trong giáo dục do Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành là một bước đột phá trong những nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục. Chính nghiên cứu này đã tổng quan về các tiêu chí đánh giá chất lượng của các nước tiên tiến trên thế giới như Châu Âu, Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó đã gợi ý những tiêu chuẩn, tiêu chí về đánh giá chất lượng giáo dục cho các trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam. Và từ đó hình thành nên tiêu chuẩn đánh giá cho các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống trường Trung cấp chuyên nghiệp của Việt Nam hiện nay tương đối hoàn chỉnh về hệ thống bộ máy tổ chức, quản lý đào tạo, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy… Tuy nhiên các yếu tố này vẫn chưa thực sự hoạt động đồng bộ để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. Để các trường phát triển xứng tầm với sứ mạng của nó trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam cần phải tiếp tục hoàn thiện thêm các yêu cầu về mô hình quản lý, mô hình đảm bảo chất lượng, cơ chế tài chính, đầu tư phát triển và các yếu tố khác. Đây cũng là lý do chọn nghiên cứu đề tài. Hiện nay, số lượng các trường Trung cấp chuyên nghiệp đang gia tăng và không ít trường cũng đã có những hướng giải pháp mang tính đột phá riêng về nhiều mặt như: huy động đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn có kinh nghiệm trong công tác thực tế; Xây dựng và áp dụng phương pháp đào tạo hiện đại; Biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy theo hướng đáp ứng nhu cầu làm việc… Đặc biệt một số trường có
- cơ sở vật chất tốt và đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ đào tạo tâm huyết và hiệu quả... Thế nhưng việc xây dựng có hệ thống mô hình trường Trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam theo hướng nào; công tác đảm bảo chất lượng của từng trường; kiểm tra đánh giá khách quan; hướng tiếp cận với công việc làm sau khi tốt nghiệp; nhu cầu học tập nâng cao trình độ theo hướng liên thông, học tập suốt đời . . . Vị trí của các trường đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp có đạt được khẳng định về quy mô, chất lượng so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới chính là khâu đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường nhất là trong tiến trình hội nhập WTO của giáo dục nước ta giai đoạn 20102020. Cơ chế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Điều quan trọng là làm sao để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị trường lao động, thị trường chất xám, nhất là sức lao động có hàm lượng trí tuệ cao. Đồng thời, phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với công tác giáo dục đào tạo nghề. Chất lượng giáo dục trong các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đang là một “điểm nóng” cần nhiều giải pháp, trong đó giải pháp quản lý tốt quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh là rất quan trọng. Bởi, quá trình đào tạo nghề với các khâu của nó nếu được quan tâm thực hiện một cách đồng bộ mới đem lại chất lượng, hiệu quả.
- Những năm qua, mặc dù các nhà trường đã chú trọng, chủ động quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của nhà trường còn tồn tại một số vấn đề như quá trình quản lý đào tạo nghề chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu đó, việc xây dựng và nghiên cứu đề tài “Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là một hướng nghiên cứu mang tầm chiến lược và rất cần thiết. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng và hệ thống trường nghề đã phổ biến và thực hiện liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận về chất lượng đào tạo nghề còn nhiều khuynh hướng, quan điểm khác nhau. Đa số các công trình nghiên cứu về chất lượng đào tạo nghề được các tác giả đề cập đến như một bộ phận trong chất lượng đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng nói chung. Ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu lý luận về chất lượng đào tạo nghề. Ở Việt Nam, vấn đề chất lượng đào tạo nghề từ trước đến nay, là một đề tài có tính thời sự, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đây là vấn đề khó, phức tạp phạm vi rộng và phong phú, do vậy các đề tài đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này còn ít với nội dung nghiên cứu khá rộng. Nhiều tài liệu giáo trình về quản lý đào tạo nghề đã được biên soạn và phát hành như: vào những năm 70 của thế kỷ XX,
- tác giả Đặng Danh Ánh và một số cán bộ thuộc Tổng cục dạy nghề lúc đó đã đi sâu nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy nghề trong các trường nghề; năm 1993, tác giả Trần Khánh Đức nghiên cứu vấn đề “Hoàn thiện đào tạo nghề tại xí nghiệp”. Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các trường, lớp dạy nghề đặt tại đơn vị sản xuất và trong một số lĩnh vực về bưu chính viễn thông và hóa chất. Năm 1993, tác giả Phạm Khắc Vũ đi sâu tìm hiểu “Cơ sở lý luận và thực tiễn phương thức tổ chức đào tạo nghề kết hợp tại trường và cơ sở sản xuất”. Năm 2004, trường Trung học kỹ thuật xây dựng Hà Nội có đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao độ ng của hệ thống dạy ngh ề Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng”. Năm 1999, trườ ng Đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội với đề tài: “Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”, đề xuất các giải pháp nâng cao tay nghề cho công nhân trong các ngành trọng điểm của Hà Nội. Năm 2002 với bài viết “Đánh giá một cách khách quan nhất công tác đào tạo nghề đã đạt đượ c những thành công nhất định” Lao độ ng & Xã hội (192) của Bộ tr ưở ng B ộ LĐTB&XH. Với thông tin thị trườ ng lao động, (2) trang 12 c ủa tác giả Đỗ Trọng Hùng (2002) “Thực hi ện tốt chiến lượ c đào tạo nghề góp phần phát triển thị trườ ng lao độ ng” Tác giả Nguyễn Minh Đườ ng, với “Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo” (1996) và nhiều tài liệu khác. Với việc “Cải ti ến m ục tiêu và nội dung đào tạo nghề” (1990); “Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân lực” (2001), “Đổi mới công tác quản lý trong các trườ ng đào tạo nghề đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Kỷ yếu hội thảo của Sở Lao độ ng thươ ng binh và xã hội Hà Nội và “Giáo dục nghề nghi ệp nh ững v ấn đề và giải pháp” (2005) c ủa PGS.TS Nguy ễn Vi ết S ự. “Định hướ ng
- nghề nghi ệp và việc làm” (2004) của Tổng c ục D ạy ngh ề. V ới vi ệc “Đào tạo nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Những bất cập trong lĩnh vực này và giải pháp.v.v. T ất c ả cho chúng ta thấy các đề tài đã đề cập đến chất lượ ng tay ngh ề, ch ất l ượng công tác đào tạ o nghề trong nh ững năm qua và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượ ng đào tạo nghề trong th ời gian t ới nh ằm ph ục v ụ s ự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các công trình nghiên cứu khoa học, từ trên những hướ ng ti ếp c ận khác nhau, đã cũng đề cập đến những khó khăn, thuận lợi, những n ỗ lực và sự chuyển biến tích cực của công tác đào tạo nghề trong nh ững năm qua. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chất lượng đào tạo nghề, đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề của các nhà trường để từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp “ Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo nghề trong trường trung cấp chuyên nghiệp. Khảo sát thực trạng quản lý chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM. Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Chất lượng đào tạo nghề ở các trường TCCN trên địa bàn Tp.HCM. Đối tượng nghiên cứu Quản lý chất lượng quá trình đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng, biện pháp về công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề của các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể nghiên cứu 3 trường: Trường trung cấp công nghệ lương thực thực phẩm, Trường trung cấp xây dựng, Trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn. Tập trung vào nghiên cứu việc quản lý chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Trong đó, quản lý quá trình đào tạo của nhà trường là một yếu tố giữ vai trò quyết định. Nếu xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý quá trình đào tạo nghề dựa trên những nét đặc thù của các Nhà trường, phù hợp với thực tế của Tp.HCM, khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, quản lý được mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, quản lý nâng cao chất lượng tuyển sinh và cơ sở vật chất, quản lý các hoạt động liên kết đào tạo, thực hiện nghiêm túc các hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo thì chất lượng
- đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM sẽ đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đào tạo nói chung và về đào tạo nghề nói riêng. Đề tài được tiếp cận theo quan điểm hệ thống logic, quan điểm thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp chủ yếu sau: Các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại. Hệ thống hóa lý thuyết, so sánh, … để xử lý tài liệu, xây dựng các khái niệm, khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra: lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của 03 trường trung cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh (Phụ lục 1, 2). Phương pháp quan sát: quan sát mô hình quản lý tổ chức đào tạo và chất lượng đào tạo của các trường đang thực hiện. Phương pháp tọa đàm, trao đổi: với các nhà quản lý giáo dục. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: về quản lý đảm bảo và đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng một số thuật toán thống kê, ngoại suy, so sánh để xử lý kết quả nghiên cứu khảo sát, nhằm rút ra kết luận khoa học.
- Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận: góp phần bổ sung cho lý luận quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM hiện nay. Về thực tiễn quản lý giáo dục: đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM. Những kết quả nghiên cứu còn là cơ sở và là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giáo viên đang làm công tác đào tạo. Phù hợp các tiêu chí về kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trường TCCN Quốc gia. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu. Phần nội dung: gồm 3 chương Phần kết luận, kiến nghị. Tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1. Những khái niệm công cụ của đề tài 1.1.1. Khái niệm chất lượng đào tạo Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất của tất cả các cơ sở đào tạo, việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở giáo dục, đào tạo nào. Mặc dù, có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường do cách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người kia.
- Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và còn nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này đã diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề. Dưới đây là một số quan điểm về chất lượng trong giáo dục đào tạo. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đản (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài. Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động... Còn với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị xã hội, văn hóa thể thao. Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục... TS Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) thì cho rằng, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo
- quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển. Từ việc dẫn ra nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng giáo dục, PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị (Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM) cho rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: chẳng hạn mục tiêu giáo dục đại học toàn diện gồm có: phẩm chất công dân, lý tưởng, kỹ năng sống; tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học...) và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác; năng lực thích ứng với những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác... Hoặc mục tiêu giáo dục là nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu đào tạo; thầy; trò; nội dung; phương pháp; hình thức tổ chức; điều kiện bên trong, bên ngoài,...trong đó thầy và trò là hai nhân tố trung tâm trong quá trình đào tạo. Muốn có trò giỏi cần phải có thầy giỏi và ngược lại, thầy có giỏi mới có được trò giỏi. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục và người học là chủ thể của hoạt động học vì thế chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo khoản 1 điều 2 của văn bản quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 76/2007/QÐBGDÐT
- ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo): Chất lượng đào tạo của nhà trường là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. Cách tiếp cận này được đa số các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục, kể cả tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAAHE) chấp nhận sử dụng. Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo ngành nghề cụ thể. Chất lượng đào tạo là sự tiếp nối hoạt động dạy học, giáo dục, do đó tạo nên sự hài hòa cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục – đào tạo của nhà trường. Thông qua chất lượng đào tạo góp phần thu hút và phát huy tiềm năng của từng học sinh trong nhà trường. Đồng thời phát huy cao tính chủ thể, tích cực, chủ động của học sinh dưới sự giúp đỡ, tổ chức của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, . . . Từ đó hình thành những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo đồng thời hình thành phát triển hoàn thiện nhân cách và tay nghề cho mỗi bản thân học sinh đó. Tóm lại: Chất lượng là một khái niệm động nhiều chiều và nhiều học giả cho rằng không cần thiết phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác. Tuy vậy, việc xác định một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điều nên làm và có thể làm được. Hay nói một cách khái quát nhất: chất lượng đào tạo là sự tiếp nối hoạt động dạy học, giáo dục, do
- đó tạo nên sự hài hòa cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục – đào tạo của nhà trường. 1.1.2. Khái niệm quản lý chất lượng đào tạo Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý chất lượng đào tạo. Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ quan niệm rằng : “Quản lý là một quá trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [17, tr 17]. Quản lý chất lượng đào tạo là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý, nhằm làm cho quá trình đào tạo được thực hiện có kết quả trong những điều kiện và môi trường giáo dục nhất định. Trong lĩnh vực đào tạo nghề, quản lý chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con người lao động”, kết quả của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề đào tạo trong hệ thống giáo dục, đào tạo. Nếu xem mô hình kỹ thuật như một khung hữu ích cho việc xây dựng biện pháp quản lý đào tạo, thì điều đầu tiên phải tìm hiểu là cấu trúc của một hệ thống cũng như các khái niệm của hệ thống giáo dục và phân biệt giữa chương trình đào tạo với hệ thống quản lý đào tạo. Tóm lại: Có nhiều quan niệm về quản lý chất lượng đào tạo, tuy mỗi quan niệm nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng đều có điểm chung thống nhất xác định quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Hay nói một cách khái quát nhất: quản
- lý chất lượng đào tạo là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra. 1.1.3. Khái niệm quản lý chất lượng đào tạo nghề Nghề Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất nào đó trong xã hội. Tác giả E.A.Klimov viết: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có). Nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”. Theo tác giả Nguyễn Hùng thì: “Những chuyên môn có những đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người” [18, tr 11]. Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: “Nghề là công việc chuyên làm, theo sự phân công lao động của xã hội”. Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội) vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những yêu cầu nhất định của xã hội và cá nhân. Ở một khía cạnh khác: nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được tri thức, kỹ năng, thái độ
- để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Còn chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Đào tạo nghề Hiện nay, đang tồn tại nhiều định nghĩa về đào tạo nghề (dạy nghề). Một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra một số khái niệm: Đào tạo là một lĩnh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục cho học sinh, sinh viên. Đây là công việc kết nối giữa mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện chương trình và các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, đào tạo, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổ chức thực tập, thi tốt nghiệp cùng các quy trình đánh giá khác, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở lĩnh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Tác giả William Mc Gehee cho rằng: “Dạy nghề là những qui trình mà các công ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập có kết quả các hành vi đóng góp vào mục đích và các mục tiêu của công ty”. Ông Max Forter (1979) đưa ra khái niệm dạy nghề là đáp ứng bốn điều kiện: Gợi ra những giải pháp cho người học. Phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ. Tạo ra sự thay đổi trong hành vi. Đạt được những mục tiêu chuyên biệt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn