intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm đưa ra biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH CHO HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM VĂN TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH CHO HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Tác giả Phạm Văn Trọng i
  4. LỜI CẢM ƠN Bản luận văn "Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang" được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ sự cảm kích, lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo , cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang. Cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ quản lý của 29 trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang. Bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn học viên để luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 02 năm 2017 Tác giả Phạm Văn Trọng ii
  5. DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ 1. CBQL Cán bộ quản lý 2. CĐ Cao đẳ ng 3. ĐH Đa ̣i ho ̣c 4. KHGD Kế hoa ̣ch giáo dục 5. LKHGD Lâ ̣p kế hoa ̣ch giáo dục 6. NL LKHGD Năng lực lâ ̣p kế hoa ̣ch giáo dục 7. Sở GD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo 8. TN Tố t nghiê ̣p 9. THCS Trung ho ̣c cơ sở 10. THPT Trung ho ̣c phổ thông iii
  6. MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Danh mục ký hiệu chữ viết tắt .................................................................................. iii Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH CHO HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .............................................................................................. 7 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 7 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 7 1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 8 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................... 11 1.2.1. Quản lý .................................................................................................. 11 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................. 112 1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng............................................................................. 13 1.2.4. Năng lực ................................................................................................ 14 1.2.5. Kế hoạch giáo dục ................................................................................. 15 1.2.6. Lập kế hoạch giáo dục........................................................................... 16 1.3. Hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông và năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trƣởng ....................................................................................... 17 1.3.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân .......... 17 1.3.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông .............................................. 19 1.3.3. Các kế hoạch giáo dục của nhà trường ................................................ 23 1.3.4. Năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trưởng ................................. 25 1.4. Hoạt động bồi dƣỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông .................................................................................. 27 1.4.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục ................................................................................................ 27 1.4.2. Chủ thể, đối tượng bồi dưỡng ............................................................... 29 1.4.3. Chương trình bồi dưỡng ........................................................................ 29 iv
  7. 1.4.4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng ................................................................. 29 1.4.5. Điều kiện thực hiện................................................................................ 29 1.5. Quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông ............................................................. 30 1.5.1. Sở giáo dục và đào tạo trong vai trò chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng ......... 30 1.5.2. Phương pháp quản lý ............................................................................ 31 1.5.3. Chức năng quản lý................................................................................. 33 1.5.4. Nội dung quản lý ................................................................................... 36 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông.............. 40 1.6.1. Yếu tố bên trong .................................................................................... 40 1.6.2. Yếu tố bên ngoài .................................................................................... 42 Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................................. 45 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH CHO HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG................................................................................................46 2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội và giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang .......................................................................................................... 46 2.1.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội .................................................................. 46 2.1.2. Giáo dục trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang ................................. 47 2.2. Thực trạng năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trƣởng các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang.................................................. 49 2.2.1. Thang điểm và cách đánh giá năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiê ̣u trưởng trường trung học phổ thông......................................................... 49 2.2.2. Kết quả khảo sát, đánh giá năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang .................... 50 2.3. Thực trạng bồi dƣỡng NL LKHGD của hiệu trƣởng .................................. 52 2.3.1. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng .............................................................. 52 2.3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên/ báo cáo viên ........................................ 54 2.3.3. Thực trạng chương trình bồi dưỡng ...................................................... 55 2.3.4. Thực trạng cách thức tổ chức bồi dưỡng .............................................. 57 2.3.5. Thực trạng điều kiện thực hiện.............................................................. 58 2.3.6. Thực trạng kế t quả bồ i dưỡng ............................................................... 60 v
  8. 2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng trường THPT tại tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây ............... 62 2.4.1. Thực trạng các phương pháp quản lý ................................................... 62 2.4.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý ........................................ 64 2.4.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý........................................... 65 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục của hiệu trƣởng ................................................. 67 2.6. Đánh giá chung về kết quả khảo sát thực trạng ........................................... 71 2.6.1. Thuận lợi ............................................................................................... 72 2.6.2. Khó khăn và thách thức ......................................................................... 72 Kết luận Chƣơng 2 ................................................................................................. 74 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHO HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT TỈNH TUYÊN QUANG............................................................................................ 75 3.1. Các yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang.................................................. 75 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 76 3.2.1. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp ........................................... 76 3.2.2. Đảm bảo tính mục đích của các biện pháp ........................................... 76 3.2.3. Đảm bảo sự phù hợp với đối tượng bồi dưỡng ..................................... 76 3.2.4. Đảm bảo tính đồng bộ ........................................................................... 77 3.3. Các biện pháp cụ thể ....................................................................................... 77 3.3.1. Quán triệt tư tưởng cho các bộ phận, cá nhân liên quan nhận thức đúng về sự cần thiết phải tiếp tục bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục ........................................................... 77 3.3.2. Xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý rõ ràng để thuận lợi trong thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch giáo dục cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ........................................... 78 3.3.3. Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 .......................................................................................................... 80 3.3.4. Quản lý đồng bộ các nội dung quản lý; đặc biệt chú trọng đến: tiêu chí đội ngũ báo cáo viên, tiêu chí đánh giá năng lực lập kế hoạch của hiệu trưởng, tăng cường tính thực hành kỹ năng khó. ............................. 81 vi
  9. 3.3.5. Tăng cường và đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá trong bồi dưỡng ..... 84 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................... 85 3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ............ 86 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 86 3.5.2. Khách thể khảo nghiệm ......................................................................... 86 3.5.3. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................... 86 3.5.4. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................... 86 3.5.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 86 Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................................. 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 96 vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kết quả kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả thi đa ̣i ho ̣c, cao đẳ ng các năm từ 2011-2016 ...................................... 48 Bảng 2.2: Kế t quả đánh giá NL LKHGD của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang ............................................................................... 51 Bảng 2.3: Thực tra ̣ng nhu cầ u b ồi dưỡng NL LKHGD của hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay ................. 52 Bảng 2.4: Bảng kế t quả đánh giá của ho ̣c viên đố i vơ giảng ́ i viên/ báo cáo viên ........ 54 Bảng 2.5: Bảng đánh giá thực trạnghình thức tổ chức bồi dưỡngNL LKHGD giáo dục cho hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang ..................... 58 Bảng 2.6: Bảng đánh giá thực trạng kết quả bồi dưỡng NL LKHGD giáo dục cho hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang ........................ 61 Bảng 2.7: Bảng kết quả trạng thực hiện các nội dung quản lý ............................ 65 Bảng 2.8: Bảng đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các y ếu tố đến quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD của hiệu trưởng ....................... 68 Bảng 3.1: Bảng kết quả khảo nghiệm tính cần thiết các biện pháp được đề xuất ..... 87 Bảng 3.2: Bảng kết quả khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp được đề xuất ........ 88 viii
  11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biể u đồ 2.1: Biể u đồ về kế t quả thi ho ̣c sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT giai đoa ̣n 2011-2015 .......................................................................... 47 Biể u đồ 2.2: Biể u đồ về kế t quả thi tố t nghiê ̣p THPT và kết quả thi đại học , cao đẳ ng các năm từ 2011-2016........................................................ 48 Biể u đồ 2.3: Biể u đồ về phân loa ̣i theo tỷ lê ̣ phầ n trăm các tiêu chí đánh giá NL LKHGD của hiê ̣u trưởng trường THPT tin ̉ h Tuyên Quang .......... 51 Biể u đồ 2.4: Biể u đồ về đánh giá thực tra ̣ng chương trình bồ i dưỡng do ho ̣c viên đánh giá ....................................................................................... 56 Biể u đồ 2.5: Biể u đồ về đánh giá thực tra ̣ng các điều kiện về cơ sở vật chất........... 60 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang đứng trước các xu thế chuyển đổi của thời đại đó là : Bước chuyể n từ xã hô ̣i công nghiê ̣p sang xã hô ̣i tri thức; cuô ̣c cách ma ̣ng công nghê ̣ thông tin và tri thức ; xu thế toàn cầ u hòa ; xu thế đấ u tranh để xác lâ ̣p giá tri ̣văn hóa cố t lõi. Tấ t cả các xu thế chuyể n đổ i của thời đa ̣i đã và đang tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ đế n sự phát triển của giáo dục . Xu thế ấ y sẽ đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người có trí tuệ sáng tạo, có phẩ m chấ t và năng lực tự ho ̣c, có năng lực làm việc độc lập và phố i hơ ̣p nhóm hiê ̣u quả . Để giáo du ̣c làm đươ ̣c điề u ấ y , chúng ta phải có một hệ thố ng giáo du ̣c hơ ̣p lý , cơ sở vâ ̣t chấ t trong các nhà trường đươ ̣c trang b ị đầy đủ , phù hợp và hiện đại , đô ̣i ngũ nhà giáo có trin ̀ h đô ̣ đa ̣t chuẩ n và tâm huyế t với nghề .... Đặc biệt , đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý phải đươ ̣c đào ta ̣o bài bản , có trình độ chuyên môn vững và nắ m vững lý luâ ̣n về vấ n đề quản lý giáo dục. Bởi đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý là những đầ u tầ u của các đoàn tầ u giáo du ̣c , là người nhạc trưởng chỉ huy dàn nha ̣c , là con chim đầu đàn dẫn đường chỉ lối cho một tập thể đi đúng hướng. Tại Nghị quy ết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Đảng đã chỉ rõ: Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Vấ n đề về CBQL giáo dục của Viê ̣t Nam ta đúng như GS. Harold Koontz (Harold Koontz (1909-1984) là một nhà lý luận tổ chức Mỹ, giáo sư về quản lý kinh doanh tại Đại học California, Los Angeles và một chuyên gia tư vấn cho nhiều tổ chức kinh doanh lớn nhất nước Mỹ. Ông là đồng tác giả cuốn sách "Nguyên tắc quản lý" với Cyril J. O'Donnell, cuốn sách rấ t nổ i tiế ng đã được dịch ra 15 ngôn ngữ) đã đề câ ̣p đế n "Vấn đề của các nước đang phát triển không phải là vốn và công nghệ mà là chất lượng của đội ngũ quản lý" Trong hê ̣ thố ng giáo du ̣c của Viê ̣t Nam , trường THPT là cấ p ho ̣c cuố i ở phổ thông. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp , có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển , tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động . Trong trường THPT , hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, nhiệm vụ và quyền 1
  13. hạn của hiệu trưởng đã đươ ̣c nêu rõ ta ̣i Điề u 19 trong Điề u lê ̣ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Tại Điều 19, đã nêu rõ : Hiê ̣u trưởng có nhiê ̣m vu ̣ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Trường THPT là đơn vị ở cấp vi mô, phải có nhiệm vụ xây dựng các loại kế hoạch như: kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên; kế hoạch giáo dục 5 năm.... Nếu các trường lập kế hoạch theo những quy trình hợp lý và sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến sẽ đảm bảo được tính khả thi của kế hoạch và đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của thực tiễn giáo dục. Ngược lại, nếu đội ngũ quản lý giáo dục tại các trường không có những kiến thức cơ bản về kế hoạch trong quản lý, không nắm được các bước khi xây dựng kế hoạch, không biết đến các phương pháp xây dựng kế hoạch...thì kế hoạch được lập ra không có tính khả thi hoặc tính khả thi không cao. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục thường phải đương đầu với những vấn đề gay cấn, những bất cập của hệ thống, những mong muốn vượt quá khả năng và nhiều khi cả những kỳ vọng duy ý chí. Trong khi đó, do sự chuyển đổi của cơ chế quản lý, của môi trường xung quanh đòi hỏi đội ngũ hiệu trưởng các trường phải xác định được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu của xã hội, và tìm ra những hướng đi để đạt được mục tiêu đó nhờ sử dụng nguồn lực đã có và nguồn lực có thể khai thác thêm. Trong giai đoạn hiện nay giáo dục Việt Nam đang thực hiện xây dựng một công trình vĩ đại, đó là: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có một tầm nhìn chiến lược áp dụng vào việc xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển hiệu quả nhằm giúp đơn vị mình nắm bắt được cơ hội phát triển bền vững, mang lại nhiều giá trị và thành công hơn nữa. Muốn vậy, người hiệu trưởng phải có NL LKHGD gồm: Kiến thức về lập kế hoạch giáo dục, kỹ năng về lập kế hoạch giáo dục, khả năng và hành vi của người hiệu trưởng cần phải có trong lập kế hoạch. Nếu người hiệu trưởng không có năng lực hoặc năng lực yếu trong lập kế hoạch sẽ dễ dấn đến xây dựng một kế hoạch sai lầm, điều đó rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Trong những năm gần đây giáo dục THPT ở tỉnh Tuyên Quang đã có những bước phát triển và đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Giáo dục THPT đã góp phần chung vào việc nâng cao dân trí, tạo nguồn đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân 2
  14. tài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì giáo dục THPT vẫn còn có những hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của những hạn chế có nhiều, song một trong những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu là đội ngũ hiệu trưởng chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức, kĩ năng, khả năng và hành vi cần thiết trong lập kế hoạch, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Để khắc phục được hạn chế nêu trên, đồ ng thời để thực hiê ̣n chức năng quản lý giáo du ̣c của min ̀ h đó là huấ n luyê ̣n và bồ i dưỡng đô ̣i ngũ thì Sở GD&ĐT sẽ phải tổ chức hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. Và vấn đề đặt ra là việc quản lý hoạt động bồi dưỡng này như thế nào, để nhằm đạt mục tiêu là hiệu trưởng trường THPT hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, có NL LKHGD và kiểm soát kế hoạch một cách hiệu quả. Từ đó, sẽ giúp họ có bước đi cụ thể và đánh giá được công việc mình làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học và xây dựng được kế hoạch dài hạn cho đơn vị mình. Xuất phát từ thực tiễn và lý luận, và do tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm đưa ra biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT. - Khảo sát, phân tích, đánh giá và mô tả thực trạng lập kế hoạch của hiệu trưởng và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường THPT. 3
  15. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý của Sở GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. - Về địa bàn nghiên cứu: Các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang. - Về thời gian khảo sát: Từ năm 2010 đến 2015. - Về khách thể khảo sát: 29 hiệu trưởng THPT tham gia các lớp bồi dưỡng; các chuyên viên và lãnh đạo Sở GD&ĐT Tuyên Quang phụ trách công tác bồi dưỡng, thanh tra; các chuyên viên của Sở Tài chính Tuyên Quang, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tuyên Quang phụ trách chuyên quản giáo dục và đào tạo. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT gồm những vấn đề nào? - Hiện nay công tác lập kế hoạch của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang có thực hiện theo quy trình, có sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp để đảm bảo được tính khả thi của kế hoạch và đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của thực tiễn giáo dục hay không? - Cần phải triển khai biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang như thế nào để đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của thực tiễn giáo dục? 7. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và có tính khả thi thì sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, nhất là NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1 Ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lí luận về NL LKHGD của hiệu trưởng trường THPT, đồng thời bổ sung cơ sở lý luận cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT. 4
  16. 8.2 Ý nghĩa thực tiễn - Chỉ ra được thực trạng NL LKHGD của hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang, làm rõ được tính hiệu quả của biện pháp quản lý mà tỉnh Tuyên Quang đã sử dụng để quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT. - Đề xuất được các biện pháp phù hợp với thực tế của tỉnh Tuyên Quang để quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng trường THPT đáp ứng được yêu cầu giáo dục và đào tạo hiện nay. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cho hiệu trưởng các trường nhằm nâng cao năng lực quản lý, công tác lập kế hoạch trong giáo dục; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài. 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp được dùng chủ yếu để đánh giá thực trạng NL LKHGD của hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang; đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Tuyên Quang. 9.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động của hiệu trưởng để tìm hiểu NL LKHGD của hiệu trưởng trường THPT. Thông qua phương pháp này, người nghiên cứu có thể khẳng định thực trạng việc lập kế hoạch của hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang. 9.2.2. Phương pháp điều tra Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc và nội dung chủ định của người nghiên cứu; phương pháp này được sử dụng với mục đích chủ yếu thu thập số liệu để làm rõ thực trạng lập KHGD của hiệu trưởng trường THPT và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NL LKHGD nhằm phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT. 9.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Soạn thảo hệ thống các câu hỏi gửi tới các chuyên gia (CBQL trường THPT, 5
  17. CBQL và chuyên viên của Sở GD&ĐT Tuyên Quang...) với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia về tính hợp lý và khả thi của biện pháp được đề xuất. 9.2.4. Phương pháp phỏng vấn Hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, đồng thời kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, bằng việc trao đổi ý kiến với các hiệu trưởng lâu năm có kinh nghiệm, có uy tín. 9.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Thông qua viê ̣c đánh giá trực tiếp sản phẩ m hay vâ ̣t mang đố i tươ ̣ng nghiên cứu ta sẽ thu thập được những thông tin phục vụ cho việc khảo sát và đánh giá thực trạng. 9.3. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng một số phương pháp toán học, một số tiện ích của tin học để xử lý các số liệu thu được. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng trường THPT; Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang; Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng trường THPT tỉnh Tuyên Quang. 6
  18. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH CHO HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Học thuyết quản lý theo khoa học: Quản lý đồng nhất với quá trình điều hành (quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch ), quản lý phải đươ ̣c thiết kế tuân theo nguyên lý hợp lý khoa học . Các đại diện tiêu biểu của học thuy ết này : Frederich Winslow Faylor (1856 - 1915) - Công trình "Các nguyên tắc quản lý theo khoa học"; Henry Lawrence Gantt (1861 – 1919) với biểu đồ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (gọi là đường Gantt) rấ t nổ i tiế ng . Biểu đồ mô tả các công việc theo tiến độ thời gian, mỗi công việc đều được xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc, các tiêu chuẩn cần phải hoàn thành cũng như mô tả được những thời điểm mà công việc đó phải kết hợp, trao đổi với công việc khác. Thuyết quản lý hành chính: Đa ̣i biể u tiêu biể u là Henri Fayol (1841 - 1925), Ông có đã tiế p cận quản lý ở cấp cao , Henri Fayol cho rằng, một tổ chức phải có nhiề u bô ̣ phâ ̣n khác nhau, các bộ phận này cần phải hoạt động thống nhất, nhịp nhàng với nhau. Nhà quản lý cấp cao phải tạo ra sự thống nhất, nhịp nhàng giữa các bộ phận trong tổ chức để tạo ra cố gắng nỗ lực hướng theo mục tiêu chung. Theo Henri Fayol, để đạt được mục tiêu chung thì nhà quản lý phải thực thi những chức năng đặc thù của mình và đồng thời xây dựng các nguyên tắc và thực thi các nguyên tắc đó. Giai đoa ̣n thế kỷ 20 là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của khoa học , nhất là khoa học xã hội và nhân văn, nó là tiề n đề và là cơ sở tạo ra hệ quan điểm mới trong thực tiễn quản lý , làm rõ tính tất yếu tham gia quản lý nguồn nhân lực của nhà nước. Viê ̣c phát hiện và ứng dụng khoa học hành vi , khoa ho ̣c tâm lý và xã hội học trong quản lý. Giai đoa ̣n này đã minh chứng quản lý bước đầu phát huy và khai thác trí lực của con người mô ̣t cách hơ ̣p lý và hiê ̣u quả . Tác giả Mary Parker Follet (1868 - 1933) với 2 tác phẩm tiêu biểu : Kinh nghiệm sáng tạo (Creative Experience, xuất bản năm 1924) và Nhà nước mới (The New State, xuất bản năm 1918) đã chỉ cho chúng ta thầ y 10 luận điểm quan trọng 7
  19. về cá nhân, nhóm và nhà nước, đồ ng thời chỉ ra những vấn đề đang nảy sinh trong quan hệ công nghiệp trong lĩnh vực quản lý. Chester Irving Barnard (1886 - 1961) với "Thuyết quản lý tổ chức": Tác phẩm tiêu biể u của Chester Irving Barnard là "Chức năng của quản lý". Ông cho rằng tổ chức là hệ thống các hoạt động hợp tác có ý thức. Người quản lý phải tạo ra bầu không khí mà ở đó có được sự gắn kết hay thống nhất các giá trị và mục đích. Thành công của tổ chức phụ thuộc vào khả năng của nhà quản lý trong việc tạo ra bầu không khí tổ chức ấy, thẩm quyền của nhà quản lý bắt nguồ n từ sự chấp nhận của những người dưới quyền chứ không phải từ cơ cấu thứ bậc về quyền lực của tổ chức. Herbert Simon (15/6/1916 - 9/2/2001) với Luận án tiến sĩ - Administrative Behavior (hành vi quản lý) được Nhà xuất bản tự do, New York xuất bản năm 1976. Luận án của Herbert Simon xoay quanh chủ đề h ành vi và quá trình nhận thức để đưa ra những lựa chọn hợp lý là các quyết định. Douglas McGregor (1906 - 1/10/1964) với tác phẩ m “Khía cạnh con người của doanh nghiệp” Ông đã nêu lên Thuyết X và Thuyết Y trong quản lý . Các tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich với tác phẩ m "Những vấn đề cốt yếu của quản lý" đươ ̣c NXB Khoa Học Kỹ Thuật phát hành năm 1992. Harold Koontz, Cyril O"Donnell và Heinz Weihrich chỉ ra rằng hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do sự thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý. Tác giả William G . Ouchi với Thuyết Z thể hiê ̣n trong tác phẩ m Theory Z : How American Management Can Meet the Japanese Challenge (Nhà xuất bản Eddison-Wesley, 1981). Với Thuyết Z tâ ̣p trung vào mấ y vấ n đề : Tạo điều kiện để công việc ổn định; đồng lòng trong việc ra quyết định; trách nhiệm cá nhân; đánh giá và đề bạt chậm; kiểm tra không chính thức bằng các tiêu chuẩn được chính thức hóa; chuyên môn hóa lao động một cách ôn hòa; trả lương theo vị trí. Peter Ferdinand Drucker (19/11/1909 - 11/11/2005): Trong cuố n sách “Những thách thức quản lý của thế kỉ XXI” - Management Challenges for the 21st Century Peter Ferdinand Drucker đã phân tích những tư tưởng và khía cạnh mới , có tính cách mạng cho tương lai . Đồng thời với cuố n sách này , Peter Ferdinand Drucker đươ ̣c đánh giá là nhà tư tưởng quản lý quan trọng nhất của thời đại . 1.1.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam Đầu tiên phải nói đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh 8
  20. (1890-1969) về công tác quản lý, nhiều quan điểm chỉ đạo của Người đều nhắc đến tầm quan trọng của người quản lý. Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục; trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL. Điều đó được thể hiện qua các chủ trương, chính sách, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; tiêu biểu gần đây nhất là Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”. Với xu hướng kế thừa, nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Gia Quý, Trần Kiểm, Nguyễn Thị Mỹ Lộc…đã chắt lọc những vấn đề tinh túy nhất của hầu hết các tác phẩm quản lý của nước ngoài để thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình về sự phát triển của công tác quản lý. Đáng lưu ý là các tác phẩm: “Cơ sở khoa học quản lý” (Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc); “Những luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước” (Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sầm); “Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện các dân tộc người Tây Nguyên” (Lê Hữu Nghĩa). Xét ở góc độ nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học nước ta tiếp cận quản lý giáo dục và quản lý trường học để đề cập tới việc phát triển công tác quản lý trường học, tiêu biểu nhất có: “Phương pháp luận khoa học giáo dục” (Phạm Minh Hạc); “Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Trần Kiểm). Liên quan đế n vấ n đề lâ ̣p kế hoa ̣ch phải kể đế n : Tài liệu bồi dưỡng hiệu trường trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore (Biên soạn theo chương trình đã được ban hành tại Quyết định số 3502/QĐ-BGDĐT ngày 14/5/2009 của Bộ GD&ĐT). Tài liệu bao gồm 7 chuyên đề, trong đó chuyên đề 4: Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông đã trang bị cho người hiệu trưởng một hệ thống các khái niệm về kế hoạch, lập kế hoạch, sứ mạng, tầm nhìn, giá trị, mục đích, mục tiêu cũng như giúp xác định một số kỹ năng trong lập kế hoạch giáo dục 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0