intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Ganuongmuoilu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

43
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông đƣờng bộ trong các trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ATGT ở các trƣờng tiểu học trong địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN KHẮC THÙY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN KHẮC THÙY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.140114 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HUY HOÀNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 6 năm 2020 Người viết luận văn Trần Khắc Thùy i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, với sự tận tình tâm huyết giảng dạy, quản lý, hƣớng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các thầy, cô giáo, em đã đƣợc trang bị những kiến thức vô cùng quý báu và thực tiễn để phục vụ cho công tác. Với tất cả tình cảm của mình, em xin tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Giáo dục cùng toàn thể các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp học lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới: PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, ngƣời đã trực tiếp giúp đỡ, tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Sơn- Ban an toàn giao thông; các thầy cô lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Thanh Sơn, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh một số trƣờng tiểu học trên địa bàn nghiên cứu, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhƣng không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong đƣợc sự góp ý, xây dựng của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Trần Khắc Thùy ii
  5. KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh CSVC Cơ sở vật chất GD Giáo dục GD ATGT Giáo dục an toàn giao thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp GTĐB Giao thông đƣờng bộ GTNT Giao thông nông thôn GV Giáo viên HĐGD Hoạt động giáo dục HĐGD ATGT Hoạt động giáo dục an toàn giao thông HS Học sinh NGLL Ngoài giờ lên lớp PHHS Phụ huynh học sinh QLGD Quản lý giáo dục TNGT Tai nan giao thông TTATGT Trật tự an toàn giao thông UBATGT Ủy ban an toàn giao thông UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trƣờng iii
  6. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Ký hiệu các chữ viết tắt .............................................................................................. iii Danh mục các bảng .................................................................................................. viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...........................................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................7 1.1.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................12 1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................18 1.2.1. Quản lý.....................................................................................................18 1.2.2. Quản lý giáo dục .....................................................................................18 1.2.3. Quản lý nhà trường .................................................................................19 1.2.4. Giáo dục an toàn giao thông ...................................................................20 1.2.5. Hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học......21 1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường tiểu học ...............................................................................................................22 1.3. Đặc điểm hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trƣờng Tiểu học..........23 1.3.1. Đặc điểm của học sinh Tiểu học .............................................................23 1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học..............................................................................................................26 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học .................................................................................................27 1.3.4. Các hình thức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong trường Tiểu học ..............................................................................................................28 1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh trong nhà trƣờng Tiểu học ........................................................................................................30 iv
  7. 1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học .........30 1.4.2. Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GDATGT cho học sinh tiểu học ....32 1.4.3. Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học...............................................................................................................33 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục anh toàn giao thông cho học sinh tiểu học ................................................................................................34 1.4.5. Quản lý sự phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ..............................................................35 1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học........................................................................................................36 1.5.1. Những yếu tố chủ quan............................................................................36 1.5.2. Những yếu tố khách quan ........................................................................38 Tiểu kết chƣơng 1 .....................................................................................................39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...... 40 2.1. Khái quát cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ và tình hình chấp hành luật giao thông tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................40 2.1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .......40 2.1.2. Tình hình chấp hành Luật giao thông đường bộ ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................43 2.2. Khái quát các trƣờng Tiểu học đƣợc lựa chọn khảo sát ...............................45 2.2.1. Giới thiệu chung các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .....45 2.2.2. Giới thiệu 05 trường được lựa chọn khảo sát.........................................47 2.2.3. Đặc điểm giao thông quanh khu vực 05 trường khảo sát ......................47 2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng an toàn giao thông ...........................................49 2.3.1. Mục đích khảo sát....................................................................................49 2.3.2. Khách thể khảo sát ..................................................................................49 2.3.3. Nội dung khảo sát ....................................................................................49 2.3.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................50 2.3.5. Xử lý kết quả khảo sát .............................................................................50 v
  8. 2.4. Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ...............................................................50 2.4.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, CMHS và giáo viên về GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ..................50 2.4.2. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ..............................................53 2.4.3. Thực trạng hình thức tổ chức GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ........................................................................55 2.5. Thực trạng quản lý hoạt động GD ATGT trong các trƣờng TH huyện Thanh Sơn .................................................................................................................57 2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh các trường tiểu học huyện Thanh Sơn .................................................................................57 2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ........................................................................58 2.5.3. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.................................................................................................62 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ...............................................................................65 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý GD ATGT trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.............................................................................66 2.7. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục ATGT ở các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.............................................................................69 2.7.1. Điểm mạnh...............................................................................................69 2.7.2. Những hạn chế .........................................................................................69 2.7.3. Nguyên nhân của hạn chế .......................................................................70 Tiểu kết chƣơng 2 .....................................................................................................72 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ..........................................73 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...................................................................73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .........................................................73 vi
  9. 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý............................................................73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................73 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy........................................74 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ........................................74 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT tại các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .....................................................................75 3.2.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về nội dung ATGT, hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường tiểu học cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, HS và phụ huynh học sinh ............................................75 3.2.2. Lồng ghép hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của các nhà trường ..........79 3.2.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường ..........85 3.2.4. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp của các nhà trường .......90 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trường .....................95 3.2.6. Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học .....................................................................................................102 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................107 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp..................108 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..........................................................................108 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm...........................................................................108 3.4.3. Phân tích kết quả khảo nghiệm .............................................................108 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................113 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................117 PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lƣợng HS, lớp học của các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn năm học 2019-2020 ................................................................................45 Bảng 2.2. Các trƣờng Tiểu học đƣợc khảo sát trên địa bàn huyện Thanh Sơn......47 Bảng 2.3. Mẫu khảo sát ...........................................................................................49 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và CMHS - PHHS về sự cần thiết của việc GD ATGT ở trƣờng tiểu học ...........................50 Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc GDATGT thông cho HS ....51 Bảng 2.6. Hệ thống bài giảng trong chƣơng trình GD ATGT ở Tiểu học .............53 Bảng 2.7. Thực trạng nội dung GD ATGT trong nhà trƣờng.................................54 Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT trong trƣờng tiểu học .....55 Bảng 2.9. Thực trạng nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT ....................56 Bảng 2.10. Thực trạng việc lập kế hoạch GD ATGT cho học sinh của Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học ............................................................................57 Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT ở các nhà trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn ...................................................59 Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động GD ATGT cho học sinh ..................62 Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GD ATGT ..............................65 Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý GD ATGT .....................67 Bảng 3.1. Kế hoạch hoạt động tháng ......................................................................83 Bảng 3.2. Đánh giá kết quả đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp ..108 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), an toàn giao thông (ATGT) đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thống kê mỗi năm trên thế giới, có 1,5 triệu ngƣời chết, 50 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng do liên quan TNGT; trong đó, thiệt hại do TNGT khoảng 1.500 tỷ USD (chiếm 2,5% GDP toàn cầu). Trƣớc vấn nạn TNGT gia tăng, năm 2011, Hội đồng bảo an LHQ đã ban hành thông điệp thập kỷ toàn cầu hành động bảo đảm ATGT” [5]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kế, năm 2015 có 22.404 vụ tai nạn giao thông, năm 2016 có 21.589 vụ tai nạn, năm 2017 có 20.280 vụ tai nạn, năm 2018 có 18.232 vụ tai nạn và 8.125 ngƣời chết. Năm 2019, trên địa bàn cả nƣớc đã xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bình quân 1 ngày có 48 vụ tai nạn, 21 ngƣời chết, 37 ngƣời bị thƣơng và 23 ngƣời bị thƣơng nhẹ [4]. “Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), cứ 4 phút có một trẻ em mất đi mạng sống. Tại Việt Nam, theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, trung bình mỗi năm cả nƣớc có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thƣơng tích. Chính vì vậy, phòng tránh TNGT cho trẻ em là một vấn đề cần thiết và cấp bách của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội. Tại Việt Nam, TNGT là một trong bốn nguyên nhân hàng đầu (khoảng 50%) gây tử vong cho tất cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Trong đó tỉ lệ trẻ tử vong khi đi bộ một mình chiếm 36%, bị nạn khi tham gia giao thông bằng phƣơng tiện xe đạp, xe mô tô, xe máy chiếm 20%. Tỷ lệ trẻ dƣới 14 tuổi bị chấn thƣơng sọ não do tai nạn giao thông chiếm 13,4% trong đó, đa phần các em đều không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi xảy ra tai nạn. Những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao so với tỷ lệ bình quân thế giới và khu vực, mỗi năm trung bình 2.000 trẻ em Việt Nam thiệt mạng vì tai nạn giao thông” [50]. Từ tình hình ATGT trên thế giới và ở Việt Nam nhƣ vậy, tác giả nhận thấy rằng 1
  12. một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để góp phần thực hiện ATGT là giáo dục ý thức cho ngƣời tham gia giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Tỉnh Phú Thọ nói chung và địa bàn huyện Thanh Sơn nói riêng hiện nay, dƣới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng, quy hoạch phát triển tổng thể xây dựng nông thôn mới và đô thị vẫn chƣa đáp ứng đƣợc vấn đề nhu cầu giao thông thiết yếu cho nhân dân... Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Thanh Sơn vẫn còn nhiều hạng mục yếu kém, ý thức của ngƣời dân khi tham gia giao thông chƣa cao nên dẫn đến số vụ tai nạn giao thông còn nhiều và diễn biến khá phức tạp. Theo số liệu thống kê của Ban ATGT huyện Thanh Sơn, năm 2016 có 15 vụ tai nan giao thông, 15 ngƣời chết, 4 ngƣời bị thƣơng; 2017: 13 vụ tai nạn, 14 ngƣời chết, 4 ngƣời bị thƣơng; 2018: 24 vụ tai nạn, 25 ngƣời chết, 13 bị thƣơng; 2019: 21 vụ tai nạn, 23 ngƣời chết, 13 ngƣời bị thƣơng [47]. Thực tế trong những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Sơn đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tai nạn giao thông nhƣ: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; quản lý lòng đƣờng, vỉa hè, bán hàng rong, bảo đảm mỹ quan huyện thị, mở rộng đƣờng, hạn chế xe tự chế và xe công nông, tăng cƣờng tuyên truyền và bắt buộc mọi ngƣời thực hiện đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; tuyên truyền thực hiện “văn hóa giao thông”, xây dựng ngƣời Thanh Sơn thanh lịch, văn minh cho các tầng lớp nhân dân... Từ thực tiễn về tình hình ATGT nêu trên, cho thấy một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách hàng đầu hiện nay để góp phần thực hiện ATGT cho nhân dân là giáo dục ý thức, hiểu biết và nắm chắc luật an toàn giao thông cho ngƣời tham gia giao thông ngay từ khi còn nhỏ tuổi ngồi trên ghế nhà trƣờng. Vì vậy, giáo dục ATGT và quản lý hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trƣờng tiểu học là một công việc rất quan trọng, thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành những ngƣời công dân tốt có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông ngay từ khi còn là học sinh bậc tiểu học. Mong muốn của tác giả là các em học sinh tiểu học đƣợc giáo dục những kiến thức cơ bản nhất về ATGT, để trƣớc hết bảo vệ chính bản thân mình và thấy đƣợc sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông, từ đó mỗi 2
  13. em học sinh luôn thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, trở thành những ngƣời tham gia giao thông văn minh trong xã hội hiện đại. Chính vì những lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn nghiên cứu Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông đƣờng bộ trong các trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục ATGT ở các trƣờng tiểu học trong địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục ATGT ở các trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục ATGT ở các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 4. Câu hỏi nghiên cứu 1)Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay diễn ra nhƣ thế nào? 2) Cần những biện pháp quản lý nào để nâng cao hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ? 5. Giả thuyết khoa học Giáo dục ATGT và quản lý hoạt động GD ATGT là một nhiệm vụ quan trọng của trƣờng tiểu học. Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở các trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải xử lý để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhà trƣờng cần phải có những định hƣớng quản lý giáo dục về tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông, tăng cƣờng an toàn và giảm thiểu TNGT cho các em học sinh. Do vậy, đề xuất đƣợc 3
  14. các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ATGT phù hợp với lứa tuổi mang tính thực tiễn cao, sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu và hình thành ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về ATGT ngay từ khi còn là học sinh tiểu học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học - Tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng giáo dục ATGT và quản lý giáo dục ATGT đƣờng bộ cho học sinh tại các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - Đề xuất một số biện pháp cụ thể về quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tại các trƣờng tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 7. Phạm vi nghiên cứu - Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh (CMHS) tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Địa bàn nghiên cứu: 5 trƣờng Tiểu học thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Thời gian nghiên cứu thực trạng: năm 2019-2020 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến giáo dục an toàn giao thông và quản lý giáo dục an toàn giao thông áp dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp thống kê - Thu thập thông tin, tài liệu lƣu trữ, thống kê từ các đơn vị và các cơ quan ban ngành có liên quan đến quản lý giáo dục ATGT 8.2.2. Phương pháp quan sát - Quan sát hành vi tham gia giao thông của các em học sinh và CMHS tại các trƣờng tiểu học trong huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Quan sát trực tiếp các tiết học và các hoạt động giáo dục ATGT của lớp 1 đến lớp 5 ở một số trƣờng khảo sát. 4
  15. 8.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Sử dụng các mẫu phiếu để điều tra cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh các trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn. 8.2.4. Phương pháp phỏng vấn - Phỏng vấn trực tiếp một số Hiệu trƣởng, giáo viên và CMHS trƣờng tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.. 8.2.5. Phương pháp chuyên gia - Gặp gỡ, phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, các nhà giáo có kinh nghiệm thực tế về quản lý giáo dục ATGT. 8.3. Phương pháp hỗ trợ - Các phƣơng pháp phân tích số liệu, phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc xử dụng để xử lý các tài liệu thu thập đƣợc 9. Những đóng góp mới của đề tài 9.1. Về lý luận - Luận văn đã tiếp cận và cụ thể hóa một số nội dung của lý thuyết về quản lý quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. - Luận văn sẽ đề xuất đƣợc biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học góp phần định hƣớng việc tuân thủ pháp luật trong tƣơng lai cho học sinh phù hợp với phát triển KT - XH của địa phƣơng. 9.2. Về thực tiễn Luận văn đã chỉ ra thực trạng về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học, nêu bật tình hình giáo dục an toàn giao thông từ thực tiễn tại các trƣờng tiểu học ở huyện Thanh Sơn (những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân những bất cập và những kết quả bƣớc đầu) cũng nhƣ việc áp dụng các giải pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông đã tổng kết đƣợc trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ đƣa ra những điểm mới về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay để xây dựng ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh, định hƣớng cho học sinh trở thành những công dân có ý thức tốt, có trách nhiệm khi tham gia giao thông. 5
  16. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn trình bày thành 3 chƣơng và 16 tiết Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trƣờng Tiểu học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 6
  17. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI TRƢỜNG TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Liên hiệp quốc đã công bố tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời, trong đó nhấn mạnh rằng trẻ em có quyền chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt vì đây là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất. Nhƣng đáng buồn thay, hàng ngày, hàng giờ trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới vẫn phải chịu cảnh đói nghèo, bệnh tật, phải đối mặt với những yếu tố tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng khi tham gia giao thông. Hiện nay, TNGT nói chung, TNGT đối với trẻ em nói riêng đã trở thành vấn đề cấp bách, thách thức mọi quốc gia trên thế giới và không dễ để giải quyết một cách triệt để. Bảo đảm ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông TNGT từ lâu đã trở thành vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu. Hậu quả mà TNGT gây ra là vô cùng to lớn, không chỉ gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản mà còn đem lại những tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội. Vấn đề giảm thiểu TNGT, thiết lập và giữ ổn định TTATGT là bài toán nan giải đặt ra cho hầu hết các quốc gia, đòi hỏi các chính phủ phải cùng chung tay, thiết thực hành động vì mục tiêu chung bảo đảm tính mạng con ngƣời là trên hết. Hội nghị cấp bộ trƣởng toàn cầu về An toàn giao thông đƣờng bộ lần thứ ba vừa diễn ra tại Xtốc-khôm, Thụy Điển (T3/2020), sự góp mặt của hơn 1.700 đại biểu là các bộ trƣởng, quan chức cấp cao, đại diện các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nghiên cứu, chuyên gia đến từ hơn 140 quốc gia. “Hội nghị do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp Chính phủ Thụy Điển tổ chức. Sau hai hội nghị trƣớc tại Mát-xcơ-va, Nga (2009) và Bra-xi-li-a, Bra-xin (2015. Tuyên bố Xtốc-khôm nhận định, tai nạn trong giao thông đƣờng bộ là vấn đề cấp bách của thế giới. Hằng năm, số ngƣời chết do tai nạn giao thông toàn cầu lên đến 1,35 triệu ngƣời, cùng khoảng 50 triệu ngƣời bị thƣơng. Hậu quả của tai nạn giao thông không dừng lại trong mỗi 7
  18. gia đình nạn nhân, mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Hội nghị là cơ hội nhìn lại chƣơng trình “Thập niên hành động vì an toàn giao thông đƣờng bộ 2011-2020” của WHO. Mục tiêu an toàn giao thông đƣờng bộ đƣợc Đại hội đồng Liên hợp quốc ghi trong Nghị quyết tháng 9-2015, thuộc Chƣơng trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030, gồm mục tiêu bảo đảm sức khỏe tốt và cuộc sống hạnh phúc; và bảo đảm hệ thống giao thông đƣờng bộ an toàn. WHO phối hợp với các ủy ban khu vực và cơ quan của Liên hợp quốc về an toàn đƣờng bộ nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng quốc tế và kết nối các nguồn lực của từng địa phƣơng trong việc thực hiện mục tiêu giảm một nửa số ngƣời chết, bị thƣơng do tai nạn giao thông, trong giai đoạn 2011 - 2020. Theo Báo cáo toàn cầu về an toàn giao thông đƣờng bộ của WHO, mục tiêu nêu trên đã thất bại. Các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân là do tốc độ phát triển số lƣợng phƣơng tiện cá nhân quá nhanh so với mức độ đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, phát triển khung pháp lý và tuyên truyền về an toàn giao thông. Tuy nhiên, tỷ lệ tai nạn giao thông trên tổng dân số toàn cầu không tăng là một tín hiệu khả quan với cộng đồng quốc tế” [50]. Tuyên bố Xtốc-khôm của Hội nghị chỉ ra, tai nạn giao thông là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cái chết của trẻ em và thanh niên trong độ tuổi 5 đến 29, chủ yếu là ở các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình. Đƣợc dự báo 500 triệu ngƣời chết và bị thƣơng trên thế giới trong giai đoạn 2020 - 2030, tai nạn giao thông đƣờng bộ có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu. Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc WHO A.Ghê-brây-ê-xút đánh giá, chúng ta đang trả giá quá đắt; phần lớn số vụ tai nạn có thể tránh đƣợc nếu thế giới chung tay, nghiêm túc và kiên quyết thực hiện các giải pháp an toàn. Nếu không đƣợc giải quyết triệt để, về dài hạn, tai nạn giao thông sẽ ảnh hƣởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới, tạo ra sự mất cân bằng trong phát triển giữa các nƣớc, khu vực và các mức thu nhập, đồng thời sẽ là chƣớng ngại vật lớn nhất đối với tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Tuyên bố Xtốc-khôm hối thúc các chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp cùng chung tay hành động để mỗi phƣơng tiện giao thông đƣợc sản xuất và bán ra thị trƣờng vào năm 2030 có thể bảo đảm tiêu chuẩn an toàn cao nhất. 8
  19. Hội nghị cũng đề ra mục tiêu giảm một nửa số ngƣời chết do tai nạn giao thông trong giai đoạn 2020 - 2030 và hƣớng tới “Mục tiêu Không” (Vision Zero) - không ai chết do tai nạn giao thông vào năm 2050. an toàn giao thông đƣờng bộ, nhƣ các phƣơng tiện khi tham gia giao thông, là thách thức xuyên biên giới; mọi tầng lớp trong xã hội, mọi quốc gia vì vậy cần ý thức đƣợc tầm quan trọng của an toàn đƣờng bộ. “Mục tiêu Không” của Tuyên bố Xtốc-khôm có thể đƣợc hiện thực hóa trƣớc năm 2050 với sự chung tay nghiêm túc của toàn thế giới [50]. Để thực hiện “Mục tiêu Không” Tuyên bố Xtốc-khôm đã khẳng định: Ngày nay, chính phủ các nƣớc trên thế giới đều nhận thức sâu sắc vai trò của việc đảm bảo ATGT. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng gia tăng, bên cạnh đó là sự bùng nổ của phƣơng tiện giao thông cơ giới thì việc duy trì mức độ kéo giảm TNGT là thách thức không nhỏ cho các quốc gia. Đây là vấn đề cần sự quan tâm của sâu sát, trong đó trƣớc mắt các chính phủ cần tập trung vào những nội dung trọng điểm sau: Thứ nhất, Nghiêm chỉnh thực thi các chính sách pháp luật trên lĩnh vực đảm bảo ATGT. Tiếp tục hoàn thiện, rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật chƣa phù hợp; kịp thời ban hành bổ sung những quy định mới cho phù hợp với những diễn biến của tình hình ATGT. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực điều hành, quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT đƣờng bộ. Đặc biệt phải chú trọng hơn nữa tới vai trò của cấp cứu sau TNGT, nâng cao năng lực của hệ thống y tế để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thƣơng về tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân các vụ tai nạn. Thứ hai, Tăng cƣờng đầu tƣ cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm chất lƣợng khai thác của các công trình, đẩy mạnh xây dựng mạng lƣới giao thông tĩnh cho phù hợp với tình hình phát triển hiện tại. Tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của hệ thống vận tải công cộng, hạn chế các phƣơng tiện cá nhân, nghiên cứu và đƣa vào sử dụng các loại công cụ, thiết bị thông minh hỗ trợ ngƣời tham gia giao thông nhƣ hệ thống xe tự lái, hệ thống phanh khẩn cấp thông minh, hệ thống tự động kiểm soát nồng độ cồn... để nâng cao an toàn, giảm thiểu rủi ro đáng tiếc cho ngƣời tham gia giao thông. 9
  20. Thứ ba, Quan tâm hơn nữa đến đối tƣợng “những ngƣời tham gia giao thông dễ bị tổn thƣơng” nhƣ ngƣời đi bộ, ngƣời đi xe đạp... Hiện nay, việc bảo đảm ATGT cho nhóm đối tƣợng này còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Ở hầu hết các quốc gia có hệ thống giao thông hỗn hợp, ngƣời đi bộ và đi xe đạp sử dụng cùng một tuyến đƣờng với các loại phƣơng tiện cơ giới tốc độ cao nhƣ xe tải, xe khách, xe con, xe máy... nên luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Các chính phủ cần có giải pháp thiết thực nhƣ quy định làn đƣờng riêng cho ngƣời đi xe đạp, hạn chế tốc độ của các phƣơng tiện cơ giới trên các tuyến đƣờng có nhiều ngƣời bộ hành lƣu thông... Đối với đối tƣợng trẻ em, cần thực thi nghiêm túc các chính sách liên quan đến việc thắt dây an toàn cho trẻ nhỏ, sử dụng ghế ngồi hỗ trợ dành riêng cho trẻ em trên ô tô, trẻ em khi ngồi trên mô tô xe gắn máy phải đƣợc đội mũ bảo hiểm đúng quy cách... Thứ tƣ, Vấn đề đảm bảo ATGT, giảm thiểu TNGT đã trở thành vấn đề toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay, chung sức của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các chính phủ phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông, chia sẻ kinh nghiệm, thành lập quỹ hỗ trợ các nƣớc có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển để đẩy lùi TNGT, thiết lập và duy trì hệ thống giao thông an toàn, thân thiện với con ngƣời và môi trƣờng. Đặc biệt, Tuyên bố Xtốc-khôm khẳng định việc GD, nâng cao nhận thức về ATGT của mỗi ngƣời dân khi tham gia hoạt động giao thông là việc làm cấp bách mà các nƣớc trên thế giới phải tập trung đầu tƣ vào lĩnh vực này. Hiện nay, ở một số quốc gia có nền kinh tế - xã hội và văn hóa tiến bộ, vấn đề GD nói chung và giáo dục ATGT nói riêng đã đƣợc chính phủ quan tâm, đƣa vào trong trƣơng trình giáo dục phổ thông, trở thành một môn học chính khóa. Nhờ đó mà tỉ lệ tai nạn, thƣơng vong do TNGT, nhất là giao thông đƣờng bộ tại các quốc gia này đã giảm vô cùng nhỏ. Cụ thể, tại: Nhật Bản: Trƣớc kia, là một quốc gia có vấn đề giao thông khá phức tạp, hiện nay Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa và hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới. Một trong những yếu tố đƣợc Chính phủ Nhật Bản quan tâm hàng đầu là giáo dục ý thức bảo đảm ATGT cho ngƣời dân, đặc 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2