intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

20
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương" này nhằm cải thiện công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng trong công tác quản lý hoạt động này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TỪ MAI THUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 140 114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2021
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TỪ MAI THUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 140 114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH LÂM ANH CHƯƠNG BÌNH DƯƠNG – 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Từ Mai Thuận, mã số học viên: 1918140114017 là học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục (CH19QL01) khóa 6, Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Tất cả các số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực theo thực tế nghiên cứu chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố. Bình Dưong, ngày 30 tháng 9 năm 2021. Tác giả luận văn Từ Mai Thuận i
  4. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy, cô giáo trường Đại học Thủ Dầu Một để hoàn thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Viện Đào Tạo Sau Đại học, Khoa QLGD – Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Huỳnh Lâm Anh Chương – Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn: – Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục đào tạo thành phố Thuận An; – Ban giám hiệu, các giáo viên dạy tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thuận An; – Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Bình Dưong, ngày 30 tháng 9 năm 2021 Tác giả luận văn Từ Mai Thuận ii
  5. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... x DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xiii TÓM TẮT ........................................................................................................... xiv MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................ 5 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................... 5 7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin................................................... 6 8. Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................. 7 8.1. Về mặt lý luận.................................................................................... 7 8.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................ 7 9. Cấu trúc của luận văn......................................................................................... 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................ 8 iii
  6. 1.1. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 8 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................... 8 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước .............................................................. 10 1.2. Một số khái niệm .......................................................................................... 13 1.2.1. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THCS . 13 1.2.2. Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở trường Trung học cơ sở .................................................................................................................... 16 1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường .............................. 20 1.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở................................................................................................................. 20 1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở ..................................................................................................... 22 1.3.3. Các hình thức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở .......................................................................................... 25 1.3.4. Phương pháp hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở .......................................................................................... 27 1.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở .......................................................................................... 30 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở .............................................................................................................. 31 1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở .............................................................................. 31 1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở ..................................................................................................... 35 1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở ..................................................................................................... 38 1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở .............................................................................. 40 iv
  7. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở ................................................................................. 43 1.5.1. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học của nhà trường ............................ 43 1.5.2. Kinh phí ........................................................................................ 44 1.5.3. Thời gian thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ......... 44 1.5.4. Nhận thức của các lực lượng ........................................................ 44 1.5.5. Các văn bản hướng dẫn thực hiện của Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa rõ ràng ................................................................................................ 46 1.5.6. Các văn bản hướng dẫn kiểm tra, đánh giá giáo viên về giáo dục môi trường của Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa rõ ràng ......................... 47 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 47 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................................................... 49 2.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục của Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương .................................................................................................. 49 2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ......................................................................................................... 49 2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo Trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ................................................................ 50 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ....................... 53 2.2.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................... 53 2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 54 2.2.3. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng ........................................... 54 2.2.4. Tổ chức điều tra, khảo sát ............................................................. 55 2.2.5. Cách xử lý dữ liệu......................................................................... 57 v
  8. 2.3. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ......................................................................... 59 2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương .................................................................................. 59 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục đích giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương .................................................................................................................... 60 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương .................................................................................................................... 62 2.3.4. Thực trạng thực hiện hình thức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ......................................................................................... 64 2.3.5. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ......................................................................................................... 66 2.3.6. Kết quả thực hiện của các hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ..................................................... 68 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương .............................................. 69 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương... 69 2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương .............. 72 2.4.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương... 75 vi
  9. 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương... 78 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ................. 80 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ............ 82 2.6.1. Ưu điểm ........................................................................................ 82 2.6.2. Hạn chế ......................................................................................... 83 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................... 86 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 87 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG .................................................................................................... 88 3.1. Cơ sở xây dựng biện pháp ............................................................................ 88 3.1.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường trung học cơ sở........................................................... 88 3.1.2. Căn cứ vào cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường trung học cơ sở........................................................... 88 3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường trung học cơ sở ................................................... 88 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................... 89 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết ............................................... 89 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi .............................. 89 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................ 90 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................. 90 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính lợi ích ................................................... 90 vii
  10. 3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ............................................................................................................................. 91 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường Trung học cơ sở về giáo dục bảo vệ môi trường ............................ 91 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa .................................................. 93 3.3.3. Biện pháp 3: Phân công nhiệm vụ phù hợp cho giáo viên chủ nhiệm, Phó hiệu trưởng trong giáo dục môi trường cho học sinh .......................... 94 3.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học cơ sở ......................................................... 96 3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tính tích cực học sinh ............. 97 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 99 3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất...................... 100 3.5.1. Mục đích khảo sát ....................................................................... 100 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................ 100 3.5.3. Đối tượng, thời gian khảo sát ..................................................... 101 3.5.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .................................................................................................. 101 3.5.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp ....... 101 3.5.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .......... 105 3.5.4.3. Tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất....................................................................................................... 110 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 112 1. Kết luận .......................................................................................................... 112 2. Kiến nghị........................................................................................................ 114 viii
  11. 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương........................ 114 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ....................................................................................................... 114 2.3. Đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương ....................................................................................... 115 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............................................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 117 Phụ lục 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN............................................................ 1 Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẤN .......................................................................... 9 Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ................................................................................................ 10 Phụ lục 4: TÓM TẮT PHIẾU PHỎNG VẤN ..................................................... 15 Phụ lục 5: XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................. 29 ix
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Trong luận văn sử dụng các từ và cụm từ viết tắt như sau: Từ viết tắt Diễn giải BVMT Bảo vệ môi trường CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDMT Giáo dục môi trường GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Học sinh LLGD Lực lượng giáo dục QLGD Quản lý giáo dục THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở CSVC Cơ sở vật chất x
  13. DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1. Quy mô trường lớp năm học 2020 – 2021 51 Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục THCS qua các năm (mặt học lực, 2 52 hạnh kiểm) 3 Bảng 2.3. Thống kê số liệu các trường thực hiện phỏng vấn 55 4 Bảng 2.4. Thống kê số liệu các trường khảo sát 56 5 Bảng 2.5. Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát 56 6 Bảng 2.6. Qui ước thang đo 58 Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục 7 bảo vệ môi trường cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở 59 Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.8. Nhận thức về mục đích giáo dục bảo vệ môi trường 8 cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận 60 An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi 9 trường cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở Thành phố 62 Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện hình thức hoạt động giáo dục 10 bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố 64 Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.11. Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục bảo vệ 11 môi trường cho học sinh tại các trường Trung học cơ sở Thành 67 phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.12. Kết quả thực hiện của các hình thức kiểm tra đánh 12 giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại các 68 trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.13. Kết quả khảo sát xây dựng kế hoạch hoạt động giáo 13 dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành 70 phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.14. Kết quả khảo sát tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ 14 môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận 72 An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.15. Kết quả khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động 15 giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở 75 Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 2.16. Kết quả khảo sát việc kiểm tra, đánh giá hoạt động 16 giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở 78 Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương xi
  14. Bảng 2.17. Các yếu tố gây khó khăn đến quản lý hoạt động giáo 17 dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành 80 phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện 17 102 pháp quản lí hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện 18 102 pháp quản lí hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường Bảng 3.3. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 19 108 quản lí hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường Bảng 3.4. Kết quả tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi 20 111 của các biện pháp đề xuất xii
  15. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động 1 100 giáo dục bảo vệ môi trường xiii
  16. TÓM TẮT Trước yêu cầu của bối cảnh xã hội đang thay đổi theo xu thế hội nhập với nhiều mặt tích cực nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống xung quanh, lối sống và nhận thức của các em học sinh, tạo dư luận không tốt cho nhà trường và xã hội. Qua đó, hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS cũng đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết và vô cùng quan trọng, việc quản lý tốt công tác này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS. Vấn đề này đã được các trường THCS trên địa bàn thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương quan tâm nhưng từ trước đến này vẫn chưa có một nghiên cứu hay đánh giá nào khách quan. Vì vậy đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương” là việc làm hết sức cấp bách và cần được quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu đề tài này nhằm cải thiện công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng trong công tác quản lý hoạt động này. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được khảo sát với kích thước mẫu là 152 giáo viên và cán bộ quản lý tại 6 trường THCS trên địa bàn. Với những phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã chỉ ra một số hạn chế thiếu sót của việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường THCS Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu, bao gồm: - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS về giáo dục bảo vệ môi trường; - Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa; xiv
  17. - Phân công nhiệm vụ phù hợp cho GVCN, Phó hiệu trưởng trong giáo dục môi trường cho học sinh; - Tăng cường các điều kiện hỗ trợ giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS; - Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tính tích cực học sinh. Các biện pháp đề xuất trên được đánh giá cao tính khả thi và cần thiết khi thực hiện thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. xv
  18. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, sự gia tăng dân số con người đang từng ngày tàn phá chính môi trường sống của mình, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, thể chất, giống nòi của mỗi dân tộc và sự phát triển bền vững của xã hội. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi và đang lan rộng trên khắp mọi miền của đất nước. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa về vấn đề tuyên truyền cho mọi người đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của đất nước hơn hết là ở bậc học trung học cơ sở, bởi các em ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và góp phần phát triển đất nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cả nước nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong mặt thay đổi nhận thức về con người, góp phần làm cho môi trường xã hội ngày càng xanh - sạch - đẹp. Chính vì lẽ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung và Sở Giáo dục và Đào tạo nói riêng đã chỉ đạo cụ thể về công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các công văn và chỉ thị sau: Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 31 tháng 1 năm 2005 về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005). Công văn số 3857/BGDĐT- GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 11 tháng 5 năm 2009 về việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường các môn học cấp trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) cả nước. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009). Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những hoạt động đang được quan tâm sâu sắc, vì vậy có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Hữu Chung đã có bài viết về “Dạy học tích hợp 1
  19. giáo dục môi trường phần Phi kim, Hoá học 9 ở trường trung học cơ sở”. (Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Hữu Chung, tháng 3/2021). Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hợp đã có công trình nghiên cứu về “Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tại trường Trung học cơ sở Tân Minh, Thường Tín, Hà Nội”. (Nguyễn Thị Bích Hợp, 2020) Từ những văn bản hiện hành và các công trình nghiên cứu của một số tác giả nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Cho thấy rằng, bảo vệ môi trường là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước đang quan tâm, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Vì vậy, quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề thiết yếu đối với toàn cầu và đặc biệt là đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Thành phố Thuận An trực thuộc tỉnh Bình Dương thuộc vùng phát triển kinh tế công nghiệp với nhiều khu công nghiệp lớn nhỏ, các khu chợ và khu nhà trọ. Vì vậy, có rất nhiều vấn đề xấu về môi trường đang xảy ra như: Ngày 09/09/2010 trên báo Nhân Dân có bài viết “Hàng vạn người dân ở Bình Dương sống trong ô nhiễm (kỳ 2)” đã cho biết “Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phát hiện khối lượng sữa Dutch Lady của Công ty Friesland Campina Việt Nam chôn tại bãi rác Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương chưa tuân thủ quy trình xử lý, chưa đảm bảo đúng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường”. (Báo Nhân Dân, 2010) Ngày 29/07/2019 trên báo Bình Dương đã có bài viết: “TX.Thuận An cần sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm ở rạch Sáu tro – Nhà Vuông”. Bài viết có nêu lên tình trạng hiện nay đó là, xuất hiện nhiều rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường và ách tác dòng chảy. (Báo Bình Dương, 2019) Với sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhà trường về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đối với các trường Thành phố Thuận An và đặc biệt được sự chú ý đến ở cấp bậc Trung học cơ sở đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, ở nhiều trường chưa đầu tư hoàn toàn vào hoạt động này nên công tác giáo dục 2
  20. bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, đối phó cho xong việc, việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học chưa được phổ biến, chưa mang tính thực tiễn còn qua loa. Thậm chí, ở một số trường khác, hoạt động này chỉ giao toàn quyền cho “Tổng phụ trách Đội” và chưa được sự kết nối với nhà trường, toàn thể giáo viên, học sinh và gia đình. Bên cạnh đó, công tác quản lý giáo dục bảo vệ môi trường chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đúng mức, việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh còn nhiều hạn chế. Nhận thức, thái độ, hành vi của của học sinh về bảo vệ môi trường còn rất thờ ơ và nhiều biểu hiện không phù hợp nhất là học sinh Trung học cơ sở. Mặc dù một số học sinh cũng có nhận thức về môi trường ở mức độ cao nhưng khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường thì lại thiếu tính tích cực, tự giác và có thái độ chống đối ngược lại với môi trường. Song song với nhận thức của học sinh thì các nhà quản lý giáo dục cũng chưa chú trọng đến các hoạt động bảo vệ môi trường hợp lý, không có biện pháp quản lý cụ thể, chặt chẽ. Vì vậy, vai trò của hoạt động bảo vệ môi trường chưa phát huy tối ưu. Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường với những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, đề tài khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường THCS Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Từ đó, đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường Trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục tại trường Trung học cơ sở 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2