Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO
lượt xem 7
download
Mục tiêu của nghiên cứu đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO" nhằm cải thiện công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng trong công tác quản lý hoạt động này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN HOÀNG AN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CIPO CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 140 114 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2019
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN HOÀNG AN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CIPO CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8 140 114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ THANH LOAN BÌNH DƯƠNG - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực theo thực tế nghiên cứu chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng An i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè và anh chị em đồng nghiệp. Tôi chân thành xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tạ Thị Thanh Loan – Người đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, quý Thầy/Cô chuyên viên phòng đào tạo sau đại học, Lãnh đạo Chương trình Quản lý Giáo dục – khoa Sư phạm, các phòng chức năng, cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS ở trên địa bàn thị xã Bến Cát, bạn bè đồng nghiệp xa gần cùng gia đình đã động viên cổ vũ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song chắc chắn rằng luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng An ii
- TÓM TẮT Trước yêu cầu của bối cảnh xã hội đang thay đổi theo xu thế hội nhập với nhiều mặt tích cực nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, lối sống và nhận thức của các em học sinh, tạo dư luận không tốt cho nhà trường và xã hội. Qua đó, hoạt động giáo dục đạo đức và công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh THCS cũng đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết và vô cùng quan trọng, việc quản lý tốt công tác này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS. Tuy nhiên vấn đề này đã được nhiều địa phương quan tâm và cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay thì tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO” để nghiên cứu là việc làm hết sức cấp bách và cần được quan tâm. Mục tiêu của nghiên cứu đề tài này nhằm cải thiện công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng trong công tác quản lý hoạt động này. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được khảo sát với kích thước mẫu là 194 học sinh khối lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9 cùng với 189 Cha mẹ HS; 196 giáo viên, cán bộ quản lý tại 4 trường THCS trên địa bàn. Với những phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã chỉ ra một số hạn chế thiếu sót của việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu, bao gồm: - Quản lý xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở phù hợp với chương trình giáo dục; - Tăng cường cơ sở vật chất và huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS; iii
- - Thiết lập bộ máy tổ chức và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; - Chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho học sinh THCS theo hướng tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa; - Tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá xếp loại đạo đức của học sinh trường THCS; - Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở. Các biện pháp đề xuất trên được đánh giá cao tính khả thi và cần thiết khi thực hiện thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Trong luận văn sử dụng các từ và cụm từ viết tắt như sau: BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐĐ Giáo dục đạo đức GV Giáo viên HĐ Hoạt động HĐGDĐĐ Hoạt động giáo dục đạo đức HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KTXH Kinh tế xã hội LLDH Lý luận dạy học NXBBGD Nhà xuất bản Bộ Giáo dục PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học QĐ Quyết định QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục QLGDĐĐ Quản lý giáo dục đạo đức QLHĐGDĐĐ Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức THCS Trung học cơ sở v
- TS Tiến sĩ XH Xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa vi
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC BẢNG........................................................... xii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 5 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 7. Đóng góp mới của Luận văn .............................................................................. 7 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CIPO ............................................................................................................. 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ................................................................. 10 1.2. Các khái niệm cơ bản 12 1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý trường trung học cơ sở ............... 12 1.2.1.1. Quản lý ........................................................................................... 12 1.2.1.2. Quản lý nhà trường ......................................................................... 14 1.2.1.3. Quản lý trường trung học cơ sở ...................................................... 17 1.2.2. Đạo đức, Giáo dục đạo đức, Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở .......................................................................................................... 18 1.2.2.1. Đạo đức........................................................................................... 18 1.2.2.2. Giáo dục đạo đức ............................................................................ 20 1.2.2.3. Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở ................... 21 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở ............. 22 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở theo hướng tiếp cận CIPO........................................................................................ 23 1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở 24 1.3.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở .......................................................................................................... 24 1.3.1.1. Vị trí ................................................................................................ 24 1.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức ............................ 24 1.3.2. Hình thức tổ chức hoạt giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS .. 25 1.3.3. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ............... 26 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận CIPO 28 1.4.1. Tiếp cận CIPO trong quản lý giáo dục đạo đức ..................................... 28 vii
- 1.4.2. Vai trò của Hiệu Trưởng trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận CIPO .................................. 30 1.4.3. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận CIPO................................................................................ 34 1.4.2.1 Quản lý yếu tố đầu vào .................................................................... 34 1.4.2.2 Quản lý yếu tố quá trình .................................................................. 34 1.4.2.3 Quản lý yếu tố đầu ra....................................................................... 34 1.4.2.4 Quản lý yếu tố bối cảnh ................................................................... 35 Tiểu kết chương 1 35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CIPO 37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 37 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương .............................................................................................. 37 2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương .............................................................................................................. 39 2.2. Tổ chức khảo sát hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 43 2.2.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 43 2.2.2. Nội dung và cách thức khảo sát ............................................................. 46 2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cụ điều tra, khảo sát........ 47 2.2.4. Cách thức xử lý số liệu .......................................................................... 47 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO 49 2.3.1. Thực trạng nhận thức về các chuẩn mực đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ................................................................................................. 49 2.3.2. Thực trạng thái độ của học sinh đối với những quan niệm đạo đức xã hội hiện nay ............................................................................................................ 53 2.3.3. Thực trạng hành vi đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở......... 54 2.3.4. Thực trạng nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ................................................................................................. 56 2.3.5. Thực trạng về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh đang thực hiện trong các trường trung học cơ sở ..................................................................... 57 2.3.6. Thực trạng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở .......................................................................................................... 60 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO 62 2.4.1. Quản lý các yếu tố đầu vào của giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO .......................................................................................................... 62 2.4.2. Quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO ...... 69 viii
- 2.4.3. Quản lý đầu ra của giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO .............. 78 2.4.4. Các yếu tố bối cảnh tác động đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO........................................................................................ 80 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO 83 2.5.1. Ưu điểm trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ............... 83 2.5.2. Hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ................ 84 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 85 Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CIPO ..................................................................................................................... 87 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................................ 87 3.1.1. Cơ sở pháp lí .......................................................................................... 87 3.1.2. Cơ sở lí luận ........................................................................................... 87 3.1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 87 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 88 3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu ........................................................................... 88 3.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ ............................................................................ 88 3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi................................................... 89 3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả .......................................................................... 89 3.2.5. Đảm bảo tính kế thừa ............................................................................ 89 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO 89 Nhóm các giải pháp quản lý đầu vào: 89 3.3.1. Quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở phù hợp với chương trình giáo dục ................................................. 89 3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp................................................................... 89 3.3.1.2. Nội dung của biện pháp .................................................................. 90 3.3.1.3. Cách thức thực hiện ........................................................................ 91 3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................ 92 3.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất và huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ................................... 92 3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp................................................................... 92 3.3.2.2. Nội dung của biện pháp .................................................................. 92 3.3.2.3. Cách thức thực hiện ........................................................................ 93 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................ 94 Nhóm các biện pháp quản lý quá trình: 94 3.3.3. Thiết lập bộ máy tổ chức và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh .................................... 94 3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp................................................................... 94 3.3.3.2. Nội dung của biện pháp .................................................................. 94 ix
- 3.3.3.3. Cách thức thực hiện ........................................................................ 96 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................ 97 3.3.4. Quản lý triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở theo hướng tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa ........................................................................................................ 97 3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp................................................................... 97 3.3.4.2. Nội dung của biện pháp .................................................................. 98 3.3.4.3. Cách thức thực hiện ........................................................................ 99 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ...................................................... 100 Nhóm biện pháp quản lý đầu ra: 100 3.3.5. Tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá xếp loại đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở ....................................................... 100 3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp................................................................. 100 3.3.5.2. Nội dung của biện pháp ................................................................ 101 3.3.5.3. Cách thức thực hiện ...................................................................... 101 3.3.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ...................................................... 101 Biện pháp quản lý bối cảnh: 102 3.3.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ............. 102 3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp................................................................. 102 3.3.6.2. Nội dung của biện pháp ................................................................ 102 3.3.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ...................................................... 103 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 103 3.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 105 3.5.1. Mục tiêu khảo sát ................................................................................. 105 3.5.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát .................................................... 105 3.5.3. Nội dung khảo sát ................................................................................ 106 3.5.4. Kết quả khảo sát ................................................................................... 106 3.5.4.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp .................. 106 3.5.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp .......................... 108 3.4.4.3. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ......................................................................................................... 110 Tiểu kết chương 3............................................................................................... 112 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 113 1. Kết luận .......................................................................................................... 113 2. Kiến nghị ........................................................................................................ 115 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát ............................... 115 2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường ......................................................... 116 2.3. Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn ..................................... 116 2.4. Đối với Cha mẹ học sinh ........................................................................ 116 2.5. Đối với học sinh ...................................................................................... 116 2.6. Đối với các lực lượng xã hội .................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIÊN GIÁO VIÊN VÀ CBQL .......... 1 PHỤ LỤC 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH ............................. 12 PHỤ LỤC 3: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CHA MẸ HỌC SINH ............ 18 x
- PHỤ LỤC 4: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN VÀ CBQL ........ 21 PHỤ LỤC 5: PHỎNG VẤN CBQL ................................................................ 23 PHỤ LỤC 6: PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN ...................................................... 24 PHỤ LỤC 7: PHỎNG VẤN HỌC SINH ........................................................ 25 PHỤ LỤC 8: PHỎNG VẤN CHA MẸ HỌC SINH........................................ 26 PHỤ LỤC 9: TÓM TẮT PHIỀU PHỎNG VẤN ............................................ 27 PHỤ LỤC 10: DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN ....................... 38 PHỤ LỤC 11: XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT ................................................... 39 xi
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC BẢNG STT Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1. Mô hình CIPO 28 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động 2 100 GDĐĐ cho HS ở các trường THCS Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về giới tính của giáo viên và cán 3 bộ quản lý tại các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh 40 Bình Dương Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát về trình độ của GV và CBQL tại 4 40 các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương Biểu đồ 2.3. Đánh giá kết quả về các hình thức triển khai kế 5 hoạch QLGDĐĐ cho HS của lực lượng giáo dục (Theo giá trị 60 điểm trung bình) Biểu đồ 2.4. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh 6 68 trường trung học cơ sở (theo điểm trung bình) Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện 7 102 pháp 8 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 104 Biểu đồ 3.3. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện 9 pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường THCS trên địa 106 bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 10 Bảng 2.1. Quy mô trường lớp năm học 2017 – 2018 34 Bảng 2.2. Tình hình các trường THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh 11 35 Bình Dương năm học 2017 - 2018 Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục THCS qua các năm (mặt học 12 35 lực) Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục THCS qua các năm (mặt hạnh 13 35 kiểm) Bảng 2.5. Danh sách các trường được lựa chọn lấy mẫu khảo 14 38 sát Bảng 2.6. Kết quả khảo sát đặc điểm của giáo viên và cán bộ 15 quản lý tại các trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh 39 Bình Dương Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đặc điểm Cha mẹ học sinh các 16 41 trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đặc điểm Cha mẹ học sinh các 17 41 trường THCS trên địa bàn TX Bến Cát tỉnh Bình Dương Bảng 2.9. Độ tin cậy của thang đo được xác định bằng hệ số 18 42 tin cậy Anpha – Cronbach xii
- Bảng 2.10. Những chuẩn mực đạo đức cần thiết cho học sinh 19 44 trường THCS Bảng 2.11. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về nhận thức các phẩm 20 45 chất đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.12. Tỉ lệ ý kiến đánh giá về các quan niệm đạo 21 48 đức của học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.13. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về hành vi đạo đức của học 22 49 sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.14. Thực trạng về mục tiêu giáo dục đạo đức của học 23 51 sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.15. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc thực hiện các nội 24 53 dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.16. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc sử dụng các hình thức 25 55 GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.17. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc xây dựng kế hoạch 26 58 QLGDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.18. Hình thức tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 27 58 GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.19. Sự khác biệt trong việc sử dụng các hình thức triển 28 59 khai giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.20. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ 29 61 giáo viên tham gia giảng dạy đạo đức cho học sinh Bảng 2.21. Kết quả ý kiến đánh giá thực trạng quản lý cơ 30 62 sở vật và tài chính phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Bảng 2.22. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý học 31 63 sinh Bảng 2.23. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý hoạt động 32 64 giảng dạy của giáo viên Bảng 2.24. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý quá trình 33 65 học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh Bảng 2.25. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đổi mới 34 67 phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Bảng 2.26. Sự khác biệt về sự đánh giá kết quả rèn luyện đạo 35 69 đức cho học sinh trường trung học cơ sở Bảng 2.27. Ảnh hưởng của các LLGD đến QLGDĐĐ cho học 36 71 sinh trường trung học cơ sở 37 Bảng 2.28. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về nội dung chỉ đạo phối hợp 72 thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung xiii
- học cơ sở Bảng 2.29. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đầu ra 38 74 của giáo dục đạo đức học sinh Bảng 2.30. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ tác động của các yếu 39 75 tố bối cảnh Bảng 2.31. Khảo sát thực trạng yếu tố khách quan ảnh hưởng 40 76 đến hoạt động GDĐĐ Bảng 2.32. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố chủ quan 41 77 ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp 42 101 quản lí hoạt động GDĐĐ Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản 43 103 lí hoạt động GDĐĐ Bảng 3.3. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi 44 105 của các biện pháp xiv
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được toàn xã hội quan tâm, đóng một vai trò quan trọng và góp phần trực tiếp trong việc bồi dưỡng và đào tạo con người. Giáo dục đào tạo mang trong mình sứ mạng cao cả là đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Lịch sử nhân loại đã chứng minh chân lý: Ở quốc gia nào và ở giai đoạn nào giáo dục và đào tạo được quan tâm đúng đắn thì khi đó xã hội phát triển lành mạnh, bền vững. Đạo đức là nhân tố cốt lõi trong nhân cách của mỗi con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường trung học cơ sở (THCS) nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện nhân cách con người. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hoặc trong luận ngữ của Khổng Tử khẳng định: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” (nghĩa là: Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con người không học thì không biết đạo) và nhiều nhà hiền triết đã nhấn mạnh “con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết. Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vâṇ hành theo cơ chế thi trường có sư ̣quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tư ̣hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Song chúng ta không thể không thừa nhận những nguy cơ và thách thức đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Mặt trái kinh tế thị trường, sự tác động xấu của văn hóa ngoại lai, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Chúng 1
- ta đang phải đối diện với tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống; sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm; đáng lo ngại nhất là ở học sinh vấn đề tiêu cực trong học tập, thi cử; vấn đề bạo lực học đường ngày càng gia tăng. Một số học sinh chạy theo lối sống thực dụng, chưa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, nhiều giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn. Không ít học sinh thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện; không chịu phấn đấu; thiếu niềm tin, lý tưởng sống. Thực trạng học sinh mắc vào các tệ nạn xã hội, đánh nhau, bạo lực học đường…đã và đang là mối lo lớn của toàn xã hội. Trước thực trạng trên, cả xã hội đang lo lắng, ngành giáo dục đang trăn trở tìm giải pháp. Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo quyết liệt nhằm đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Trong đó vai trò của giáo dục phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo dục phổ thông là vườn ươm để có những con người toàn thiện; là nơi khởi đầu của sự nghiệp đào tạo con người, hình thành nhân cách. Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết là đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh, nhất là học sinh THCS. Đây là giai đoạn của sự chuyển tiếp giữa thiếu niên ở tuổi dậy thì và thanh niên, là giai đoạn tạo dựng nền móng nhân cách để trở thành sinh viên, trí thức, người lao động trong tương lai. Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao thì không thể không kể đến vai trò của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, nó góp phần phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Song thực tế, công tác này ở các trường nói chung và các trường trung học cơ sở nói riêng còn nhiều bất cập và chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là những yếu kém trong quản lý. Các trường chỉ chú trọng đến việc trang bị những kiến thức chuyên môn mà chưa quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh đúng như yêu cầu. Có thể thấy, ở các trường học chưa có những giải pháp quản lý nhằm phát huy sự gương mẫu của thầy và ý thức tự rèn luyện của học sinh, chưa phát huy được sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt trong bối cảnh thực tế 2
- hiện nay, ở thị xã Bến Cát trong thời gian qua trên diễn đàn trẻ em, rất nhiều lãnh đạo phụ trách công tác văn hóa đã tỏ ra lo ngại, đồng thời thẳng thắn chỉ ra rằng “văn hóa học đường đang thực sự có vấn đề”, sự ứng xử của một số học sinh đang “lệch chuẩn” khi môi trường xã hội có nhiều đổi thay “Lối ứng xử nhã nhặn, thanh lịch đang mất dần, thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, kiểu ăn nói “lệch chuẩn”, nhất là ở giới trẻ. Nhiều fan cuồng ồn ào, la hét, quỳ mọp dưới chân thần tượng nhưng lại kiệm lời, không biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi”. Do điều kiện còn hạn chế nên các trường trung học cơ sở hiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, thái độ, chưa coi trọng đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng, trau dồi những cảm xúc, tình cảm, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ. Phạm Minh Hạc đánh giá: “Ngành giáo dục Việt Nam có phần lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người”.Việc dạy người mới thật là cơ bản cho tương lai của dân tộc. Bởi vì không coi trọng “dạy người” sẽ làm cho một bộ phận học sinh giảm sút về đạo đức, nhân cách, bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng và các tệ nạn xã hội. Học sinh THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến trong các mặt giáo dục như các chỉ tiêu về tuyển sinh lớp 10, chỉ tiêu học sinh gỏi, học sinh tiên tiến... nhưng bên cạnh đó hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế và tồn tại: - Giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân. - Giáo viên lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn giáo dục công dân nhiều giáo viên và học sinh xem là “môn phụ’’, nặng lí luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. - Có một số cán bộ giáo viên còn né tránh, thậm trí còn làm ngơ trước những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn một bộ phận không nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thực sự tâm huyết với học sinh, chưa có sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. 3
- - Vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thường xuyên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, xúc phạm tới nhân cách nhà giáo. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương lên một bước mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020. Đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát góp phần đào tạo ra những con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ - nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của địa phương và đất nước trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Vì vậy, Cán bộ quản lý trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát cần phải định hướng tìm tòi các biện pháp quản lí tốt nhất hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Với những lý do và thực trạng như trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO” là hết sức cần thiết nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương theo hướng tiếp cận CIPO, qua đó đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương, để đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện hoạt động giáo dục đạo đức; nâng cao phẩm chất đạo đức, góp phần hoàn thiện toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 99 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 76 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
147 p | 80 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
113 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 46 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về giáo dục từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
98 p | 45 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Nam Định
140 p | 47 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn