Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội
lượt xem 25
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Mai Động Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội,đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỌI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHAN NGỌC THẢO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2015 i
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỌI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHAN NGỌC THẢO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh HÀ NỘI - 2015 i
- Lời cảm ơn Qua hai năm học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội tôi đã nhận được sự tận tình tâm huyết giảng dạy, sự quản lý, hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt của các thầy cô, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để phục vụ cho công tác của mình. Với tất cả tình cảm của mình tôi xin gửi tới Ban Giám hiệu trường Đại học Giáo dục cùng toàn thể quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp học lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS Nguyễn Võ Kỳ Anh, người đã trực tiếp giúp đỡ , tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các bạn bè đồng nghiệp thuộc trường TH Mai Động, Quận Hoàng Mai, các cơ quan tổ chức đơn vị , phụ huynh học sinh trên địa bàn Quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội, gia đình, bạn bè đã nhiệt tình cộng tác, động viên , tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện được luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình hoàn thiện luận văn tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý, xây dựng của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Phan Ngọc Thảo i
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH - Ban giám hiệu CL - Chưa làm CMHS - Cha mẹ học sinh GD - Giáo dục GD&ĐT - Giáo dục và đào tạo GDĐĐ - Giáo dục đạo đức GDNGLL - Giáo dục ngoài giờ lên lớp GV - Giáo viên GVCN - Giáo viên chủ nhiệm GVNK - Giáo viên năng khiếu HS - Học sinh KKT - Không kiểm tra KTH - Không tiến hành PHHS - Phụ huynh học sinh QLGD - Quản lý giáo dục QLGDĐĐ - Quản lý giáo dục đạo đức TDTT - Thể dục thể thao TH - Tiểu học THCS - Trung học cơ sở TN - Thanh niên TT - Thỉnh thoảng TX - Thường xuyên VHTT - Văn hoá thông tin i
- MỤC LỤC Lời cảm ơn..................................................................................................................i Danh mục các ký hiệu , các chữ viết tắt........................................................ii Danh mục các bảng........................................................................................vi Danh mục các biểu đồ...................................................................................vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... ii 1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3 4. Mục đích nghiên cứu............................... Error! Bookmark not defined. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 3 5.1.Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3 5.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3 7. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4 8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 .1. h hư ng há nghiên cứu u n ............................................. 4 .2. h hư ng há nghiên cứu th c ti n.......................................... 4 .3. Phư ng há thống kê toán học: ....................................................... 5 9.Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 5 9.1. Ý nghĩa u n: .................................................................................. 5 9.2. Ý nghĩa th c ti n: ............................................................................... 5 10. Cấu trúc ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC............................................... 6 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................ 6 1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................ 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................... 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu................. 10 1.2.1. Quản .......................................................................................... 10 1.2.2. Quản giáo dục ........................................................................... 12 1.2.3. Quản nhà trường ....................................................................... 14 1.2.4. Đạo đức ......................................................................................... 16 1.2.5. Giáo dục đạo đức .......................................................................... 18 1.2.6. Quản hoạt động giáo dục đạo đức ............................................ 23 1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ............................ 25 i
- 1.3.1. Mục tiêu Giáo dục đạo đức ........................................................... 25 1.3.2. Chức năng Giáo dục đạo đức ....................................................... 26 1.3.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học...................................... 26 1.4. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ................ 27 1.4.1. ội dung quản í hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học 27 1.4.2. Vai trò của Hiệu trường trong quản giáo dục đạo đức cho học sinh .. 31 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến Giáo dục đạo đức và Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học. ................................................ 32 1.5.1. Đặc điể tâ í học sinh Tiểu học. .............................................. 32 1.5.2. Gia đình......................................................................................... 34 1.5.3. hà trường. ................................................................................... 34 1.5.4. Xã hội. ........................................................................................... 34 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ................................... 37 2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội và giáo dục của quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội................................................................................ 37 2.1.1. Đặc điể , tình hình kinh tế- xã hội của qu n Hoàng Mai ........... 37 2.1.2.Tình hình giáo dục của qu n Hoàng Mai. ..................................... 38 2.1.3. Đặc điể của trường TH Mai Động, qu n Hoàng Mai, thành hố Hà ội. .......................................................................................................... 39 2.2. Thực trạng GDĐĐ cho học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai ..................................................................................................................... 41 2.2.1. Về tình hình vi hạ đạo đức ....................................................... 41 2.2.2. Th c trạng giáo dục đạo đức cho học sinh. ................................. 43 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. .......................................................... 47 2.3.1. Xây d ng kế hoạch giáo dục đạo đức ........................................... 47 2.3.2. Việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức ................................... 49 2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo th c hiện kế hoạch giáo dục đạo đức ............... 53 2.3.4. Kiể tra, đánh giá giáo dục đạo đức. .......................................... 60 2.4. Đánh giá chung về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. .................. 63 2.4.1. Ưu điể . ........................................................................................ 63 2.4.2. Hạn chế. ........................................................................................ 64 i
- 2.4.3. guyên nhân của những hạn chế .................................................. 65 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TH MAI ĐỘNG QUẬN HOÀNG MAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................................. 69 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp. ...................................................... 69 3.1.1. guyên tắc đả bảo tính đồng bộ của HĐGDĐĐ . ..................... 69 3.1.2. guyên tắc đả bảo tính th c ti n của HĐGDĐĐ ...................... 69 3.1.3. guyên tắc đả bảo tính khả thi của HĐGDĐĐ ......................... 69 3.1.4 guyên tắc đả bảo tính hiệu quả của HĐGDĐĐ ....................... 69 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. .......................................... 70 3.2.1. âng cao nh n thức, tinh thần trách nhiệ của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. ......... 70 3.2.2. Phối hợ các c ượng trong tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. .................................................................................... 72 3.2.3. Xây d ng ôi trường sư hạ ẫu c trong nhà trường. ........ 78 3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.82 3.2.5. Phối hợ hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và các c ượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường. ................... 84 3.2.6. Đổi ới công tác kiể tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. ........................................................................................... 87 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. ......................................................... 88 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp.............. 89 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 98 i
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Ý thức thực hiện nội quy nhà trường của học sinh ................................. 42 Bảng 2.2: Vai trò và vị trí của giáo dục đạo đức....................................................... 44 Bảng 2.3: Nhân thức của học sinh về các phảm chất đạo đức................................. 46 Bảng 2.4: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của trường TH Mai Động................................................................................................... 47 Bảng 2.5. Đánh giá chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của trường TH Mai Động................................................................................................... 48 Bảng 2.6: Nhận xét của GV về triển khai các hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường ............................................................................................................................ 49 Bảng 2.7:Thái độ của học sinh đối với các hình thức GDĐĐ ngoài giờ lên lớp ... 51 Bảng 2.8. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức ở trường TH Mai Động .................................................................................................. 54 Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Mai Động. ..................................................................................................................... 55 Bảng 2.10: Lực lượng tham gia giáo dục đạo đức.................................................... 57 Bảng 2.11: Phối hợp của phụ huynh với các lực lượng khi giáo dục đạo đức cho học sinh ................................................................................................................................ 58 Bảng 2.12: Thực trạng triển khai các biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh của hiệu trưởng trường TH Mai Động. ..................................................................................... 59 Bảng 2.13. Nhận xét của cán bộ quản lý và giáo viên về kiểm tra công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. ......................................................................................................... 61 Bảng 2.15. Nhận xét của giáo viên về mức độ tiến hành sơ kết, tổng kết, công tác giáo dục đạo đức học sinh của lãnh đạo các nhà trường. ................................................. 62 Bảng 2.16. Nhận xét của cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. ................................................................... 66 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh ở trường TH Mai Động quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. ... 90 Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường TH Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. ....................................................................................................................................... 92 i
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Kết quả chung về tính cần thiết của các biện pháp ............................. 91 Biểu đồ 3.2: Kết quả chung về tính khả thi của các biện pháp ................................ 91 Biểu đồ 3.3: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ....................................................................................................................................... 93 i
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc. Đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần quan trọng về cơ bản của giáo dục mà là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức. Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khi nói đến nhân cách của việc học trong chế độ mới chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ hải học; học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu ao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”. Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức. Đó là một tư tưởng lớn của thời đại, một định hướng đúng đắn và quan trọng của nền giáo dục hiện đại. Ngày nay, với những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học và kỹ thuật, con người nắm trong tay những tư tưởng và khoa học hết sức hùng hậu, có giá trị và sức sáng tạo cực kỳ lớn lao đồng thời cũng có sức tàn phá và hủy diệt thật kinh khủng. Bước tiến phi thường đó của xã hội loài người đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tộc nhất thiết phải có tâm hồn và đạo đức trong sáng của lòng nhân ái. 1
- Công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta cũng nhằm tiếp tục nhân đạo hóa các quan hệ giữa người và người, giữa người và môi trường sống, làm cho những nguyên tắc của nền đạo đức mới được khẳng định trong các chính sách và chủ trương, trong các hoạt động và quan hệ xã hội. Đồng thời chính sự nghiệp đổi mới cũng đòi hỏi xuất hiện những con người có phẩm chất đạo đức đầy đủ để đưa sự nghiệp đó tiến lên đúng hướng và thu được nhiều kết quả. Thái độ đặc biệt coi trọng nhân cách đã được Hồ Chủ Tịch dạy: “C tài à không c đức à người vô dụng, c đức à không c tài à việc gì cũng kh ”. Đức là nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người. Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tôn sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng và đề cao. Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành mạnh và do cơ chế thị trường kinh tế chạy theo lợi nhuận thì việc giáo dục đạo đức có ít nhiều ảnh hưởng. Trước đây trong các trường học, hiện tượng vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy là rất hiếm, ý thức kỷ luật của học sinh rất tốt, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là rất cao. Song cũng thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị chà đạp. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội đáng lo ngại. Có một số gia đình cha mẹ mải chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường, bị cuốn theo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu,đạo đức bị giảm sút. Trước thực trạng đó giáo dục đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào “trí dục” mà xem nhẹ “đức dục” thì xã hội sẽ ra sao? Chính vì vậy, mọi nhà trường tiến bộ, nhân đạo, dân chủ, hướng về tương lai nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng 2
- đạo đức cho thế hệ trẻ đang lớn lên và phải tiến hành ngay từ bậc Tiểu học. Từ những lý do trên và với tư cách là một giáo viên tâm huyết với nghề, tác giả đã trăn trở và quyết định chọn đề tài nghiên cứu:” Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội”, với hy vọng kế thừa các nghiên cứu đi trước và cùng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trường tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai, cũng như cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Mai Động Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội,đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận trong giáo dục đạo đức học sinh? - Vai trò của công tác quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội? - Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Tiểu học Mai Động Quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội? 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học. 4.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học. 5. Giả thuyết khoa học Việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội còn có những hạn chế (về nội dung th c hiện, hư ng há , s hối hợ đồng bộ của các bộ h n iên 3
- quan...). Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường. 6. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội . - Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh và học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học. 7.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội. 7.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. h hư ng há nghiên cứu u n - Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, giáo trình, văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về GD&ĐT. 8.2. h hư ng há nghiên cứu th c ti n - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường. - Phương pháp phỏng vấn. - Trao đổi, tọa đàm. 4
- 8.3. Phư ng há thống kê toán học: - Sử dụng công thức toán học để thống kê. - Xử lý số liệu đã thu thập được từ các phương pháp khác. 9.Những đóng góp của đề tài 9.1. Ý nghĩa u n: Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức hiện nay ở trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội, chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp quản lý hiệu qủa cho hoạt động này. 9.2. Ý nghĩa th c ti n: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Tiểu học trong quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. 10. Cấu trúc Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung của giải pháp gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Chương 2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học Mai Động quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội. 5
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Các nghiên cứu nước ngoài Giáo dục đạo đức là vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Ở phương Đông, từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN) trong các tác phẩm: “Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” đã rất xem trọng việc GDĐĐ. Ông quan niệm GDĐĐ có tính hệ thống về phương pháp giáo dục cũng như về tâm lý giáo dục. Theo Khổng Tử, sự hiểu biết không phải là sinh ra đã có sẵn mà phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện khá công phu. Ông chủ trương coi việc rèn luyện đạo đức là ưu tiên số một. Khổng Tử đặt lên hàng đầu nhân cách và đạo đức của người dạy. Trong học thuyết: “Nhân- Trí-Dũng” do mình xây dựng, ông lấy “nhân” ( òng thư ng người) làm yếu tố hạt nhân, là đặc điểm cơ bản nhất của con người. “Lễ trị” ( ấy “ ” để ứng xử ở đời) là một trong những chủ trương nổi tiếng của Khổng Tử về GDĐĐ vẫn còn truyền lại đến ngày nay. Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399 TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức. Đồng thời, ông cũng quan niệm, cái gốc của đạo đức là tính thiện. Muốn xác định được chuẩn mực đạo đức phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp khoa học. Aristoste (384-322 TCN) cho rằng không phải hi vọng vào thượng đế áp đặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên Trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức. Ông xem đạo đức là cái thiện của cá nhân, còn chính trị là cái thiện của xã hội. Thế kỷ XVII, Jan Amos Komensky (1592-1670) – nhà giáo dục vĩ đại của Tiệp khắc đã có nhiều đóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm: “Khoa sư 6
- phạm vĩ đại”. Ông đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể trong việc giáo dục làm cơ sở cho nền giáo dục hiện đại sau này. Ông nhấn mạnh việc tôn trọng con người phải bắt đầu từ sự tôn trọng trẻ em, Ông nêu nguyên lý: “ Nhà trường không chỉ dạy kiến thức mà còn rèn đức hạnh” . Những trẻ em ý thức kém về học tập và hạnh kiểm giống như những trái chín muộn. Chính vì vậy nhà giáo phải có thái độ trân trọng, kiên nhẫn thì mới có thể xoá bỏ những thói xấu ở học sinh, và khơi dậy tiềm năng của các em. Theo quan niệm của học thuyết Mác- LêNin: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Nếu tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo. Do vậy, đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Việt Nam là đất nước có truyền thống dân tộc với nhiều giá trị tốt đẹp. Từ xa xưa cha ông ta đã có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “Lá lành đùm lá rách”, “Tiên học lễ, hậu học văn”...đều là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đến trước Cách mạng tháng 8/1945, ở nước ta có nhiều sách dạy về luân lý, dạy làm người như: “Phong hoá điều hành”, “Huấn nữ ca”(dịch), “Gia huấn ca” (dịch) của Trương Vĩnh Ký; “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu. Trong đó, đặc biệt phải kể đến cuốn: “Đạo đức và luân lý”(Bài n i chuyện sau in thành sách nă 1927) của Phan Châu Trinh đã đề cao sức mạnh đạo đức, nhân cách, bản lĩnh con người. Theo ông, đạo đức là cái gốc của mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Như vậy, dù là quan điểm tiếp cận khác nhau song các học giả, các nhà nghiên cứu đã đều rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biết là thế hệ mầm non, tương lai của đất nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn đề cập đến vấn đề đạo đức. Theo Bác: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì 7
- sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Con người phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, và “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung GDĐĐ trong các nhà trường như “đoàn kết tốt”, “Kỉ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bác quan niệm: “con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người” Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề này như các công trình nghiên cứu của GS-TS Nguyễn Ngọc Long, PGS-TS Vũ Trọng Dung, tác phẩm “Giáo dục đạo đức trong nhà trường” (Hà Thế gữ, Đặng Vũ Hoạt, 19 ); “”Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên” (Phạ Minh Hạc, 1997)... Tác giả Hà Nhật Thăng đã nghiên cứu sự phát triển trí lực – tâm lực – thể lực của mỗi con người, trong đó coi tâm lực là nội lực của sự phát triển con người, đồng thời tác giả đã viết cuốn sách: “Rèn luyện kĩ năng sư phạm” nhằm cung cấp những kỹ năng sư phạm cần thiết cho sinh viên sư phạm và đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường. Các tác giả PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – TS. Bùi Thị Thúy Hằng đã nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh Tiểu học, đồng thời các tác giả đã viết cuốn sách “Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học” [31, tr 92] , đây là tài liệu bổ ích cho đội ngũ giáo viên Tiểu học trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh hiện nay và đã được rất nhiều trường Tiểu học sử dụng. Một số luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục của trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã chọn vấn đề đạo đức để nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Thị Phi Nga đề cập đến một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống – kĩ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. 8
- Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh lại đề cập đến quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua Hoạt động Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Tác giả Nguyễn Thị Thu Lan thì đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học tại thành phố Bắc Ninh và đề xuất 6 giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đưa ra những vấn đề lý luận, hướng nghiên cứu và những định hướng rất cơ bản, quan trọng cho công tác giáo dục đạo đức cho HS. Các công trình này tuy tiếp cận vấn đề GDĐĐ ở những góc độ khác nhau, song nó đã góp phần xây dựng lý luận về GDĐĐ. Rõ ràng, việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức tốt đẹp cho con người trong xã hội đã được các nhà khoa học xác định là một vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, đồng thời là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự sống còn và phát triển của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới xã hội hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu của nhân loại, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần, đạo đức của con người ngày càng được đề cao. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh nói riêng cần phải được coi trọng đặc biệt. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là hết sức cần thiết và phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống. Việc giáo dục đạo đức càng đặc biệt quan trọng đối với học sinh tiểu học- lứa tuổi đang có sự tiếp nhận những giá trị xã hội đầu tiên để chuyển hóa thành kinh nghiệm của mình. Do vậy, các em dễ hấp thu những cái mới, cái tiến bộ, luôn bắt chước theo mọi người về kiến thức, về lối sống, về phong cách đạo đức. Nổi bật trong đó là thái độ của các em về các phẩm chất cơ bản như tính trung thực, tính hồn nhiên với mọi người trong học tập, trong cuộc sống luôn biểu lộ thông qua các hành vi, các quan hệ hàng ngày giữa các em 9
- với gia đình, nhà trường và mọi người xung quanh. Nhưng đồng thời lứa tuổi này cũng dễ có nhận thức lệch lạc, nếu không có sự định hướng giáo dục đúng đắn của nhà trường, gia đình và xã hội. Thực tiễn việc chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường còn có nhiều hạn chế, vẫn còn nhiều học mơ hồ về truyền thống dân tộc, chưa tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Chưa tích cực trong học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, số lượng học sinh chưa ngoan vẫn không giảm sau mỗi năm học ở các bậc học nói chung và bậc học tiểu học nói riêng. Những bất cập trong công tác chỉ đạo còn nhiều hạn chế cần phải được quan tâm đầu tư trí tuệ để nâng cao sự hiểu biết về các giá trị đạo đức nhằm định hướng cho học sinh có những hành vi, thái độ, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi và các chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Trong khi đó, đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Mai Động – quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Vì vậy, khi lựa chọn đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.2.1. Quản Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) lột tả bản chất của hoạt động này trong thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy tri ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lí” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào thế “phát triển”. Quản lý là một thuộc tính của xã hội ở mọi giai đoạn lịch sử. Đây là một hoạt động có ý thức của con người nhằm đạt những mục đích nhất định. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý: Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản ) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định. 10
- Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu. Theo Từ điển Việt Nam thông dụng (NXB GD, 1998) Quản lý là “tổ chức điều khiển hoạt động của một cơ quan, đơn vị”. Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phù hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [18, tr 20]. Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”[29, tr. 32]. Theo C.Mác, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động, nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý. C.Mác đã khẳng định “tất cả lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều nó cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm từ mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [14,tr.87]. Các đặc trưng của quản lý: - Quản lý là hoạt động có mục đích, có định hướng và có kế hoạch. - Quản lý là sự lựa chọn khả năng tối ưu. Ở đâu không cần sự lựa chọn thì ở đó không cần quản lý. - Quản lý là sự sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động có lựa chọn. - Quản lý làm giảm tính bất định và tăng tính ổn định của hệ thống. Những khái niệm về quản lý trên có thể khác nhau về cách diễn đạt nhưng từ những cơ sở lí luận trên ta có thể đi đến định nghĩa như sau về quản lý: “Quản lý là tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn