intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDGT của Hiệu trưởng các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý với mức độ cần thiết và tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDGT trong trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM NGỌC THANH VÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC 3, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ Bình Dương - 2023
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM NGỌC THANH VÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC 3, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1: TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 2: TS. PHAN TRẦN PHÚ LỘC Bình Dương - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai và Tiến sĩ Phan Trần Phú Lộc. Các số liệu được sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và đều là kết quả điều tra thực tế của tôi tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Người cam đoan Phạm Ngọc Thanh Vân i
  4. LỜI CẢM ƠN Sau quá trình được học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kĩ năng rất giá trị và bổ ích. Với những tình cảm chân thành, tôi xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến: - Trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khoa học. Quý Thầy, cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. - Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai và Tiến sĩ Phan Trần Phú Lộc, người hướng dẫn khoa học đã tạo điều kiện, quan tâm sâu sát, định hướng và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. - Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu để tôi thực hiện luận văn này. - Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi hoàn thành khóa học và hoàn tất luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và Hội đồng khoa học chấm luận văn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Phạm Ngọc Thanh Vân ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 3.1. Khách thể nghiên cứu: ......................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 4.1. Về nội dung: ......................................................................................................... 3 4.2. Về địa bàn nghiên cứu: .......................................................................................... 3 4.3. Về thời gian nghiên cứu: ...................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................... 4 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 5 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................................. 5 7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................................. 5 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động .................................... 6 7.3. Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................ 6 8. Đóng góp của luận văn............................................................................................ 6 8.1. Về lý luận ............................................................................................................. 6 8.2. Về thực tiễn .......................................................................................................... 7 9. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 7 Chương 1 ..................................................................................................................... 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ................................................................................................ 8 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 8 1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 1.3. Lý luận về giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ........................... 14 1.3.1. Đặc điểm học sinh tiểu học .......................................................................... 14 1.3.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ................................................................................................................................... 16 iii
  6. 1.3.3. Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ......................... 17 1.3.4. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ......................... 18 1.3.5. Phương pháp và hình thức giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ................................................................................................................................... 21 1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ................................................................................................................................... 23 1.3.7. Điều kiện giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ........................ 24 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học ................................................................................................................................... 25 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học .......................................................................................................... 25 1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học ................................................................................................................................... 26 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học ....................................................................................................... 32 1.5.1. Các yếu tố khách quan ................................................................................. 32 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................... 34 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 35 Chương 2 ................................................................................................................... 36 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH ..................... 36 CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC 3, ......................... 36 THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................... 36 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục tại Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 36 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức ....................... 36 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 38 2.2.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 38 2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................... 38 2.2.3. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng và đối tượng khảo sát .......................... 38 2.2.4. Mẫu khảo sát ................................................................................................... 41 2.2.5. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................... 42 2.2.6. Qui ước thang đo ............................................................................................. 43 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động GD giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 43 iv
  7. 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ HS về vị trí, vai trò của hoạt động GD giới tính cho HS tiểu học ....................................................... 43 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh .......................... 47 2.3.4. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ... 50 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh .......................... 54 2.3.6. Thực trạng điều kiện giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 57 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh .......................... 58 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................... 58 2.4.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ........ 59 2.4.2.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 59 2.4.2.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ................................. 61 2.4.2.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ............................................... 64 2.4.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh .......................... 66 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ........ 68 2.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 68 2.5.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 70 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh .............. 71 2.6.1. Những ưu điểm ............................................................................................... 71 2.6.2. Những hạn chế ................................................................................................ 72 2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................... 73 2.6.3.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 74 2.6.3.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 74 Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 75 v
  8. Chương 3 ................................................................................................................... 76 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH .......................... 76 CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC 3, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................. 76 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................... 76 3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu.................................................................. 76 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn ................................................................. 76 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi .................................................................... 76 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ .................................................................. 77 3.2. Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh .............. 77 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính.............................. 77 3.2.2. Lập kế hoạch giáo dục giới tính cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò của tổ chuyên môn và giáo viên ...................................................................................... 79 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục giới tính cho giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động giáo dục giới tính ..... 81 3.2.4. Chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh .............................................................................................................. 82 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ............................................................................................................................ 84 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ............................................................ 85 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......................... 87 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................... 87 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm .................................................................................... 87 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm.............................................................................. 87 3.4.4. Mẫu khảo nghiệm............................................................................................ 87 3.4.5. Quy ước thang đo ............................................................................................ 88 3.4.6. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................................... 88 3.4.6.1. Kết quả khảo nghiệm biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ HS về hoạt động GD giới tính và quản lý hoạt động GDGT ... 88 3.4.6.2. Kết quả khảo nghiệm biện pháp lập kế hoạch GD giới tính cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò của tổ chuyên môn và giáo viên. .................................... 90 3.4.6.3. Kết quả khảo nghiệm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực GD giới tính cho giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động GD giới tính ..................................................................................................... 91 vi
  9. 3.4.6.4. Kết quả khảo nghiệm biện pháp chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức GD giới tính cho HS. ...................................................................... 92 3.4.6.5. Kết quả khảo nghiệm biện pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GD giới tính cho HS. ....................................................................................... 94 Kết luận Chương 3 .................................................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 97 1. Kết luận ................................................................................................................ 97 1.1. Về lí luận ............................................................................................................ 97 1.2. Về thực tiễn ........................................................................................................ 97 1.3. Đề xuất các biện pháp ........................................................................................ 97 2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 98 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ................................. 98 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 98 2.3. Đối với các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 98 2.4. Đối với giáo viên tiểu học .................................................................................. 98 2.5. Đối với cha mẹ học sinh tiểu học ....................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 99 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 11 PHỤ LỤC 4:.............................................................................................................. 22 PHỤ LỤC 5: Ý KIẾN KHẢO SÁT CỦA CMHS .................................................... 30 PHỤ LỤC 6: SỐ LIỆU XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS ................................... 33 vii
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CBQL : Cán bộ quản lý CMHS : Cha mẹ học sinh CNV : Công nhân viên GD : Giáo dục GDGT : Giáo dục giới tính GV : Giáo viên HS : Học sinh HSTH : Học sinh tiểu học viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 2. 1: Bảng thống kê số lượng CBQL, GV khảo sát 39 Bảng 2.2: Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát 39 Bảng 2.3: Đặc điểm cha mẹ HS được khảo sát 40 Bảng 2.4: Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo hoạt động GDGT 42 Bảng 2.5: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo công tác quản lý 42 hoạt động GDGT Bảng 2.6. Quy ước đánh giá, phân tích số liệu 43 Bảng 2.7: Ý kiến của CBQL, GV về vị trí và vai trò của hoạt động 44 GDGT cho HS tại trường tiểu học Bảng 2.8: Ý kiến của CMHS về vị trí, vai trò của hoạt động GDGT cho Phụ lục HS tại trường tiểu học trang 30 Bảng 2.9: Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về thực trạng 45 thực hiện mục tiêu GDGT Bảng 2.10: Ý kiến của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả 47 thực hiện nội dung hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả 50 thực hiện phương pháp và hình thức GDGT cho HS tại trường tiểu học Bảng 2.12: Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về thực trạng thực 55 hiện đánh giá kết quả GDGT cho HS tại các trường tiểu học Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý 58 hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học Bảng 2.14: Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng xây dựng kế hoạch 59 hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Bảng 2.15: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về thực trạng tổ chức 61 hoạt động GD giới tính cho HS tại các trường tiểu học Bảng 2.16: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo 64 hoạt động GD giới tính cho HS tại các trường tiểu học ix
  12. Bảng 3.1. Mô tả mẫu khảo nghiệm 87 Bảng 3.2. Quy ước thang đo kết quả khảo nghiệm 88 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ HS về 88 hoạt động GD giới tính và quản lý hoạt động GD giới tính.” Bảng 3.4. Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Lập kế hoạch GDGT cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò 90 của tổ chuyên môn và giáo viên” Bảng 3.5. Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực GDGT cho giáo viên, tạo điều 91 kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động GDGT” Bảng 3.6. Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức 93 GDGT cho HS.” Bảng 3.7. Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GD giới tính 94 cho HS.” x
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên hình, đồ thị Trang Phụ lục 5 trang Biểu đồ 2.1: Ý kiến của CMHS về thực trạng kết quả thực hiện nội dung GDGT cho HS tại các trường tiểu học 31 Phụ lục 5 trang Biểu đồ 2.2: Ý kiến của CMHS về mức độ và kết quả thực hiện phương pháp GDGT tại các trường tiểu học 31 Phụ lục 5 trang Biểu đồ 2.3: Ý kiến của CMHS về thực trạng mức độ và kết quả thực hiện hình thức GDGT cho HS tại các trường tiểu học 32 Phụ lục 5 trang Biểu đồ 2.4: Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng điều kiện GDGT cho HS tại các trường tiểu học. 32 Phụ lục 5 trang Biểu đồ 2.5: Ý kiến của CMHS về thực trạng điều kiện GDGT cho HS tại các trường tiểu học 32 Biểu đồ 2.6: Ý kiến CBQL, GV về thực trạng kiểm tra hoạt động GDGT tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố 66 Thủ Đức Biểu đồ 2.7: Ý kiến của CBQL, GV về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các 69 trường tiểu học Biểu đồ 2.8: Ý kiến của CBQL, GV về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các 70 trường tiểu học xi
  14. TÓM TẮT Theo khoản 1 - Điều 89 - Chương VI Luật GD 2019 nêu rõ “Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập GD, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động GD theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của HS cho cha mẹ hoặc người giám hộ.” (Luật GD, 2019) Trong chương trình GD phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Bộ GD và đào tạo, 2006). GDGT được đưa vào trong nội dung giảng dạy của chương trình môn Khoa học lớp 5. Theo Chương trình GD phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung GDGT được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5. Các nội dung liên quan đến GDGT như phòng tránh xâm hại,... cũng được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1.... (Bộ GD và đào tạo, 2022) Đề tài “Quản lý hoạt động GD giới tính cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học cũng như phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3 thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích, tổng hợp và phân loại, hệ thống lý thuyết), nghiên cứu thực tiễn (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động) và phương pháp xử lý dữ liệu để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động GDGT như: ý nghĩa của hoạt động GDGT cho HS, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả hoạt động GDGT cho HS. Người nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học theo các chức năng quản lý cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. xii
  15. Tại các trường tiểu học Khu Vực 3, trong thời gian qua hoạt động GDGT cho HS đã được triển khai, áp dụng và đạt những kết quả nhất định. Nhưng vẫn còn một bộ phận CBQL, GV và CMHS chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động GDGT trong thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDGT mới chỉ đạt ở mức từ trung bình đến khá. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh qua việc thực hiện các chức năng quản lý: Xây dựng kế hoạch động GDGT cho HS trong trườngt tiểu học; Tổ chức thực hiện động GDGT cho HS trong trường tiểu học; Chỉ đạo thực hiện động GDGT cho HS trong trường tiểu học; Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động GDGT cho HS trong trường tiểu học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh còn một số hạn chế như: Chưa có kế hoạch riêng về hoạt động GDGT, việc lập kế hoạch chưa thật sự được quan tâm đúng mức; Tổ chức thực hiện hoạt động GDGT chưa đồng bộ, thường xuyên, nhiều nội dung lạc hậu không phong phú, không mang tính thời sự; Chỉ đạo hoạt động GDGT cho HS còn hạn chế trong thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội. Điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động GDGT còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư; Công tác kiểm tra, đnáh giá hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học chưa thường xuyên và hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ HS về hoạt động GDGT và quản lý hoạt động GDGT Lập kế hoạch GDGT cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò của tổ chuyên môn và giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng năng lực GDGT cho giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động GDGT; Chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức GDGT cho HS; Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDGT cho HS. xiii
  16. Các biện pháp trên được CBQL khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cao. Chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ nhau và không tách rời nhau trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện và tình hình thực tế của các trường, Hiệu trưởng có thể lựa chọn và áp dụng các biện pháp đề xuất trên một cách thích hợp và phù hợp trong thực tiễn quản lý tại mỗi trường. xiv
  17. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ em luôn được xem là một trong những vấn đề nổi bật và được sự quan tâm từ phía xã hội. Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường, gia đình cũng là nền tảng vững chắc để giúp cho con hiểu những nội dung nhạy cảm về giới tính và ngay từ khi còn nhỏ. GDGT là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Nội dung này đã là một phần của chương trình toàn diện bắt buộc trong trường học ở nhiều quốc gia như Thụy Điển từ năm 1955, ở Pháp từ năm 1973…(Nguyễn Minh Giang, 2016) Tại Việt Nam, GDGT đang được xã hội đặc biệt quan tâm, do tỉ lệ trẻ em bị bắt cóc và xâm hại ngày càng tăng cao. Trước tình hình này, vấn đề GDGT trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Với đà phát triển tâm sinh lý của trẻ em, tuổi dậy thì của trẻ ở các thành phố lớn đang bắt đầu rất sớm, từ 8-12 tuổi và thuộc giai đoạn HS tiểu học. Giai đoạn này, trẻ rất cần được trang bị những kiến thức về giới tính. Đòi hỏi cần cung cấp cho trẻ những vốn kiến thức liên quan đến GT. Có kiến thức về GT sẽ giúp trẻ có thái độ tôn trọng, yêu quý bản thân, có quyền và trách nhiệm bảo vệ sự an toàn của bản thân, giúp trẻ có sự nhận thức và biết trân trọng những giá trị về bản thân, tình bạn.Vì vậy, nhà trường tiểu học cần hết sức quan tâm đến GDGT cho HS (HS). (Nguyễn Thanh Bình và nnk., 2005) Theo khoản 1 - Điều 89 - Chương VI Luật GD 2019 còn nêu rõ “Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập GD, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động GD theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của HS cho cha mẹ hoặc người giám hộ.” (Luật GD, 2019) Trong chương trình GD phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Bộ GD và đào tạo, 2006). GDGT được đưa vào trong nội dung giảng dạy của chương trình môn Khoa học lớp 5. Theo Chương trình GD phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung GDGT được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5. Các nội dung liên quan đến GDGT như phòng tránh xâm hại,... cũng 1
  18. được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1.... (Bộ GD và đào tạo, 2022) Như vậy, nội dung về GDGT đã được đưa vào chương trình các môn học chính thức, bắt buộc trong các lớp ở bậc tiểu học, các nội dung đưa vào bảo đảm phù hợp với phát triển tâm lý lứa tuổi của HS. Để GDGT đạt kết quả tốt cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt sự quan tâm tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động GDGT cho HS. Tăng cường GDGT cho HSTH là cần thiết, không còn tranh cãi song trên thực tế hiện nay HSTH còn ít hiểu biết về giới tính và ít kiến thức cũng như các kỹ năng bảo vệ chính mình. Vấn đề đặt ra là, nội dung GDGT cho HS với các phương pháp và hình thức giáo dục (GD) như thế nào để đạt kết quả thiết thực, công tác quản lý hoạt động GDGT cho HS cần triển khai sao cho đồng bộ và hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động GDGT và quản lý hoạt động GDGT song vẫn cần có những nghiên cứu trên các địa bàn khác nhau, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Tại các trường tiểu học khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua đã triển khai thực hiện hoạt động GDGT, cán bộ quản lý đã có sự quan quan tâm tổ chức chỉ đạo hoạt động này. Tuy nhiên, hoạt động GDGT còn hạn chế về chất lượng và hiệu quả. Bởi lẽ, GDGT chưa được phổ biến rộng rãi, đồng đều trên toàn khu vực. Đa phần những trường ở trung tâm thành phố có điều kiện thực hiện tốt hơn các trường ở khu vực xa thành phố. Những trường xa thành phố hầu như nhận thức về GDGT còn khá mới mẻ, nội dung cũng không được chú trọng nhiều, hình thức tổ chức thì đơn giản thiếu sáng tạo, cơ sở vật chất cũng gặp nhiều bất cập. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: việc chú trọng về nội dung giảng dạy kiến thức phổ thông chiếm khung thời gian hơn so với GDGT, nội dung GDGT cũng còn hạn hẹp mang tính khuôn mẫu, đội ngũ giáo viên (GV) chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về GDGT. Ngoài ra, công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động GDGT chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Trong bối cảnh đổi mới GD, phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho người học đòi hỏi người GV và cán bộ quản lý (CBQL) phải chú trọng về hoạt động GDGT cho HS tiểu học, đảm bảo cho các em phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. 2
  19. Vì nhiều lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” làm để tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDGT của Hiệu trưởng các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý với mức độ cần thiết và tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDGT trong trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu quản lý hoạt động GDGT trong trường tiểu học theo tiếp cận chức năng quản lý; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDGT nhằm nâng cao chất lượng GDGT ở các trường tiểu học công lập Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường tiểu học. 4.2. Về địa bàn nghiên cứu: Do thành phố Thủ Đức hiện nay được chia thành 3 khu vực, do đó tác giả tập trung khảo sát thực trạng GDGT và quản lý hoạt động GDGT ở một số trường tiểu học công lập Khu Vực 3 của thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 4.3. Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2023. Số liệu sử dụng trong đề tài luận văn được thu thập từ năm học 2021 - 2022 đến năm 2022 - 2023. 3
  20. 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chưa được quan tâm nhiều, chỉ được lồng ghép tích hợp trong hoạt động của Chi đội hoặc của Đoàn Thanh niên. Công tác quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh còn chung chung, việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động GDGT cho HS còn hạn chế, đặc biệt là tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động GDGT. Nếu tiến hành khảo sát, đánh giá và phân tích kết quả thực trạng một cách khách quan chính xác về công tác quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi cao. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả luận văn sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: Hệ thống hóa những nội dung của cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học. Nội dung và cách thực hiện: Sử dụng nhiều phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các nguồn tài liệu như chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà Nước, Luật GD, các văn bản, quy chế, thông tư hướng dẫn có liên quan, sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các bài viết khoa học, nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Từ đó, phân loại và hệ thống hóa những nội dung lý luận làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDGT cho HSTH để giải thích kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt động 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2