Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
lượt xem 17
download
Luận văn "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ KIM HOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG - 2020
- UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN THỊ KIM HOÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ THU HUYỀN ii BÌNH DƢƠNG – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực theo thực tế nghiên cứu chƣa từng đƣợc bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố. Tác giả luận văn iii
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè và anh chị em đồng nghiệp. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến TS. Vũ Thị Thu Huyền là ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã tận tâm giúp đỡ, định hƣớng chỉnh sửa và động viên tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề cho đến khi hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quý thầy cô đã tận tình truyền dạy kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Đồng thời, xin cám ơn Quý thầy cô trong Ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa - Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại trƣờng. Trân trọng cám ơn Quý thầy Cô và các em tại các Trƣờng MN Hoa Mai, Đoàn Thị Liên và Mầm Non Phú Tân đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi rất nhiều trong quá trình khảo sát thực trạng. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song chắc chắn rằng luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn. Tác giả luận văn Trần Thị Kim Hoàn iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ xi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3 6.1. Về nội dung ........................................................................................................ 3 6.2. Về đối tƣợng khảo sát: ....................................................................................... 4 6.3. Về thời gian ........................................................................................................ 4 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................... 4 7.1. Phƣơng pháp luận .............................................................................................. 4 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc ........................................................................ 4 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic ................................................................................ 4 v
- 7.1.3. Quan điểm thực tiễn ........................................................................................ 5 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận .................................................................... 5 7.2.2. Các phƣơng pháp thực tiễn ............................................................................. 5 7.2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn .............................................................................. 6 7.2.3. Phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................................... 7 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. ............................................................ 7 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 8 NỘI DUNG LUẬN VĂN ........................................................................................ 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON .................. 9 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 9 1.1.1. Những nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................ 9 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 14 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................................... 16 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trƣờng mầm non ................................... 16 1.2.1.1. Quản lý ....................................................................................................... 16 1.2.1.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................ 18 1.2.2. Kỹ năng sống, hoạt động giáo dục kỹ sống .................................................. 20 1.2.2.1. Kỹ năng sống ............................................................................................. 20 1.2.2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống .............................................................. 22 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống các trƣờng mầm non .................. 22 1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non ..................................... 23 vi
- 1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .................................................................................................................. 23 1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ........................................................................................................................... 24 1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ........................................................................................................................... 25 1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non ...................................................................................................... 28 1.3.5 Kiểm tra, đánh giá động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non .................................................................................................................. 29 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non ........................ 30 1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống .................... 30 1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống ................................... 31 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống .................................... 32 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống ........... 33 1.4.5 Quản lý các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục kỹ năng sống .......... 33 1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non .................................................................................................................. 34 1.5.1.Các yếu tố khách quan ................................................................................... 34 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...................................................................................... 35 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG ................. 38 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá giáo dục của thành phố Thủ Dầu Một .................................................................................................... 38 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi .................................................. 40 vii
- 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng .................................. 44 2.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng ... 47 2.2.1. Qui ƣớc thang đo ........................................................................................... 47 2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng ......................... 48 2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng ............. 64 2.4. Yếu tố chủ quan ............................................................................................... 99 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 103 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƢƠNG................................. 104 3.1. Những cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................... 104 3.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 104 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 104 3.1.3 Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 104 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.................................................................. 105 3.3.1. Bảo đảm tính mục tiêu ................................................................................ 105 3.3.2. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................ 105 3.3.3. Đảm bảo tính hệ thống ................................................................................ 106 3.3.4. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................... 106 viii
- 3.3. Các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dƣơng .................................... 106 3.3.1. Bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giáo viên đáp ứng nhu cầu GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dƣơng ........................................................................................................... 106 3.3.2. Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dƣơng108 3.3.3. Tăng cƣờng quản lý việc thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống. 112 3.3.4. Tăng cƣờng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một ...................... 114 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................... 116 3.5. Khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất 117 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm................................................................................ 117 3.5.2. Công cụ khảo sát và khách thể khảo nghiệm .............................................. 117 3.5.2.1. Công cụ khảo nghiệm .............................................................................. 117 3.5.2.2. Mẫu khảo nghiệm ...................................................................................... 118 3.5.3. Qui ƣớc thang đo......................................................................................... 119 3.5.4. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................. 119 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ..................................................................................... 124 KẾT UẬN V KHU ẾN NGHỊ ..................................................................... 125 1. Kết luận ............................................................................................................. 125 2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 126 ix
- 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT ...................................................................................... 126 2.2. Đối với Sở GD&ĐT thành phố Thủ Dầu Một ............................................... 126 2.3. Đối với Phòng GD& ĐT thành phố Thủ Dầu Một ........................................ 127 2.4. Đối với cán bộ quản lý trƣờng mầm non ....................................................... 127 PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 17 x
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 BGH Ban Giám hiệu nhà trƣờng 2 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 KNS Kỹ năng sống 4 MN Mầm non 5 GV Giáo viên 6 CBQL Cán bộ quản lý 7 TBDH Thiết bị dạy học 8 PPDH Phƣơng pháp dạy học 9 MG Mẫu giáo 10 ĐVTCĐ Đóng vai theo chủ đề 11 QL Quản lý 12 SGDĐT Sở giáo dục đào tạo 13 BDTX Bồi dƣỡng thƣờng xuyên xi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đối tƣợng khảo sát…………………………………………………...39 Bảng 2.2: Thông tin cá nhân các đối tƣợng tham gia khảo sát………………….40 Bảng 2.3: Qui ƣớc thang đo……………………………………………………..43 Bảng 2.4: Kết quả đánh giá vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non hiện nay……………………………………44 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở mầm non hiện nay……………………………………………………………………..46 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá về nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non hiện nay……………………………………………………….48 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non hiện nay…………………………….51 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non hiện nay……………………………53 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng mầm non hiện nay…………………………….55 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống hiện nay ở trƣờng của Thầy/Cô…………………………………………………………………………58 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống hiện nay ở trƣờng của Thầy/Cô…………………………………………………………………………60 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện về thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng của Thầy/Cô……………....62 xii
- Bảng 2.13: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện về thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng của Thầy/Cô………………65 Bảng 2.14: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trƣờng của Thầy/Cô………………………………..…68 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống…………………………………………………………………………..….70 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện về chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống…………………………………………………………..72 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện về chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống ………………………………………………………….74 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống ……………………………………….....77 Bảng 2.19: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống ………………………………………….79 Bảng 2.20: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện về thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục kỹ năng sống ……………………………82 Bảng 2.21: Kết quả đánh giá kết quả thực hiện về thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục kỹ năng sống…………………………….84 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hƣởng về thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ các hoạt động giáo dục kỹ năng sống …………………………....86 Bảng 3.1. Kết quả mẫu khảo nghiệm biện pháp……………………………….101 Bảng 3.2.Ý kiến của CBQL-TTCM về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất……………………………………………………...103 xiii
- MỞ ĐẦU 1. ý do chọn đề tài Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Theo điều 22, chƣơng II, mục 1, Luật giáo dục ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Muốn đạt đƣợc mục tiêu giáo dục trên, vấn đề đầu tiên là phải quan tâm đến năng lực sƣ phạm của đội ngũ nhà giáo, bởi vì đây là ngƣời trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng bạo hành, xâm hại và tai nạn thƣơng tích ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em từ 0-6 tuổi đƣợc chăm sóc tại các trƣờng mầm non, chiếm 26% số trẻ em trong độ tuổi. Điều đáng quan tâm là trẻ em dƣới 6 tuổi là nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và dễ gặp rủi ro thƣơng tích do trẻ lứa tuổi này thƣờng thể hiện bản tính hiếu động trong khi các em vẫn còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, chƣa có sự hiểu biết về kỹ năng sống, chƣa có kinh nghiệm trong phòng ngừa các tai nạn, rủi ro. Chính vì thế khả năng tự bảo vệ mình ở lứa tuổi này còn bị hạn chế hơn so với các nhóm lứa tuổi khác. Hội nghị thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ em, họp ngày 20- 30/3/1990 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York đã tuyên bố: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời các em ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của các em phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của các em phải được hình thành trong sự hòa hợp và hợp tác”. Muốn đƣợc nhƣ vậy, chính ở trong môi trƣờng nhà trƣờng, trẻ em không chỉ đƣợc tiếp nhận tri thức mà còn phải đƣợc học cách hình thành các kỹ năng và năng lực sống cho 1
- bản thân.“Giáo dục các giá trị sống để có KNS ngày càng được nhìn nhận là có sức mạnh vượt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề thuộc về tư cách công dân. Nó đang xem là trung tâm của tất cả thành quả mà GV và nhà trường tâm huyết có thể hy vọng đạt được thông qua việc dạy về giá trị, KNS”. Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trƣờng sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ,... Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của ngƣời lớn nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đƣơng đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp. Muốn vậy, ngƣời lớn phải tạo cho trẻ có môi trƣờng để trải nghiệm, thực hành. Nhƣng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thƣờng chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà chƣa chú ý đến phát triển các kỹ năng sống cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm thay trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến ngƣời khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc khi có tình huống bất ngờ xảy ra Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2
- 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non. - Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. - Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 5. Giả thuyết khoa học Trên thực tế hiện nay hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi đã và đang đƣợc triển khai ở các trƣờng mầm non nói chung và các bậc học nói riêng. Tuy nhiên, quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng MN vẫn còn tồn tại những yếu kém bất cập từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá, phƣơng thức chƣa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục mầm non. Nếu đề xuất và thực hiện đƣợc những giải pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả giáo dục KNS hình thành, phát triển đƣợc KNS phù hợp cho trẻ MN. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung 3
- Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng dƣới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trƣởng nhà trƣờng. 6.2. Về đối tƣợng khảo sát: Đề tài khảo sát cán bộ quản lý (Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng, tổ phó) và giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi tại một số trƣờng mầm non công lập trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 6.3. Về thời gian Đề tài khảo sát thực trạng trong năm học 2019-2020 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống - cấu trúc nghiên cứu hiện tƣợng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tƣợng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, ngƣời nghiên cứu tìm hiểu đƣợc mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và quản lý các hoạt động sƣ phạm khác ở nhà trƣờng. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp ngƣời nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng trên thế giới, tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Quan điểm này giúp ngƣời nghiên cứu xác 4
- định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lý. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nói chung và thành phố Thủ Dầu Một nói riêng để tìm ra những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các cơ sở giáo dục này. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trƣờng mầm non phù hợp với thực tiễn. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 7.2.2. Các phƣơng pháp thực tiễn Để đánh giá khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng, chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp sau đây: 7.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi 5
- Điều tra giáo dục là phƣơng pháp khảo sát một số lƣợng lớn các đối tƣợng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích: Nhằm phối hợp với các phƣơng pháp khác để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng mà đề tài đề xuất. Nội dung: Nội dung xoay quanh về công tác quản lý, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi (gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở ở các đối tƣợng: Ban giám hiệu và giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi) nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi. Cách tiến hành: Xây dựng phiếu khảo sát Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý (hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng) và giáo viên giảng dạy các lớp 5-6 tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Phiếu 2: Phiếu khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 7.2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn Mục đích phỏng vấn nhằm khẳng định những vấn đề đƣợc trả lời trong phiếu điều tra và thu thập thông tin cho những vấn đề còn chƣa đƣợc trả lời rõ ràng trong số liệu điều tra viết. Đây là phƣơng pháp bổ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung phỏng vấn về những thuận lợi khó khăn cũng nhƣ thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi của hiệu trƣởng ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 6
- Ngoài ra chúng tôi còn trò chuyện với một số trẻ học ở lớp 5-6 tuổi về một số kỹ năng sống cơ bản mà trẻ học đƣợc sau giờ tổ chức hoạt động của giáo viên trên lớp cũng nhƣ các hoạt động khác trong ngày. Cách thức phỏng vấn: Chúng tôi chọn mẫu và phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên và trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Số lƣợng mà ngƣời nghiên cứu phỏng vấn bao gồm 4 hiệu trƣởng, 04 tổ trƣởng chuyên môn, 04 giáo viên và 10 trẻ học lớp 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Số liệu phỏng vấn sẽ dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 7.2.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Mục đích chính của phƣơng pháp này là xử lý thông tin thu đƣợc một cách chính xác, khoa học để đƣa ra những kết luận cụ thể về đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu trên phần mềm SPSS dùng trong môi trƣờng Window về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non. Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động phát triển giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 242 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 115 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
118 p | 52 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 34 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn