Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường dân tộc nội trú huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý HĐGDNGLL tại trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh của trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường dân tộc nội trú huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƯƠNG THỊ DỊU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN TÂN SƠN - TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƯƠNG THỊ DỊU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO HỌC SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN TÂN SƠN - TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG QUỐC BẢO HÀ NỘI – 2016
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Khoa Quản lý Giáo dục, Phòng Đào Tạo, các thầy cô giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện để tác giả hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài đúng tiến độ và đạt kết quả. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới người thầy hướng dẫn khoa học PGS. TS Đặng Quốc Bảo, người thầy đã tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới: UBND, Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường DTNT huyện Tân Sơn, cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, mặc dù bản thân tác giả đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn./. Phú Thọ, ngày 25 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Lương Thị Dịu -i-
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông BCH : Ban chấp hành BGH : Ban Giám hiệu CBĐĐ : Cán bộ Đoàn - Đội CSSKSSVTN : Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên DTNT : Dân tộc nội trú GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo NXB : Nhà xuất bản SL : Số lượng STT : Số thứ tự THPT : Trung học phổ thông TDTT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở TNXH : Tệ nạn xã hội UBND : Ủy ban nhân dân VHVN : Văn hóa văn nghệ XHCN : Xã hội chủ nghĩa -ii-
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix MỤC LỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ...............................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2 4.1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................2 4.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3 7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3 8.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................................3 8.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................3 9. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ..........................................................3 9.3. Phương pháp bổ trợ khác .................................................................................4 10. Cấu trúc của luận văn. ...........................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ....................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. .........................................................................5 1.1.1. Trên thế giới. ............................................................................................5 1.1.2. Trong nước ............................................................................................................... 6 1.2. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.............................................................7 1.2.1. Quản lý ...................................................................................................................... 7 1.2.2. Quản lý giáo dục ..................................................................................................... 8 1.2.3. Quản lý nhà trường ................................................................................................. 9 1.2.4. Quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú ........................................................ 9 1.2.4.1. Hệ thống trường PTDTNT ..................................................................9 -iii-
- 1.2.4.2. Công tác quản lý trường DTNT ..........................................................9 1.2.5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................................. 10 1.2.6. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ........................................................................ 11 1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .............................................. 12 1.2.8. Mối quan hệ giữa HĐGDNGLL và hoạt động dạy học ............................. 12 1.3. HĐGDNGLL ở trườngTHCS ........................................................................12 1.3.1. Mục tiêu của HĐGNGLL ................................................................................... 12 1.3.1.1. Về kiến thức ......................................................................................12 1.3.1.2. Về rèn luyện kỹ năng ........................................................................13 1.3.1.3. Về giáo dục thái độ ...........................................................................13 1.3.2. Vị trí của HĐGDNGLL ...................................................................................... 13 1.3.3. Vai trò HĐGDNGLL ở cấp THCS .................................................................. 14 1.3.4. Nội dung HĐGDNGLL....................................................................................... 15 1.3.5. Hình thức tổ chức HĐGDNGLL ...................................................................... 17 1.3.6. Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ................................................................ 17 1.3.6.1. Phương pháp giải quyết vấn đề theo nhóm .......................................18 1.3.6.2. Phương pháp độc lập giải quyết vấn đề ............................................18 1.3.6.3. Phương pháp giao nhiệm vụ ..............................................................18 1.3.6.4. Phương pháp diễn đàn .......................................................................19 1.3.7. Quy trình tổ chức HĐGDNGLL ....................................................................... 19 1.3.7.1. Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động cần lưu ý ...............................19 1.3.7.2. Quy trình tổ chức hoạt động ..............................................................19 1.3.8. Các lực lượng tham gia HĐGDNGLL ............................................................ 19 1.4. Các vấn đề chủ yếu về quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS .....................19 1.4.1. Chủ thể quản lý: .................................................................................................... 19 1.4.2. Xây dựng kế hoạch HĐGDNGL ..................................................................... 20 1.4.3. Tổ chức các nội dung HĐGDNGLL ............................................................... 20 1.4.4. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL. .......................................... 22 1.4.5. Quản lý đội ngũ thực hiện HĐGDNGLL. ...................................................... 24 1.4.6. Quản lý cơ sơ vật chất và các điều kiện thực hiện HĐGDNGLL............ 25 1.4.7. Quản lý quá trình phối hợp thực hiện các lực lượng giáo dục tham gia vào HĐGDNGLL ...........................................................................................25 1.4.8. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình HĐGDNGLL. .................................................................................................26 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGDNGLL .........................................27 -iv-
- 1.5.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục ............................................................ 27 1.5.2. Năng lực của người tổ chức và quản lý HĐGDNGLL ............................... 27 1.5.3. Hoàn cảnh xã hội .................................................................................................. 28 1.5.4. Các điều kiện tổ chức HĐGDNGLL ............................................................... 28 1.5.5. Đánh giá HĐGDNGLL. ...................................................................................... 28 1.6. Một số đặc điểm tâm sinh lý cơ bản của học sinh THCS ..............................29 1.6.1. Đặc điểm của học sinh THCS. .......................................................................... 29 1.6.2. Đặc điểm của học sinh dân tộc thiểu số.......................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TẠI TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................32 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu ............................32 2.1.1. Khát quát về huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................... 32 2.1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ...................................................................32 2.1.1.2. Đơn vị hành chính .............................................................................32 2.1.1.3. Dân số - Dân tộc ................................................................................32 2.1.1.4. Lao động ............................................................................................32 2.1.1.5. Kinh tế - xã hội ..................................................................................33 2.1.1.6. Giáo dục và đào tạo ...........................................................................33 2.1.2. Khái quát về trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. ..................... 34 2.1.2.1. Đặc điểm tình hình và quá trình phát trển nhà trường ......................34 2.1.2.2. Mục tiêu của nhà trường ...................................................................34 2.1.2.3. Quy mô phát triển nhà trường ...........................................................35 2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên .................................................36 2.1.2.5. Về cơ sở vật chất ...............................................................................37 2.1.2.6. Đánh giá khái quát về trường DTNT huyện Tân Sơn .......................38 2.2. Khảo sát thực trạng quản lý HĐGDNGLL của trường DTNT huyện Tân Sơn ............................................................................................................................39 2.2.1. Khái quát về tiến trình khảo sát ........................................................................ 39 2.2.1.1. Mục đích khảo sát .............................................................................39 2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát .................................................40 2.2.1.3. Nội dung khảo sát ..............................................................................40 2.2.2. Thực trạng thực hiện HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn .... 41 2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, CBĐĐ, GVCN, học sinh về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL..............................................................................41 2.2.2.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình ....................................43 -v-
- 2.2.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung, hình thức .........................................46 2.2.2.4. Thực trạng thực hiện HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn ......................................................................................................................54 2.2.2.5. Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL tại trường DTNT huyện Tân Sơn..........................................59 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý đối với HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn ................................................................................................................ 60 2.2.3.1. Thực trạng công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch chương trình .60 2.2.3.2. Thực trạng biện pháp quản lý, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ................62 2.2.3.3. Thực trạng biện pháp quản lý việc thực hiện HĐGDNGLL .............63 2.2.3.4. Thực trạng biện pháp quản lý việc sử dụng cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL .......................................................................64 2.2.3.5. Thực trạng biện pháp quản lý sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐGDNGLL ....................................................................65 2.2.3.6. Thực trạng biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL........................................................................................66 2.3. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân công tác quản lý HĐGDNGLL tại trường DTNT THCS huyện Tân Sơn .....................................68 2.3.1. Đánh giá về thực trạng thực hiện HĐGDNGLL ......................................... 68 2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL................................... 69 2.3.3. Nguyên nhân .......................................................................................................... 69 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan ......................................................................70 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan ..................................................................70 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HỌC SINHTRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN TÂN SƠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .........................................72 3.1. Định hướng đổi mới và các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................72 3.1.1. Định hướng đổi mới ............................................................................................. 72 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................... 72 3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của HĐGDNGLL .....................72 3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ......................................................72 3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...................................................72 3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.......................................................73 3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm học sinh dân tộc nội trú .....................................................................................................73 3.1.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ. .....................73 3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý HĐGDNGLL của trường DTNT huyện -vi-
- Tân Sơn ...............................................................................................................73 3.3.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐGDNGLL ở trường THCS ..................................................................................................74 3.3.1.1. Mục đích của biện pháp ....................................................................74 3.3.1.2. Nội dung và cách thực hiện ...............................................................74 3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp ..........................................................76 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và vận dụng cho phù hợp với thực tiễn nhà trường ở từng giai đoạn ........................................................................................................................76 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp .....................................................................76 3.2.2.2. Nội dung và phương pháp thực hiện biện pháp ................................77 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp ..........................................................79 3.2.3. Biên Pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho đội ngũ giáo viên trong trường ................................................................79 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp .....................................................................79 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp .....................................79 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp: ........................................................80 3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa nội dung và hình thức HĐGDNGLL theo định hướng trải nghiệm sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh địa phương ...........80 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp .....................................................................80 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện .......................................................81 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp ..........................................................83 3.2.5. Biện pháp 5: Phát huy vai trò chủ động của học sinh gắn liền với nâng cao trách nhiệm chủ đạo của giáo viên trong HĐGDNGLL ..........................84 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp .....................................................................84 3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện ...............................................................84 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện. ..........................................................................85 3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình tổ chức HĐGDNGLL. ........................................................................................85 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp. ....................................................................85 3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện. ..............................................................86 3.2.6.3. Điều kiên thực hiện biện pháp ..........................................................87 3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng. .............................................................................................................................. 87 3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp. ....................................................................87 3.2.7.2. Nội dung và cách thực hiện. ..............................................................87 -vii-
- 3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp. .........................................................88 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................88 3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL ......................................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................95 1. Kết luận .................................................................................................................95 2. Khuyến nghị ..........................................................................................................96 2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ .................................................................96 2.2. Đối với trường DTNT huyện Tân Sơn .........................................................97 2.3 Đối với cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường ..........97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................98 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SỐ 1 ........................................................................101 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SỐ 2 ........................................................................104 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SỐ 3 ........................................................................106 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SỐ 4 ........................................................................110 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SỐ 5 ........................................................................111 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SỐ 6 ........................................................................113 -viii-
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu học sinh trường DTNT huyện Tân Sơn 35 Bảng 2.2 Thống kê tình hình kết quả giáo dục hai mặt của học sinh 36 Thống kê tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân Bảng 2.3 36 viên Bảng 2.4 Đánh giá xếp loại hàng năm đội ngũ cán bộ, giáo viên 37 Bảng 2.5 Tình hình cơ sở vật chất của trường DTNT huyện Tân Sơn 38 Bảng 2.6 Số lượng và đối tượng khảo sát, nghiên cứu 40 Nhận thức của CBQL, CBĐĐ, GVCN về vị trí, vai trò của Bảng 2.7 41 HĐGDNGLL Bảng 2.8 Nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL 42 Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình HĐGDNGLL ở Bảng 2.9 44 trường DTNT huyện Tân Sơn Đánh giá của CBQL, CBĐĐ, GVCN và học sinh về hình nội Bảng 2.10 49 dung HĐGDNGLL Đánh giá của CBQL, CBĐĐ, GVCN và học sinh về hình thức tổ Bảng 2.11 52 chức HĐGDNGLL Bảng 2.12 Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung HĐGDNGLL 54 Bảng 2.13 Đánh giá về sự cần thiết thực hiện các nội dung HĐGDNGLL 56 Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Bảng 2.14 59 HĐGDNGLL Đánh giá của CBQL, CBĐĐ, GVCN về thực trạng quản lý việc Bảng 2.15 61 lập kế hoạch chương trình thực hiện HĐGDNGLL Đánh giá mức độ quản lý bồi dưỡng của đội ngũ CBĐĐ, GVCN Bảng 2.16 62 về HĐGDNGLL của CBQL Bảng 2.17 Đánh giá thực trạng quản lý việc thực hiện HĐGDNGLL 63 Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ Bảng 2.18 64 cho HĐGDNGLL Đánh giá mức độ quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục Bảng 2.19 66 tham gia tổ chức HĐGDNGLL Đánh giá mức độ quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả Bảng 2.20 67 thực hiện HĐGDNGLL Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý Bảng 3.1 89 HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn -ix-
- MỤC LỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ STT Tên hình vẽ, biểu đồ Trang Vị trí của hoạt động giáo dục NGLL trong giáo dục toàn diện ở Hình vẽ 1.1 13 cấp THCS Hình vẽ 1.2 Vai trò của HĐGDNGLL trong giáo dục toàn diện ở cấp THCS 14 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý Biểu đồ 3.1 92 HĐGDNGLL Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi các biện pháp quản lý Biểu đồ 3.2 93 HĐGDNGLL 9 5 9 7 9 8 -x-
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yếu tố con người trở nên rất quan trọng và có vai trò quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực có trí tuệ và kỹ năng cao trở thành lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí vai trò và tầm quan trọng của GD&ĐT, Đảng và nhà nước luôn coi trọng việc phát triển GD&ĐT. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, đổi mới căn bản và toàn diện về GD&ĐT đã nêu rõ: “GD&ĐT là quốc sách, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội”. Với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh theo phương thức kết hợp giữa giáo dục thông qua chương trình các môn học trên lớp và các HĐGDNGLL, hoặc có thể ngoài nhà trường gọi chung là HĐGDNGLL, để học sinh được tham gia vào các hoạt động thực tiễn, được trải nghiệm và có những hoạt động sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống. HĐGDNGLL là con đường quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Khi tham gia vào đời sống học đường, học sinh tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, tất cả các hoạt động này đều gắn liền với học sinh nói chung và học sinh của các trường DTNT nói riêng, các hoạt động phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, phù hợp phong tục tập quán, phát huy được bản sắc dân tộc, khắc phục những hủ tục của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội để các em hòa đồng và phát triển năng lực cá nhân. Trường DTNT cấp huyện là một loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống trường phổ thông, đào tạo học sinh cấp THCS. Học sinh trường DTNT được nuôi, dạy và đảm bảo các điều kiện để phát triển toàn diện, các em phải ăn ở tại trường. Ngoài thời gian học tập trên lớp theo chương trình giáo dục chung, thời gian còn lại là thời gian NGLL, thời lượng này chiếm khá lớn trong tổng số thời gian các em ở trường. HĐGDNGLL là hoạt động được thực hiện ngoài giờ học chính khóa ở trường DTNT góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số về đức, trí, thể, mỹ, đây cũng là cơ hội để giáo dục văn hóa dân tộc thông qua HĐGDNGLL cho học sinh DTNT. Đó là điều kiện để các em được giao lưu, hòa nhập hiểu biết văn hóa và lối sống của các dân tộc khác nhau, từ đó biết tự điều chỉnh, tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực xây dựng ngôi nhà chung thắm tình yêu thương, đoàn -1-
- kết, thân thiện giữa bạn bè, thầy cô. HĐGDNGLL tạo môi trường tốt cho mối đoàn kết các dân tộc anh em. Thực tiễn trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, việc tổ chức quản lý HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn cũng đã và đang được thực hiện với một số biện pháp quản lý, song hiệu quả chất lượng hoạt động còn chưa cao, chưa khoa học, công tác quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL chưa được xem là một trong những nội dung quản lý của nhà trường, nên chưa nâng cao được hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt học sinh chưa có được trải nghiệm thực tế nhiều và có những sáng tạo trong học tập, đời sống tập thể thông qua HĐGDNGLL. Và chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh của trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, hướng tới đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới sách giáo khoa trong thời gian tới. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường dân tộc nội trú huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” được tác giả lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý HĐGDNGLL tại trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh của trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý HĐGDNGLL bậc THCS - Khảo sát đánh giá thực trạng HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý HĐGDNGLL cho HS trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý HĐGDNGLL cho học sinh trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. -2-
- 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho học sinh trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, từ năm học 2012- 2013 cho đến năm học 2014- 2015 6. Câu hỏi nghiên cứu - Hiện trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn như thế nào? - Những biện pháp quản lý nào giúp cho HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có hiệu quả và phù hợp với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số bậc THCS? 7. Giả thuyết khoa học Việc quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng trường DTNT Tân Sơn thời gian qua chưa khoa học, chưa hiệu quả nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu nghiên cứu và xác định rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện Tân Sơn thì có thể tìm ra và đề xuất các biện pháp quản lý tốt HĐGDNGLL, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến QLHĐGDNGLL đối với cấp THCS. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tế và có tính khả thi, giúp nâng cao chất lượng HĐGDNGLL cho HS trường DTNT huyện Tân Sơn nói riêng và có thể nhân rộng kinh nghiệm QL HĐGDNGLL cho HS các trường DTNT cấp huyện trong tỉnh Phú Thọ nói chung. 9. Phương pháp nghiên cứu 9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý HĐGDNGLL cho học sinh. 9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát việc tổ chức và quản lý các HĐGDNGLL ở trường DTNT huyện -3-
- Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ để bổ sung cho vấn đề nghiên cứu. 9.2.2. Phương pháp điều tra Xây dựng phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng nhận thức về vai trò quản lý HĐGDNGLL của học sinh và các đối tượng khác 9.3. Phương pháp bổ trợ khác 10. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu; phần kết luận; khuyến nghị; tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL tại trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Biện pháp tăng cường quản lý HĐGDNGLL cho học sinh ở trường DTNT huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. -4-
- CHƯƠNG 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 1.1.1. Trên thế giới. HĐGDNGLL và hoạt động ngoại khóa là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy tầm quan trọng của HĐGDNGLL được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm, coi các HĐGDNGLL giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống, các hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy quản lý các hoạt động này trong nhà trường phổ thông được xem là rất quan trọng. Điều đó được thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục như: Thomas More (1478-1535) Nhà giáo dục không tưởng đầu thế kỷ XVI đã đánh giá cao vai trò của lao động đối với con người và đối với xã hội nên giáo dục con người cần phải kết hợp giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, trong lao động và hoạt động xã hội. [27] J.A.Kômenxki (1592-1670) người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà trường hiện nay, ông đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm giải phóng hình thức học tập “Giam hãm trong bốn bức tường” của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “Học tập không phải chỉ lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ”. [27] Robert Oven (1771-1858) một nhà giáo dục lớn đầu thế kỷ thư 19 muốn cải tạo xã hội bằng con đường giáo dục đi từ cuộc thực nghiệm giáo dục mới mẻ trong công xưởng của ông ở nước Anh và ông đã đưa ra một phương thức bất hủ là “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất” và “ kết hợp giáo dục trong trường lớp với giáo dục trong lao động và hoạt động xã hội”. [27] C.Mác (1818- 1883) cùng F.Ănghen (1820-1895) người sáng lập ra học thuyết cách mạng XHCN là người khai sáng nền giáo dục hiện đại, xác định mục đích của nền giáo dục XHCN là tạo ra: “con người phát triển toàn diện”. Muốn vậy, phải quản lý được phương thức giáo dục hiện đại: “phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. [27] -5-
- T.A.Ilina, nhà giáo dục Xô viết của thế kỷ XX cho rằng: Quản lý hoạt động ngoài giờ học với mục đích bổ sung và làm sâu hơn công tác nội khóa; trước tiên, nó là phương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực học sinh, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của các em đối với hoạt động nào đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho các em, là cơ sở để quản lý việc thực tập hành vi đạo đức để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này. [16] Ngày nay hệ thống giáo dục ở các nước trên thế giới, quản lý các hoạt động giáo dục nằm ngoài chương trình chính khóa có các tên gọi như: Hoạt động ngoại khóa, Hoạt động sau giờ học hoặc bên ngoài lớp học, Cuộc sống bên ngoài lớp học. 1.1.2. Trong nước Từ những năm 60, khi xây dựng chương trình giáo dục, Bộ Giáo dục đã xác định rõ trong cuốn Giải thích chương trình quốc văn 1961- 1962: Muốn thực hiện giáo dục và giáo dưỡng trong các môn học đạt kết quả đầy đủ thì ở nhà trường cần tổ chức HĐGDNGLL. Hoàn cảnh kháng chiến trước đây chưa cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ công tác này cho nên trong chương trình cũng chưa ghi phần HĐGDNGLL. Từ lúc hòa bình được lặp lại vấn đề này được nêu ra và được các địa phương thực hiện lẻ tẻ. Trong chương trình mới hay chương trình ngoại khóa trở thành một phần quan trọng. Công tác ngoại khóa không hề mâu thuẫn gì với nội dung giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường XHCN mà trái lại bổ sung và nâng cao chất lượng của nội khóa lên một bước. Trong bối cảnh hiện nay giáo dục các nước đã và đang có những định hướng cơ bản nhằm đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu như: năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội… nên việc ra đời chương trình HĐGDNGLL trong thời kỳ đổi mới và tìm những biện pháp có hiệu quả, khả thi để chương trình này trở nên thiết thực hơn là một việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Nguyễn Thị Thành với luận án tiến sĩ đã nghiên cứu: “Các biện pháp tổ chức HĐNGLL cho học sinh trường phổ thông” [24] Tác giả Đinh Xuân Huy với luận văn thạc sĩ QLGD: “Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của người Hiệu trưởng trong trường DTNT, tỉnh Lai Châu” [13] đã khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức các HĐGDNGLL đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường DTNT. -6-
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền với nghiên cứu “ Phát triển giáo dục dân tộc gắn với đổi mới giáo dục” đã nhận định: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh dân tộc, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, bản sắc văn hóa như ngày lễ tết truyền thống các dân tộc thiểu số; hội thi văn hóa - thể thao các trường DTNT, sưu tầm văn hóa dân gian và từng bước đưa vào trong trường học. Đối với trường DTNT việc tổ chức các HDGDNGLL mang đặc trưng riêng của vùng miền, tâm lý của học sinh dân tộc mang lại hiệu quả cho giáo dục toàn diện học sinh. [15] Như vậy đã có không ít các tác giả trên thế giới và trong nước đã đề cao vai trò, khẳng định tính cần thiết của HĐGDNGLL. Các công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, song về góc độ quản lý đối với HĐGDNGLL, các công trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho các nhà quản lý tổ chức hướng dẫn các tổ chuyên môn đưa HĐGDNGLL vào kế hoạch năm học. Làm thế nào để HĐGDNGLL trong nhà trường, đặc biệt là trường chuyên biệt cấp THCS, thực sự là một hoạt động thường xuyên và hiệu quả tốt? điều này làm cho không ít CBQL, giáo viên cảm thấy HĐGDNGLL còn là việc làm có tính hình thức, bắt buộc. 1.2. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1. Quản lý Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý và tùy thuộc vào các cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị. F.W.Taylor (1856-1915), người được mệnh danh là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học, đã cho rằng quản lý là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hóa và phải quản lý chặt chẽ”. “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”[08] Henri Fayol (1841- 1925), cha đẻ của thuyết hành chính thì lại coi quản lý là một loại công việc đặc thù, khác các loại công việc khác của xí nghiệp và trở thành một hệ thống độc lập, phát huy tác dụng riêng của nó mà các hệ thống khác của xí nghiệp không thể nào thay thế được. Ông nói về nội hàm của khái niệm quản lý như sau: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. [08] Nghiên cứu về khoa học quản lý, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra”. [06] -7-
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động, nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến. [20] Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, nhưng các định nghĩa đều đề cập đến bản chất của khái niệm quản lý đó là: - Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. - Là sự tác động tương hỗ, biện chứng giữa chủ thể và khách thể quản lý. - Xét cho đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người. - Là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục được nhiều nhà giáo dục và quản lý giáo dục đưa ra các định nghĩa dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Trong luận văn này tác giả chỉ đề cập tới khái niệm quản lý giáo dục trong phạm vi một hệ thống giáo dục mà hạt nhân của hệ thống là các cơ sở trường học. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân. [02] Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định. [09] Những khái niệm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng nhìn chung nó đều là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. Trong quản lý giáo dục chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng giáo dục đào tạo. Như vậy, có thể hiểu: quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. -8-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn