Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
lượt xem 8
download
Luận văn "Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh tại trường THCS góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN TRUNG HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƯƠNG - 2021
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN TRUNG HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ THANH LOAN BÌNH DƯƠNG - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực theo thực tế nghiên cứu chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố. Tác giả luận văn i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của thầy cô, gia đình, bạn bè và anh chị em đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến TS. Tạ Thị Thanh Loan là người hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giúp đỡ, định hướng chỉnh sửa và động viên tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề cho đến khi hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quý thầy cô đã tận tình truyền dạy kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Đồng thời, xin cám ơn Quý thầy cô trong Ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa - Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập tại trường. Trân trọng cám ơn Quý thầy Cô và các em học sinh tại các Trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi rất nhiều trong quá trình khảo sát thực trạng. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, song chắc chắn rằng luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô, anh chị em đồng nghiệp và các bạn. Tác giả luận văn Nguyễn Trung Hiếu ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do thực hiện đề tài……............................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 4 4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 5 7.1. Cơ sở phương pháp lý luận ..................................................................... 5 7.2. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................. 6 8. Bố cục luận văn .............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƯỜNG THCS .................................... 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................... 11 1.2. Một số khái niệm của đề tài ...................................................................... 16 1.2.1. Quản lý ............................................................................................... 16 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................ 17 1.2.3. Quản lý nhà trường ............................................................................ 17 1.2.4. Tệ nạn ma túy ..................................................................................... 19 1.2.5. Khái niệm phòng chống ma túy ......................................................... 25 1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ............................. 28 1.3. Hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở nhà trường THCS................. 28 iii
- 1.3.1. Vai trò của công tác giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường28 1.3.2. Mục tiêu giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường ................. 29 1.3.3. Nội dung giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường ................ 30 1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường .................................................................................................... 31 1.3.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS………………..………………33 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở nhà trường ............... 35 1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở trường THCS............................................................................................................ 35 1.4.2. Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ................................................................................................ 36 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống ma túy .............. 37 1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ................................................................................................................. 37 1.4.5. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS…………………………..38 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy ở trường THCS ........................................................................................... 39 1.5.1. Các yếu tố khách quan………………………………………………39 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................... 40 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG ...................................................... 43 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ...................................................................................................... 43 iv
- 2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................... 43 2.2.1. Nội dung khảo sát............................................................................... 43 2.2.2. Công cụ khảo sát ................................................................................ 44 2.2.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................. 44 2.2.4. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ....................................................... 46 2.2.5. Tổ chức điều tra, khảo sát .................................................................. 46 2.2.6. Qui ước thang đo ................................................................................ 46 2.3. Hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 47 2.3.1. Mức độ cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ............. 47 2.3.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ........................................................ 48 2.3.3. Nội dung của hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ........................................................ 50 2.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ........................................... 52 2.3.5. Biện pháp giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.......................................................................... 54 2.4. Quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................................... 57 2.4.1. Mức độ quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ........ 57 2.4.2. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ........................................................ 58 v
- 2.4.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .................... 62 2.4.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................................................. 64 2.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ........................................................................................................... 71 2.4.6. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ............. 76 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động quản lý giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 79 2.5.1. Ưu điểm .............................................................................................. 79 2.5.2. Hạn chế............................................................................................... 80 2.5.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................... 82 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 84 3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................. 84 3.1.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ............................................................... 84 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...................................................... 85 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.................................... 87 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT .......................... 87 vi
- 3.2.2. Xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường ........................................................................................... 90 3.2.3. Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT ........................................................................... 92 3.2.4. Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng trong công tác giáo dục PCMT .............................................................................. 93 3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT ............................................................. 100 3.2.6. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT .......................................................................................... 103 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 104 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất . 105 3.4.1. Mô tả cách thức khảo nghiệm .......................................................... 105 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................... 106 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................. 111 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 114 PHỤ LỤC ..................................................................................................... PL/116 vii
- TÓM TẮT Tên đề tài: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy đã được quan tâm, triển khai đồng bộ ở các cấp học, trình độ đào tạo, đa dạng về hình thức thông tin, tuyên truyền và trở thành phong trào thường xuyên, liên tục ở hầu hết các địa phương, đơn vị. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo và hệ thống các trường học tổ chức các hoạt động thi sáng tác ca khúc về đề tài phòng, chống ma túy; thi văn nghệ với chủ đề phòng, chống tệ nạn ma túy; cắm trại, lồng ghép hoạt động phòng, chống ma tuý với các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo được sân chơi lành mạnh, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Đồng thời, chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống ma túy vào các chương trình học tập, sinh hoạt chính khoá, ngoại khóa với sự tham gia tích cực của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường. Các hoạt động này đã góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển của tệ nạn ma túy trong học sinh, sinh viên toàn ngành. Trong thời gian qua, thực hiện đề án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, nội dung Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học được đưa vào hoạt động giáo dục và trở thành phần học, môn học chung ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung, trên địa bàn huyện Phú Giáo nói riêng. Mục đích của các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy với mong muốn học sinh có cái nhìn tổng quan về ma túy: khái niệm, sự hình thành và phát triển, hành vi nghiện ma túy... Thông qua tiết học, giúp học sinh nhận thức rõ tác động tiêu cực của ma túy tới xã hội và tới bản thân người sử dụng. Từ đó, giúp định hướng thái độ, hành vi của học sinh về ma túy, nhận thức đúng đắn hơn về sản xuất, mua bán, sử dụng ma túy, học sinh từ đó sẽ có góc nhìn khách quan hơn, giảm thiểu sự kỳ thị đối với những người sử dụng ma túy. Đồng thời, cũng tạo dựng cho học sinh về kỹ năng nhận diện một số loại ma túy nguy hiểm hiện nay, bao gồm cả ma túy trá viii
- hình. Từng bước hình thành kỹ năng ra quyết định trong tình huống sử dụng hay không sử dụng ma túy. Để quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong các trường phổ thông có hiệu quả cần có những biện pháp quản lý thiết thực, hợp lý của Hiệu trưởng trong tất cả các nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động nhằm đảm bảo học sinh được trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất để tham gia vào hoạt động giáo dục phòng chống ma túy đạt kết quả cao. Qua phân tích, đánh giá, nhận thấy thực trạng thực hiện hoạt động hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã có những thành công nhất định như: việc thực hiện tương đối tốt các nội dung hoạt động giáo dục phòng chống ma túy, các trường có xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện đạt một số kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: Một số ít cán bộ quản lý và giáo viên còn thái độ chủ quan, chưa thực sự quan tâm tới công tác này; Hình thức giáo dục phòng chống ma túy chưa thực sự phong phú và không thực hiện thường xuyên do đó còn hạn chế về hiệu quả; Chưa kết hợp thường xuyên với các lực lượng ngoài nhà trường nên chưa nhận được hỗ trợ, giúp đỡ nhiều từ các lực lượng này. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, đó là: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục PCMT; Xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường; Tăng cường chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT; Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện hoạt động cho các lực lượng trong công tác giáo dục PCMT; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tạp chí và kinh phí tổ chức hoạt động PCMT; Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục PCMT. ix
- Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và tính khả thi cao. Do đó, các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương và các địa bàn khác có thể nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những biện pháp này để tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường Trung học cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nói riêng, đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. x
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BGH Ban Giám hiệu nhà trường 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 ĐVTCĐ Đóng vai theo chủ đề 5 GV Giáo viên 6 MG Mẫu giáo 7 MN Mầm non 8 PPDH Phương pháp dạy học 9 PTKNHT Phát triển kỹ năng hợp tác 10 QL Quản lý 11 TBDH Thiết bị dạy học 12 THCS Trung học cơ sở 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 CMHS Cha mẹ học sinh 15 PCMT Phòng chống ma túy xi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục ma túy ................................................................................. 24 Bảng 2.1. Khái quát về đối tượng khảo sát .......................................................... 44 Bảng 2.2. Quy ước thang đo các mức độ đánh giá .............................................. 47 Bảng 2.3. Mức độ cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo ................................................... 47 Bảng 2.4. Mục tiêu của hoạt động giáo dục PCMT ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo ............................................................................................. 48 Bảng 2.5. Nội dung của hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo ............................................................................................. 50 Bảng 2.6. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo ....................................................................................... 52 Bảng 2.7. Biện pháp giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo ............................................................................................................... 54 Bảng 2.8. Mức độ quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo ................................................... 57 Bảng 2.9. Lập kế hoạch hoạt động PCMT trong các trường THCS huyện Phú Giáo, Bình Dương ................................................................................................ 58 Bảng 2.10. Công tác quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................... 62 Bảng 2.11. Công tác quản lý sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.................................................................................. 65 Bảng 2.12. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương .............................................................................................................................. 72 Bảng 2.13. Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo ................................................... 76 Bảng 3.1. Cách tính điểm của phiếu hỏi ............................................................ 106 xii
- Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất ............................. 107 Bảng 3.3. Mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất ............................... 109 xiii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra rất nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quốc phòng an ninh, làm tổn hại sức khỏe của một bộ phận nhân dân, đồng thời là nguyên nhân làm phát sinh các loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh, sự nguy hại cho nòi giống về trước mắt và lâu dài cũng như sự trường tồn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong những năm qua công cuộc xây dựng đất nước cùng với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước và sự hội nhập giao lưu kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước nhằm xây dựng một xã hội có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy và phát huy những tiềm năng của dân tộc. Vì thế đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ngoài những mặt ưu việt thì mặt trái của nó để lại cho xã hội cũng hết sức nặng nề, nếu không có sự can thiệp kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của mọi tổ chức, thành phần và mọi người dân thì nó sẽ là nguy cơ gây tụt hậu kinh tế và sẽ làm nẩy sinh các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy. Theo báo cáo của Bộ Công an – cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy thì số lượng người sử dụng nghiện ma túy ngày một tăng. Nếu như năm 2016 cả nước có 200.751 người nghiện có hồ sơ quản lý thì đến cuối năm 2017 cả nước có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 11.831 người nghiện, bằng 5,9%). Hiện nay Việt Nam chưa có thống kê toàn quốc về người sử dụng trái phép chất ma túy, tuy nhiên theo kết quả điều tra xã hội năm 2017 của Tổng cục Thống kê tại 6 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy là khoảng 0,66% dân số trong độ tuổi điều tra (từ 15 đến 64 tuổi), trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu dưới 18 tuổi. Bên cạnh việc tăng về số lượng, thì thành phần người nghiện ma túy cũng đa dạng có cả học 1
- sinh, sinh viên, người mẫu, vận động viên, trí thức...và nghiện ma túy là tác nhân chủ yếu làm thanh niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên nghiện ma túy là khoảng 50% và gấp hơn 100 lần so với nhóm thanh niên không nghiện. Tỉnh Bình Dương năm 2016 có 2.395 người nghiện ma túy; năm 2017 là 2.616 người nghiện ma túy có hồ sơ (so với 2016 tăng 221 người với tỷ lệ 9,2%) với 84/91 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy và tính đến tháng 6/2018 số này là 2.493 người trong nam giới là 2.389 và nữ 104 so với năm 2017 giảm 123 người với tỷ lệ 4,7% (giảm do chuyển đi nơi khác, bị cơ quan Công an bắt đưa đi cai nghiện bắt buộc và bệnh chết). Riêng địa bàn huyện Phú Giáo tính đến tháng 6/2018 hiện đang quản lý 157 đối tượng nghiện có hồ sơ (năm 2016 là 195 đối tượng, năm 2017 là 205 đối tượng) so với 2017 giảm 48 đối tượng (lý do bị cơ quan Công an bắt cai nghiện bắt buộc và bệnh chết; phát sinh mới 11 đối tượng). Đối với số học sinh, sinh viên nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung huyện Phú Giáo nói riêng chưa có thống kê số liệu cụ thể (tác giả tiếp tục nghiên cứu phân tích trong quá trình thực hiện đề tài). Đây là huyện vùng xa, sâu của tỉnh Bình Dương, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cây công nghiệp, ngành giáo dục của huyện Phú Giáo cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh, huyện; trên địa bàn huyện có 03 trường, cơ sở và trung tâm cai nghiện ma túy gần 2.500 học viên đang thực hiện cai nghiện bắt buộc và 02 Trại giam – Bộ Công an hiện có gần 2.200 phạm nhân đang chấp hành án các loại, để đến được các nơi này giao thông phải đi qua khu vực dân cư, trường học đây là những mầm móng, nguy cơ lang truyền tệ nạn ma túy trên địa bàn nói chung xâm nhập các trường học nói riêng. Do vậy trong thời gian qua UBND tỉnh Bình Dương, UBND huyện Phú Giáo đã chỉ đạo cho các cơ quan, ban ngành đoàn thể trên địa bàn triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp công tác phòng chống ma túy trên địa bàn huyện Phú Giáo. Tuy nhiên tệ nạn ma túy vẫn là một vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội, tình trạng các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy vẫn diễn ra với chiều hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là số đối tượng từ nơi khác đến (thăm người cai nghiện, chấp 2
- hành án phạt tù liên quan tội ma túy trên địa bàn) luôn tìm cách lôi kéo nhiều đối tượng tham gia sử dụng trong đó có cả học sinh các trường trên địa bàn huyện sử dụng trái phép chất ma túy. Bên cạnh đó hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường học thường chỉ tập trung vào các đợt phát động cao điểm; nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan phòng chống ma túy chưa sát thực tế, hình thức chưa sáng tạo phong phú… Thực hiện đề án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, nội dung Giáo dục phòng chống ma túy trong trường học được đưa vào hoạt động giáo dục và trở thành phần học, môn học chung ở các trường THCS huyện Phú Giáo thông qua tích hợp nội dung giáo dục phòng chống ma túy qua một số môn học như: Sinh học, Giáo dục công dân, Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…Các hoạt động ngoại khóa cũng được quan tâm kết hợp giáo dục phòng chống ma túy để góp phần giáo dục ý thức cho học sinh. Tuy nhiên việc giáo dục phòng chống ma túy và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong trường còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận được sự quan tâm đúng mức về tệ nạn ma túy và nguy cơ xâm nhập vào trường học; các hoạt động triển khai còn mang tính hình thức, chưa thể hiện tính liên tục, dài hơi, sự phối hợp các lực lượng còn thiếu đồng bộ…Do vậy hiệu quả đạt được trong công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong trường học chưa cao. Từ thực tiễn trên cho thấy, Giáo dục phòng chống ma túy và quản lý hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy trong trường THCS là một việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm giáo dục, trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tệ nạn ma túy. Do đó chúng tôi chọn "Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương" để làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo 3
- dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh tại trường THCS góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể Các hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh tại trường Trung học cơ sở. 3.2. Đối tượng Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh trường THCS. 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường THCS góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 5. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS trong những năm gần đây đã được các trường học quan tâm, góp phần vào công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS vẫn còn một số hạn chế dẫn đến học sinh, sinh viên liên quan đến các tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp... Do vậy, việc khảo sát và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý các hoạt động phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, đề xuất những biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tình Bình Dương. 4
- 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 6.2. Về khách thể khảo sát - Cán bộ quản lý: nghiên cứu tất cả cán bộ quản lý của 05 trường THCS công lập địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. - Giáo viên: chọn mẫu nghiên cứu 100 giáo viên của 05 trường THCS (mỗi trường chỉ chọn mẫu nghiên cứu 20 giáo viên) - Học sinh: chọn mẫu nghiên cứu 300 học sinh của 05 trường THCS (mỗi trường chọn 60 học sinh ở 2 khối lớp 8 và 9) 6.3. Về thời gian Nghiên cứu tại 05 trường trong tổng số 09 trường THCS công lập huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương trong 02 năm học: 2017-2018 và 2018-2019. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cơ sở phương pháp lý luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy với quản lý các hoạt động khác của trường THCS, cũng như xem xét công tác quản lý trong trường THCS là một hệ thống, trong đó quản lý hoạt động phòng chống ma túy là một hệ thống con. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp người nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy trường THCS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động phòng chống ma túy nói chung, quản lý hoạt động phòng chống ma túy tại 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 242 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản trị Văn phòng của Tổng cục Thể dục thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
110 p | 172 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, Tuyên Quang
122 p | 139 | 21
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 115 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 34 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn