Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
lượt xem 14
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Từ đó, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của sinh viên hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- BỘ QUÔC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM VĂN HÙNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI 2013
- BỘ QUÔC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ Ý kiến bổ sung................................................................................. .................................................................................. Xin cảm ơn sự hợp tác của quý vị! PHẠM VĂN HÙNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN MINH KHẢI
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH 13 VIÊN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 13 1.2. Nội dung quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại 24 học Tôn Đức Thắng Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC 32 TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG 2.1. Giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Tôn Đức Thắng 32 2.2. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên trường 35 Đại học Tôn Đức Thắng 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại 39 học Tôn Đức Thắng Chương 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN QUẢN LÝ 53 HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG 3.1. Yêu cầu cần đạt được khi đề xuất các giải pháp 53 3.2. Giải pháp cơ bản quản lý hoạt động học tập của sinh 54 viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 91
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GP Giải pháp GV Giảng viên GVCN Giảng viên chủ nhiêm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HSSV Học sinh, sinh viên SL Số lượng SV Sinh viên TBDH Thiết bị dạy học [3,tr.2] Tài liệu thứ ba trang hai
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong trường Đại học, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên chính là nhiệm vụ học tập; bằng các hoạt động học tập, người học tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Trường Đại học có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ... để người học có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Để có được thế hệ người Việt Nam mới đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta cần phải đổi mới một cách căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó có hoạt động quản lý giáo dục. Chất lượng giáo dục và đào tạo vừa phụ thuộc vào hoạt động dạy của thầy nhưng cũng vừa phụ thuộc vào hoạt động học của trò, trong đó hoạt động học của trò đóng vai trò rất quan trọng, vì chỉ khi các em tích cực chủ động tiến hành các hoạt động nhận thức dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy thì hoạt động dạy học mới hoàn thành được mục đích của mình. Quy chế Công tác học sinh, sinh viên [3, tr.2] được ban hành theo Quyết định số 42/2007/QĐBGD&ĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007 đã xác định, công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là một trong những công tác trọng tâm ở trường đại học. Đây là công tác hướng vào thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực cao về chuyên môn, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng độc lập
- 4 dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quản lý hoạt động học tập của SV không chỉ giới hạn trong quản lý giờ học ở trên lớp mà còn gồm cả quản lý việc SV tự tổ chức quá trình học tập của mình thông qua các hoạt động tự học, tự nghiên cứu, học nhóm, tham quan, thực hành, thực tập, làm bài tập, học ở thư viện... Quản lý hoạt động học tập bao hàm quản lý thời gian học tập, chất lượng học tập, tinh thần, thái độ và phương pháp học tập của SV. Trường Đại học Tôn Đức Thắng được thành lập và đi vào hoạt động đã được 15 năm. Nhà trường đang trong quá trình củng cố, phát triển và mở rộng quy mô, từng bước khẳng định vị trí, uy tín trong xã hội và trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Thời gian qua, các hoạt động học tập của SV luôn được Ban Giám hiệu nhà trường ưu tiên thực hiện. Trường đã có nhiều cố gắng để đưa công tác quản lý hoạt động học tập của SV đi vào nề nếp như sắp xếp thời khóa biểu học tập, lịch thi, kiểm tra phù hợp với điều kiện của nhà trường và thuận lợi cho hoạt động học tập của SV. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quản lý giáo dục, nhất là quản lý hoạt động học tập của SV còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả còn thấp. Đó là: Nhận thức về công tác quản lý hoạt động học tập của SV ở một số cấp quản lý, CBQL, GV chưa thực sự đầy đủ; trình độ, năng lực, kinh nghiệm, phương pháp quản lý còn yếu, nặng về quản lý hành chính Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải chú trọng việc xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của SV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn
- 5 vấn đề “Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các nhà giáo dục trên thế giới đã đưa ra nhiều quan điểm về hoạt động học tập của HSSV dựa trên những cơ sở thuyết tâm lý, thuyết giáo dục khác nhau. Phần lớn những nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động hoc tập đối với sự phát triển tư duy cũng như hình thành thói quen học tập và nghiên cứu suốt đời cho người học. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: muốn nâng cao năng lực và hiệu quả học tập thì giáo viên phải biết tổ chức hoạt động nhận thức, cũng như hướng dẫn tự học cho học sinh. Ở thế kỷ thứ XVII, J.A. Komenski (1592 1670) [9] là người đầu tiên đưa ra kiến nghị đổi mới một cách sâu sắc quá trình dạy học nói chung và hình thức tổ chức dạy học nói riêng. Tư tưởng của J.A. Komenski đã được tiếp nối và phát triển bởi nhiều nhà sư phạm lỗi lạc khác như: M.N. Xcatkin, N.A. Danilop, B.P. Êxipốp, Ia. Lecne, J.J. Rousseau, John Deway... Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản Tsunesaburo Makiguchi (1871 1944) [57, tr.152] đã nhấn mạnh: “Giáo viên không bao giờ học thay cho học viên mà học viên phại tự mình học lấy. Nói khác đi, dù giáo viên có làm gì đi nữa thì mọi tri thức truyền thụ vẫn không có giá trị nếu họ không làm cho học sinh tự mình kiểm nghiệm và thực nghiệm những tri thức đó.” Trong tác phẩm “Tự học như thế nào”, nhà bác học, nhà văn hóa Nga N.A. Rubakin (1862 1946) [50, tr.10] đã chỉ ra phương pháp tự học để nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn. N.A. Rubakin đặc biệt chú trọng
- 6 đến việc đọc sách. Ông khẳng định: hãy mạnh dạn tự mình đặt câu hỏi rồi tự mình tìm lây câu trả lời đó chính là phương pháp tự học. Năm 1996, Hội đồng quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ XXI đã gửi UNESCO bản báo cáo “Học tập Một kho báu tiềm ẩn” [50, tr. 10]. Báo cáo đã phân tích nhiều vấn đề của giáo dục trong thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ. Hoạt động học tập của học sinh, sinh viên cũng đã được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới nghiên cứu để đưa ra những khái niệm và cơ chế của hoạt động học tập. Có thể kể ra những nhà tâm lý học tiêu biểu nghiên cứu về lĩnh vực này như: Pavlov, Watson, Thorndike, Skiner, J. Piaget, Ghestalt, Benjamin Bloom, X.L.Vưgốtxki, A.N. Lesonchiev... Ở Việt Nam, nhiều nhà giáo dục đã tiến hành nghiên cứu hoạt động học tập của HSSV, trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp học tập hiệu quả, vị trí, tầm quan trọng và cách thức tiến hành tự học đạt kết quả... Chủ tịch Hồ Chí Minh [1, tr.9091] tấm gương sáng ngời về tự học đã khuyên chúng ta “phải biết tự động học tập”, “lấy tự học làm cốt”, “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ”. Hồ Chí Minh đề ra năm yêu cầu của quá trình tự học: Một là, trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn. Tức là phải hiểu “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng; Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; Học để tin tưởng; Học để hành”. Hai là, phải tự mình lao động để tạo điều kiện
- 7 cho việc tự học suốt đời. Ba là, muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại. Bốn là, phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức dể tự học. Năm là, học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó. Năm 1998, Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) [46, tr.101103] đã tập trung luận bàn về tự học trong cuốn sách “Quá trình Dạy Tự học”, đưa ra những trở lực cho việc học, kinh nghiệm khắc phục và phương châm đảm bảo thắng lợi của tự học. Tác giả cho rằng, mục tiêu đào tạo của các trường hiện nay cần chú trọng rèn luyện cho người học “năm mọi” trong học tập (học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người, học bằng mọi cách và học qua mọi nội dung) và bẩy loại tư duy cần rèn luyện (tư duy logic, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng, tư duy quản lý, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật và tư duy thuật toán). Đồng thời, tác giả đưa ra một số xu thế mới về phát triển việc học trong mối quan hệ biện chứng với dạy. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên vai trò của gia đình trong việc dạy tự học cho học sinh. Hoàng Anh và Đỗ Thị Châu cũng đã khái quát chung về hoạt động học tập tự học của SV. Trong cuốn sách “Tự học của sinh viên” [1], các tác giả đã đưa ra bản chất và đặc điểm của hoạt động học tập có mục đích, cấu trúc của hoạt động học tập, động cơ học tập và các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hoạt động học tập tự học của SV. Bên cạnh vấn đề tự học còn có nhiều tác giả nói về dạy cách học và hướng dẫn phương pháp học tập hiệu quả như: “Học và dạy cách học” do Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên [46]; “Phương pháp học tập hiệu quả” của Đỗ Linh và Lê Văn [35];... Nhìn chung, các tác phẩm này đều đưa ra những cách
- 8 thức, phương pháp giúp người học đạt được hiệu quả cao khi tiến hành hoạt động học tập. Vấn đề học tập, tự học của HSSV cũng đã được một số tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ như: “Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” của Đinh Ái Linh [33]. Tác giả Đinh Ái Linh tiếp cận vấn đề học tập, tự học của SV ở góc độ nhà quản lý, đề tài thiên về lĩnh vực quản lý giáo dục, cơ sở lý luận được xây dựng vững chắc, đề tài tập trung khai thác thực trạng nghiên cứu khoa học của SV Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng mẫu khảo sát được lựa chọn đều ở các trường thành viên khá đồng đều, tuy nhiên, do các trường thành viên là đa ngành nghề, vì thế thực trạng nghiên cứu khoa học của mỗi nhóm ngành nghề có những đặc điểm khác nhau mà đề tài chưa nêu bật được. Tuy nhiên, ở góc độ một nhà quản lý, đề tài có thể làm cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tốt hơn chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học. Trong đề tài “Thực trạng quản lý học tập đối với sinh viên ngành Tiểu học ở trường Cao Đẳng sư phạm Vĩnh Long”, tác giả Trà Thị Quỳnh Mai đã tập trung nghiên cứu mẫu khảo sát là SV ngành Tiểu học của trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long. Đề tài đã xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận tương đối cơ bản, khảo sát thực tiễn tình hình học tập và thực trạng quản lý học tập của ngành Tiểu học. Đề tài đã nghiên cứu khá toàn diện, phân tích ở nhiều góc độ, đưa ra được cái nhìn tổng quát về thực trạng quản lý học tập đối với SV ngành tiểu học và đã đưa ra được nhiều biện pháp có ý nghĩa thực tiễn cao để cải thiện vấn đề này. Đề tài “Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực tự học cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung
- 9 ương 3” của Phạm Thị Thu Thủy [54] đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề tự học của SV mà không bao quát toàn bộ hoạt động học tập của SV trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 3. Cùng với việc xây dựng hệ thống lý luận cơ bản, đề tài đã nêu được thực trạng tự học của SV của trường và đề ra nhiều nhóm biện pháp mà Ban giám hiệu đang từng bước nghiên cứu, thực hiện để nâng cao chất lượng nghiên cứu, tự học của SV. Song song với việc phân tích các nhóm biện pháp này, tác giả đã chú trọng đánh giá những mặt được, những mặt hạn chế của từng nhóm biện pháp và nêu ra các hướng giải pháp để mỗi biện pháp đạt được mức hiệu quả tốt nhất. Trong đề tài “Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2” [31], tác giả Trần Bá Khiêm đã khảo sát đề tài ở nhiều góc độ, GV, GVCN, SV; đồng thời nhấn mạnh và tập trung nghiên cứu vấn đề tự học của học viên, khi khảo sát thực trạng tự học của học viên tại trường, tác giả tiến hành lấy ý kiến của học viên, GVCN và GV đứng lớp; vì thế, thực trạng quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Sĩ Quan Lục quân 2 được nhìn nhận một cách toàn diện và thấu đáo, từ đó, tác giả có cơ sở chính xác để đưa ra các biện pháp cải thiện hoạt động tự học và các nhóm biện pháp quản lý của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng tự học của học viên. Tuy nhiên, nếu đề tài tiến hành khảo sát ý kiến của các CBQL trong nhà trường thì vấn đề nghiên cứu của tác giả sẽ sâu sắc và chi tiết hơn, đạt được hiệu quả cao hơn. Tác giả Nguyễn Phấn Lý khi nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh trường Trung học Cảnh sát Nhân dân 1 đã chọn một hướng tiếp cận khá khác biệt đó là mảng hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp (thể hiện qua đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên
- 10 lớp của học sinh trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I”) . Với điều kiện của học tập trong môi trường đặc thù, nhà trường có nhiều cơ sở để quản lý tốt hơn hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Tác giả đề tài đã nắm được lợi thế này và đề ra được khá nhiều nhóm biện pháp cho Ban giám hiệu, các nhóm tương tác giữa học sinh, giáo viên nhằm nâng cao chất lượng học tập ngoài giờ lên lớp. Đề tài đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận nền tảng của vấn đề quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, việc khảo sát ý kiến học sinh cũng được thực hiện kỹ lưỡng với phiếu khảo sát khá chi tiết và ý nghĩa. Đề tài đã tìm ra nhiều biện pháp nhằm sử dụng một cách hiệu quả tối đa nguồn cơ sở vật chất của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh. Điểm qua các công trình nghiên cứu trên đây về hoạt động học tập của SV, chúng ta thấy rằng hoạt động học tập của SV đã có những cơ sở lý luận rất vững chắc. Tuy nhiên, những công trình đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động học tập của SV trong trường đại học còn ít được chú trọng và chưa có nhiều. Trong đó, công tác quản lý hoạt động học tập của SV Trường Đại học Tôn Đức Thắng chưa có tác giả nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Từ đó, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của sinh viên hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu
- 11 Xây dựng cơ sở lý luận cho việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Phạm vi nghiên cứu Về đối tượng khảo sát: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Về mặt nội dung và thời gian khảo sát: Đề tài tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Tôn Đức Thắng từ 2007 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Nếu các chủ thể quản lý làm tốt công tác giáo dục và quản lý nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động học tập cho các lực lượng sư phạm; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch học tập cho sinh viên; quản lý chặt chẽ hoạt động giảng dạy của giảng viên; đổi mới công tác quản lý hoạt
- 12 động học tập của sinh viên; quản lý và tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học; đồng thời phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào quản lý hoạt động học tập của sinh viên, thì chất lượng hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng sẽ được nâng lên 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về giáo dục – đào tạo và quản lý giáo dục đào tạo. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học đối với SV, CBQL giáo dục, GV để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp hiệu quả trong quản lý hoạt động học tập của SV; Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ, hoạt động dạy học của GV, hoạt động học tập, rèn luyện và việc tự quản lý hoạt động học tập của SV để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu; Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với CBQL, GV và SV từ đó rút ra những kết luận cho nhiệm vụ nghiên cứu; Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu từ những vấn đề đã và đang diễn ra nhằm đúc rút thành những kinh nghiệm về quản lý hoạt động học tập của SV ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng;
- 13 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan trong quá trình nghiên cứu đề tài; Phương pháp khảo nghiêm: Sử dụng phương pháp toán học để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý số liệu. 7. Ý nhĩa của đề tài Đề tài góp phần xây dựng và hoàn thiện các khái niệm: Hoạt động học tập, quản lý hoạt động học tập của SV; Xây dựng hệ thống các GP giúp công tác quản lý hoạt động học tập của SV Trường Đại học Tôn Đức Thắng. 8. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 14 Chương 1 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.1.1. Hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng Theo Phạm Minh Hạc [17,tr.49] “Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người. Trong quá trình tác động qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổ sung cho nhau”. Như vậy, có thể hiểu hoạt động là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích mà chủ thể tự giác đặt ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Hoạt động sinh ra từ nhu cầu nhưng lại được điều chỉnh bởi mục tiêu mà chủ thể nhận thức được. Nhu cầu với tư cách là động cơ, là nhân tố khởi phát của hoạt động nhưng lại chịu sự chi phối của mục tiêu mà chủ thể nhận thức được. Học tập là hoạt động cơ bản của con người nhằm hướng vào việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy luật của thế giới và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử. Bản chất của quá trình học tập là quá trình nhận thức độc đáo của người học[58]. Như vậy, học tập là một quá trình đưa đến những thành tựu và những kết quả cho người học. Học tập là một quá trình hướng đích, có giá trị. Giá trị của học tập là làm cho kinh nghiệm của bản thân người học thay đổi một cách bền vững, nhờ đó mà có được những thay đổi trong nhận thức về hiện thực, có được những thay đổi trong phương thức hành
- 15 vi và định hình những thái độ xác định trong quan hệ với thế giới xung quanh. Những thay đổi này giúp người học phát triển bản chất người vốn có của mình để thích ứng và hội nhập với cộng đồng, với dân tộc, với nhân loại. Trong và bằng quá trình đó, người học tự khẳng định chính mình. Như vậy, mục đích học tập của nhân loại, của dân tộc, của cộng đồng và của mỗi cá nhân là để biết, để làm, để chung sống và để tự khẳng định. Hoạt động học tập có nhiều hình thức và hình thức chính thống là học tập theo phương thức nhà trường dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Dù dưới hình thức nào người học cũng luôn là chủ thể của hoạt động học tập. Người học là chủ thể của hoạt động học tập, là chủ thể có ý thức chủ động, tích cực sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện nhân cách. Người học cũng là đối tượng giảng dạy và giáo dục của thầy giáo. Người học quyết định chất lượng học tập của mình. Khẳng định vai trò tích cực chủ động của người học không có nghĩa là bỏ qua vai trò hết sức quan trọng của người dạy và các lực lượng giáo dục khác trong đó phải đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người thầy thể hiện ở chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh người học trong quá trình tiếp thu tri thức. Quá trình học tập của người học có thể diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của người giáo viên như diễn ra trong tiết học, giờ hướng dẫn thực hành, hoặc dưới sự tác động gián tiếp của giáo viên như việc tự học ở nhà của học sinh, sinh viên. Khi có sự chỉ đạo của giáo viên, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của học sinh thể hiện ở các mặt: tiếp nhận những nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra; tiến hành thực hiện những hành động, thao tác nhận thức học tập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập được đề ra; tự điều chỉnh hoạt động nhận thức học tập của mình dưới tác động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân; phân tích những kết quả hoạt động nhận thức học tập dưới tác động của giáo viên, từ đó cải tiến hoạt động học tập. Trường hợp quá trình hoạt động học tập thiếu sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của học sinh được thể hiện như sau: tự lập kế hoạch, cụ thể hoá các nhiệm vụ học tập của mình; tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh tiến trình hoạt động học tập của mình; tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức học tập mà cải tiến hoạt động học tập của mình.
- 16 Theo Phan Trọng Ngọ [41] thì “Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó. Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích trước, được tiến hành bởi một hoạt động đặc thù hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu học của cá nhân”. Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức [24], “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở Đại học. Đó là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định”. Qua những khái niệm trên đây, có thể hiểu rằng hoạt động học tập của SV là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm chiễm lĩnh văn hóa nhân loại, chuyển thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của bản thân để chuẩn bị các điều kiện trở thành các chuyên gia những người chủ tương lai của đất nước, đáp ứng được các yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động học tập bao giờ cũng nhằm thỏa mãn một nhu cầu học nhất định, được kích thích bởi động cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt hoạt động học với nội dung, phương pháp, phương tiện học tập. Và “tự học” là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động học tập của SV, đó chính là sự tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập, SV phải giải quyết các nhiệm vụ học tập do cán bộ giảng dạy và do chính người học đề ra. Tự học là “tự động học tập”, thể hiện tính tự lực, tự giác, tích cực cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Vì vậy, tự học mang đậm sắc thái cá nhân, biểu hiện ở tự xác định mục tiêu chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thành các nhiệm vụ tự học cụ thể đặt
- 17 ra trong từng giờ học, buổi học; tự xác định nội dung, nhiệm vụ, lựa chọn phương pháp tự học, sử dụng phương tiện tự học hợp lý, phù hợp với bản thân; tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh việc học của bản thân. Trong hoạt động học tập ở bậc đại học, SV không thể chỉ có năng lực nhận thức thông thường mà cần phải tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển mức độ cao. Dưới vai trò chủ đạo của GV, SV không nắm máy móc những chân lý có sẵn mà họ có khả năng tiếp nhận những chân lý đó với óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, hoài nghi khoa học, lật ngược vấn đề, đào sâu, mở rộng... Hơn nữa, trong quá trình học đại học, SV còn tham gia tìm kiếm chân lý mới, đó là hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến hành ở các mức độ thấp đến cao tùy theo chương trình các bộ môn. Từ những nhận định trên tác giả cho rằng: Hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng là những hành động học tập tự giác, tích cực, chiếm lĩnh các kiến thức khoa học, phát triển trí tuệ, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp, hình thành và phát triển nhân cách người học, dưới sự chỉ đạo của ngườ i dạy và tổ chức quản lý trong môi trường sư phạm. Thực chất, hoạt động học tâp của SV là toàn bộ những hành động của người học mang tính tự giác cao, có chủ đích, được điều khiển chỉ đạo của các chủ thể quản lý theo một chương trình kế hoạch cụ thể, nhằm đạt được các yêu cầu về lĩnh hội tri thức, rèn luyện phẩm chất nhân cách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường. Nội dung hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
- 18 Ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng, các hoạt động học tập của SV chủ yếu thông qua kỹ năng nhận biết, so sánh, phân tích, phân loại, khái quát hóa, thực hành, thực tập. Thời gian học tập của SV bao gồm cả thời gian lên lớp chính khóa, thực hành, thực tập, tự học, thi, kiểm tra, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp... Không gian hoạt động học tập diễn ra ở trên lớp, đơn vị thực tập, ở nhà... Phương tiện chủ yếu của hoạt động học tập là giấy, bút, sách, giáo trình, máy tính, dụng cụ thực hành... Điều kiện hoạt động học tập có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như: có sự hướng dẫn của thầy giáo, phương tiện học tập... Và, điều kiện bên trong (nội lực) là sự vận động tự giác của chính bản thân người học, trong đó, yếu tố nội lực đóng vai trò quan trọng, quyết định. Hoạt động học tập của SV gồm: Hoạt động học tập trên lớp, hoạt động học tập tự học ở nhà và ở thư viện. Hoạt động học tập trên lớp đó là việc tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp; đi học đúng giờ; trong lớp tập trung lắng nghe GV giảng bài; tích cực tham gia phát biểu, trao đổi học tập với GV, nêu ý kiến; tham gia tích cực trong hoạt động thảo luận nhóm. Hoạt động học tập tự học đó là việc xem lại bài giảng các môn vừa mới học trong ngày; làm bài tập, đồ án, tiểu luận ở nhà; nghiên cứu bài mới sắp học; tìm đọc sách, tài liệu tham khảo do GV giới thiệu; đi học thêm để nâng cao trình độ ( ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ...). Hoạt động học tập của SV có đầy đủ những đặc điểm và bản chất của quá trình học tập nói chung là: Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Người học phải chiếm lĩnh được hệ thống kiến thức trong chương trình học tập để sử dụng chúng trong thực tiễn cuộc sống. Mục đích của hoạt động học tập hướng vào làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 233 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 20 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn