Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
lượt xem 11
download
Luận văn "Quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động thư viện và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thư viện tại trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện ở trường THCS trên địa bàn thị xã này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 N V N THẠ BÌNH DƯƠNG – 2018
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG TÊN ĐỀ TÀI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 N V N THẠ NGƯỜI HƯ NG D N H HỌ T TRẦN THỊ TUYẾT MAI -------------------------------- BÌNH DƯƠNG – 2018
- ỜI MĐ N Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, trích dẫn đầy đủ và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lệ Hằng i
- ỜI ẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Nhà trường, Thầy/Cô và bạn bè. Với tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một, các Thầy/Cô phòng Đào tạo sau Đại học, Thầy/Cô Khoa Quản lý giáo dục đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Tuyết Mai – người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. - Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Uyên, Ban giám hiệu, quý Thầy/Cô và các em học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả khảo sát thu thập số liệu. - Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, anh/chị em đồng nghiệp và tập thể lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa 2 đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy/Cô chỉ dẫn để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Lệ Hằng ii
- TÓM TẮT Trong nhà trường, thư viện đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập. Nó là “linh hồn”, là trung tâm sinh hoạt, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần giúp giáo viên thực hiện quá trình dạy học đạt kết quả cao, là nơi bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên, đọc sách của học sinh và xây dựng tác phong làm việc khoa học cho các thành viên trong nhà trường. Thư viện giúp học sinh hình thành tri thức lý thuyết và khả năng thực hành đạt hiệu quả cao trong học tập. Có thể khẳng định việc sử dụng thư viện có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trường phổ thông đạt chuẩn là thư viện của trường đó phải đạt chuẩn. Thư viện ở một trường phổ thông đạt chuẩn không phải chỉ xét về điều kiện cơ sở vật chất, về số lượng đầu sách báo … mà vấn đề quan trọng là thư viện đó được tổ chức và hoạt động như thế nào? Một thư viện trường học hoạt động tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác quản lý hoạt động thư viện ở trường đó. Thực tế cho thấy vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng trong vấn đề quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động thư viện trong một nhà trường. Phải quản lý như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện, phát huy vai trò tích cực của thư viện đối với công tác dạy học và giáo dục trong nhà trường? Cùng với cả nước, tỉnh Bình Dương rất quan tâm, chú trọng công tác phát triển thư viện với mong muốn người dân tăng cường các kỹ năng đọc sách báo, với phương châm “Học thường xuyên, suốt đời” và “Học tập để hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”. Là một thị xã phía Bắc của tỉnh Bình Dương, trong những năm qua, ngành giáo dục thị xã Tân Uyên cũng đã góp phần xây dựng được nhiều trường đạt iii
- chuẩn quốc gia, nhiều thư viện đạt thư viện tiên tiến. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay một số trường THCS trên địa bàn vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện, chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường. Cán bộ thư viện có nơi chỉ làm công tác kiêm nhiệm, cán bộ quản lý còn thiếu sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ về công tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả hoạt động thư viện chưa cao. Do đó để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay đòi hỏi việc quản lý hoạt động thư viện ở các trường phải có những thay đổi nhằm phát huy nội lực sẵn có của nhà trường và khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở là quản lý mục tiêu hoạt động thư viện, quản lý cán bộ thư viện, quản lý cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật, quản lý vốn tài liệu, quản lý việc phục vụ bạn đọc và quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện. Để quản lý hoạt động thư viện có hiệu quả cần có những biện pháp quản lý thiết thực và hợp lý của Hiệu trưởng để cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh ngày càng hứng thú hơn trong việc thường xuyên đến thư viện nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thư viện tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên cho thấy: quản lý cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật, quản lý cán bộ thư viện, quản lý vốn tài liệu được thực hiện ở mức khá. Tuy nhiên, trong công tác quản lý mục tiêu; quản lý việc phục vụ bạn đọc và quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện cũng như việc kiểm tra hoạt động thư viện còn nhiều hạn chế, … Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của công tác quản lý hoạt động thư viện và thực trạng quản lý hoạt động thư viện tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động thư viện, đó là: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Tăng cường đầu tư, xây dựng cải tạo cơ sở vật chất, trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông iv
- tin; Đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng thư viện thân thiện ở các trường trung học cơ sở; Tăng cường kiểm tra hoạt động của thư viện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Do đó, các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên và các địa bàn khác có thể nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những biện pháp này để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động thư viện trong các nhà trường, nhằm nâng cao vị thế, phát huy vai trò của thư viện trong việc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. v
- MỤ Ụ LỜI MĐ N .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iii MỤC LỤC ............................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. x DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. xi DANH MỤ Á Ơ ĐỒ, BIỂ ĐỒ............................................................. xiv MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 3 3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 4 7.1. Phương pháp luận ......................................................................................... 4 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc ................................................................. 4 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic ......................................................................... 5 7.1.3. Quan điểm thực tiễn ................................................................................. 5 7.2. ác phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ............................................................. 5 7.2.2. Các phương pháp thực tiễn ...................................................................... 5 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học .............................................................. 6 8. Bố cục của đề tài ............................................................................................... 6 Chương 1. Ơ Ở LÝ LU N VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌ Ơ Ở ....................................................................... 7 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................ 13 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trung học cơ sở ............ 13 1.2.2. Thư viện, hoạt động thư viện ................................................................. 16 vi
- 1.2.3. Quản lý hoạt động thư viện trường trung học cơ sở .............................. 21 1.3. Hoạt động thư viện trường trung học cơ sở ............................................. 22 1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động thư viện trường trung học cơ sở .. ............................................................................................................... 22 1.3.2. Mục tiêu hoạt động thư viện trường trung học cơ sở ............................ 26 1.3.3. Nội dung hoạt động thư viện trường trung học cơ sở ............................ 29 1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động thư viện trường trung học cơ sở .............. 32 1.4. Lý luận về quản lý hoạt động thư viện trường trung học cơ sở ............. 34 1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động thư viện trường trung học cơ sở.. ............................................................................................................... 34 1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động thư viện trường trung học cơ sở ............ 35 1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động thư viện trường trung học cơ sở ............... 38 1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thư viện trường trung học cơ sở ............................................................................................................... 44 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌ Ơ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ........................................................................................ 49 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục của thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 49 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương ....................... 49 2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .......................................................................................................... 51 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động thư viện và quản lý hoạt động thư viện ................................................................................................................ 55 2.2.1. Nội dung khảo sát .................................................................................. 55 2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng .................................................... 55 2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ........................................................... 56 2.2.4. Tổ chức điều tra, khảo sát ...................................................................... 56 2.2.5. Qui ước thang đo ................................................................................... 60 2.3. Thực trạng hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ......................................................................... 61 2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của thư viện ................................................................................. 61 2.3.2. Thực trạng về vốn tài liệu của thư viện ................................................. 62 2.3.3. Thực trạng về cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật của thư viện ................ 64 vii
- 2.3.4. Thực trạng về cán bộ thư viện ............................................................... 66 2.3.5. Thực trạng về hoạt động thư viện .......................................................... 70 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................. 76 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ thư viện và giáo viên về quản lý hoạt động thư viện .............................................................................. 76 2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động thư viện ................................... 79 2.4.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật của thư viện ........ 81 2.4.4. Thực trạng quản lý cán bộ thư viện ....................................................... 84 2.4.5. Thực trạng quản lý vốn tài liệu .............................................................. 86 2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động phục vụ bạn đọc..................................... 89 2.4.7. Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện ............................................................................................................... 91 2.4.8. Thực trạng kiểm tra hoạt động của thư viện .......................................... 94 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ..... 96 2.5.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thư viện ...... 96 2.5.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thư viện .......... 99 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thư viện của hiệu trưởng trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ................................................................................................................ 102 2.6.1. Ưu điểm ............................................................................................... 102 2.6.2. Hạn chế ................................................................................................ 103 2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................ 105 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌ Ơ Ở TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................. 108 3.1. Những cơ sở đề xuất các biện pháp ......................................................... 108 3.1.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thư viện trung học cơ sở . ............................................................................................................. 108 3.1.2. Căn cứ vào cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động thư viện trung học cơ sở ............................................................................................................. 108 3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý hoạt động thư viện trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ............................................ 110 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................. 110 viii
- 3.2.1. Đảm bảo tính kế thừa ........................................................................... 110 3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc......................................................... 111 3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn......................................................................... 111 3.2.4. Đảm bảo tính khả thi............................................................................ 111 3.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ........................... 112 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ thư viện, giáo viên và học sinh .......................................................................................... 112 3.3.2. Biện pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ............................... 115 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường đầu tư, xây dựng cải tạo cơ sở vật chất, trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ................................................................. 119 3.3.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh chỉ đạo xây dựng thư viện thân thiện ở các trường trung học cơ sở ....................................................................................... 122 3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra hoạt động của thư viện ................. 128 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 130 3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .............. 132 3.5.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 132 3.5.2. Công cụ và khách thể khảo sát ............................................................ 132 3.5.3. Quy định các mức độ đánh giá ............................................................ 132 3.5.4. Kết quả khảo sát ................................................................................... 133 KẾT LU N ....................................................................................................... 146 1. Kết luận ......................................................................................................... 146 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 148 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................. 148 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ............................................................. 149 2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo ....................................................... 149 2.4. Đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên ......... 149 2.4.1. Đối với hiệu trưởng ...................................................................... 149 2.4.2. Đối với cán bộ thư viện ................................................................ 150 DANH MỤ Á ÔNG TRÌNH ĐÃ ÔNG BỐ ...................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 153 PHỤ LỤC ix
- D NH MỤ Á HỮ VIẾT TẮT STT hữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2 CB-GV-NV Cán bộ - giáo viên - nhân viên 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CBTV Cán bộ thư viện 5 CĐ Cao đẳng 6 CMHS Cha mẹ học sinh 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 CSVC Cơ sở vật chất 9 CSVC-TBKT Cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật 10 GDĐT Giáo dục và Đào tạo 11 GV Giáo viên 12 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 13 HĐTV Hoạt động thư viện 14 HS Học sinh 15 HT Hiệu trưởng 16 NVTV Nhân viên thư viện 17 PHT Phó hiệu trưởng 18 QL Quản lý 19 QLGD Quản lý giáo dục 20 TBKT Thiết bị kỹ thuật 21 THCS Trung học cơ sở 22 TPCM Tổ phó chuyên môn 23 TTCM Tổ trưởng chuyên môn 24 TV Thư viện 25 UBND Ủy ban nhân dân x
- D NH MỤ Á BẢNG STT Ý HIỆ TÊN BẢNG Trang Tình hình thư viện các trường THCS trên địa 1 Bảng 2.1 53 bàn thị xã Tân Uyên Tình hình nhân sự thư viện và một số HĐTV 2 Bảng 2.2 54 các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên Độ tin cậy của thang đo được xác định bằng hệ 3 Bảng 2.3 56 số tin cậy Anpha–Cronbach Phân bố số lượng và đặc điểm đối tượng khảo 4 Bảng 2.4 56 sát Phân bố số lượng và đặc điểm học sinh được 5 Bảng 2.5 59 khảo sát 6 Bảng 2.6 Quy ước xử lý thông tin phiếu khảo sát 60 Nhận thức của CBQL, CBTV, GV và HS về tầm 7 Bảng 2.7 61 quan trọng của thư viện Ý kiến của CBQL, CBTV, GV và HS về thực 8 Bảng 2.8 62 trạng về vốn tài liệu Ý kiến của CBQL, CBTV, GV và HS về thực 9 Bảng 2.9 70 trạng hoạt động nghiệp vụ thư viện Ý kiến của CBQL, CBTV, GV và HS về thực 10 Bảng 2.10 72 trạng hoạt động phục vụ bạn đọc So sánh thực trạng HĐTV theo các nhóm khách 11 Bảng 2.11 74 thể Ý kiến của CBQL, CBTV và GV về thực trạng 12 Bảng 2.12 76 nhận thức tầm quan trọng của quản lý HĐTV So sánh nhận thức về tầm quan trọng của quản 13 Bảng 2.13 78 lý HĐTV Ý kiến của CBQL, CBTV và GV về thực trạng 14 Bảng 2.14 79 quản lý mục tiêu hoạt động thư viện xi
- STT Ý HIỆ TÊN BẢNG Trang So sánh đánh giá về QL mục tiêu HĐTV theo 15 Bảng 2.15 81 các nhóm khách thể Ý kiến của CBQL, CBTV và GV về thực trạng 16 Bảng 2.16 82 quản lý cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật của TV So sánh đánh giá về quản lý cơ sở vật chất – 17 Bảng 2.17 thiết bị kỹ thuật của thư viện theo các nhóm 83 khách thể Ý kiến của CBQL, CBTV và GV về thực trạng 18 Bảng 2.18 84 quản lý cán bộ thư viện So sánh đánh giá về quản lý CBTV theo các 19 Bảng 2.19 86 nhóm khách thể Ý kiến của CBQL, GV và CBTV về thực trạng 20 Bảng 2.20 86 quản lý vốn tài liệu So sánh đánh giá về quản lý vốn tài liệu theo các 21 Bảng 2.21 88 nhóm khách thể Ý kiến của CBQL, GV và CBTV về thực trạng 22 Bảng 2.22 89 quản lý hoạt động phục vụ bạn đọc So sánh đánh giá về quản lý hoạt động phục vụ 23 Bảng 2.23 91 bạn đọc theo các nhóm khách thể Ý kiến của CBQL, CBTV và GV về thực trạng 24 Bảng 2.24 92 quản lý việc ứng dụng CNTT trong HĐTV So sánh đánh giá về quản lý ứng dụng CNTT 25 Bảng 2.25 93 trong HĐTV theo các nhóm khách thể Ý kiến của CBQL, CBTV và GV về thực trạng 26 Bảng 2.26 94 kiểm tra hoạt động của thư viện So sánh đánh giá về kiểm tra HĐTV theo các 27 Bảng 2.27 95 nhóm khách thể xii
- STT Ý HIỆ TÊN BẢNG Trang Ý kiến của CBQL, CBTV và GV về mức độ ảnh 28 Bảng 2.28 99 hưởng của các yếu tố chủ quan 29 Bảng 3.1 Cách tính điểm của phiếu hỏi 133 Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về tính cần thiết 30 Bảng 3.2 và tính khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức 134 của CBQL, CBTV, GV về QL HĐTV Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về tính cần thiết 31 Bảng 3.3 và tính khả thi của biện pháp đào tạo, bồi dưỡng 136 nguồn nhân lực Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp tăng cường đầu tư, 32 Bảng 3.4 138 xây dựng cải tạo CSVC, trang bị cơ sở hạ tầng CNTT Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về tính cần thiết 33 Bảng 3.5 và tính khả thi của biện pháp đẩy mạnh chỉ đạo 140 xây dựng thư viện thân thiện ở các trường THCS Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về tính cần thiết 34 Bảng 3.6 và tính khả thi của biện pháp tăng cường kiểm 142 tra hiệu quả hoạt động của thư viện Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về tính cần thiết 35 Bảng 3.7 và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt 143 động thư viện xiii
- D NH MỤ Á Ơ ĐỒ, BIỂ ĐỒ STT Ý HIỆ TÊN Ơ ĐỒ, BIỂ ĐỒ Trang 1 ơ đồ 1.1 Các yếu tố hình thành một thư viện 18 2 Biểu đồ 2.1 Tầm quan trọng của thư viện trường học 62 Ý kiến của CBQL, GV, HS về thực trạng cơ sở 3 Biểu đồ 2.2 vật chất – thiết bị kỹ thuật của thư viện trường 64 học Ý kiến CBQL, CBTV, GV và HS về năng lực 4 Biểu đồ 2.3 67 của CBTV trường học Ý kiến của CBQL, CBTV, GV và HS về phẩm 5 Biểu đồ 2.4 69 chất của CBTV Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về yếu tố thuận 6 Biểu đồ 2.5 97 lợi khách quan ảnh hưởng đến HĐTV Ý kiến của CBQL, CBTV, GV về yếu tố khó 7 Biểu đồ 2.6 98 khăn khách quan ảnh hưởng đến HĐTV xiv
- MỞ ĐẦ 1. ý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển ở nhiều quốc gia. Ở nước ta, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và Nghị quyết cũng đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” (Ban chấp hành trung ương Đảng, 2013). Nhiệm vụ của người giáo viên (GV) là giảng dạy, giáo dục (GD) để giúp học sinh (HS) phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện thói quen tự tìm tòi, tự học, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Một nơi lý tưởng nhất để tự tìm tòi lượng kiến thức vô cùng phong phú, đó chính là thư viện (TV). Trong nhà trường, thư viện đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho GV và HS trong việc giảng dạy và học tập. Nó là “linh hồn”, là trung tâm sinh hoạt, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường. “Thư viện của các trường trong hệ thống giáo dục phổ thông có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của người dạy và người học” (Nghị định Chính phủ, 2002), và mục tiêu phát triển chủ yếu của thư viện trường phổ thông: “Thư viện trường học phải thực sự trở thành nguồn lực trung tâm của trường học; Thư viện trường học phải đảm bảo thông tin tài liệu cho chương trình học tập, giúp mở rộng kiến thức mọi mặt của các em, hình thành ở các em tính độc lập trong việc đọc, việc học; biết cách thu nhận, phân tích thông 1
- tin để hình thành kiến thức mới. Học ở lớp sẽ được củng cố bằng việc đọc (học) ở thư viện trường học” (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2007). Thư viện là thành tố cơ bản của quá trình dạy học, góp phần giúp GV thực hiện quá trình dạy học đạt kết quả cao, là nơi bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của GV, đọc sách của HS và xây dựng tác phong làm việc khoa học cho các thành viên trong nhà trường. TV là điểm tựa cho HS hình thành tri thức lý thuyết và khả năng thực hành đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập. Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng TV có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và GD của các nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao vai trò của thư viện trường học, điều đó thể hiện tại Điều 7-Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012: “Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012), nghĩa là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trường phổ thông đạt chuẩn là TV của trường đó phải đạt chuẩn. Như vậy, TV ở một trường phổ thông đạt chuẩn không phải chỉ xét về điều kiện cơ sở vật chất, về số lượng đầu sách báo … mà vấn đề quan trọng ở đây là thư viện đó được tổ chức và hoạt động như thế nào? Một TV trường học phát triển tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác quản lý (QL) hoạt động thư viện (HĐTV) ở trường đó. Thực tế cho thấy vai trò của người hiệu trưởng là rất quan trọng trong vấn đề quản lý, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động thư viện trong một nhà trường. Phải quản lý như thế nào để thư viện ở trường đó hoạt động đạt hiệu quả? Quản lý như thế nào để nâng cao chất lượng HĐTV, phát huy vai trò tích cực của thư viện đối với công tác dạy học và giáo dục trong nhà trường? Cùng với cả nước, tỉnh Bình Dương rất quan tâm, chú trọng công tác phát triển thư viện với mong muốn người dân tăng cường các kỹ năng đọc sách báo, với phương châm: “Học thường xuyên, suốt đời” và “Học tập để hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân” (Sở GDĐT Bình Dương, 2017) làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”. 2
- Là một thị xã phía Bắc của tỉnh Bình Dương, trong những năm qua, ngành giáo dục thị xã Tân Uyên cũng đã góp phần xây dựng được nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, nhiều TV đạt thư viện tiên tiến. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay một số trường THCS trên địa bàn vẫn còn xem nhẹ công tác TV, chưa có sự quan tâm đúng mức về các HĐTV của nhà trường. Cán bộ thư viện có nơi chỉ làm công tác kiêm nhiệm, cán bộ quản lý còn thiếu sự chỉ đạo và QL chặt chẽ về công tác này, hoặc QL còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả HĐTV chưa cao. Với nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của TV trường THCS, trên cơ sở nghiên cứu thực tế về quản lý HĐTV và hướng đến mục tiêu thư viện phát huy hơn nữa chức năng hỗ trợ giáo dục toàn diện trong nhà trường, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động thư viện ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động thư viện và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thư viện tại trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện ở trường THCS trên địa bàn thị xã này. 3. hách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. hách thể nghiên cứu Hoạt động thư viện ở trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động thư viện ở trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Thư viện nhà trường có vai trò quan trọng góp phần giáo dục toàn diện HS trong nhà trường. Công tác quản lý HĐTV ở trường THCS thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định uy tín nhà trường. Tuy nhiên, công tác quản lý HĐTV ở 3
- trường THCS thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vẫn còn một số hạn chế như đầu tư cơ sở vật chất cho thư viện còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thư viện, quản lý hoạt động phục vụ bạn đọc và ứng dụng công nghệ thông tin trong HĐTV chưa đem lại hiệu quả thiết thực; công tác kiểm tra, đánh giá HĐTV còn hình thức. Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và xác định được nguyên nhân của thực trạng HĐTV trong nhà trường thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý HĐTV đảm bảo tính cần thiết và khả thi cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về hoạt động thư viện và quản lý hoạt động thư viện ở trường THCS; - Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động thư viện và quản lý hoạt động thư viện ở trường THCS thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thư viện ở trường THCS thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động thư viện ở trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường. - Về địa bàn: Đề tài khảo sát thực trạng hoạt động thư viện và quản lý hoạt động thư viện ở trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng trong hai năm học 2016 – 2017 và năm 2017 - 2018. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 234 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 146 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 114 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 73 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 132 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn