Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh trung học phổ thông của Quận Bình Tân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN CÔNG THÁI QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN CÔNG THÁI QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM MINH THỤ
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ 1 QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 12 1.1. Các khái niệm cơ bản 12 1.2. Nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay 16 1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT 25 1.4. Thực trạng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh 31 Chương YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ 2 TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 42 2.1. Yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay 42 2.2. Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống 45 cho học sinh THPT Quận Bình Tân, TP Hồ Chí
- Minh hiện nay 2.3. Khảo nghi ệm s ự c ần thi ết và tính khả thi c ủa các bi ện pháp 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa viết tắt BGD& ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CLB Câu lạc bộ ĐHSP Đại học Sư phạm EU Liên minh châu Âu NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông TP Thành phố UNICEF Quỹ cứu trợ nhi đồng UNESCO Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học XHCN Xã hội chủ nghĩa LĐTBXH Lao động – Thương binh Xã hội
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc phòng – an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp học sinh phổ thông”. Trên thực tế, một số trường phổ thông trong thời gian vừa qua không chỉ là nơi cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa, mà còn là nơi bồi dưỡng nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống và hỗ trợ tâm lý học đường đã được lồng ghép với các nội dung giáo dục trong nhà trường và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở nhiều nhà trường phổ thông hiện nay trên địa bàn Quận Bình Tân cũng chưa thực sự coi trọng giáo dục kỹ năng sống một cách đồng bộ và khoa học, hoặc nếu có thì cách thức tổ chức, giáo dục vẫn mờ nhạt và chưa đạt hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra là cần phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thông qua đó để cung cấp cho các em những kỹ năng cần thiết, thích ứng với cuộc sống phong phú, sinh động, phức tạp và chuyển biến không ngừng; từ đó có thể giúp các em giải quyết được các vấn đề nảy sinh từ các tình huống, các thách thức. Mặt khác, kỹ năng sống là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người ở xã hội hiện đại, muốn thành công và sống có chất lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết. Kỹ năng sống vừa
- 4 mang tính xã hội vừa mang tính cá nhân, do đó để quá trình giáo dục kỹ năng sống đạt chất lượng, hiệu quả cao thì nhất thiết phải được định hướng đúng đắn và quản lý quá trình này một cách chặt chẽ, khoa học. Như vậy giáo dục kỹ năng sống cho người học nói chung, cho học sinh phổ thông nói riêng phải được xác định là một nhiệm vụ, nội dung trong giáo dục nhân cách toàn diện. Nhìn lại thực trạng về kỹ năng sống và việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh còn nhiều yếu kém, bất cập. Không ít học sinh THPT đang trong tình trạng thiếu kỹ năng sống dẫn đến trở thành nạn nhân, hoặc một số trường hợp khác có hành vi vi phạm pháp luật trở thành phạm tội, điều đó ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ phía gia đình, có nguyên nhân từ cộng đồng xã hội, đặc biệt là nguyên nhân từ sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng của học sinh và sự thiếu quan tâm giáo dục kỹ năng sống của nhà trường đối với học sinh. Có những gia đình, cha mẹ do quá bận việc làm ăn nên đã thiếu sự quan tâm đến con, không hiểu con, không kịp thời phát hiện những lỗi lầm, sai trái của con. Do đó con cái kết thân với bạn bè xấu, bị ảnh hưởng từ những điều không tốt nên dẫn đến sai lầm, đi từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn và có những hành vi không chuẩn mực, thậm chí phạm tội. Trong khi đó, một số nhà trường vẫn chưa thực sự coi trọng giáo dục kỹ năng sống và quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; có khi còn rơi vào bệnh hình thức, chiếu lệ trong giáo dục kỹ năng sống, hoặc chỉ xem trọng việc trang bị kiến thức mà xem nhẹ thực hành của học sinh, hoặc không chú trọng
- 5 đúng mức đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các em. Sự quản lý không tốt của nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến học sinh thiếu kỹ năng sống và nảy sinh tình trạng bạo lực học đường. Khi nhà trường, thầy cô thiếu sự quan tâm rèn luyện đối với học sinh sẽ dẫn đến xuất hiện tràn lan những hiện tượng như quay cóp trong thi cử, học sinh yêu sớm, hút thuốc, uống rượu, cờ bạc ... ́ ́ ừ nhưng ly do khach quan, chu quan nh Xuât phat t ̃ ́ ́ ̉ ư đa phân tich, la ̃ ́ ̀ ngươi lam công tác giáo d ̀ ̀ ục tại môt tr ̣ ương THPT, tôi manh dan chon đê tai: ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ ̀ “Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vào đầu thập niên 90, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình của các tổ chức của Liên Hợp Quốc như WHO (tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học) và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo ra cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ em không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực
- 6 chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực quan hệ xã hội) để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Theo đó, vấn đề quản lý và giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh phổ thông nói riêng được đông đảo các nước quan tâm. Mặc dù, quản lý quá trình và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được nhiều nước quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm về kỹ năng sống của Tổ chức Y tế thế giới hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục kỹ năng ở các nước không giống nhau. Ở một số nước, nội hàm của khái niệm này được mở rộng, trong khi một số nước xác định nội hàm của nó chỉ bao gồm khả năng tâm lý xã hội. Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ chương trình của UNESCO (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Thông qua quá trình thực hiện này, nội dung của khái niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ngày càng được mở rộng. Cùng với đó là việc triển khai các chương trình quản lý quá trình và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu về các vấn đề trên ở giai đoạn này có xu hướng xác định những kỹ năng cần thiết ở các lĩnh vực mà học sinh, thanh thiếu niên tham gia và để xuất hiện các biện pháp hình thành những kỹ năng hình thành cho thanh thiếu niên (trong đó có học sinh THPT). Chúng ta đều biết nhiệm vụ lớn lao của giáo dục trên thế giới hiện nay là phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Và ngay từ những năm đầu của thập kỷ cuối cùng thế kỷ 20, UNESCO đã khuyến cáo về bốn trụ cột của học tập thế kỷ 21 là: “Học để biết; Học để làm; Học để cùng
- 7 chung sống; Học để làm người”. Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, người ta đều thấy người lao động ở thế kỷ 21 không phải chỉ học để biết, để làm mà quan trọng hơn phải “cùng chung sống và tự khẳng định mình” trong xã hội đầy biến động. Năng lực của người lao động thế kỷ 21 không chỉ nằm ở sự biết, sự biết làm mà chủ yếu phải là sự biết làm người, sự tự khẳng định mình trong sự đóng góp chung cho xã hội. Ở Việt Nam, vài năm gần đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường học phải tiến hành giáo dục kỹ năng sống nhưng mới chỉ dừng lại ở các văn bản chỉ đạo và một số tài liệu sơ lược để huấn luyện giáo viên còn thực tiễn triển khai ở các nhà trường hiện nay như thế nào, Bộ chưa có đánh giá, tổng kết. Tuy nhiên, với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mục đích nhằm mang lại cho học sinh cả nước một “môi trường an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội”. Hưởng ứng phong trào này, Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội đã phối hợp với Ban dự án Phát triển giáo dục THPT nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai đến cơ sở một số nội dung thiết thực. Ở TP Hồ Chí Minh, các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa,… chỉ mới lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống vào các buổi hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ bộ môn. Bên cạnh đó, cũng có một số giáo viên nghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT một cách đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống. Trong khi BGD&ĐT và cơ quan chăm lo nguồn nhân lực là Bộ LĐTBXH chưa chỉ đạo triển khai được bao nhiêu trong các nhà trường từ phổ thông đến đại học và các trường dạy nghề, thì các trung tâm dạy kỹ
- 8 năng mềm đã nở rộ, tràn lan, phục vụ mọi nhu cầu của học sinh. Như vậy sự triển khai giáo dục kỹ năng mềm còn tự do, lỏng lẻo hiện nay cũng là một nhu cầu cần rút kinh nghiệm. Vừa qua việc Bộ Quốc phòng và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải chấn chỉnh “Học kỳ quân đội” của các trung tâm, công ty là một minh chứng. Mặt khác hiện nay chúng ta đang phải đối phó với nạn bạo lực học đường, nạn học sinh phổ thông tự tử, nạn học sinh vi phạm pháp luật… ngày một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng có một nguyên nhân chủ yếu là do học sinh của chúng ta chưa được trang bị đầy đủ, sâu sắc về giá trị sống và kỹ năng sống. Đó cũng là một nhu cầu cấp thiết cần phải sớm trang bị kỹ năng mềm cho học sinh hiện nay. Một số công trình nghiên cứu theo hướng nghiên cứu này đã nghiên cứu, hướng đến sự giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như đề tài “Thực trạng của học sinhsinh viên trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường” của tác giả Vương Thanh Hương và Nguyễn Minh Đức. Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả, nhà khoa học viết về vấn đề này như một số công trình tiêu biểu như: Huỳnh Văn Sơn với “Nhập môn kỹ năng sống”, NXB Giáo dục 2006; Nguyễn Thanh Bình với “Giáo trình giáo dục kỹ năng sống”; “Cẩm nang tổng hợp kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên”, của tác giả Phạm Văn Nhân (2002); Kỹ năng thanh niên tình nguyện”, tác giả Trần Thời (1998). Nguyễn Tùng Lâm, Hội Tâm lý – Giáo dục Hà Nội thì cho rằng ở người học (học sinh – sinh viên) Việt Nam hiện nay còn một số quan niệm sai lệch: Kỹ năng sống không cần học, cứ sống tốt, bằng trải nghiệm sẽ rút được nhiều bài học. Nhưng hiện nay với xã hội hiện đại có nhiều biến
- 9 động liệu những trải nghiệm có bị trả giá hay không? Mặt khác trong xã hội cạnh tranh, cần nhanh chóng khẳng định và vươn tới thành công. Do đó người nào càng có nhiều kỹ năng, nhiều năng lực người đó nhanh chóng thành công, tại sao ta lại bỏ lỡ những con đường ngắn nhất? Kết quả của hướng nghiên cứu này cho thấy, nghiên cứu về quá trình quản lý và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam xuất phát từ yêu cầu xã hội đối với giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa; từ nhiệm vụ triển khai chiến lược và đổi mới giáo dục phổ thông, từ xu thế giáo dục thế giới và từ sự phát triển nội tại của khoa học giáo dục nói chung và bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định. Một số học sinh quan niệm “Kỹ năng sống” cứ học là có và đó cũng là một sai lầm. Do chỉ học xong rồi lại để đấy, không sống bằng những trải nghiệm, không lo rèn luyện hàng ngày, lấy phương châm học suốt đời để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực thì sẽ khó thành công trong cuộc sống xã hội hiện đại. Đây cũng là một cảnh báo để học sinh và các nhà trường, các trung tâm dạy Kỹ năng sống phải nhắc nhở hướng dẫn học viên của mình. Tác giả Hoàng Tụy thì cho rằng: “Giáo dục cần đề cao tính nhân văn, rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng. Nói một cách khác, phải có định hướng lại trong cách dạy cho học sinh Việt Nam thành người như thế nào chứ không chỉ nhồi nhét kiến thức để chạy theo các kỳ thi, chạy theo bằng cấp để rồi thiếu hụt những kỹ năng cần thiết cho công việc và cho cuộc sống”, TP Hà Nội, 2009. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu
- 10 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông ở một số trường THPT trên địa bàn Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh nhằm đề xuất biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THPT của Quận Bình Tân. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận của quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận Bình Tân – TP Hồ Chí Minh. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận Bình Tân. Đề xuất biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận Bình Tân trong giai đoạn hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh THPT Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và triển khai quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bàn Quận Bình Tân. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục cho học sinh THPT được xác định trong nghiên cứu luận văn là: kỹ năng học tập, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.
- 11 ̀ ̀ ược tiên hanh nghiên c Đê tai đ ́ ̀ ưu ́ ở trương trung h ̀ ọc phổ thông trên địa bàn Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, đặc biệt tập trung ở các trường: THPT An Lạc, THPT Nguyễn Hữu Cảnh, THPT Vĩnh Lộc, từ tháng 01 năm 2013. 5. Giả thuyết khoa học Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể hình thành, phát triển thông qua các hoạt động đa dạng của nhà trường gắn với đời sống xã hội. Nếu các lực lượng giáo dục trong nhà trường THPT Quận Bình Tân thực hiện tốt việc tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, đồng thời đưa học sinh vào rèn luyện kỹ năng sống thông qua các chủ đề, nội dung phong phú; thông qua các hình thức đa dạng, thông qua tạo tình huống giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng sư phạm và thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thì hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng sống sẽ được nâng cao, goṕ phân vào vi ̀ ệc thực hiện mục tiêu giao duc toan diên cho hoc sinh THPT cua ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̉ Quận Bình Tân. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục. Đề tài còn được thực hiện dựa trên quan điểm tiếp cận hệ thống cấu trúc, quan điểm lịch sử – lôgic và quan điểm thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu Nhom ph ́ ương phap nghiên c ́ ứu ly thuy ́ ết Các phương pháp được sử dụng: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài.
- 12 Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu để khái quát việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT. Nhom ph ́ ương phap nghiên c ́ ứu thực tiễn Phương phap quan sát các ho ́ ạt động giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng sống nói riêng của nhà trường. Phương pháp phỏng vấn giáo viên, học sinh. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi dùng cho giáo viên, học sinh. Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 7. Ý nghĩa của luận văn Xây dựng một số khái niệm công cụ và đề xuất một hệ thống biện pháp quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh THPT Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục nước nhà. 8. Kết cấu của luận văn Gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Kỹ năng sống Theo nhóm biên soạn tài liệu giáo dục kỹ năng sống của Vụ giáo dục thể chất mà chủ biên là Giáo sư Nguyễn Võ Kỳ Anh: “ Kỹ năng sống là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày” [1, tr.3]. Định nghĩa vừa nêu trên cũng tương đồng với định nghĩa về kỹ năng sống của Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và những hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”[1,tr37].Nói một cách rõ nghĩa, kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng được rèn luyện hoặc kinh nghiệm thực tế được sử dụng để xử lý những vấn đề trong cuộc sống. Và nó được chia ra hai phần là kỹ năng tư duy và kỹ năng ứng xử như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề, ứng phó với các tình huống, biết cảm thông, giao tiếp ứng xử hiệu quả, thuyết trình, thương thuyết… Kỹ năng sống được coi trọng vì nó có tác dụng lớn trong hình thành tư duy, nhân cách của mỗi người. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản, như sống trung thực, can đảm đối mặt với sự thật, biết thương yêu và biết cách vượt lên nghịch cảnh.
- 14 Với học sinh, khi các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, biết ứng biến tích cực với mọi tình huống xảy ra, biết cách đối diện và đương đầu, vượt qua được những khó khăn, hạn chế những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực, các em sẽ được rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, tinh thần trách nhiệm cùng khả năng diễn đạt, thuyết phục, thói quen chia sẻ, giúp đỡ người khác. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp cho các em đạt được thành công trong giai đoạn nền tảng của cuộc đời. Như vậy, có thể hiểu kỹ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy của chính mình. Hiện nay người ta quan niệm khác nhau về kỹ năng sống, chưa có một khái niệm duy nhất được tất cả mọi người công nhận. Tuy nhiên, có người cho rằng kỹ năng sống là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người được thể hiện ở hành vi tích cực trong việc xử lý hiệu quả các đòi hỏi, thử thách của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEF, “Kỹ năng sống là tập hợp nhiều tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ kỹ năng sống có thể được thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh”. Theo UNESCO, kỹ năng sống được thể hiện ở bốn trụ cột: Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
- 15 Từ những quan niệm nêu trên và qua nghiên cứu, xem xét vấn đề này, chúng ta có thể hiểu: Kỹ năng sống là khả năng của cá nhân được thể hiện trong việc giải quyết có hiệu quả những nhu cầu (cuộc sống, học tập, lao động, giải trí…) và những thách thức diễn ra trong cuộc sống. 1.1.2.Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Tiếp cận theo quá trình giáo dục, thì quá trình giáo dục kỹ năng sống là một quá trình có mục đích, có tổ chức; thông qua mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, nhằm đạt tới các mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đề ra. Việc giáo dục kỹ năng sống phải được tiến hành theo phương thức tương tác, thông qua các tình huống, kể cả trải nghiệm thực tế, không thể là những bài học lý thuyết thông thường. Như vậy, đòi hỏi đối với giáo viên phải được trang bị và thực hành thành thạo các phương pháp dạy kỹ năng sống, gần gũi, thân thiện với học sinh và còn cần có vốn sống phong phú, những trải nghiệm qua thử thách trên đường đời, và trên hết phải có tấm lòng nhân hậu. Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông bao gồm nhiều nhân tố khác nhau, từ mục tiêu GD đến nhà GD, đối tượng GD, nội dung GD, phương pháp GD, hình thức tổ chức GD , phương tiện GD, kết quả GD. Các nhân tố đó quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó có hai nhân tố mang tính chủ thể năng động, chính là nhà GD và đối tượng GD. Như vậy, có thể hiểu: Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là quá trình có mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, thông qua đó tạo điều kiện cho học sinh học tập và trải nghiệm các tình huống khác nhau, nhằm giúp cho cá nhân có được khả năng giải quyết có hiệu quả những thách thức, nhiệm vụ, đáp ứng mục
- 16 tiêu giáo dục đã xác định. 1.1.3.Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh Do đặc điểm của xã hội hiện nay, nên sự hình thành và phát triển kỹ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng đối với cá nhân và đáp ứng tiêu chí về nhân cách con người hiện đại. Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan tháng 4 năm 2000 đã thông qua kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người (Kế hoạch hành động Dakar) gồm sáu mục tiêu lớn. Trong đó, ba mục tiêu đã vạch ra rằng: “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả các thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình kỹ năng sống thích hợp”. Song, để tiến hành tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho lớp trẻ hiện nay thì không thể thiếu công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục kỹ năng sống nói riêng. Quản lý giáo dục cũng như quản lý xã hội nói chung, đó là hoạt động có ý thức của con người nhằm đạt được những mục đích đã xác định. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ th ể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái về mới về chất” [16, tr.7]. Với ý nghĩa đó, quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chính là thực hiện tốt các chức năng của quản lý, từ khâu kế hoạch hóa đến các khâu khác như tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát nhằm tạo ra
- 17 điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho việc hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đó chính là những tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các nhân tố của quá trình giáo dục, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu hình thành và phát triển kỹ năng sống cho họ. Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT là sự tổ chức, điều khiển một cách khoa học của chủ thể quản lý nhà trường đối với toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhằm đảm bảo cho quá trình này đạt được hiệu quả, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã xác định. 1.2. Nội dung quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh hiện nay 1.2.1. Quản lý chủ thể giáo dục Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo quản lý quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là: Ban Giám hiệu Nhà trường, giáo viên, ban cán sự lớp. Trong đó đảng uỷ, ban giám hiệu, giáo viên, ban cán sự lớp là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống. Chủ thể hướng dẫn chỉ đạo quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh gồm các cơ quan chức năng, văn phòng đây là những cơ quan tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động quản lý quá trình quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chủ thể trực tiếp giáo dục kỹ năng sống là đội ngũ giáo viên mà trước hết là giáo viên chủ nhiệm lớp. Do đó họ có vai trò rất lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học. Ngoài ra, còn có các tổ chức
- 18 quần chúng như: Đoàn thanh niên, Công đoàn;... tham gia giáo dục kỹ năng sống. 1.2.2. Quản lý đối tượng giáo dục Học sinh vừa là đối tượ ng giáo dục, đối tượng bị quản lý, vừa là chủ thể tự giáo dục. Quản lý đối tượng giáo dục kỹ năng sống, chính là quản lý quá trình học tập và rèn luyện, hình thành, phát triển kỹ năng sống của học sinh. Học sinh và tập thể học sinh vừa là khách thể tiếp nhận các tác động giáo dục, chịu sự điều khiển chi phối bởi mục tiêu và sự tác động thông qua các phương pháp, hình thức và các tác động khác của nhà giáo dục, lại vừa là chủ thể tự tổ chức, tự chỉ đạo quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng sống của chính mình. Như vậy, chỉ có thể nâng cao chất lượng quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống khi phát huy được đầy đủ vai trò tự quản lý, tự giáo dục kỹ năng sống của học sinh. 1.2.3. Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng sống Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng sống chính là việc thiết kế mục tiêu, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện mục tiêu đến toàn bộ các lực lượng giáo dục trong Nhà trường. Đồng thời, phải tổ chức có hiệu quả quá trình giáo dục kỹ năng sống và làm cho kết quả cuối cùng đạt được mục tiêu đề ra. Mục tiêu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một bộ phận của mục tiêu quản lý giáo dục nói chung, là trạng thái tương lai, là kết quả dự kiến cần đạt tới mà các tổ chức, các lực lượng giáo dục trong toàn trường tập trung sự nỗ lực hướng vào đó. Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống đòi hỏi việc xây dựng và quản lý mục tiêu phải được thực hiện ngay từ đầu, đó là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc triển khai và tiến hành kế hoạch hóa. 1.2.4. Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng sống
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 231 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn