Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp - Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)
lượt xem 8
download
Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp spin-off; quá trình hình thành và phát triển DN spin-off để thương mại hóa kết quả nghiên cứu; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc hình thành và phát triển các DN spin-off để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp - Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ HUYỀN TRANG NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM (Nghiên cứu trƣờng hợp: Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội-2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ HUYỀN TRANG NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM (Nghiên cứu trƣờng hợp: Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mã số: 60 34 04 12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Huy Tiến Hà Nội-2019
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Phạm Huy Tiến, ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi vì sự dìu dắt của thầy trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ. Thầy đã dành cho tôi những lời nhận xét giá trị, đóng góp những ý kiến xác đáng và khơi gợi cho tôi những ý tƣởng hay từ những trang viết đầu tiên đến khi luận văn đƣợc hoàn thành. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Thầy Vũ Cao Đàm và Thầy Đào Thanh Trƣờng. Các thầy đã cho tôi những định hƣớng từ khi có ý tƣởng sơ khai của đề cƣơng cho đến khi tôi chọn đƣợc hƣớng đi phù hợp cho đề tài của mình. Luận văn của tôi sẽ không thể hoàn thành đƣợc nếu không có sự hỗ trợ và quan tâm chân thành của gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi ngƣời vì đã luôn ở bên và động viên tôi.
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ........................................................ 4 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 5 1. Lý do nghiên cứu....................................................................................... 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 6 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 8 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 9 5. Mẫu khảo sát ............................................................................................. 9 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 9 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 9 8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết ........................................................ 9 9. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF Ở CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO ...................................................................................... 11 1.1. Hệ khái niệm ............................................................................................ 11 1.1.1. Tổ chức Khoa học và Công nghệ .................................................... 11 1.1.2. Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ .......................................... 13 1.1.3 Doanh nghiệp spin-off...................................................................... 14 1.2. Vai trò của doanh nghiệp spin-off............................................................ 17 1.3. Khái niệm rào cản .................................................................................... 19 1.4. Điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ........................................................................................................ 20 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 25 1
- CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ NHU CẦU HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.............. 26 2.1. Tổng quan thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ và hình thành spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam hiện nay .......... 26 2.1.1. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ.............................. 26 2.1.2. Thực trạng về doanh nghiệp spin-off ............................................ 27 2.2 Thực trạng tại hoạt động khoa học và công nghệ tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Academy of Science and Technology, viết tắt là VAST) ............................................................................................. 28 2.3. Thực trạng hoạt động KH&CN ở Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội .. 38 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 42 CHƢƠNG 3. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 43 3.1. Rào cản về môi trƣờng thể chế................................................................. 43 3.1.1. Môi trường kinh tế thị trường ....................................................... 43 3.1.2. Hành lang pháp lý cho doanh nghiệp spin-off.............................. 46 3.1.3. Hỗ trợ về tài chính ........................................................................ 51 3.2. Rào cản về năng lực và chính sách vi mô của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo .................................................................................................................... 54 3.2.1. Chính sách về nhân lực ................................................................. 56 3.2.2. Chính sách về Tài sản Trí tuệ ....................................................... 57 3.2.3. Chính sách tài chính ..................................................................... 60 3.2.4. Chính sách về quyền sở hữu cổ phần và quản trị doanh nghiệp .. 61 2
- 3.3. Rào cản về năng lực của nhà sáng lập spin-off và ý chí của ngƣời lãnh đạo cơ sở nghiên cứu và đào tạo ..................................................................... 63 3.3.1 Người sáng lập spin-off thiếu năng lực kinh doanh và khả năng thích ứng với quá trình thương mại hóa ......................................................... 63 3.3.2. Tinh thần kinh thương của nhà sáng lập ...................................... 64 3.3.3. Ý chí của người lãnh đạo .............................................................. 66 3.4. Giải pháp khắc phục rào cản .................................................................... 67 3.4.1. Giải pháp về môi trường thể chế .................................................. 67 3.4.2. Chính sách hỗ trợ của bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo ..... 68 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 79 3
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU STT Tên sơ đồ bảng biểu 1 Hình 1.1: Các giai đoạn hình thành spin-off trong trƣờng đại học 2 Hình 2.1. Số lƣợng nhân lực khoa học đạt trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ/TSKH và PGS/GS từ năm 2014 đến năm 2018 3 Hình 2.2 Tổng kinh phí hoạt động hàng năm của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013-2018 4 Hình 2.3 Cơ cấu kinh phí hoạt động hàng năm của Viện Hàn lâm giai đoạn 2013-2018 (kinh phí giao đầu năm) 5 Hình 2.4. Tổng quan về tình hình phát triển các doanh nghiệp spin- off ở Viện Hàn lâm KH&CN VN 6 Hình 2.5. Trình độ cán bộ, viên chức tại Trƣờng ĐHBKHN giai đoạn 2017-2018 7 Bảng 2.1. Kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN giai đoạn 2011 - 2015 của Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội 8 Bảng 3.1. Một số chƣơng trình tài trợ của Chính phủ 4
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong xã hội hiện đại ngày nay, ảnh hƣởng của khoa học đối với quá trình tăng trƣởng kinh tế ngày càng đƣợc công nhận. Feller (1990) đã tuyên bố rằng các trƣờng đại học đang ngày càng đƣợc coi là 'động lực tăng trƣởng kinh tế' của các Chính phủ [33]. Trong những thập kỷ qua, các trƣờng đại học đã chuyển dịch dần từ mô hình truyền thống, chỉ tập trung vào hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu và giảng dạy, sang mô hình trƣờng đại học gắn kết với doanh nghiệp, hƣớng tới một nhiệm vụ thứ ba: thƣơng mại hóa. Đây là xu thế phát triển hiện nay của nhiều trƣờng đại học hàng đầu tại các nƣớc phát triển trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi này còn chƣa có những bƣớc tiến rõ nét. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở khu vực nghiên cứu và đào tạo vẫn chƣa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy phát triển xã hội. Nền giáo dục đại học ở Việt Nam đang phải đối mặt với sự thay đổi mạnh mẽ cả về tƣ duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp, đòi hỏi Nhà trƣờng cần đẩy cao hơn sự chủ động và đóng góp của mình vào xã hội, bằng việc đƣa những sản phẩm tri thức mình tạo ra gần hơn nữa với nhu cầu thực tiễn và thúc đẩy nhanh chóng khả năng ứng dụng của những sản phẩm đó. Các viện nghiên cứu và trƣờng đại học là hai thành phần quan trọng trong việc tạo ra và tích lũy kiến thức trong xã hội. Họ tạo ra một lực lƣợng lao động có tay nghề cao cho doanh nghiệp, khu vực công và tạo ra kiến thức mới thông qua các hoạt động nghiên cứu. Hai chức năng này nên đƣợc liên kết với nhau, đặc biệt bao gồm việc chuyển giao kiến thức hiệu quả từ nghiên cứu vào thực tiễn kinh tế. Chức năng này rất quan trọng đặc biệt là đối với nguồn nhân lực và đảm bảo tiến bộ công nghệ của nền kinh tế. Thành lập các công ty spin-off trong môi trƣờng học thuật là một cách để đƣa kiến thức và công nghệ từ môi trƣờng nghiên cứu vào thực tiễn. Các doanh nghiệp spin-off có thể đƣợc định nghĩa hẹp là các công ty khai thác tài sản trí tuệ hoặc các sáng chế đƣợc tạo ra từ nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu (trƣờng đại học hoặc 5
- viện nghiên cứu) [32, tr.211]. Tuy nhiên, các doanh nghiệp spin-off thƣờng không sử dụng tài sản trí tuệ thuộc sở hữu chính thức của trƣờng đại học. Do đó, họ có đặc điểm chung là các doanh nghiệp mới đƣợc thành lập để áp dụng kiến thức học thuật, cơ sở hạ tầng học thuật và kết quả đạt đƣợc của các trƣờng đại học, và tiếp tục thƣơng mại hóa thành công chúng. Doanh nghiệp spin-off đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng liên kết giữa cơ sơ nghiên cứu - đào tạo và doanh nghiệp. Số lƣợng bằng sáng chế công nghệ và spin-offs bắt nguồn từ nghiên cứu trong trƣờng đại học/viện nghiên cứu có tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nƣớc và khu vực. Tuy vậy, tại Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp spin-off còn chƣa phổ biến, việc hình thành các doanh nghiệp spin-off còn gặp nhiều rào cản do chƣa có thể chế tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng quyền tự chủ cho một số lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, phối hợp đào tạo, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu. Xuất phát từ lý do trên, đề tài này sẽ nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài về doanh nghiệp spin-off trong cơ sở nghiên cứu và đào tạo. Tác giả Trần Văn Dũng (2008) đã trình bày một số khái niệm, quá trình, nguồn gốc và ba điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off trong các trƣờng đại học bao gồm: công nghệ có bản quyền, đội ngũ khoa học có tinh thần kinh doanh và vốn đầu tƣ [7, tr.20]. Tác giả Đỗ Thị Thanh Nga (2014) đã có bài nghiên cứu về "Hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của Spin-off trong các trƣờng đại học của Việt Nam", trong đó tác giả nhấn mạnh việc hoàn thiện thiết chế chính sách cho spin-off ở cả cấp độ vĩ mô (chính phủ) và vi mô (trƣờng đại học) sẽ tăng cƣờng hiệu quả hoạt động cho loại hình tổ chức này [15, tr.61]. 6
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Quang Tuấn (2016) đã cung cấp một cái nhìn chi tiết về những điều kiện cần và đủ để hình thành các doanh nghiệp công nghệ-vệ tinh. Trong đó tác giả phân tích điều kiện cần bao gồm môi trƣờng kinh tế thị trƣờng và môi trƣờng chính sách, còn điều kiện đủ bao gồm tiềm lực của tổ chức mẹ, sản phẩm hoạt động khoa học có thể thƣơng mại hóa, điều kiện phát triển các hƣớng nghiên cứu mới, và môi trƣờng nghiên cứu khoa học [21, tr.70]. Cuốn sách Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ của các tác giả Mai Hà, Đào Thanh Trƣờng, và Phạm Văn Tuyên (2015) đã tổng hợp và phân tích nhiều khía cạnh khác nhau, cả lý luận và thực tiễn liên quan đến doanh nghiệp KH&CN Việt Nam [9, tr.25]. Vai trò thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp spin-off tại Việt Nam trong thập niên 90 đã đƣợc làm rõ trong bài báo "Commercialization of Research through Spin-off Enterprises in Vietnam during the 1990s" của nhóm tác giả Erik Baark, Mai Hà, Phạm Tuấn Huy và Phạm Thị Bích Ngọc (2019) [26]. Trong đó, nhóm tác giả đã chỉ ra những khó khăn mà các doanh nghiệp spin-off của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia lúc bấy giờ) phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam sau Đổi mới. Tác giả Pinaki N. Pattnaik và Satyendra C. Pandey (2014) đã có bài nghiên cứu về "University Spinoffs: What, Why, and How?" [42, tr.44-50]. Nhóm tác giả đã xem xét các tài liệu có sẵn về spin-offs đại học và trình bày một cái nhìn tổng quan toàn diện về định nghĩa spin-offs trong trƣờng đại học, tại sao chúng quan trọng, điều gì làm cho chúng trở nên quan trọng và chúng có thể đƣợc tạo ra nhƣ thế nào. Ngoài việc xem xét các mô hình hình thành hiện tại của spin-offs đại học, nhóm tác giả cũng đề xuất một mô hình mới có nhiều giai đoạn và toàn diện hơn. Tác giả Fini và cộng sự (2016) đã có một nghiên cứu xuyên quốc gia về các yếu tố thể chế quyết định tới số lƣợng và chất lƣợng của các spin-offs của 7
- trƣờng đại học [34, tr.370]. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã phân tích các doanh nghiệp spin-offs trong trƣờng đại học ở ba nƣớc châu Âu và chỉ ra rằng những thay đổi trong khung thể chế có ảnh hƣởng tích cực đến số lƣợng spin-offs đƣợc tạo ra, tuy nhiên tác động này chỉ mang tính chất biểu tƣởng hơn là có tính lâu dài, nghĩa là không thể cải thiện tác động kinh tế tiềm tàng của các doanh nghiệp này. Ndonzuau, Pirnay và Surlemont (2002) phân tích quá trình hình thành DN spin-off dƣới góc độ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức R&D vào thị trƣờng, hình thành DN khoa học là hình thức chuyển giao CN có hiệu quả [41, tr.285]. Hàng loạt các vấn đề đặt ra khi hình thành DN spin-off đƣợc đề cập đến nhƣ sự cần thiết hình thành vốn đầu tƣ mạo hiểm cho các nhà khoa học có tinh thần kinh thƣơng, vai trò của khu CN cao trong việc tạo điều kiện cho các spin-off hoạt động trong giai đoạn đầu. Theo nghiên cứu của các tác giả, quá trình hình thành DN khoa học spin-off gồm 4 giai đoạn: (1) Tạo nên ý tƣởng kinh doanh từ kết quả nghiên cứu; (2) Hình thành những dự án đầu tƣ dựa trên những ý tƣởng kinh doanh; (3) Thành lập DN spin-off từ những dự án đầu tƣ trên; (4) Tiếp tục hoàn thiện và khẳng định sự phát triển của DN. 3. Mục tiêu nghiên cứu 1) Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: - Làm rõ rào cản trong việc hình thành các doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam. 2) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, mô hình doanh nghiệp spin-off, khái niệm rào cản và điều kiện để hình thành doanh nghiệp spin-off; - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các doanh nghiệp spin-offs trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam; - Tìm hiểu hiện trạng những rào cản trong việc hình thành các doanh nghiệp spin-offs trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam; 8
- - Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các rào cản đến sự hình thành doanh nghiệp spin-offs trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu 1) Giới hạn phạm vi về nội dung: các rào cản trong việc hình thành các doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam. 2) Giới hạn phạm vi thời gian: 2010-2018. 3) Giới hạn phạm vi không gian: Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 5. Mẫu khảo sát - Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 6. Câu hỏi nghiên cứu - Những rào cản trong việc hình thành các doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam là gì? 7. Giả thuyết nghiên cứu Các rào cản chính ảnh hƣởng đến sự hình thành các doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam bao gồm môi trƣờng thể chế chƣa sẵn sàng, thiếu các chính sách hỗ trợ từ bản thân cơ sở nghiên cứu và đào tạo, và năng lực kinh thƣơng của nhà sáng lập spin-off. 8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích và tổng hợp tài liệu về doanh nghiệp spin-off, điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. - Phỏng vấn sâu chuyên gia: nghiên cứu đã phỏng vấn 15 chuyên gia trong lĩnh vực chính sách, các nhà khoa học, nghiên cứu viên trong các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia về spin-off. 9. Nội dung nghiên cứu 1) Luận cứ lý thuyết: Khái niệm: 9
- - Tổ chức khoa học và công nghệ - Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Doanh nghiệp spin-off - Khái niệm Rào cản - Điều kiện hình thành các doanh nghiệp spin-off - Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành doanh nghiệp spin-off 2) Luận cứ thực tế: - Nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin về thực trạng việc hình thành spin-off trong các trƣờng ĐH, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành spin- off, các chính sách của chính phủ và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo đối với doanh nghiệp spin-off; - Tại Việt Nam, mô hình spin-off chƣa đƣợc phát triển. Ở nhiều trƣờng đại học và cơ sở nghiên cứu, các kết quả có tính ứng dụng thƣờng đƣợc chuyển giao một cách vội vã hoặc bị bỏ qua vì không đƣợc đầu tƣ thƣơng mại hóa; - Phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực phân tích chính sách, quản lý khoa học và công nghệ, các nhà khoa học, nghiên cứu viên trong các trƣờng đại học, viện nghiên cứu. 10. Kết cấu luận văn: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về những rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin-off ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ và nhu cầu hình thành doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam hiện nay Chƣơng 3. Các rào cản đối với sự hình thành doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam 10
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP SPIN-OFF Ở CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Hệ khái niệm 1.1.1. Tổ chức Khoa học và Công nghệ Tổ chức KH&CN là những tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, triển khai thực nghiệm và hoạt động dịch vụ KH&CN, đƣợc thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật [18, Điều 3]. Theo Luật KH&CN (2013), các loại hình tổ chức KH&CN bao gồm: - Các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đƣợc tổ chức dƣới dạng viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và một số hình thức khác (gọi chung là tổ chức R&D); - Các cơ sở giáo dục đại học đƣợc tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bao gồm: các đại học quốc gia, các đại học vùng (gọi chung là đại học); các trƣờng đại học (xem thêm luật đại học), học viện; các trƣờng cao đẳng; các viện nghiên cứu khoa học đƣợc phép đào tạo trình độ tiến sĩ; - Các tổ chức dịch vụ KH&CN đƣợc tổ chức dƣới hình thức trung tâm, văn phòng; phòng thí nghiệm và các hình thức khác do Bộ trƣởng Bộ KH&CN quy định. a. Tổ chức nghiên cứu triển khai công lập Hệ thống các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập của Việt Nam bao gồm: Các viện hàn lâm khoa học thuộc Chính phủ: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam; Các tổ chức R&D do Chính phủ, Thủ tƣớng hoặc Bộ trƣởng thành lập, trực thuộc các Bộ, tổ chức ngang bộ, tổ chức thuộc Chính phủ (không kể hai viện hàn lâm); Các tổ chức R&D thuộc UBND cấp tỉnh; 11
- Các tổ chức R&D do các tổ chức Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập thành lập theo thẩm quyền; Các tổ chức R&D thuộc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nƣớc. b. Đại học, trường đại học, học viện và cao đẳng Các đại học, trƣờng đại học, học viện và cao đẳng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ KH&CN theo quy định của Luật KH&CN, Luật Giáo dục đại học và các quy định khác của pháp luật. Trƣờng đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ KH&CN ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc và nghiên cứu khoa học về giáo dục. Trong nhiều trƣờng đại học có thành lập các tổ chức R&D (các viện, trung tâm nghiên cứu). Theo Luật Giáo dục đại học (2012) các cơ sở giáo dục đại học bao gồm [17, Điều 7]: Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); Trƣờng đại học, học viện; Trƣờng cao đẳng; Viện nghiên cứu khoa học đƣợc phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Theo Nghị định số 186/2013/NĐ-CP do Thủ tƣớng Chính phủ, Đại học Quốc gia là cơ sở giáo dục công lập bao gồm tổ hợp các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ [4, Điều 2]. Hiện nay, ở Việt Nam, Chính phủ đã thành lập 2 đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. c. Tổ chức dịch vụ KH&CN Tổ chức dịch vụ KH&CN đƣợc tổ chức dƣới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác, có chức năng chủ yếu là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động R&D; hoạt động liên quan đến sở hữu công nghiệp và CGCN, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lƣờng, chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ hạt nhân, năng lƣợng nguyên tử; 12
- dịch vụ về thông tin, tƣ vấn, đào tạo, bồi dƣỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. 1.1.2. Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Trên thế giới, khái niệm doanh nghiệp KH&CN xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ 20 tại các nƣớc công nghiệp phát triển, dƣới các tên gọi khác nhau nhƣ doanh nghiệp dựa trên tri thức (knowledge-based firm); doanh nghiệp dựa trên khoa học (science-based firm), doanh nghiệp dựa trên công nghệ (technology-based firm), doanh nghiệp spin-off. Tại Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN đƣợc nhắc đến trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX (2002) nhƣ sau: “Từng bƣớc chuyển các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp”. Ngày 01 tháng 02 năm 2019, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019, để thay thế Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Theo Nghị định này, doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp đƣợc thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ [5]. Trong đó, kết quả khoa học và công nghệ đƣợc thể hiện dƣới một trong các hình thức sau: a) Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc đƣợc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên; chƣơng trình máy tính đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; b) Giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; 13
- c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt đƣợc các giải thƣởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thƣởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thƣởng theo quy định của pháp luật về giải thƣởng khoa học và công nghệ; d) Các kết quả khoa học và công nghệ đƣợc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận theo quy định của pháp luật; đ) Công nghệ nhận chuyển giao đƣợc cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật. Theo Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên và Đào Thanh Trƣờng (2015), doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp thỏa mãn hai yếu tố sau [9, tr. 15]: - Thứ nhất, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc áp dụng kỹ năng hoặc tri thức KH&CN, áp dụng đó là một áp dụng mới đầu tiên (novel) của công nghệ tiên tiến hoặc sử dụng công nghệ không phải tiên tiến nhƣng theo cách đổi mới (innovative) để đƣa ra sản phẩm hoặc một dịch vụ hoàn toàn mới (new); - Thứ hai, các hoạt động của doanh nghiệp theo đuổi yếu tố công nghệ nhƣ một nguồn lực chính cho lợi thế cạnh tranh. 1.1.3 Doanh nghiệp spin-off Shane định nghĩa một spin-off trong trƣờng đại học/cơ sở nghiên cứu là một doanh nghiệp mới đƣợc thành lập để khai thác tài sản trí tuệ đƣợc tạo ra trong một tổ chức học thuật [45, tr.4]. Định nghĩa của Shane bao gồm ba khía cạnh quan trọng của một spin-off. Đầu tiên, sự thành lập của một doanh nghiệp mới và độc lập, tức là, một thực thể pháp lý mới phải đƣợc thành lập. Thứ hai, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp dựa trên sở hữu trí tuệ. Shane lƣu ý rằng phần sở hữu trí tuệ này không cần phải đƣợc bảo vệ (ví dụ: bằng sáng chế hoặc bản quyền) hoặc đƣợc cấp phép [45, tr.6]. Nhiều spin-off khai thác tài sản trí tuệ mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào. Cuối cùng, tài sản trí tuệ đƣợc khai thác phải đƣợc tạo ra trong một tổ chức học thuật. 14
- Bianchi (2006) giới thiệu một định nghĩa rộng về doanh nghiệp spin-off dựa trên khoa học và công nghệ (science and technology-based-spin-off) nhƣ sau: các doanh nghiệp mới đƣợc thành lập mà đáp ứng một trong các tiêu chí sau: (a) sự tồn tại của một tổ chức mẹ (viện nghiên cứu/trƣờng đại học) hoặc một công ty mẹ mà ít nhất một ngƣời sáng lập của doanh nghiệp spin-off đang làm việc trong vai trò nhà khoa học hoặc nhân viên kỹ thuật; (b) doanh nghiệp mới chủ yếu dựa vào kiến thức công nghệ hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) (không nhất thiết phải ở dạng cấp phép hoặc bằng sáng chế): (c) tổ chức mẹ đã đầu tƣ vốn vào doanh nghiệp hoặc trực tiếp thành lập doanh nghiệp mới [27, tr.195]. Theo khái niệm của Đại học Alberta ở Canada: “Một công ty spin-off của Đại học Alberta là một doanh nghiệp mà hoạt động sản xuất kinh doanh của nó chủ yếu khởi nguồn từ sự ứng dụng hoặc sử dụng một công nghệ và/hoặc một Know-how do một chƣơng trình nghiên cứu của Đại học Alberta đã hoặc đang phát triển ra. Doanh nghiệp mới này đƣợc lập ra nhằm (1) chuyển giao một bản quyền sáng chế; (2) để tài trợ nghiên cứu phát triển tiếp một công nghệ hoặc sáng chế mà công ty sẽ chuyển giao, hoặc (3) để cung cấp một dịch vụ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của Đại học tạo ra”. Theo Robert và Malone (1996), spin-off đƣợc thành lập do 4 nhóm tác nhân: (1) Ngƣời tạo ra công nghệ (technology originator): ngƣời hoặc tổ chức tạo ra công nghệ từ công đoạn nghiên cứu cơ bản đến triển khai thực nghiệm và có thể chuyển giao công nghệ; (2) Tổ chức mẹ (parent organization): Tổ chức NC&TK có vai trò hỗ trợ hoặc ngăn cản quá trình thành lập bằng cách kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ (SHTT); (3) Nhà nghiên cứu hoặc một nhóm nghiên cứu có tinh thần kinh thƣơng (the entrepreneur or entrepreneurial team): ngƣời sử dụng công nghệ do tổ chức mẹ tạo nên và có ý định thành lập doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ đó; (4) Nhà đầu tƣ mạo hiểm (the venture investor): cung cấp tài trợ cho việc thành lập doanh nghiệp mới và đổi lại đƣợc cổ phần trong doanh nghiệp [44, tr. 30]. 15
- Trong nghiên cứu của mình, bên cạnh việc định nghĩa một spin-off là một công ty mới đƣợc thành lập (1) bởi các cá nhân là cựu thành viên của tổ chức mẹ và với (2) một công nghệ cốt lõi đƣợc chuyển giao từ tổ chức mẹ, Steffensen và cộng sự còn xác định hai loại spin-offs: loại thứ nhất (1) đƣợc lên kế hoạch, khi mà công ty mới là kết quả từ sự nỗ lực có tổ chức của tổ chức mẹ; loại thứ hai (2) xảy ra một cách tự nhiên, khi nhà sáng lập đã phát hiện ra cơ hội thị trƣờng và thành lập một công ty spin-off với rất ít sự khích lệ (thậm chí là không khuyến khích) từ tổ chức mẹ [48]. Ở Việt Nam, thuật ngữ spin-off mặc dù không còn mới mẻ tuy nhiên cũng chƣa đƣợc phổ biến nhƣ start-up. Theo Phạm Huy Tiến (2006), doanh nghiệp spin-off là doanh nghiệp đƣợc hình thành do một (hoặc nhóm) nhà khoa học – sáng lập viên có tinh thần kinh thƣơng tách khỏi “tổ chức mẹ" (trƣờng đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm) để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh độc lập mới. Tổ chức mẹ hỗ trợ cho doanh nghiệp spin-off bằng cách cho phép chuyển giao tri thức, năng lực hoặc các phƣơng tiện trực tiếp [19, tr.29]. Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2006), doanh nghiệp KH&CN, tức xí nghiệp spin-off là đơn vị có chức năng làm triển khai, có thể bắt đầu từ giai đoạn chế tác vật mẫu, làm pilot, ƣơm tạo, và cuối cùng là “sản xuất” ra các công nghệ và bán (chuyển giao) các công nghệ đó cho các xí nghiệp công nghiệp [8]. Theo Thạch Anh (2006), doanh nghiệp spin-off là một bộ phận hữu cơ của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo (viện hay trƣờng đại học) nhƣng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp [2]. Song "hàm lƣợng chất xám" chính là điều kiện tiên quyết của DN spin-off và khiến nó khác biệt với các DN khoa học khác. DN spin-off là một khối gắn kết cố định phòng thí nghiệm - nhà khoa học - nhà sản xuất, nó vừa tạo quyền chủ động cho nhà khoa học, vừa giúp nhanh chóng đƣa sản phẩm công nghệ cao ra thị trƣờng. Ngoài spin-off, còn một loại hình DN khoa học nữa là DN start-up (hay "DN khởi nghiệp"). Nhƣng khác với DN spin-off, DN start-up chỉ nằm trong khu vực "vƣờn ƣơm" (technology park) và không nhất thiết phải gắn với cơ sở nghiên cứu. Công 16
- nghệ của DN start-up không nhất thiết phải là công nghệ cao, kết quả nghiên cứu cũng có thể lấy từ nơi khác đến. Nếu nhƣ ngƣời thành lập và điều hành DN spin-off nhất thiết phải chính là nhà khoa học chủ nhân của phát kiến công nghệ cao, thì ai cũng có thể thành lập và điều hành DN start-up. Trong các DN khoa học, có thể có hàng trăm DN start-up, nhƣng chỉ rất ít trong đó là DN spin-off [2]. Cernescu và Dungan (2015) cũng cho rằng Spin-offs chắc chắn rất khác với các công ty khởi nghiệp công nghệ cao khác, sự khác biệt quan trọng nhất giữa spin-off và start-up là nguồn gốc của công ty. Nếu một spin-off đƣợc sinh ra trong một tổ chức (một trƣờng đại học, một công ty hoặc một viện nghiên cứu), một start-up đƣợc sinh ra từ một ý tƣởng, một doanh nghiệp sáng tạo hoặc kết quả đổi mới [29, tr.35]. Một spin-off đƣợc tạo ra bởi các trƣờng đại học thì đội ngũ nhân sự và công nghệ bắt nguồn từ các trƣờng đại học, cũng nhƣ nguồn tài trợ và đội ngũ quản lý đến từ các trƣờng đại học. Trong doanh nghiệp start-up, trƣờng đại học cũng tham gia nhƣng chỉ đóng vai trò gián tiếp nhƣ giáo dục các nhà sáng lập khởi nghiệp hoặc chiếm quyền sử dụng bằng sáng chế hoặc kết quả nghiên cứu. Các tài liệu cho thấy có rất là nhiều cách định nghĩa, khái niệm khác nhau trên thế giới và ở Việt Nam về doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm doanh nghiệp spin-off nhƣ sau: Doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo là doanh nghiệp mới được tạo ra để khai thác các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được phát triển trong trường đại học và viện nghiên cứu dựa trên thỏa thuận tài chính giữa doanh nghiệp và trường/viện, và được sáng lập bởi nhà khoa học, học viên, sinh viên đang học tập và công tác tại cơ sở đấy. 1.2. Vai trò của doanh nghiệp spin-off Các doanh nghiệp spin-off đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và đóng góp vào sự phát triển của nền khoa học và công nghệ. Tạ Hải 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn