intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

22
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài "Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam" là nghiên cứu thực trạng cơ sở lý luận về chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam; Thực trạng chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách bảo hộ quyền SHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế NGUYỄN NGỌC THÁI Hà Nội - 2022
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số:8340410 Họ và tên: NGUYỄN NGỌC THÁI Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. LÊ THỊ THU HÀ. Hà Nội - 2022
  3. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu “Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam” là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Lê Thị Thu Hà. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 02 năm 2022 Tác giả Nguyễn Ngọc Thái
  4. 3 LỜI CẢM ƠN
  5. 4 MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 8 DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ 9 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ........................................... 15 1.1. Tổng quan về chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ....................................... 15 1.1.1. Khái niệm chính sách bảo hộ quyền SHTT .............................................. 15 1.1.2 Vai trò của chính sách bảo hộ quyền SHTT............................................. 16 1.1.3. Nội dung của chính sách bảo hộ quyền SHTT............................................. 18 1.2. Tổng quan về Doanh nghiệp khởi nghiệp .......................................................... 20 1.2.1. Khái niệm Doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) ....................................... 20 1.2.3. Hệ sinh thái khởi nghiệp .......................................................................... 24 1.3. Vai trò của các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các DNKN ........... 25 1.4. Nội dung của chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp ........................................................................................................................ 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ........................ 30 2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam ........................... 30 2.1.1. Số lượng ....................................................................................................... 30 2.1.2. Chất lượng ................................................................................................... 33 2.1.3. Quy mô, lĩnh vực khởi nghiệp ...................................................................... 36 2.2. Các hình thức bảo hộ và nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ cho các Doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam .................................................................... 37 2.2.1. Cách thức tiếp cận ....................................................................................... 37 2.2.2. Các hình thức bảo hộ ................................................................................... 38 2.2.3. Nguyên tắc bảo hộ ....................................................................................... 42 2.3. Thực trạng chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................................... 46
  6. 5 2.3.1. Thực trạng chính sách, pháp luật về quản trị sở hữu trí tuệ đối với các DNKN ở Việt Nam ................................................................................................. 46 2.3.2. Nột số ví dụ về chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay ............... 51 2.4. Thực tiễn trong việc thực hiện chính sách, quy định pháp luật về QSHTT đối với các DN khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay .......................................................... 54 2.5. Các biện pháp xử lý, bảo vệ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ................................................................... 57 2.5.1. Xử lý bằng biện pháp dân sự ....................................................................... 57 2.5.2. Xử lý bằng biện pháp hành chính ................................................................ 59 2.5.3. Xử lý bằng biện pháp hình sự ...................................................................... 64 2.6. Đánh giá chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................................... 64 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ............................................................................................................................. 68 3.1. Nhu cầu cần hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ......................................................................................... 68 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. .................................................................................. 71 3.2.1. Nâng cao nămg lực của các doanh nhân khởi nghiệp................................. 71 3.2.2. Tổ chức cùng tham gia hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp................................. 72 3.2.3. Xây dựng hành lang pháp lí đồng bộ........................................................... 73 3.2.4. Xây dựng quy định riêng về pháp luật bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế ................... 74 3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin cho các chủ thể là bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ............................................................... 75 3.2.6. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các Cơ quan nhà nước và của các Hiệp hội trong thực thi pháp luật về SHTT trong tiến trình hội nhập ................... 76 3.3. Các kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. ........................................................................................ 78 3.3.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp...................................................................................... 78
  7. 6 3.3.2. Thúc đẩy vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương .......... 80 Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 85
  8. 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 CP TPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác toàn diện Progressive Agreement và tiến bộ xuyên Thái Bình for Trans-Pacific Dương Partnership 2 KTS Kỹ thuật số 3 QGT Quyền tác giả 4 SHTT Sở hữu trí tuệ 5 TRIPs Agreement on Trade - Hiệp định về các khía cạnh Related Aspects of Irs thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 6 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 7 WIPO World Intellectual Property Tổ chức sở hữu trí tuệ thế Organization giới
  9. 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU
  10. 9 DANH MỤC HÌNH
  11. 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tài sản trí tuệ (TSTT) là những sản phẩm được con người tạo ra nhờ chính trí tuệ của mình, nó có thể bắt đầu từ những hoạt động sáng tạo trong chính cuộc sống của con người hoặc trong nhiều lĩnh vực đời sống khác. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình và không thể xác định do đặc điểm vật chất của nó, tuy nhiên, tài sản trí tuệ lại là một loại tài sản có giá trị lớn nhờ những lợi nhuận mà nó mang lại cho người sở hữu. Tài sản trí tuệ bao gồm: các sáng chế, nhãn hiệu; các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các ý tưởng khoa học, kỹ thuật; giống cây trồng mới; bí quyết kinh doanh; bản ghi âm, chương trình biểu diễn hay cũng có thể là công thức pha chế một món đồ uống nào đó,... Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề mang tính cấp thiết và cần được quan tâm hơn nữa, bởi việc này mang một ý nghĩa quan trọng không chỉ với chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể sản xuất hay người kinh doanh, người tiêu dùng mà việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của một quốc gia. Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một sự tôn trọng, ghi nhận những đóng góp của họ, đồng thời cũng khuyến khích, thúc đẩy họ tiếp tục sáng tạo, cống hiến cho nghiên cứu khoa học, từ đó làm ra nhiều sản phẩm có ích trong đời sống phục vụ con người. Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất cho các nhà sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy họ phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Đối với người tiêu dùng: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp cận và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ chính hãng, chất lượng cao, đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đối với một quốc gia: Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ lại càng quan trọng hơn, sở hữu trí tuệ chính là “một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, chính vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả sẽ giúp quốc gia đó có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời nó cũng là động lực để thúc đẩy cả một nền kinh tế đi lên, tạo nhiều cơ hội hợp tác về công nghệ, khoa học kỹ thuật với các quốc gia khác trên thế giới cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ, các tài sản hữu hình cũng như vô hình đang luân chuyển một cách liên tục giữa các quốc gia, do đó, việc bảo vệ
  12. 11 quyền sở hữu trí tuệ còn là bảo vệ lợi ích của cả quốc gia. Hơn nữa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa chính trị. "Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ bắt buộc, điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và với các quốc gia muốn trở thành thành viên của tổ chức này. Nhiều nước, đặc biệt là những nước phát triển, đã coi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là điều kiện không thể thiếu để thiết lập các quan hệ thương mại, việc thực hiện không đầy đủ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể tạo ra sự căng thẳng về thương mại. Hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam bắt đầu tử những năm 2004-2005 và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2015-2020. Theo tạp chí kinh tế The Economist “kinh nghiệm khởi nghiệp tại những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Israel cho thấy điều quyết định đến giá trị doanh nghiệp là đăng ký quyền SHTT để bảo hộ thương hiệu; 100% giá trị của các công ty khởi nghiệp tại Mỹ là dựa vào SHTT”. Một trong những đặc điểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp là sự non trẻ về kinh nghiệm tham gia thị trường và nguồn vốn hạn chế. Tại Việt Nam cũng vậy, các doanh nghiêp khởi nghiệp đang bị cuốn vào việc phát triển sản phẩm, gọi vốn đầu tư, lập kế hoạch quảng cáo và bán hàng mà bỏ quên tầm quan trọng của việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp mình. Trong khi đó SHTT là tài sản vô hình quan trọng nhất, có khi chiếm 90-97% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp khởi nghiệp. Do đó, nếu các doanh nghiệp khởi nghiệp bỏ quên hay không quan tâm đúng mức tới việc đăng ký bảo hộ SHTT sẽ dẫn đến sự tổn thương và mất mát khi gặp phải những những vấn đề tranh chấp, kiện tụng bản quyền. Hiện nay các nghiên cứu về SHTT còn hạn chế đặc biệt là những nghiên cứu về SHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trước bối cảnh đó, tác giả lựa chọn đề tài: "Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam" để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình với mục đích tìm hiểu về các chính sách bảo hộ quyền SHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam như một sự gợi mở cho các doanh nghiệp có thêm nguồn tài liệu trong hoạt động khởi nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
  13. 12 Các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất hiện từ những năm 2012 – 2013, tuy nhiên phải đến năm 2016 – năm được đánh giá là “Quốc gia khởi nghiệp” – thì làn sóng khởi nghiệp mới nở rộ mạnh mẽ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam mới dần được chú trọng hơn. Các tài liệu nghiên cứu về chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trước bài luận văn này đã đưa ra được các đánh giá và đề xuất về từng lĩnh vực trong nghiên cứu các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đó là: Luận án tiến sĩ “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế liên quan đến dược phẩm tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Lê Thị Bích Thủy (2021) đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế liên quan đến dược phẩm ở Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả bảo hộ sáng chế liên quan đến dược phẩm cũng như phát huy giá trị của nhóm đối tượng này ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tổng quan “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ” do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn. Trong bài tổng quan, các lý thuyết về định nghĩa, đặc điểm, vai trò và thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp được đưa ra chi tiết, cùng với đó, các nghiên cứu về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới cũng được đưa ra. Bài tổng quan chọn đối tượng nghiên cứu là chính sách, vì thế nội dung của bài nghiên cứu tổng quan này tập trung vào phân tích vai trò của Chính sách chính phủ đối với các công ty khởi nghiệp, với việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Từ đó, các định hướng phát triển, cải thiện chính xác được đưa ra và lí giải chi tiết. - Nghiên cứu “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chính sách hỗ trợ phát triển: Đánh giá tại bốn địa phương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”. Bằng phương pháp phân tích nội dung, nghiên cứu này khảo sát và đưa ra những đánh giá về mức độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và hiện trạng các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái tại bốn thành phố lớn Cần Thơ,
  14. 13 Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho các chính quyền thành phố. Và cùng với đó là rất nhiều những bài viết, bài bảo nhỏ trên các trang báo, các cộng đồng khởi nghiệp. Hàng năm, những thay đổi của hệ thống pháp luật, những bước tiến phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam luôn được cập nhật liên tục. Với bài luận văn này, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu đáng giá về chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trước đó, đồng thời các phân tích về các yếu tố thành phần khác được tổng hợp bên cạnh những nghiên cứu đánh giá về yếu tố Chính sách Chính phủ từ các nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu thực trạng cơ sở lý luận về chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam; Thực trạng chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách bảo hộ quyền SHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, nhiệm vụ nghiên cứu của bài luận văn là: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ QSHTT với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng các DNKN tại Việt Nam đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất về đối tượng nghiên cứu, từ đó có những đánh giá chính xác nhất. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
  15. 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam - Về thời gian: nghiên cứu giai đoạn 2017-2021 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: để thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, các báo cáo của các cơ quan quản lý … Các dữ liệu thu thập được được tác giả sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng của các quy định chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam - Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả sử dụng phương pháp định tính bằng các phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và tổng hợp để phân tích các dữ liệu thứ cấp. 6. Bố cục luận văn Luận văn được triển khai với 3 chương chính, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, cụ thể: Chương 1: Tổng quan chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Chương 2: Thực trạng chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện chính sách về bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam
  16. 15 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP 1.1. Tổng quan về chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 1.1.1. Khái niệm chính sách bảo hộ quyền SHTT Yếu tố cơ bản nhất để xây dựng quyền SHTT là tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ được hiểu một cách cơ bản là những gì do trí tuệ con người phát minh ra từ những hoạt động sáng tạo và những phát minh này được công nhận là một loại tài sản. Cũng tương tự như các loại tài sản khác, tài sản trí tuệ cũng có thể được đem ra trao đổi, mua bán và sử dụng,... Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy điều khác nhau khi so sánh các loại tài sản khác với tài sản trí tuệ, tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình. Loại tài sản này được xem là một loại tài sản vô hình vì nó là tổng hợp những thông tin khác nhau, sau đó những thông tin này lại kết hợp với nhau trong một vật thể hữu hình khác. Trong trường hợp này, quyền sở hữu trí tuệ không phải là quyền được sở hữu chính những vật thể hữu hình kia mà là quyền sở hữu những thông tin được tổng hợp ở trong đó. Khi được thể chế hóa thì những thông tin này biểu hiện cụ thể thành các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như: bí mật kinh doanh, tên thương hiệu, quy trình sản xuất sản phẩm, tác phẩm văn học nghệ thuật, bản ghi ân, ghi hình, chương chình phất sóng, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, v.v…Khi tài sản SHTT được nhà nước bảo hộ, thì người nắm giữ tài sản đó có một số quyền nhất định đối với tài sản của mình, đó là quyền sở hữu trí tuệ và cũng từ đó tài sản SHTT mới trở thành một loại tài sản quan trọng có giá trị. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà nhà nước dành cho các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tài sản trí tuệ sự kiểm soát độc quyền trong một thời gian nhất định nhằm ngăn chặn sự khai thác các tài sản này một cách bất hợp pháp. Theo Jenkins (1978) chính sách công là “một tập hợp các quyết định liên quan đến nhau được thực hiện bởi một tác nhân chính trị hoặc nhóm các đối tượng liên quan đến việc lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt được trong một tình huống cụ thể mà những quyết định trên, về nguyên tắc, trong phạm vi của đối tượng đạt được”, James Anderson (1984) đưa ra định nghĩa khái quát hơn về chính sách là
  17. 16 “Chính sách là một hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Theo đó, chính sách là hệ thống những hành động có chủ đích, mang tính quyền lực nhà nước được ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Vậy chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. 1.1.2 Vai trò của chính sách bảo hộ quyền SHTT Trước hết, bảo hộ quyền SHTT bảo đảm sự công bằng cho mỗi cá nhân hoặc một doanh nghiệp, một công ty trong quan hệ xã hội đã đầu tư thời gian, tài sản và nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm trí tuệ dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu... quyền SHTT đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế cùng với quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì nhu cầu về bảo hộ SHTT càng cao. Tại một số quốc gia phát triển thì việc xây dựng một hành lang pháp lý với những quy định chặt chẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. So với nhiều năm trước đây, xu thế ngày nay đã có nhiều điểm khác biệt, có thể nói hiện nay, tài sản chính của các doanh nghiệp là các loại máy móc và công cụ phục vụ công việc sản xuất. Thứ hai, việc sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ đòi hỏi cả một quá trình và cần huy động một khoản đầu tư lớn, do đó việc này tiêu tốn rất nhiều thời gian đồng thời cũng có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong khi đó, trong xã hội hiện nay, việc tài sản trí tuệ bị chiếm đoạt hoặc khai thác một cách bất hợp pháp lại đang diễn ra rất nhiều, điều này đã trở thành một vấn đề cần được quan tâm. Tuy tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình nhưng nó lại có khả nămg lan truyền nhanh và không giới hạn bởi hầu hết những sản phẩm là tài sản trí tuệ đều rất dễ sao chép,... nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, nhiều công nghệ mới được tạo ra khiến việc sao chép trở nên dễ dàng hơn. Nguồn lợi nhuận khổng lồ mà việc sử dụng, sao chép tài sản trí
  18. 17 tuệ một cách bất hợp pháp chính là động cơ để các hành vi vi phạm pháp luận này tiếp diễn. Trên thực tế, những hành vi này rất khó phát hiện và xử lý, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên nhãn hiệu hay tên thương mại,... vẫn đang diễn ra hàng ngày với số lượng lớn. Tuy vậy, những vụ việc này lại chưa nhận được sự quan tâm của các cấp lạnh đạo như một số hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự khác. Bên cạnh đó, những biện pháp xử phạt hiện nay đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng chỉ mang tính cảnh cáo, răn đe chứ chưa thực sự tương xứng với số lợi nhuận khổng lồ mà những người cố tình vi phạm đã có được. Thứ ba, trong khi chủ sở hữu sáng tạo ra các tài sản trí tuệ không có đủ khả nămg bảo vệ các tài sản trí tuệ mà mình tạo ra trước những nguy cơ bị sao chép, đạo nhái. Vì vậy, nếu không có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ các chủ sỡ hữu tài sản trí tuệ, cũng như những quy định để loại bỏ những hành vi vi phạm quyền SHTT thì sẽ dẫn đến việc các cá nhân, doanh nghiệp không còn động lực để tiếp tục nghiên cứu sáng tạo hay phát triển những sản phẩm mới, đồng thời cũng sẽ không còn một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Việc bảo vệ quyền SHTT nhằm mục tiêu bảo vệ kết quả của cả một quá trình đầu tư nhân lực, vật lực để sáng tạo và phát triển, mặt khác cũng là để bảo đảm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường sẽ diễn ra một cách công bằng và trung thực. Làm nền tảng để sáng tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển bền vững. Các quốc gia trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam đang chia các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền SHTT thành 5 nhóm biện pháp chính như sau: (1) Biện pháp tự bảo vệ (2) Biện pháp dân sự (3) Biện pháp hành chính (4) Biện pháp hình sự (5) Kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu
  19. 18 Với những vai trò đó, việc bảo vệ quyền SHTT đông thời cũng là bảo vệ quyền sử dụng và quyền quyết định với tài sản trí tuệ của chủ thể nắm giữ quyền SHTT của tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp ngăn cản những chủ thể khác tiếp cận và sử dụng những tài sản trí tuệ đó một cách bất hợp pháp. Những quy định của pháp luật điều chỉnh về quyền SHTT ra đời rất sớm, vào khoảng thế kỷ XV, quyền SHTT đối với các loại dược phẩm đã được đề cập đến lần đầu tiên. Hầu hết các đạo luật SHTT đều không gắn chặt với khái niệm về quyền SHTT mà chỉ sử dụng phạm vi đối tượng điều chỉnh. Quá trình xây dựng và phát triển các chế định điều chỉnh trong luật SHTT đã chỉ ra phạm vi điều chỉnh tương đối hoàn chỉnh của bộ luật này, bao gồm ba nhánh chính: quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với phát minh các giống cây trồng và quyền sở hữu công nghiệp. Chính sách bảo hộ quyền SHTT nhằm một trong những mục tiêu để đẩy mạnh và khuyến kích các cá nhân, doanh nghiệp tiếp tục sáng tạo và phát triển. Trong khi đó, sáng tạo và phát triển chính là động lực giúp nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Sự phát triển kinh tế giúp nền kinh tế tạo thêm việc làm. Theo các chuyên gia, sáng tạo phát triển và đổi mới có đóng góp đến 80% trong tăng trưởng về nămg suất kinh tế của những nước có thu nhập cao, những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Các nghiên cứu còn cho biết những doanh nghiệp có sự sáng tạo và sẵn sàng đổi mới ở những nền kinh tế phát triển thì dễ dàng đạt nămg suất cao hợn so với các thành phần kinh tế còn lại. 1.1.3. Nội dung của chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nội dung chính sách bảo hộ QSHTT được thể hiện qua các biện pháp bảo hộ và các nguồn luật điều chỉnh dưới đây: Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: - Bảo hộ bằng các biện pháp hành chính: thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng ở nhiều nước với những mức độ khác nhau . Tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền .
  20. 19 Bên cạnh đó còn có các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, tịch thu tang vật… - Bảo hộ bằng các biện pháp dân sự: Bảo hộ bằng biện pháp dân sự được pháp luật hầu hết các nước trên thế giới quy định với các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật các nước đều đảm bảo cho chủ thể bị xâm phạm thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của mình - Bảo hộ bằng các biện pháp hình sự: Các biện pháp hình sự bao gồm cả phạt tiền và phạt tù, áp dụng không chỉ với các cá nhân trực tiếp vi phạm mà với cả những người tham gia vào việc vi phạm . Bảo hộ bằng các biện pháp kiểm soát biên giới. Các biện pháp này được thực hiện nhằm ngăn chặn việc mang các sản phẩm vi phạm vào quốc gia có liên quan. Những biện pháp hình sự thường do phía hải quan tiến hành. Ngoài ra còn có một số ngoại lệ khác như là vì lợi ích công cộng mà chính phủ được cho phép khai thác tài sản trí tuệ mà không cần sự đồng ý của bên thứ ba hoặc khi chủ sở hữu không thực hiện sáng chế nhà nước sẽ chuyển giao việc đó cho bên thứ ba. Nguồn luật điều chỉnh: Việc xây dựng một bộ luật về SHTT được các nhà nước trên thế giới bảo đảm theo ba mục tiêu chính bao gồm: Phải đưa ra các tiêu chuẩn thủ tục, quy trình cụ thể trong việc xác lập quyền của chủ sở hữu và ngăn cấm các chủ thể khác khai thác sai mục đích. Phải quy định các giới hạn đối với những quyền sở hữu trí tuệ vì mục đích phát triển kinh tế trong nước và xã hội. Phải xây dựng cơ chế thực thi và cơ chế xử lí vi phạm phù hợp, khả thi. Vào năm 1709, tại Anh quốc, Đạo luật Bản quyền của Nữ hoàng Anh được ban hành – văn bản luật quốc gia đầu tiên ra đời trên thế giới về quyền sở hữu trí tuệ. Do nhu cầu bức thiết của ngành công nghiệp xuất bản Anh nên Công ước Berne năm 1886 về bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật đã ra đời, nối tiếp sau đó là Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 và các nước ngay lập tức hưởng ứng (những nguyên lý cơ bản của hai công ước này đều là: không phân biệt đối xử, có các chế độ đãi ngộ, quyền ưu tiên,..)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
56=>2