intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới bằng phương pháp tích hợp SWOT và AHP: Trường hợp tại huyện An Phú, tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới bằng phương pháp tích hợp SWOT và AHP: Trường hợp tại huyện An Phú, tỉnh An Giang" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới và các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện An Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở nghiên cứu nhằm đề xuất, lựa chọn phương án chiến lược và các giải pháp then chốt góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới bằng phương pháp tích hợp SWOT và AHP: Trường hợp tại huyện An Phú, tỉnh An Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM ĐỒNG THANH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP SWOT VÀ AHP: TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHAN ANH HUY TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
  2. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ & tên: LÂM ĐỒNG THANH Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 18/7/1992 Nơi sinh: An Giang Quê quán: Thị trấn An Phú – huyện An Phú – tỉnh An Giang Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Khóm An Hưng, thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang Điện thoại cơ quan: 0296.3826766 Điện thoại nhà riêng: 0388.725779 E-mail: lamdongthanh1992@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ Nơi học (trường, thành phố): Ngành học: 2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo từ tháng 9/2010 đến tháng 3/2013. Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Cần Thơ. Ngành học: Phát triển nông thôn. Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hai mô hình chuyên canh nếp OM85 tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”. Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: 12/2012 tại Trường Đại học Cần Thơ. Người hướng dẫn: Thạc sĩ. Ông Huỳnh Nguyệt Ánh. 3. Thạc sĩ: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ 03/2021 đến 5/2023 i
  3. Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM. Ngành học: Quản lý kinh kế. Tên luận văn: Đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng nông thôn mới bằng phương pháp tích hợp SWOT và AHP: Trường hợp tại huyện An Phú, tỉnh An Giang. Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 28/5/2023 tại Phòng F1-305, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM. Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phan Anh Huy. III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Phòng Nông nghiệp và Phát triển 03/2013-09/2015 nông thôn huyện An Phú, tỉnh Nhân viên hợp đồng An Giang Ủy ban nhân dân xã Phú Hội, Công chức Địa chính - 10/2015 – 10/2021 huyện An Phú, tỉnh An Giang Xây dựng Văn phòng Hội đồng nhân dân 10/2021 đến nay và Ủy ban nhân dân huyện An Chuyên viên Phú, tỉnh An Giang ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ Quý Thầy Cô, các bạn học cũng như đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn tất luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện An Phú, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú và các anh/chị đồng nghiệp đang công tác tại các cơ quan, ban ngành đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phan Anh Huy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Do thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2023 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Lâm Đồng Thanh iii
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM không liên đới trách nhiệm. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2023 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Lâm Đồng Thanh iv
  6. TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP SWOT VÀ AHP: TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG Mô hình phân tích SWOT và mô hình phân tích thứ bậc (AHP) hiện nay được sử dụng phổ biến trong nhiều đề tài và nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, bản thân mô hình SWOT khi sử dụng độc lập cũng chỉ có thể phân tích định tính đối với các yếu tố cần nghiên cứu nhưng khi kết hợp với AHP thì có thể phân tích cả về định tính và định lượng từ đó có thể giúp đưa ra các quyết định chính xác, dễ dàng hơn. Luận văn đã sử dụng phương pháp kết hợp SWOT và AHP để đánh giá, phân tích đối với các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Dựa trên phương pháp so sánh cặp từ ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn ra những yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất của các nhóm yếu tố chính từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới ở địa phương, kết quả phân tích chỉ ra rằng: Đối với nhóm tiêu chí chính thì điểm mạnh được đánh giá cao nhất; Đối với các nhóm tiêu chí phụ thì lần lượt các yếu tố được đánh giá quan trọng nhất trong các nhóm là: Điểm mạnh: yếu tố sự đoàn kết thống nhất, phối hợp thực hiện trong cả hệ thống chính trị; điểm yếu: một số xã còn lơ là chưa quan tâm đúng mức về thực hiện xây dựng nông thôn mới; cơ hội: yếu tố cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, hoàn thiện; thách thức: yếu tố dịch bệnh COVID- 19 còn diễn biến phức tạp. Ngoài ra luận văn cũng đã đề xuất các phương án chiến lược và thông qua kết quả tính toán xếp hạng thì chiến lược tập trung chỉ đạo từ cơ sở, huy động nguồn lực trong Nhân dân là chiến lược được đánh giá cao nhất. Trên cơ sở các kết quả phân tích, đánh giá, luận văn đã đề xuất một số giải pháp rất quan trọng cần được đặc biệt quan tâm, áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện An Phú, tỉnh An Giang trong thời gian tới. v
  7. ABSTRACT ASSESSMENT OF FACTORS AFFECTING THE NEW RURAL CONSTRUCTION PROCESS BY INTEGRATING SWOT AND AHP METHODS: CASE IN AN PHU DISTRICT, AN GIANG PROVINCE The SWOT analysis model and the AHP method are now commonly used in many different topic and research directions, the SWOT model when used independently itself can only analyze qualitatively for the factors to be studied but when combined with AHP, it can be analyzed both qualitatively and quantitatively, thereby helping to make more accurate and easier decisions. The thesis used the combined method of SWOT and AHP to evaluate and analyze the factors affecting the implementation of new rural construction in An Phu district, An Giang province. Based on the pairwise comparison method from the opinions of experts to select the factors that are considered the most important of the main groups of factors, then propose solutions to improve the effectiveness of the program implementation in the next period in the locality, the analysis results show that: For the main group of criteria, strengths are evaluated the most; For sub- criteria groups, the most important factors in each group are: Strengths: unity, unity, coordination in the whole political system; weaknesses: some communes have not paid due attention to the implementation of new rural construction; opportunities: infrastructure elements are increasingly invested and perfected; challenges: the COVID-19 epidemic is still complicated. In addition, the thesis has also proposed strategic options and through the results of ranking calculations, the strategy of focusing on directing from the grassroots, mobilizing resources among the people is the most appreciated strategy. On the basis of the results of analysis and evaluation, the thesis has proposed a number of very important solutions that need special attention and application in practice to improve the effectiveness of the implementation of the National Target vi
  8. Program on building a new countryside in An Phu district, An Giang province in the coming time. vii
  9. MỤC LỤC TRANG LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iiiii LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iii TÓM TẮT ................................................................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................... viii DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KẾT HỢP MÔ HÌNH SWOT VÀ MÔ HÌNH AHP ......16 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới ........................16 1.1.1. Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới .............................................16 1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới .............................................17 1.1.3. Quan điểm xây dựng nông thôn mới.......................................................18 1.1.4. Đặc trưng, nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới ..............................18 1.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới .........................................................20 1.2. Kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và những bài học rút ra cho huyện An Phú, tỉnh An Giang ............................................25 1.2.1. Kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương ............25 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở huyện An Phú, tỉnh An Giang ......................................................................................30 1.3. Tổng quan về mô hình tích hợp SWOT và AHP .......................................31 1.3.1. Mô hình phân tích SWOT .......................................................................31 1.3.2. Mô hình phân tích thứ bậc AHP .............................................................32 viii
  10. 1.3.3. Mô hình kết hợp SWOT - AHP ..............................................................32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .....................................................................................38 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG ......................................................................................................................39 2.1. Tổng quan về huyện An Phú, tỉnh An Giang ............................................39 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................39 2.1.2. Đặc điểm xã hội ......................................................................................40 2.1.3. Đặc điểm kinh tế .....................................................................................41 2.2. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang ............................................................................42 2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện An Phú, tỉnh An Giang ......................................................................47 2.3.1. Xây dựng mô hình phân tích SWOT và đề xuất các chiến lược .............47 2.3.2. Phân tích theo mô hình AHP đối với các yếu tố và phương án chiến lược được đề xuất ......................................................................................................59 2.3.3. Hàm ý quản trị từ kết quả phân tích theo mô hình AHP đối với các yếu tố và phương án chiến lược được đề xuất .........................................................66 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .....................................................................................70 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG .....71 3.1. Quan điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 ..........................................................................71 3.1.1. Quan điểm của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................................71 3.1.2. Quan điểm của tỉnh An Giang.................................................................71 3.1.3. Quan điểm của huyện An Phú.................................................................72 ix
  11. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Phú.........................................................................................72 3.2.1. Hệ thống các giải pháp của luận văn.......................................................72 3.2.2. Các giải pháp được đề xuất nhằm khắc phục nhóm yếu tố điểm yếu .....74 3.2.3. Các giải pháp được đề xuất nhằm khắc phục nhóm yếu tố thách thức ...77 3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và cộng đồng để làm cơ sở thực hiện phương án chiến lược được đề xuất ..................................................................81 3.2.5. Quan tâm đến việc phát triển, ứng dụng về khoa học và công nghệ ......83 3.2.6. Quan tâm phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm và các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi cung ứng .........................................85 3.2.7. Đảm bảo sự phát triển bền vững trên nhiều khía cạnh đối với việc tiếp cận Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.........................87 KẾT LUẬN ...............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................93 x
  12. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng việt 1 AHP Analytic Hierarchy Process Mô hình phân tích thứ bậc 2 CI Consistency index Chỉ số nhất quán 3 CR Consistency ratio Tỉ số nhất quán 4 OCOP One Commune One Product Mỗi xã một sản phẩm 5 RI Random index Chỉ số ngẫu nhiên Strengths, Weaknesses, Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ 6 SWOT Opportunities, Threats hội, Thách thức xi
  13. DANH MỤC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1: Các giai đoạn thực hiện phân tích dựa trên mô hình SWOT – AHP .......34 Hình 1.2: Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng .............................................................35 Hình 1.3: Sơ đồ cây 4 cấp độ ..................................................................................36 Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu – huyện An Phú, tỉnh An Giang .............................40 Hình 2.2: Kết quả đạt tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang (tính đến cuối năm 2020)...................................45 Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020 .........................................................47 Hình 2.4: Sơ đồ cây đối với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang ...................................................................................59 Hình 2.5: Biểu đồ trọng số của các nhóm tiêu chí chính .........................................60 Hình 2.6: Biểu đồ trọng số của các nhóm tiêu chí phụ ............................................63 Hình 2.7: Biểu đồ trọng số tổng thể của các yếu tố trong các nhóm tiêu chí phụ ...63 Hình 2.8: Biểu đồ trọng số của các phương án chiến lược theo kết quả tính toán xếp hạng cuối cùng ..........................................................................................................66 Hình 3.1: Hệ thống các giải pháp của luận văn đề xuất ...........................................73 Hình 3.2: Cách thức thực hiện theo phương án chiến lược được đề xuất ................82 xii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2