intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn vềđầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các Khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên trong thời gian tới. Mời các bạn cùn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HUYỀN GIANG GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HUYỀN GIANG GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình… Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thị Thu, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng Đào tạo - Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 3 5. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP........................ 5 1.1. Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................... 5 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................... 5 1.1.2. Phân loại FDI .................................................................................................... 7 1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài........................................................... 10 1.1.4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế ....................... 11 1.2. Một số vấn đề chung về khu công nghiệp .......................................................... 17 1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp ............................................................................ 18 1.2.2. Đặc điểm của Khu công nghiệp ...................................................................... 18 1.2.3. Vai trò của Khu công nghiệp .......................................................................... 20 1.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại địa phương ......... 25 1.3.1. Khái niệm thu hút FDI vào các KCN .............................................................. 25 1.3.2. Tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ............................................................................................................... 25 1.3.3. Nội dung các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN ......... 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  6. iv 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào các KCN ............................. 35 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trong nước và quốc tế .................................................................................... 41 1.4.1 Kinh nghiệm tại một số nước Châu Á.............................................................. 41 1.4.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp tại Việt Nam .................................................................................................. 43 1.4.3. Bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghiệp cho Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ................................................ 46 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 50 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 50 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 50 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................................... 50 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 50 2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ....................................................... 52 2.2.4. Phương pháp phân tić h .................................................................................... 52 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 54 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp tại thị xã Phổ Yên .................................................................... 54 2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN .................................................................................................................... 54 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khu vực FDI đối với nền kinh tế .................... 55 Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN .... 56 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..... 56 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 56 3.1.2. Điều kiện Kinh tế- xã hội ................................................................................ 57 3.2. Khái quát về các khu công nghiệp tại thị xã Phổ Yên ....................................... 58 3.2.1. Khu công nghiệp Nam Phổ Yên .................................................................... 58 3.2.2. Khu công nghiệp Yên Bình ............................................................................. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  7. v 3.3. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp thuộc địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................. 60 3.3.1. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển KCN của Thị xã Phổ Yên nhằm thu hút FDI ...................................................................................................... 60 3.3.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN của Thị xã Phổ Yên .......................... 61 3.3.3. Các chính sách thu hút FDI vào KCN của Thị xã Phổ Yên ............................ 62 3.3.4. Kết quả thu hút FDI vào KCN của Thị xã Phổ Yên ....................................... 66 3.3.5. Hiệu quả sử dụng vốn FDI tại KCN Thị xã Phổ Yên ..................................... 73 3.3.6. Phân tích SWOT hoạt động thu hút FDI vào các KCN tại Thị xã Phổ Yên ... 76 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào các KCN tại Thị xã Phổ Yên ........ 78 3.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô .................................................... 79 3.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong KCN ................................................. 82 3.4.3. Các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài ............................................ 84 3.5. Đánh giá chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 86 3.5.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 86 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 88 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ FDI VÀO CÁC KCN TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ................... 92 4.1. Quan điểm và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên.............................................. 92 4.1.1. Quan điểm ....................................................................................................... 92 4.1.2. Định hướng thu hút FDI tại Thị xã Phổ Yên ....................................................... 93 4.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp thị xã Phổ Yên,Tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 95 4.2.1. Giải pháp từ phía Thị xã Phổ Yên ................................................................... 95 4.2.2. Giải pháp từ phía Tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 100 4.3 Kiến nghị ........................................................................................................... 109 4.3.1. Về cơ chế, chính sách và quản lý .................................................................. 109 4.3.2. Các cơ quan, ban ngành có liên quan ............................................................ 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  8. vi 4.3.3. Nâng cao năng lực quản lý và uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước để phát triển liên doanh với các Doanh nghiệp FDI ............................. 111 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 116 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU NỘI DUNG BQL Ban quản lý CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐTTN Đầu tư trong nước ĐVT Đơn vị tính FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPĐT Giấy phép đầu tư ICOR Hệ số sử dụng vốn KCN, KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất KH&CN Khoa học và công nghệ NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách Nhà nước QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ VAT Giá trị gia tăng VĐK Vốn đăng ký VTH Vốn thực hiện XTĐT Xúc tiến đầu tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số dự án, vốn đăng ký và thực hiện vào các KCN tại T.x Phổ Yên ............. 67 Bảng 3.2: Tình hình các dự án FDI năm 2015 ....................................................... 70 Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia tính đến 12/2015 ....... 72 Bảng 3.4: Hệ số ICOR khu vực KCN của T.x Phổ Yên và cả nước ..................... 73 Bảng 3.5: Năng suất lao động khu vực FDI tại Phổ Yên và toàn Thị xã Phổ Yên 74 Bảng 3.6: Đóng góp của khu vực FDI theo giá thực tế trong GDP Phổ Yên giai đoạn 2011-2015 ..................................................................................... 74 Bảng 3.7: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tạo việc làm ............................... 75 Bảng 3.8: Tỷ lệ đóng góp của FDI vào thu NSNN ................................................ 76 Bảng 3.9: Kết quả phiếu điều tra của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô ............................................ 79 Bảng 3.11: Kết quả phiếu đánh giá của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên trong KCN ........................................ 82 Bảng 3.12: Kết quả phiếu đánh giá của cán bộ QLDN về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên trong KCN ........................................ 82 Bảng 3.13: Kết quả phiếu điều tra doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài đến thu hút FDI ............... 84 Bảng 3.14: Kết quả phiếu điều tra cán bộ QLDN về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài đến thu hút FDI ............... 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Năng suất lao động tại các khu vực kinh tế Thị xã Phổ yên ...............74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  12. x Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển khu công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển các Khu công nghiệp như thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động đầu tư nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, trên cả giác độ vĩ mô và vi mô. Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Xác định đầu tư phát triển khu công nghiệp là một trong những trụ cột chính của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế Thái Nguyên, những năm qua, Tỉnh đã chủ động nghiên cứu phân tích, đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành, xây dựng và thu hút đầu tư phát triển bền vững khu công nghiệp; đồng thời, tập trung vào những khâu đột phá, như: cơ chế, chính sách; bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; xúc tiến đầu tư và cải cách hành chính. Đặc biệt, thu hút FDI vào các khu công nghiệp luôn được Tỉnh coi trọng và xác định là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra là: “... sớm đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Thị xã Phổ Yên có chức năng là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại và dịch vụ, là đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy kinh tế, văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  14. 2 hóa của tỉnh Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Từ một huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đến nay cơ cấu kinh tế của Phổ Yên đã chuyển dịch theo hướng: Công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ và nông - lâm nghiệp. Mặc dù thu hút FDI vào phát triển bền vững các KCN của tỉnh nói chung và của thị xã Phổ Yên nói riêng bước đầu đã có kết quả nhất định, nhưng kết quả chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh và quá trình triển khai đã bộc lộ những tồn tại hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút đầu tư phát triển bền vững KCN như vấn đề về cơ chế, chính sách, việc triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, dịch vụ cung cấp thông tin trong doanh nghiệp còn yếu kém. Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN trên địa bàn Thị xã Phổ Yên trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để đi sâu vào nghiên cứu cụ thể và đưa ra những giải pháp về chính sách, lao động, phát triển cơ sở hạ tầng… nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các Khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển Khu công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  15. 3 - Phân tích đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp vào KCN trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2015 - Phạm vi nội dung: + Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tại Thị xã Phổ Yên. + Tình hình thu hút FDI vào các KCN tại Thị xã Phổ Yên. + Thành công, hạn chế trong thu hút FDI tại KCN tại Thị xã Phổ Yên. + Giải pháp thu hút FDI vào các KCN tại Thị xã Phổ Yên. 4. Đóng góp của luận văn - Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI vào các KCN. - Về thực tiễn: Trên cơ sở số liệu cập nhật và chọn lọc, luận văn đã khái quát được vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội tại Thị xã Phổ Yên nhằm chứng tỏ được sự cần thiết tăng cường thu hút FDI. Bên cạnh đó, luận văn cũng khái quát được thực trạng về thu hút FDI tại địa phương và các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI trong giai đoạn nghiên cứu, qua đó giúp địa phương quan tâm hơn đến các yếu tố này khi hoạch định chính sách thu hút FDI. Ngoài ra, từ thực trạng hoạt động thu hút FDI vào các KCN tại Thị xã Phổ Yên cũng sẽ là bài học kinh nghiệm cho các địa phương trong nước và quốc tế trong việc thu hút FDI. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  16. 4 - Về tính ứng dụng: Kết quả luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách tăng cường thu hút FDI vào các KCN tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong tương lai. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 4 chương. Cụ thể: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Chương 4: Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  17. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư và có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế quốc tế. Chính vì vai trò quan trọng này mà có rất nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học định nghĩa về FDI. Theo quỹ tiền tệ thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Định nghĩa này đã tập trung nhấn mạnh vào hai yếu tố là: tính lâu dài của hoạt động đầu tư và đặc biệt là sự tham gia vào hoạt động quản lý đầu tư. Nói cách khác, định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp. Trong đó đầu tư gián tiếp có đặc điểm cơ bản là nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản tài chính từ nước ngoài, các nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp mà họ chỉ quan tâm đến lợi ích chính trị nhiều hơn. Theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển: Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: - Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. - Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. - Tham gia vào một doanh nghiệp mới. - Cấp tín dụng dài hạn( >5 năm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  18. 6 - Quyền kiểm soát: Nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên. Theo Tổ chức thương mại thế giới: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “ Công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “Công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Theo Luật đầu tư 2014 của Việt Nam, Việt Nam không còn phân biệt giữa nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp nữa. Luật đầu tư 2014 sử dụng một khái niệm chung là “ Đầu tư kinh doanh” thay thế cho hai khái niệm là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp trước đây theo luật đầu tư cũ năm 2005. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Theo đó có thể hiểu FDI là hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy, từ các quan điểm nêu ở trên có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay tổ chức nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý, điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh với mục đích thu được lợi ích kinh tế từ nước tiếp nhận đầu tư. 1.1.1.2. Đặc điểm của FDI - Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư đặc biêt là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước mình, tránh tình trạnh FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  19. 7 - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường không quy định giống nhau về vấn đề này. - Tỷ lệ đóng góp cuả các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỷ lệ này. - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư được quyền chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra quyết định có lợi nhất cho họ. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. 1.1.2. Phân loại FDI Tùy theo các tiêu chí khác nhau, FDI được phân thành các loại sau: 1.1.2.1. Theo bản chất đầu tư - Có hai hình thức chủ yếu là: Đầu tư mới (Greenfield Investment và Mua lại và sáp nhập (Cross-border Merger and Acquisition, ngoài ra còn hình thức Brownfield Investment. + Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Với loại hình này phải bỏ nhiều tiền để đầu tư nghiên cứu thị trường, chi phí liên hệ cơ quan nhà nước và sẽ có nhiều rủi ro. + Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Với hình thức này, có thể tận dụng lợi thế của đối tác ở nơi tiếp nhận đầu tư (tận dụng tài sản sẵn có của thị trường), vì vậy tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu rủi ro. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  20. 8 1.1.2.2. Theo mục đích, động cơ đầu tư + FDI tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. + FDI tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... + FDI tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.1.2.3. Theo hình thức đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài a) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. b) Hợp đồng xây dựng- kinh doanh - chuyển giao BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2