Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng
lượt xem 6
download
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân tích thực trạng hoạt động giám sát tài chính (GSTC) đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu tại Bộ xây dựng, đề tài đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện công tác GSTC đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ LINH ĐA GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU Ở BỘ XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ LINH ĐA GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU Ở BỘ XÂY DỰNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày .... tháng ... năm 2020 Người cam đoan Nguyễn Thị Linh Đa
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế, đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.Phạm Thị Hồng Điệp đã hết sức tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị tại Vụ Kế hoạch - Tài chính – Bộ Xây dựng đã cho tôi nhiều lời khuyên quý báu, đã cung cấp cho tôi những tài liệu, thông tin, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, tham khảo các tài liệu phục vụ quá trình thực hiện luận văn này.
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TẠI CÁC ..................... 5 DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU ............................ 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát tài chính tại doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ......................................................................................... 9 1.2.1. Khái quát về Doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và hoạt động giám sát tài chính.................................................................................. 9 1.2.2. Nội dung hoạt động giám sát tài chính tại doanh nghiệp ................. 15 1.2.3. Phương thức tổ chức hoạt động giám sát tài chính .......................... 31 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát tài chính tại doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ........................................................... 32 1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả giám sát tài chính tại Doanh nghiệp nhà nước .. 37 1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và bài học cho Việt Nam ..................... 40 1.3.1. Kinh nghiệm từ các nước thực hiện cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước .......................................................................................... 40 1.3.2. Bài học về thực hiện cơ chế giám sát tài chính tại Doanh nghiệp nhà nước cho Việt Nam....................................................................................... 43 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 45 2.1. Cơ sở phương pháp luận và cách tiếp cận................................................ 45 2.1.1. Cơ sở phương pháp luận ................................................................... 45
- 2.1.2. Cách tiếp cận ..................................................................................... 45 2.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu ..................................... 45 2.3. Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu, số liệu .......................................... 46 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................. 46 2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ..................................................... 46 2.3.3 Phương pháp so sánh ......................................................................... 47 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU TẠI BỘ XÂY DỰNG ............................................................................................................. 48 3.1. Khái quát về Doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng và những yếu tố ảnh hưởng đến giám sát tài chính các DNNN ở Bộ Xây dựng ...... 48 3.1.1. Khái quát về doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng 48 3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám sát tài chính các Doanh nghiệp nhà nước ở Bộ Xây dựng ................................................................. 49 3.2. Phân tích thực trạng giám sát tài chính của Bộ Xây dựng giai đoạn 2014-2018 ....................................................................................................... 61 3.2.1. Xây dựng kế hoạch giám sát tài chính ............................................... 63 3.2.2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện giám sát theo kế hoạch đã được duyệt65 3.2.3. Tổng hợp Báo cáo kết quả giám sát tài chính gửi Bộ Tài chính ....... 72 3.2.4. Giám sát tài chính đặc biệt .......................................................................73 3.3. Đánh giá kết quả giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu tại Bộ Xây dựng giai đoạn 2014 – 2018 ....................................... 73 3.3.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 74 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 78 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU Ở BỘ XÂY DỰNG ......................................... 95
- 4.1. Bối cảnh mới và phương hướng tổ chức hoạt động giám sát tài chính tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ............................................. 95 4.1.1. Bối cảnh mới ...................................................................................... 95 4.1.2. Phương hướng chung ........................................................................ 99 4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tài chính tại doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ............................................................................... 99 4.2.1. Hoàn thiện chính sách phục vụ công tác giám sát tài chính ............. 99 4.2.2. Hoàn thiện cơ chế giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp .................................................................... 101 4.2.3. Tăng cường năng lực quản lý .......................................................... 103 4.2.4. Đẩy mạnh thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ......... 104 4.2.5. Tăng cường công tác công khai, minh bạch thông tin .................... 104 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 108
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 GSTC Giám sát tài chính 2 HĐTV Hội đồng thành viên 3 KHGS Kế hoạch giám sát 4 KHTC Kế hoạch Tài chính 5 QLDN Quản lý doanh nghiệp 6 TCCB Tổ chức cán bộ 7 TCT CC1 Tổng công ty Xây dựng số 1 8 TCT DIC Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng DIC 9 TCT FICO Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Việt 10 TCT HUD Nam Tổng công ty Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công 11 TCT IDICP nghiệp Việt Nam 12 TCT LICOGI Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng 13 TCT LILAMA TCT LILAMA 14 TCT SÔNG ĐÀ Tổng công ty Sông Đà 15 TCT VICEM Tổng công ty Công nghiệp Xi măng TCT 16 Tổng công ty Viglacera VIGLACERA i
- TCT 17 Tổng công ty Đầu tư Nước và môi trường VIWASEEN 18 TCT VNCC Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam TCT XD BẠCH 19 Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng ĐẰNG 20 TCT XD HÀ NỘI Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 21 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên 22 XD Xây dựng ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Một số thông tin tài chính cơ bản về các doanh 1 Bảng 3.1 47 nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do Bộ Xây 2 Bảng 3.2 dựng làm chủ sở hữu trong giai đoạn 2014- 59 2018 iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển đổi sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đặt Doanh nghiệp Nhà nước làm trọng tâm, chính vì vậy các nguồn lực tập trung cho các doanh nghiệp này rất lớn, tiền vốn và tài sản, đất đai và các cơ chế chính sách hỗ trợ với mục tiêu đưa Doanh nghiệp nhà nước phát triển làm “vai trò chủ lực” để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác và tạo được đột phá trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy Doanh nghiệp nhà nước chưa đem lại hiệu quả tương xứng với đầu tư của Nhà nước, thậm chí một số ngành và lĩnh vực bị mất vốn nghiêm trọng. Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhận định: “còn những tồn tại, yếu kém trong tổ chức quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước của các cơ quan quản lý các cấp và bản thân các tập đoàn, tổng công ty. Một số lượng không nhỏ tập đoàn, tổng công ty sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, chưa phát huy tốt vai trò chủ lực trong nền kinh tế, chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư của Nhà nước”. Không dừng lại từ “yêu cầu thực tiễn” là phải quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Doanh nghiệp nhà nước mà nhiệm vụ đặt ra là sẽ phải quản lý như thế nào để Doanh nghiệp nhà nước phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước giao đồng thời phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Giám sát tài chính được lựa chọn là cách thức phù hợp nhất để thực hiện chức năng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là tại sao 1
- phải giám sát? Chủ thể giám sát và đối tượng giám sát là ai? Giám sát trên cơ sở nào và đảm bảo các nguyên tắc nào? Giám sát thế nào để đạt hiệu quả? Dưới góc độ quản lý, Nhà nước không thể áp dụng các biện pháp quản lý hành chính đơn thuần để quản lý một lượng lớn vốn và tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước trong khi các nhân tố đó lại vận hành theo một cơ chế phát triển có những quy luật riêng của nó, Nhà nước phải thông qua một hệ thống hành lang pháp lý phù hợp để tác động vào cách thức hoạt động của doanh nghiệp trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tới mức cao nhất. Nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và hiệu quả hoạt động tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Chính phủ đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh toàn diện, đồng bộ và thống nhất các vấn đề về quản lý, quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong đó có việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước (gọi tắt là Doanh nghiệp) Bộ Xây dựng là một trong những Bộ quản lý ngành thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại nhiều Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và vật liệu xây dựng; quản lý lượng lớn tài nguyên, đất đai và được giao sử dụng vốn nhà nước lớn. Các hoạt động giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, công khai thông tin tài chính là các nội dung quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp, tăng cường vai trò dẫn dắt nền kinh tế cũng như hình thành các Doanh nghiệp vững mạnh đủ sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế trong một lĩnh vực then chốt của nền kinh tế Việt Nam. Thực tế sau 05 năm thực hiện Quy chế giám sát tài chính tại Bộ Xây dựng, được tổ chức thực hiện thông qua 03 Vụ chức năng đối với các doanh 2
- nghiệp 100% vốn nhà nước đã cho thấy công tác giám sát chưa thực sự hiệu quả; nhiều nguy cơ, rủi ro trong việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa được phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp này cũng đặt ra những những vấn đề cần phải bổ sung điều chỉnh để công tác quản lý vốn đạt hiệu quả tốt hơn. Từ thực trạng đó, đề tài “Giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng” được lựa chọn nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Bộ Xây dựng quản lý. 2. Câu hỏi nghiên cứu Bộ Xây dựng cần phải làm gì để hoàn thiện công tác GSTC tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng? 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phân tích thực trạng hoạt động giám sát tài chính (GSTC) đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu tại Bộ xây dựng, đề tài đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện công tác GSTC đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về GSTC đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu + Nghiên cứu thực trạng công tác GSTC đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng + Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác GSTC đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
- 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động GSTC đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu ở Bộ Xây dựng và các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng, Việt Nam. Trong đó, Bộ Xây dựng với tư cách là chủ thể quản lý sẽ thực hiện các hoạt động giám sát tới đối tượng quản lý là các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng. Luận văn không nghiên cứu về hoạt động giám sát của doanh nghiệp là chỉ nghiên cứu tác động của hoạt động giám sát tài chính từ Bộ Xây dựng tới doanh nghiệp. - Thời gian nghiên cứu: 2014 – 2018 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày thành 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học của hoạt động giám sát tài chính tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hoạt động giám sát tài chính các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu tại Bộ Xây dựng Chương 4: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tài chính tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng 4
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Giám sát tài chính được biết như là một nhiệm vụ song hành cùng với cơ chế quản lý điều hành của Chính phủ trong phạm vi quốc gia. Xét ở phạm vi hẹp hơn là quản lý vốn, nguồn lực tài chính của Chính phủ thông qua hệ thống doanh nghiệp nhà nước, giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước càng là một trách nhiệm không thể không xem xét trong tiến trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như để bảo vệ và phát triển vốn nhà nước. Trong thời kỳ này, cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và sự điều chỉnh, quản lý một cách linh hoạt và có hiệu quả của các phương thức quản lý vốn nhà nước mà giám sát tài chính là cách thức thực hiện trực tiếp nhất đang ngày càng được điều chỉnh và hoàn thiện. Chính vì vậy, công tác quản lý, giám sát tài chính vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Mặc dù chính chủ thể là Nhà nước, trước yêu cầu gắt gao về quản lý vốn đã ban hành rất nhiều các văn bản quản lý, điều chỉnh và sửa đổi bổ sung với từng giai đoạn phát triển cho phù hợp với yêu cầu song chưa có công trình nghiên cứu nào màng tính chất quy mô và chuyên sâu về công tác giám sát tài chính. Trên thực tế, nhiều diễn đàn và hội thảo được tổ chức để bàn về vấn đề quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước như: “Giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (Bộ Tài chính Việt Nam) đã phối hợp với 5
- Viện Tài chính và Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Tài chính Trung Quốc) tổ chức năm 2016; hội thảo do Học viện Tài chính tổ chức cũng trong năm 2016 “Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, tham luận tại hội thảo thể hiện các góc nhìn khác nhau của các tác giả song đều tập trung để đưa ra được biện pháp hiệu quả nhất cho công tác quản lý vốn nhà nước thông qua hoạt động giám sát tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể: PGS.TS Nguyễn Văn Dần (2016), tham luận “Tính tất yếu khách quan phải thực hiện giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước”, tham luận hội thảo đã khẳng định vai trò của giám sát tài chính cũng như việc thực hiện chức năng giám sát là yêu cầu nội tại khách quan của quy luật quản lý. PGS.TS Bùi Văn Vần (2016), tham luận “Về chủ thể, mục tiêu và nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước”, trình bày cơ chế về giám sát tài chính thông qua việc xác định rõ nội dung giám sát và thiết lập cơ chế đa tầng trong giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước góp phần thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; cơ chế này chỉ phát huy tác dụng khi có sử phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể giám sát, tránh được tình trạng chống chéo, dẫn chân nhau giữa các đại diện chủ sử hữu nhà nước với người được trao quyền sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. PGS,TS Vũ Văn Ninh, tham luận “Bàn về phương thức giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước”, tác giả cho rằng mặc dùng văn bản pháp lý về công tác giám sát tài chính đã bổ sung, sửa đổi nhiều điểm mới để việc kiểm tra, giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả hơn song phương thức giám sát tài chính vẫn còn vấn đề cần làm rõ và chi tiết 6
- hơn, cụ thể: phải coi trọng việc thực hiện giám sát trước, tập trung hơn vào các căn cứ và chỉ tiêu giám sát tài chính từ đó đưa ta các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát trước, cụ thể hóa các chỉ tiêu giám sát một cách khoa học và đáp ứng được yêu cầu đánh giá thực trạng công tác tài chính của đối tượng cần giám sát. Tiến sỹ Phạm Thị Vân Anh, “Cơ chế, chính sách giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và kiến nghị”, tác giả tiếp cận về khung quy định về giám sát, đánh giá DNNN thông qua những văn bản chế định liên quan trực tiếp và sử dụng để giám sát, đánh giá doanh nghiệp như quyết định của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính quy định việc hình thành cơ chế giám sát, phương thức thực hiện giám sát ... và những văn bản quy phạm pháp luật với các chế định chung có tính nguyên tắc về giám sát, đánh giá hoạt động như các Luật DNNN, nghị định về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp... các văn bản quy phạm pháp luật này không đi sau vào quy định chi tiết về cơ chế giám sát, đánh giá đối với hoạt động của DNNN mà là khung cơ sở để thực hiện các chủ trương quản lý, cũng là một cách thức giám sát. PGS. TS Nguyễn Đăng Nam (2016), tham luận “ Tăng cường hoạt động giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước” thể hiện quan điểm của tác giả từ hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước, tình hình tài chính của các DNNN và các DN có vốn nhà nước hiện tại còn nhiều khó khăn. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó việc chậm thực hiện tái cơ cấu và chuyển đổi sở hữu DNNN. Việc duy trì với quy mô quá lớn, quá lâu phần vốn nhà nước tại các DN mà lẽ ra nhà nước không cần nắm 7
- quyền sở hữu, cùng với những hạn chế, bất cập trong cơ chế chính sách quản lý DNNN và phần vốn nhà nước đầu tư tại DN; sự buông lỏng hoạt động kiểm tra giám sát tài chính của các cơ quan quản lý nhà nước, của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại DN là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình hình. Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, tăng cường hoạt động kiểm tra GSTC đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại các DNNN và DN có VĐTNN là rất cần thiết và cấp bách. Ngoài ra, có các bài viết thể hiện quan điểm về giám sát tài chính của các tác giả trên Tạp chí tài chính, trên các trang báo chuyên ngành… Đối với cơ quan làm luật là Quốc hội, tổ chức các tọa đàm, lấy ý kiến của các thành phần liên quan, của cộng đồng trước khi ban hành các Luật về quản lý tài chính công, Luật Doanh nghiệp nhà nước hay Luật đầu tư công; Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về công tác giám sát tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết, các ý kiến tham gia trên các diễn đàn mới chỉ dừng lại ở việc khái quát hoặc đi vào từng khía cạnh cụ thể về giám sát tài chính như khía cạnh về nguồn lực; khía cạnh về cách thức tổ chức hoặc vấn đề được nhìn nhận từ chính vai trò của Nhà nước đối với vốn v.v... Thực tế cũng cho thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu về giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Xây dựng làm chủ sở hữu. Vì vậy, có thể nói đề tài được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứu, mang tính thời sự cao, cần thiết, đặc biệt trong điều kiện công tác cổ phần hóa vốn nhà nước đang đi vào giai đoạn quyết định, ảnh hưởng tới cách nhìn nhận về việc lựa chọn hình thức quản lý phù hợp với lượng vốn nhà nước bỏ ra cho các doanh nghiệp. 8
- 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát tài chính tại doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu 1.2.1. Khái quát về Doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và hoạt động giám sát tài chính 1.2.1.1. Doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu a. Khái niệm Doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Điều 4, Luật doanh nghiệp 2014). b. Chủ thể nhà nước trong quản lý vốn tại doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cũng là một chủ thể đầu tư. Việc Nhà nước đầu tư vốn vào các doanh nghiệp đã hình thành nên khái niệm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được nhà nước đầu tư vào được gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước. Trong trường hợp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, thì Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu Nhà nước chỉ đầu tư một phần trong tổng số vốn điều lệ thì Nhà nước chỉ là một trong các đồng chủ sở hữu. Về lý thuyết, khi chủ sở hữu đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì chủ sở hữu có quyền kiểm soát và thu nhận lợi ích từ việc đầu tư đó. Trong trường hợp, Nhà nước đầu tư vốn vào một doanh nghiệp và doanh nghiệp đó không đầu tư vào các doanh nghiệp con thì Nhà nước là một trong các chủ sở hữu và trực tiếp kiểm soát, thu nhận lợi ích kinh tế từ việc đầu tư. Mức độ kiểm soát và thu nhận lợi ích kinh tế của chủ sở hữu tỷ lệ thuận với tỷ trọng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Trường hợp Nhà nước đầu tư vốn vào một doanh nghiệp và doanh nghiệp này lại thực hiện đầu tư để hình thành một phần hay toàn bộ số vốn điều lệ vào doanh nghiệp khác (theo mô hình công ty mẹ, công ty con hay tập đoàn kinh tế) thì việc kiểm soát và thu nhận lợi ích kinh tế của Nhà nước 9
- được thực hiện gián tiếp thông qua công ty mẹ. Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp mang những đặc điểm chung của vốn kinh doanh và có đặc điểm riêng. Sự khác biệt giữa vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp với vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp là ở đặc điểm sở hữu Nhà nước của vốn. So với các chủ thể sở hữu khác, chủ thể sở hữu nhà nước có những đặc điểm khác biệt. Thứ nhất, Nhà nước là một hệ thống phức tạp, trong đó, về mặt tổ chức, Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan và bộ máy quản lý khác nhau. Thứ hai, quan niệm về chủ thể sở hữu nhà nước cũng rất khác nhau ở các hệ thống kinh tế khác nhau. Thứ ba, do chủ thể sở hữu nhà nước có nhiều cấp quản lý từ trung ương đến địa phương nên việc thực hiện quyền quản lý, giám sát sử dụng vốn, tài sản, thu nhập từ tài sản nhà nước thường được thực hiện thông qua bộ máy hành chính làm việc theo chế độ công chức. Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm Nhà nước đầu tư vốn không chỉ có mục tiêu kinh tế mà còn có mục tiêu chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội nên tính mục tiêu trong việc đầu tư, sử dụng vốn, tài sản nhà nước của chủ sở hữu nhà nước thường khó phân định rõ ràng. Hệ thống kiểm soát vốn đầu tư vào doanh nghiệp thông qua các viên chức quản lý doanh nghiệp, đó là Chủ tịch và thành viên HĐTV hoặc Chủ tịch Công ty, kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo Hợp đồng lao động). - Đối với công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu: Nhà nước quản lý vốn thông qua các việc giao quyền và gắn trách nhiệm là các cá nhân giữ vị trí Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV và kiểm soát viên. - Đối với công ty có vốn Nhà nước: Việc quản lý vốn thông qua việc 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn