Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 3
download
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh, góp phần đảm bảo cung cấp dịch vụ công chính xác, nhanh chóng và tuân thủ theo quy định của Pháp luật và Nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THANH TÙNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THANH TÙNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ MINH HẰNG THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Phạm Thanh Tùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Bùi Thị Minh Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, các đơn vị, các phòng ban và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả Phạm Thanh Tùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................. ix MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 2 4. Đóng góp của Luận văn .......................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ........................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4 1.1.1. Quyền tự do kinh doanh .................................................................... 4 1.1.2. Quản lý đăng ký kinh doanh ............................................................. 5 1.1.3. Nội dung về công tác quản lý đăng ký kinh doanh ........................... 9 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ký kinh doanh ................ 19 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý đăng ký kinh doanh cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh .................................................... 20 1.2.1. Kinh nghiệm tại một số địa phương ................................................ 20 1.2.2. Bài học về hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh ............................................................... 25 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 28 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................... 28 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................ 32 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 33 2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh .... 33 2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tình hình công tác quản lý đăng ký kinh doanh .................................................................................................. 33 Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH 35 3.1. Khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh ..................... 35 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................... 35 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn ..................................................... 38 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế ............................................................. 42 3.2. Thực trạng công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 45 3.2.1. Thực trạng về hoạt động đăng ký kinh doanh................................. 45 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý đăng ký kinh doanh ........................... 52 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh ............................................... 71 3.3.1. Nhân tố khách quan ......................................................................... 71 3.3.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................ 78 3.4. Đánh giá những kết quả đạt, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế công tác quản lý ĐKKD tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh ....................... 82 3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 82 3.4.2. Những hạn chế ................................................................................ 85 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................... 86 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH ............................................................. 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- v 4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh ..................... 87 4.1.1. Quan điểm, phương hướng ............................................................. 87 4.1.2. Mục tiêu........................................................................................... 87 4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh .................................... 88 4.2.1. Xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh ........................... 88 4.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên cơ quan ĐKKD ................. 90 4.2.3. Hoàn thiện pháp luật đăng ký kinh doanh ...................................... 91 4.2.4. Đẩy mạnh công tác đăng ký kinh doanh điện tử ............................. 92 4.2.5. Tăng cường hoạt động tuyên truyền đến các doanh nghiệp ........... 95 4.3. Kiến nghị ............................................................................................ 96 4.3.1. Đối với Nhà nước ............................................................................ 96 4.3.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ...................................................... 96 4.3.3. Đối với tỉnh Quảng Ninh................................................................. 97 KẾT LUẬN .............................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 102 PHỤ LỤC ............................................................................................... 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KHĐT Kế hoạch Đầu tư CMND Chứng minh nhân dân CTr Chương trình DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐKDN Đăng ký doanh nghiệp ĐKKD đăng ký kinh doanh FTA Hiệp định thương mại tự do GCN Giấy chứng nhận HTX Hợp tác xã NĐ-CP Nghị định-chính phủ NQ-CP Nghị quyết-Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PPP Đối tác công tư PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định QH Quốc hội TDKD tự do kinh doanh Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình TPP Dương TT-BTC Thông tư-Bộ Tài chính TTLT Thông tư liên tịch TTQGVĐKKD Thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thông tin về doanh nghiệp ................................................... 30 Bảng 2.2: Thang đo Likert .................................................................... 31 Bảng 3.1: Tình hình số lượng và vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2014- 2016....................................................................................... 46 Bảng 3.2: Tình hình cụ thể của doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2014-2016 ............... 49 Bảng 3.3: Cơ cấu doanh nghiệp ĐKKD theo lĩnh vực ngành nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2014-2016 ..................... 51 Bảng 3.4: Kết quả điều tra về sự thực thi địa vị pháp lý của cơ quan ĐKKD tỉnh Quảng Ninh ....................................................... 54 Bảng 3.5: Kết quả điều tra về xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình trợ giúp doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD tỉnh Quảng Ninh ........................................................................... 56 Bảng 3.6: Công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2014-2016 ............................ 57 Bảng 3.7: Kết quả điều tra về công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.................................... 60 Bảng 3.8: Tình hình cấp đăng ký doanh nghiệp tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh năm 2016 .......................................................... 64 Bảng 3.9: Tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 69 Bảng 3.10: Kết quả điều tra về sự hiểu biết của cá nhân, doanh nghiệp đến đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh ......... 77 Bảng 3.11: Kết quả điều tra về nguồn nhân lực Phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh .................................................... 79 Bảng 3.12: Kết quả điều tra về cơ sở vật chất Phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh .................................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- viii Bảng 3.13: Kết quả điều tra về độ tin cậy của thông tin Phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh ............................................... 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Tình hình số lượng và vốn ĐKKD của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2014-2016 ........ 48 Biểu đồ 3.2: Tình hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo lĩnh vực ngành nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2014-2016 ...................................................................... 51 Hình: Hình 1.1: Quy trình đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử .......... 16 Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền TDKD trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể hóa, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 33 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Theo Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12-3-2015, Chính phủ chỉ đạo rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp tối đa chỉ sáu ngày. Nhưng theo thống kê gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện tồn tại đến 5.826 điều kiện đầu tư kinh doanh, áp dụng đối với 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 50% số này được ban hành không đúng thẩm quyền (Báo cáo Bộ KHĐT, năm 2017). Không ít nhà đầu tư gặp khó khăn nếu chọn kinh doanh những ngành nghề không thuộc danh mục ban hành. Yêu cầu “mã hóa” ngành nghề kinh doanh tương thích với hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam là một cản trở đối với doanh nghiệp khi mở rộng đầu tư theo nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, sự thay đổi của kinh tế toàn cầu theo hướng diễn biến phức tạp, mức độ hội nhập của nền kinh tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập thêm vào các Hiệp định như TPP, FTA, sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư ngày càng khốc liệt đã tác động không nhỏ đến việc tất yếu phải hoàn thiện cơ chế pháp lý trong tự do kinh doanh. Chính sách pháp luật về Đăng ký kinh doanh liên tục cập nhật với tình hình thực tiễn nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với môi trường kinh doanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 2 Bên cạnh đó, công tác đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh hiện nay đang gặp một số bất cập như: thời gian đăng ký còn dài; quá trình triển khai công tác đăng ký theo hình thức điện tử còn gây nhiều phiền toái cho doanh nghiệp; sự trợ giúp doanh nghiệp trong đăng ký, sáp nhập, phá sản còn chưa thực sự chuyên nghiệp; quá trình cung cấp dịch vụ công chưa đáp ứng được yêu cầu của cá nhân, tổ chức đến làm việc. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh" nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề đăng ký kinh doanh và quản lý công tác đăng ký kinh doanh, cụ thể hóa các quy định, thông tư, cải thiện quy trình đăng ký nhanh gọn, chính xác giúp thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa vào tỉnh Quảng Ninh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh, góp phần đảm bảo cung cấp dịch vụ công chính xác, nhanh chóng và tuân thủ theo quy định của Pháp luật và Nhà nước. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đăng ký kinh doanh. - Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 3 - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu từ năm 2014-2016 và khuyến nghị một số giải pháp đến năm 2020. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. 4. Đóng góp của Luận văn Nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh” là một đề tài còn mới, chưa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Với đề tài này hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công tác quản lý đăng ký kinh doanh của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho chương trình giảng dạy bậc Đại học và Cao học trong chuyên ngành Quản lý kinh tế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở giúp Ban lãnh đạo, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh tham khảo, đề ra các chính sách phù hợp trong quá trình thực thi công việc. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đăng ký kinh doanh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng về công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Chương 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quyền tự do kinh doanh Theo góc độ kinh tế, “Kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế” Theo quy định tại điều 4, Luật doanh nghiệp (2014),”Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” Quyền tự do kinh doanh tồn tại như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội; là một phần hợp thành và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các quyền tự do của con người. Quyền tự do kinh doanh được xem xét trên 2 khía cạnh căn bản sau: - Góc độ quyền chủ thể: Quyền tự do kinh doanh được hiểu là khả năng hành động một cách có ý thức của các chủ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo nghĩa này, quyền tự do kinh doanh bao hàm khả năng mà thể nhân hay pháp nhân có thể xử sự như: tự do đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan hệ kinh doanh, tự do cạnh tranh… Những khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của các chủ thể chứ không phải do nhà nước ban tặng. Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thực thì phải được nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật và khi đó nó mới trở thành “thực quyền”. - Góc độ là một định chế pháp luật: quyền tự do kinh doanh là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật và những bảo đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 5 pháp lý do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. Tóm lại, với các tiếp cận trên, quyền tự do kinh doanh - một mặt bao gồm những quyền mà chủ thể kinh doanh được hưởng - mặt khác là trách nhiệm của nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền năng đó. 1.1.2. Quản lý đăng ký kinh doanh 1.1.2.1. Khái niệm đăng ký kinh doanh Theo từ điện Luật học của Viện khoa học pháp lý, “Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh” [Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý, 2006]. Theo quy định của Chính phủ, ”Đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính nhằm hợp pháp hóa sự ra đời của doanh nghiệp thông qua đó nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho doanh nghiệp các quyền và lợi ích hợp pháp trong quan hệ kinh doanh và ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại độc lập của một chủ thể kinh doanh” [Nghi đi ̣ số 78/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015]. ̣ nh “Quản lý đăng ký kinh doanh là việc Nhà nước chính thức thừa nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh, bảo hộ và bảo vệ các doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động, chuyển đổi, chấm dứt hoạt động đồng thời, Nhà nước nắm bắt và tổng hợp các doanh nghiệp đang hoạt động để thực hiện chức năng thu thuế, quản lý khâu hậu kiểm tạo điều kiện hoạt động bình đẳng cho các doanh nghiệp ngay từ khi gia nhập thị trường.” [Nghi ̣đinh ̣ số 78/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015]. 1.1.2.2. Tổ chức hệ thống đăng ký kinh doanh Theo nghị định 78/2015, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và cấp huyện được tổ chức như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 6 - Cấp Tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh là nơi đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân [Nghi đi ̣ số 78/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015]. ̣ nh - Cấp huyện: thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất [Nghi đi ̣ số 78/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015]. ̣ nh 1.1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp * Đối với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh: - Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp, năm 2014. - Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 7 đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp. - Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. - Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 78/2015/NĐ-CP . - Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật [Nghị đinh ̣ số 78/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015]. * Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện - Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. - Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn. - Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. - Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết; - Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. - Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 8 - Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật [Nghi ̣ đinh ̣ số 78/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015]. 1.1.2.4. Vai trò Đối với Nhà nước: Đăng ký kinh doanh được xem là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hiệu quả của Nhà nước, bởi thông qua hoạt động này, Nhà nước có thể quản lý các thành phần kinh tế tham gia vào nền kinh tế thị trường cũng như theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động của các chủ thể kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động ĐKKD, cơ quan nhà nước có thể nắm bắt được các yếu tố mới trong kinh doanh, để từ đó có những sự thay đổi cho phù hợp với thị trường. Mặt khác, ĐKKD chính là thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước bằng phát luật đối với các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh nói chung và các chủ doanh nghiệp nói riêng. Đối với kinh tế - xã hội: ĐKKD còn là một phương tiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thì cơ quan đăng ký kinh doanh được thành lập để thực hiện việc đăng ký cho DN khởi sự kinh doanh; cập nhật và thông tin cho xã hội về tình trạng pháp lý của Doanh nghiệp. Như vậy, cơ quan đăng ký kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc phát triển khu vực DN tư nhân, nhất là trong vai trò cung cấp những thông tin kinh doanh có giá trị pháp lý cho khu vực tư nhân và về khu vực tư nhân, cũng như nắm bắt thông tin đầy đủ, cập nhật về hoạt động của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là kết quả cao nhất của hoạt động ĐKKD bởi có giấy chứng nhận này, tức là doanh nghiệp đã được thừa nhận về mặt pháp lý, được tiến hành kinh doanh theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- 9 những quy định đã đăng ký về ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình dưới sự bảo hộ của pháp luật. 1.1.3. Nội dung về công tác quản lý đăng ký kinh doanh 1.1.3.1. Địa vị pháp lý của cơ quan đăng ký kinh doanh Hoạt động đăng ký kinh doanh chỉ có thể được thực hiện tốt nếu có được một hệ thống các cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức hợp lý và hiệu quả. Việc nhà nước thiết lập hệ thống các cơ quan đăng ký kinh doanh, với sự phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn có ý nghĩa rất to lớn. Qua đó, Nhà nước cũng có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, tại mỗi địa phương, Sở kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về công tác quản lý đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.1.3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh Để Nhà nước thừa nhận hành vi kinh doanh, các doanh nghiệp thực hiện các trình tự thủ tục theo Luật doanh nghiệp và thông tư quy định về quản lý kinh doanh. Cụ thể, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ áp dụng: Thứ nhất, theo điều Điều 27 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp: (1) Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. (2) Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 230 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn