intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:135

48
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích đánh giá thực trạng về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác tuyển dụng công chức tại tỉnh Lào Cai, đề ra giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TIẾN TUÂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CHO CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, UBND CẤP HUYỆN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TIẾN TUÂN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CHO CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, UBND CẤP HUYỆN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH HỒNG LINH THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Tuân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với đề tài: “Hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai”. Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. ĐINH HỒNG LINH người đã định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đang công tác tại các cơ quan của tỉnh Lào Cai đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Tuân
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................. x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 6 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 7 6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC .................................................................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức ..................................................... 8 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 8 1.1.2. Tuyển dụng công chức .......................................................................... 17 1.1.3. Nội dung của quy trình tuyển dụng công chức ..................................... 31 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức .................. 34 1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác tuyển dụng công chức. ................................ 38 1.2.1. Kinh nghiệm về tuyển dụng công chức của thành phố Hải Phòng ....... 38 1.2.2. Kinh nghiệm về tuyển dụng công chức của thành phố Đà Nẵng ......... 38 1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Lào Cai trong tuyển dụng công chức ............................................................................................... 39
  6. iv Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 42 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 42 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 42 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 44 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 44 2.3. Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu ............................................................. 46 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng công tác tuyển dụng công chức: .............. 46 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng công chức ............................................................................................... 46 Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CHO CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, UBND CẤP HUYỆN, TỈNH LÀO CAI .......................................... 48 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu tỉnh Lào Cai......................................... 48 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai .................................. 48 3.1.2. Khái quát về hệ thống cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND huyện của tỉnh Lào Cai ....................................................................... 51 3.2. Thực trạng tuyển dụng công chức tại tỉnh Lào Cai.................................. 53 3.2.1. Về số lượng, chất lượng công chức trong CQCM thuộc UBND tỉnh, CQCM thuộc UBND cấp huyện ............................................................. 53 3.2.2. Về cơ cấu công chức ............................................................................. 57 3.3. Thực trạng về quy trình tuyển dụng công chức tại tỉnh Lào Cai ............. 60 3.3.1. Lập kế hoạch tuyển dụng công chức ..................................................... 61 3.3.2. Thông báo tuyển dụng ........................................................................... 62 3.3.3. Tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ .................................................................... 63 3.3.4. Thực hiện tuyển dụng công chức .......................................................... 64 3.3.5. Ra quyết định tuyển dụng công chức .................................................... 68 3.3.6. Thực hiện tập sự công chức .................................................................. 69 3.3.7. Bổ nhiệm vào ngạch công chức ............................................................ 70
  7. v 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện tỉnh Lào Cai. ................... 71 3.4.1. Yếu tố khách quan ................................................................................. 71 3.4.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 74 3.5. Đánh giá những kết quả, tồn tại, hạn chế công tác tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện tỉnh Lào Cai...... 78 3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 78 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 85 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .............................................. 90 Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CHO CÁC CQCM THUỘC UBND TỈNH, UBND CẤP HUYỆN, TỈNH LÀO CAI TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO ................................................................................................... 96 4.1. Quan điểm trong hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức tỉnh Lào Cai ............................................................................................................ 96 4.1.1. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức .............................................. 97 4.1.2. Đổi mới công tác đánh giá công chức ................................................... 99 4.1.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài.................... 100 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tỉnh Lào Cai ......................... 102 4.2.1. Hoàn thành việc xác định vị trí việc làm và phân loại vị trí việc làm, xác định biên chế để thực hiện quy trình tuyển dụng phù hợp ............. 102 4.2.2. Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, gắn với tỉnh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ........................ 103 4.2.3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác tuyển dụng ....................................................... 105 4.2.4. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của quá trình tuyển dụng...................................................................................... 106
  8. vi 4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng ............................................................................................ 106 4.2.6. Về xây dựng bộ đề thi phù hợp đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người được tuyển dụng theo vị trí việc làm ........................................... 108 4.2.7. Tăng cường công tác đánh giá xếp loại CB,CC và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ ......................... 110 4.3. Kiến nghị, đề xuất .................................................................................. 111 4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Nội vụ ............................................................ 111 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Lào Cai ............................................................... 113 4.3.3. Đối với Sở Nội vụ ............................................................................... 113 4.3.4. Các CQCM cấp tỉnh, cấp huyện.......................................................... 114 KẾT LUẬN .................................................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 120
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CB, CC Cán bộ, công chức CCHC Cải cách hành chính CQCM Cơ quan chuyên môn HCNN Hành chính Nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân VB QPPL Văn bản Quy phạm pháp luật XHCN Xã hội chủ nghĩa
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số liệu thi tuyển công chức thành phố Đà Năng ........................... 39 Bảng 2.1. Quy mô mẫu khảo sát ......................................................................... 43 Bảng 2.2. Mức đánh giá và mức ý nghĩa của thang đo Likert ....................... 45 Bảng 3.1. Số lượng và trình độ chuyên môn của công chức trong các CQCM thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện tỉnh Lào Cai ........ 53 Bảng 3.2. Số lượng công chức hành chính trong các CQCM thuộc UBND tỉnh ............................................................................................ 55 Bảng 3.3. Số lượng công chức trong các CQCM thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai ................................... 56 Bảng 3.4. Về trình độ lý luận chính trị .............................................................. 57 Bảng 3.5. Về trình độ quản lý Nhà nước ........................................................... 57 Bảng 3.6. Về tỷ lệ công chức theo độ tuổi ........................................................ 58 Bảng 3.7. Về trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện tỉnh Lào Cai .............. 59 Bảng 3.8. Về trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai ........................................................ 59 Bảng 3.9. Kế hoạch tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai ................................. 61 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả tuyển dụng công chức cấp tỉnh, cấp huyện từ năm 2015 đến năm 2019 ................................................... 68 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá, xếp loại công chức tập sự để bổ nhiệm vào CQCM cấp tỉnh, cấp huyện tỉnh Lào Cai ................................ 70 Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ công chức CQCM tỉnh Lào Cai về yếu tố hệ thống ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng ..................... 72 Bảng 3.13: Đánh giá của cán bộ công chức CQCM tỉnh Lào Cai về quy định pháp lý ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng ................... 73
  11. ix Bảng 3.14: Đánh giá của cán bộ công chức CQCM tỉnh Lào Cai về sự thay đổi số lượng vị trí việc làm ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng............................................................................................. 74 Bảng 3.15: Đánh giá của cán bộ công chức CQCM tỉnh Lào Cai về hệ thống công nghệ thông tin ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng........ 75 Bảng 3.16: Đánh giá của cán bộ công chức CQCM tỉnh Lào Cai về năng lực của những người tham gia công tác tuyển dụng công chức ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng .............................. 76 Bảng 3.17: Biểu tổng hợp Chỉ số PCI năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; ICT Index chỉ số ứng dụng CNTT; PAPI Chỉ số Quản trị và Hành chính công tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2019 ............... 78
  12. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Quy trình tuyển dụng công chức được mô tả ............................... 61 Hộp 3.1. Ông/bà đánh giá như thế nào về tổ chức thi tuyển công chức vào các CQCM theo vị trí việc làm? ............................................ 86 Hộp 3.2. Ông/bà đánh giá như thế nào về công tác giám sát việc tuyển dụng công chức trong các CQCM thuộc UBND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2019? ...................................................... 88
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Cán bộ, công chức ra đời, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc xây dựng chế định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng, hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Ngày 19/5/2018, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-NQ/TW), tại phần đánh giá tình hình Nghị quyết đã nhấn mạnh một trong những nguyên nhân là do: “Công tác tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, có nơi còn xảy ra sai phạm, tiêu cực”. Trong hoạt động của nền hành chính, đội ngũ công chức chính là những người trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội, đảm bảo thực thi pháp luật và là nhân tố quyết định hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính làm cho pháp luật đi vào cuộc sống. Vì vậy, phải tuyển chọn những người có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên để làm cho đất nước ngày càng phát triển và tiến bộ. Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về sắp xếp tỉnh gọn tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, để cơ cấu lại đội ngũ CB,CC đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần quyết định thắng lợi chương trình cải cách hành chính. Trong bối cảnh nêu trên cả hệ thống chính trị đang tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hơn bao giờ hết, công tác tuyển dụng lại càng phải được quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng. Bởi bộ máy nhà nước vẫn cần phải được tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực.
  14. 2 Tuy nhiên, thực tế trong những năm qua công tác tuyển dụng công chức của các địa phương trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng, bên cạnh những yếu tố tích cực, qua công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn có những hạn chế bất cập, như: việc tuyển dụng công chức chưa sát với yêu cầu của vị trí việc làm, quy trình tuyển dụng, các bước tuyển dụng chưa khoa học, nên dẫn tới chất lượng công chức được tuyển dụng chưa cao, do đó vấn đề này cần được nghiên cứu để bổ sung về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện các chính sách và quy định của pháp luật để khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác tuyển dụng công chức. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về đề tài tuyển dụng nói chung đã được nhiều tác giả thực hiện, tuy nhiên các đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả hầu hết tập trung vào công tác tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp. Đối với nội dung tuyển dụng CCVC các đề tài mang tính lý luận dựa trên việc phân tích các quy phạm pháp luật của Pháp lệnh CB,CC năm 1998, và Luật CB,CC năm 2010, với các bài viết, đề tài cụ thể như sau: - Một số vấn đề về đổi mới tuyển dụng công chức ở Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng Hải. Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2016. Bài viết là kết quả nghiên cứu, đánh giá, so sánh công tác tuyển dụng công chức ở Việt Nam từ trước năm 1986, giai đoạn thi hành Pháp lệnh CB,CC và giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức. Tuy nhiên, bài viết cũng mới dừng lại ở việc đánh giá kết quả tuyển dụng công chức, đề ra giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng công chức.
  15. 3 - Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, CCVC hiện nay, Đinh Ngọc Giang - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị số 8/2016. Đây là bài viết đánh giá khá chi tiết về thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ, CCVC hiện nay, cũng như đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao cao hiệu quả công tác tuyển dụng. Bài viết mang tầm vĩ mô, các giải pháp nhằm vào việc nâng cáo chất lượng cán bộ, CCVC thông qua việc đào tạo cán bộ là chủ yếu. - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng (2011) trong bài viết “Cải cách chế độ tuyển dụng công chức trong bối cảnh CCHC ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 8, đã tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động công vụ, công chức ở nước ta trong đó nêu bật “việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng và quản lý công chức còn nặng về văn bằng, chứng chỉ, chưa chú trọng nhiều đến năng lực thực thi công vụ của công chức”. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của thực trạng trên, tác giả đề xuất việc cải cách chế độ tuyển dụng công chức là đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết nhằm tiếp tục cải cách nền công vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. - Đào Thị Thanh Thủy (2017), Các mô hình tuyển dụng công chức trên thế giới và định hướng ứng dụng cho Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả đã tổng quan về tuyển dụng công chức và các mô hình tuyển dụng công chức điển hình trên thế giới; phân tích mô hình tuyển dụng theo hệ thống chức nghiệp, vị trí việc làm và tuyển dụng hỗn hợp. Tuy vậy, những giải pháp ứng dụng này là chung cho nền công vụ, chưa đưa ra điểm đặc thù tuyển dụng công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh với công chức nói chung - Trần Anh Tuấn (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề nổi bật đang được quan tâm hiện nay như: vị trí việc làm và phương pháp xác định vị trí việc làm, đổi mới cơ chế quản lý công chức…là cơ sở cho tuyển dụng và
  16. 4 đổi mới hoạt động tuyển dụng công chức ở Việt Nam nói chung và UBND tỉnh Lào Cai nói riêng. - Tác giả Thạch Thọ Mộc, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, trong bài viết “Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay” đăng trên trang web http://isos.gov.vn, đã đề cập đến hai nội dung cơ bản của công tác quản lý công chức, đó là đổi mới công tác tuyển dụng công chức và đổi mới công tác đánh giá công chức, đây là hai nội dung được đánh giá là khó và yếu nhất tồn tại nhiều năm qua. Xuất phát từ quan điểm “Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý công chức, có tính quyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước”, tác giả cho rằng, “việc tuyển dụng công chức trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, vì việc tìm người thay vì người để sắp xếp, bố trí việc”. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động này, như: ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chính sách nhân tài, bổ sung hình thức thi phỏng vấn sau thi viết và thi thực hành trên máy tính. Trong bài viết “Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động tuyển dụng đáp ứng yêu cầu CCHC” đăng trên trang web http://hrmo.hcmute.edu.vn, ThS. Lê Thị Trâm Oanh, Học viện Hành chính cũng đã nêu lên những bất cấp trong lĩnh vực tuyển dụng công chức và điều đó đã gây ra nhiều hệ quả bất lợi cho tổ chức, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, cản trở hoạt động CCHC, kéo theo các vấn đề như: hiện tượng bỏ việc bất ngờ, gia tăng các chi phí đào tạo, ảnh hưởng tiêu cực tới bầu không khí làm việc của tổ chức, gia tăng các hoạt động như xử lý kỷ luật lao động, buộc thôi việc hay giải quyết khiếu nại... Một số luận văn của học viên tại Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên: (i) Nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC, viên chức của thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu- Học viên Hoàng Thị Thanh - QLKT K11; (ii) Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức ở thành phố Thái Nguyên - Học viên Nguyễn Hoàng Mác - QLKT K10; (iii) Nâng cao chất lượng đội
  17. 5 ngũ công chức hành chính thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Phan Thị Thanh Việt - QLKT K11; (iv) Nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC viên chức tại UBND tỉnh Quảng Ninh - Học viên Vũ Kiên Quyết - QLKT K11 Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên. Nhìn chung, các công trình khoa học, các đề tài nêu trên đã đề cập tới vấn đề tuyển dụng CCVC dưới nhiều góc độ, từ những vấn đề mang tính lý luận cho đến thực tiễn tuyển dụng CCVC ở Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức, đáp ứng yêu cầu CCHC. Đó thực sự là những tài liệu nghiên cứu và tham khảo có giá trị, rất có ích cho đề tài này. Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu chỉ mới đi sâu vào một số mặt của hoạt động tuyển dụng, quản lý công chức như: giải pháp nâng cao chất lượng CCVC; cơ chế tuyển dụng hoặc chỉ nêu một số giải pháp đổi mới tuyển dụng CCVC mà chưa có sự phân tích, đánh giá và đề xuất vấn đề một cách có hệ thống về sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động tinh gọn, gắn với việc tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả hoạt động của công chức đáp ứng yêu cầu trong hoạt động công vụ của công chức. Hầu hết các công trình nghiên cứu nêu trên về tuyển dụng, quản lý công chức đều đề cập tới đối tượng CB,CC, viên chức nói chung chứ chưa đề cập cụ thể nội dung tuyển dụng công chức hành chính theo vị trí việc làm. Nếu có thì điều đó cũng chưa đầy đủ và toàn diện về công tác tuyển dụng công chức. Do đó, đề tài nghiên cứu mà tác giả lựa chọn là có tính cấp thiết, không trùng lắp và cần thiết để đầu tư nghiên cứu tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, tỉnh Lào Cai phục vụ cho hoạt động công tác chuyên môn lĩnh vực được giao của tác giả tại địa phương. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích đánh giá thực trạng về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác tuyển dụng công chức tại tỉnh Lào Cai, đề ra giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các
  18. 6 CQCM thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Sau khi Luận văn được thông qua là cơ sở để áp dụng đưa vào thực tiễn về tuyển dụng công chức tại địa phương, để góp phần nâng cao hoạt động công vụ trong thực thi nhiệm vụ của công chức đáp ứng yêu cầu về CCHC của tỉnh Lào Cai. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; - Thứ hai, nghiên cứu thực trạng tuyển dụng công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai, đánh giá ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyển dụng; - Thứ ba, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai. - Thứ tư, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai là đối tượng nghiên cứu của luận văn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu công tác tuyển dụng mới công chức vào các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai (không bao gồm xét tuyển công chức và tiếp nhận không qua thi tuyển tuyển công chức). - Phạm vi không gian: Các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh (20 cơ quan sở, ban, ngành), UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai (108 Phòng chuyên môn thuộc 09 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Lào Cai). - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2015 - 2019.
  19. 7 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Luận văn đề xuất một số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng để hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu vấn đề tuyển dụng công chức cho CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, CQCM thuộc UBND cấp huyện thuộc tỉnh. 6. Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày theo thứ tự: Lời nói đầu, nội dung chính của đề tài được cụ thể hóa thành các chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài. Nội dung chính gồm có bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tuyển dụng công chức. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND tỉnh, CQCM thuộc UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
  20. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC 1.1. Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Cơ quan hành chính Theo quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định cơ quan HCNN nhà nước gồm: Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất; Tại Điều 114, Hiến pháp năm 2013 quy định: UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan HCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan HCNN cấp trên. Cơ quan HCNN là một bộ phận cấu thành của bộ máy HCNN, được thành lập theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý, điều hành (chức năng hành pháp) đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Cơ quan HCNN cũng là một loại cơ quan nhà nước, một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan HCNN mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước. Bao gồm: Một là, cơ quan HCNN hoạt động mang tính quyền lực nhà nước và được tổ chức, hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ cơ quan HCNN là một bộ phận của bộ máy nhà nước, nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực thi quyền quản lý HCNN. Hai là, cơ quan HCNN mang tính chỉnh thể và có tính lịch sử. Là hệ thống các cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động. Ba là, mỗi cơ quan HCNN đều có một thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, các cơ quan HCNN còn có những đặc điểm riêng như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2