intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã, phường thị xã thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức xã phường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––– NGÔ THỊ MINH PHƯỢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG THỊ XÃ PHỔ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––– NGÔ THỊ MINH PHƯỢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG THỊ XÃ PHỔ YÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Đình Tuấn THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong luận văn được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường. Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2020 Người cam đoan Ngô Thị Minh Phượng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Trần Đình Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2020 Tác giả Luận văn Ngô Thị Minh Phượng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii UBND Ủy ban Nhân dân ........................................................................... vii CBCC Cán bộ công chức .......................................................................... vii HĐND Hội đồng Nhân dân........................................................................ vii CNH Công nghiệp hóa .............................................................................. vii HĐH Hiện đại khóa ................................................................................... vii XHCN Xã hội Chủ nghĩa ........................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, PHƯỜNG ............... 5 1.1. Cơ sở lý luận nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức cấp xã, phường .................................................................................................. 5 1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ công chức cấp xã, phường .............................................................................................. 5 1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực của cán bộ, công chức cấp xã, phường ......................................................................... 8 1.1.3. Các nội dung đánh giá năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường ..................................................................... 19 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức cấp xã, phường ................................... 26
  6. iv 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức cấp xã, phường ............................................................................... 30 1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã, phường tại một số địa phương trong nước ........ 30 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................... 34 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 35 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 35 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................ 35 2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu ............................... 37 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................. 38 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 39 * Các chỉ tiêu đánh giá năng lực thực hiện công việc của cán bộ, công chức cấp xã phường ............................................................... 39 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực kiến thức phục vụ thực hiện công việc ......................................................................................... 39 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực kỹ năng phục vụ thực hiện công việc ......................................................................................... 40 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thái độ phục vụ thực hiện công việc ......................................................................................................... 42 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................................................................................ 42 3.1. Khái quát chung về Thị xã Phổ Yên ........................................................ 42 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................. 42 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................ 44 + Về điều kiện tự nhiên: Nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã tương đối đồng bộ như: Đường sông, đường sắt, đường bộ, kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế - xã hội trong vùng và là cửa ngõ chung chuyển hàng hoá giữa các vùng kinh tế trọng điểm, Với địa hình thuận
  7. v lợi: Thị xã Phổ Yên nằm trong khu vực có địa hình gò đồi của tỉnh Thái Nguyên. Địa hình của thị xã thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và chia thành 02 vùng rõ rệt: ....................................................................................... 47 3.2. Thực trạng năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 48 3.2.1. Quy mô, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên ............................................................................... 48 3.2.2. Thực trạng năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .......................... 51 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên ....................................................... 70 3.4.1. Yếu tố khách quan ................................................................ 70 3.4.2. Yếu tố chủ quan .................................................................... 73 3.5. Đánh giá chung hoạt động nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .......................... 79 3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................... 80 3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế........................ 82 Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ PHƯỜNG THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................. 86 4.1. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........................ 86 4.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........ 86 4.1.2. Định hướng nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........ 87 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã phường tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................... 91 4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 103 4.3.1. Đối với Trung ương ............................................................ 103
  8. vi 4.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên................................................... 104 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 107 PHỤ LỤC 01 ................................................................................................. 109 PHỤ LỤC 02 ................................................................................................. 111 PHỤ LỤC 03 ................................................................................................. 112
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban Nhân dân CBCC Cán bộ công chức HĐND Hội đồng Nhân dân CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại khóa XHCN Xã hội Chủ nghĩa
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cho điểm các mức đánh giá kết quả điều tra.................................. 37 Bảng 3.1 Tình hình dân số thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019 ................... 44 Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019 ....................... 45 Bảng 3.3. Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường tại Thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019 ....................................................................... 50 Bảng 3.4. Trình độ học vấn và chuyên môn của cán bộ, công chức xã, phường tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019 ......................................... 52 Bảng 3.5. Trình độ ngoại ngữ, tin học của của cán bộ, công chức xã, phường tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019 ......................................... 53 Bảng 3.6. Trình độ lý luận chính trị của của cán bộ, công chức xã, phường tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019 .............................................. 55 Bảng 3.7. Trình độ quản lý nhà nước của của cán bộ, công chức xã, phường tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2017-2019 .............................................. 56 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát kỹ năng thực thi công việc của CBCC xã, phường tại thị xã Phổ Yên ........................................................................... 57 Bảng 3.9 Thái độ của CBCC xã, phường trong giải quyết công việc cho người dân ................................................................................................... 61 Bảng 3.10 Kết quả khảo sát thái độ của CBCC xã, phường trong giải quyết công việc cho người dân .......................................................................... 63 Bảng 3.11 Kết quả khảo sát thái độ với cấp trên và đồng nghiệp của CBCC xã, phường do cán bộ lãnh đạo đánh giá .............................................. 65 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá CBCC xã, phường tại thị xã Phổ Yên .............. 66 Bảng 3.13. Nhận xét của CBCC về chế độ chính sách đối với CBCC tại thị xã Phổ Yên ........................................................................................... 72 Bảng 3.14. Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã, phường giai đoạn 2017-2019 ....................................................................... 73 Bảng 3.15. Đánh giá của CBCC xã, phường về công tác đào tạo bồi dưỡng 77
  11. ix Bảng 3.16. Đánh giá của CBCC xã, phường về công tác quy hoạch đào tạo nguồn CBCC ................................................................................... 77 Bảng 3.17. Công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức cấp xã, phường ......................................................................................................... 79
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên xác định việc thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước là một nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp. Do vậy để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách hành chính, UBND thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giao nhiệm vụ cho các ngành các cấp, phải khẩn trương xây dựng và triển khai thực thi chương trình cải cách hành chính của ngành mình, cấp mình, đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, đến phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi nhiệm vụ. Xác định nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định đến kết quả cải cách hành chính và hiệu quả công việc, đáp ứng yêu cầu về quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay. Thị xã Phổ Yên đã xây dựng kế hoạch và tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công việc của đội ngũ công chức cấp xã, phường. Sau thời gian thực hiện Thị xã Phổ Yên bước đầu đã đạt được kết quả tốt theo chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cũng gặp phải không ít khó khăn và cũng bộc lộ nhiều vấn đề còn hạn chế cần khắc phục như về đánh giá năng lực của cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức cấp xã, phường nói riêng đối với công việc được giao. Việc nâng cao trình độ cho công chức như tổ chức đào tạo, tổ chức bộ máy và biên chế không phù hợp, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, chưa chuyên sâu, chưa khoa học, hiệu quả công tác chưa cao,... dẫn đến năng lực làm việc của cán bộ công chức còn thấp đã ảnh hưởng đến hoạt động chung của bộ máy chính quyền.
  13. 2 Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài: "Nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên" có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn và có tính cấp thiết cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã, phường thị xã thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức xã phường . 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức cấp xã, phường - Đánh giá thực trạng năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019. - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường (gồm các chức vụ và các chức danh được quy định tại khoản 3, Điều 61 Luật CBCC năm 2008).Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được tổ chức nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trên các khía cạnh về kiến thức, kỹ năng và thái độ giải quyết công việc, kết quả thực thi
  14. 3 công việc của cán bộ công chức; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức các phường xã trên địa bàn Thị xã Phổ Yên; từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thực thi công việc cho cán bộ công chức tại các phường, xã trên địa bàn Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4.1. Ý nghĩa về khoa học Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức cấp phường, xã, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức của địa phương. Các vấn đề liên quan đến lý luận về năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức cấp phường, xã đã được hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. Là cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực tiễn của các nội dung nghiên cứu. 4.2. Ý nghĩa về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao nhận thức thực tiễn về năng lực thực thi công việc của cán bộ công chức cấp xã phường và cung cấp tài liệu cho các cơ quan quản lý Nhà nước và của địa phương trong việc xây dựng cơ chế, chính sách về chế độ cho các cán bộ công chức cấp xã phường nói chung và của địa phương trong việc nâng cao năng lực thực thi công việc cho cán bộ công chức tại các xã, phường. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu sử dụng trong nhà trường và các đối tượng khác có quan tâm về các nội dung có liên quan đến luận văn. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức cấp xã, phường. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
  15. 4 Chương 3: Thực trạng năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức xã, phường Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, PHƯỜNG 1.1. Cơ sở lý luận nâng cao năng lực thực thi công việc của cán bộ, công chức cấp xã, phường 1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ công chức cấp xã, phường 1.1.1.1. Hệ thống chính quyền ở cấp xã, phường Hiện nay, về mặt lí luận có nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về chính quyền cấp xã. Song đều thống nhất đồng nghĩa khái niệm chính quyền cấp xã với chính quyền cơ sở. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách gọi khác nhau của chính quyền cấp cơ sở. Điều này gắn liền với thông lệ của quốc gia cũng như sự phân chia lãnh thổ quốc gia. Tùy thuộc vào cách phân chia lãnh thổ thành bao nhiêu cấp và đặt tên cho từng cấp đó mà chính quyền địa phương cơ sở các nước không giống nhau. Nhiều nước chia hệ thống chính quyền địa phương thành hai cấp, thì cấp sát ngay cấp chính quyền địa phương sau cấp trung ương là chính quyền địa phương cơ sở. Trong khi đó, nhiều nước chia chính quyền địa phương thành 3 cấp, thì chính quyền địa phương cấp thứ 3 mới là chính quyền địa phương cơ sở. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp (Quốc hội, 2015): - Chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); - Chính quyền huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); - Chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Như vậy, chính quyền cơ sở được hiểu là một bộ máy quản lí nhà nước, cấp
  17. 6 chính quyền địa phương thấp nhất trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp cơ sở, nhưng gắn nhiều hơn với tính chất tự quản. Trong điều kiện chung của nhiều nước và cũng như ở Việt Nam, chính quyền cơ sở là bộ máy quản lí nhà nước nhằm đưa pháp luật vào đời sống. Chính quyền cơ sở chính là bộ máy thực thi quyền hành pháp ở cấp cơ sở (Bộ Nội vụ, 2014). 1.1.1.2. Khái niệm về cán bộ, công chức cấp xã, phường * Khái niệm cán bộ công chức Có nhiều khái niệm về công chức ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa về công chức được sử dụng ở Việt Nam. Khái niệm công chức được quy định lần đầu tiên tại Điều 1 của Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, như sau: “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là công chức, trừ những trường hợp riêng biệt, do Chính phủ quy định” . Tuy nhiên, theo như khái niệm này thì phạm vi công chức còn rất hẹp, chỉ là những người được tuyển dụng giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, không bao gồm những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các cơ quan của Nhà nước (Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, 2003). Sau đó suốt một thời gian dài, khái niệm công chức ít được sử dụng, thay vào đó là khái niệm cán bộ, công nhân viên Nhà nước, không phân biệt công chức, viên chức với công nhân. Thực hiện công cuộc đổi mới, trước yêu cầu khách quan của tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước đòi hỏi chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, thuật ngữ công chức được sử dụng trở lại. Tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 về quy định những người là công chức, Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010 về quản lý biên chế công chức và Nghị
  18. 7 định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, khái niệm công chức được đề cập một cách rõ ràng, cụ thể (Chính phủ, 2010) (Chính phủ, 2012). Tại khoản 2, điều 4 Luật cán bộ công chức 2008 quy định “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 4) (Luật Cán bộ, Công chức, năm 2008). * Cán bộ công chức cấp xã, phường Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì: “Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển giữ một chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. Theo Nghị định 114, công chức cấp xã gồm bảy chức danh cụ thể: trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); chỉ huy trưởng quân sự; văn phòng-thống kê; địa chính-xây dựng; tài chính-kế toán; tư pháp-hộ tịch; văn hóa-xã hội. Mỗi chức danh được giao có nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể góp phần cùng bộ máy chính quyền địa phương giải quyết những công việc liên quan trong mối quan hệ với nhân dân địa phương (Bộ Nội vụ, 2014). Để nâng cao vị thế, vai trò của công chức cấp xã, Quốc hội ban hành
  19. 8 Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008), đây là cơ sở pháp lý xác định rõ ràng, cụ thể hơn chức năng và nhiệm vụ công chức cấp xã. Tại Khoản 3, Điều 4 của Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008) quy định: “Công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Luật Cán bộ, Công chức, năm 2008). Tại Khoản 3, Điều 61 của Luật Cán bộ, công chức (năm 2008) quy định công chức cấp xã có các chức danh như sau: trưởng công an; chỉ huy trưởng quân sự; văn phòng – thống kê; địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); tài chính – kế toán; tư pháp – hộ tịch; văn hóa – xã hội. Các chức danh của công chức cấp xã được Luật Cán bộ, công chức (2008) quy định rõ ràng cụ thể, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của công chức xã trong bộ máy chính quyền địa phương, được thể hiện đầy đủ hơn so với Nghị định số 114/2003/NĐ-CP của Chính phủ (Luật Cán bộ, Công chức, năm 2008). Theo Luật Cán bộ, Công chức (năm 2008), công chức cấp xã được hiểu là những người được tuyển dụng và giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Luật Cán bộ, Công chức, năm 2008). Công chức cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác và thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao. Mỗi một chức danh công chức cấp xã có những nhiệm vụ và phải đạt một số tiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy định về tuổi đời, về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, kỹ năng cần thiết,...Vì vậy, công chức cấp xã đòi hỏi phải đáp ứng yêu cầu năng lực thực thi công vụ để có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao (Nguyễn Thị Tươi, 2013). 1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực của cán bộ, công chức cấp
  20. 9 xã, phường 1.1.2.1. Khái niệm về năng lực Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Capacitas; tiếng Anh là Capacity hay Ability – có nghĩa là khả năng làm việc tốt. Theo quan điểm của tâm lý học: “Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm bảo đảm việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” Theo Từ điển Tiếng việt thông dụng của Nhà xuất bản giáo dục năm 1996 thì năng lực là khả năng làm việc tốt. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng (1997): “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có thể thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc theo nghĩa khác là phẩm chất, tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất lượng cao” Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực nhưng tựu trung lại, năng lực có các đặc điểm sau: - Năng lực bao giờ cũng gắn với một chủ thể nhất định, trả lời cho câu hỏi năng lực của ai, có thể là năng lực cá nhân, nhóm người, tổ chức hay cộng đồng. - Năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực bao giờ cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như: năng lực hoạt động chính trị, năng lực thực thi công vụ, năng lực giảng dạy,.. - Năng lực của con người là tập hợp tất cả các yếu tố thuộc về thể chất, trí tuệ tạo cho con người hoàn thành một hoạt động nào đó đạt kết quả tốt nhất. Có nhiều yếu tố cấu thành nên năng lực nhưng yếu tố cơ bản nhất, quyết định năng lực của mỗi người là kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Năng lực của con người cũng có thể do các yếu tố bẩm sinh mà có. Tuy nhiên, phần lớn là do tác động từ bên ngoài thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng hoặc do quá trình công tác, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của mỗi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2