intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu đề xuất mô hình thị trường Cacbon ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu lượng giá kinh tế các thiệt hại do cơn bão Xangsane gây ra, làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý (tiếp cận trên quan điểm quản lý kinh tế) để chủ động có kế hoạch phòng, tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và kịp thời khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nghiên cứu đề xuất mô hình thị trường Cacbon ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ PHẠM NGỌC ANH LƯỢNG GIÁ KINH TẾ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG CỦA CƠN BÃO XANGSANE TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2019
  2. 3
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thanh, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Phạm Ngọc Anh i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thầy giáo hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), thầy đã cho học viên nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, hướng dẫn và rèn luyện học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Bên cạnh đó học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Cán bộ và các Thầy, Cô trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Các Thầy, Cô không chỉ trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý kinh tế, mà còn tạo mọi điều kiện và chỉ bảo tận tình giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Học viên xin trân trọng cảm ơn chủ nhiệm đề tài : “Nghiên cứu đề xuất mô hình thị trường Cacbon ở Việt Nam” đã tạo điều kiện cho học viện tiếp cận và kế thừa các dữ liệu hữu ích của đề tài. Cuối cùng học viên xin được cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia về Tài nguyên môi trường và Biến đổi khí hậu đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã luôn chia sẻ, giúp đỡ hỗ trợ học viên trong thời gian hoàn thành khóa học. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Học viên Phạm Ngọc Anh ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................ii MỤC LỤC.................. .......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................................vii DANH MỤC B ẢNG .......................................................................................................... viii MỞ ĐẦU................. ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết................................................................................................................. 1 2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4 5. Kết cấu của báo cáo ..................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ MÔI TRƯỜNG DO BÃO GÂY RA ...... 6 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...................................................................... 6 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước thuộc lĩnh vực đề tài........... 6 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực đề tài ........... 9 1.1.3. Thiệt hại kinh tế môi trường và lượng giá thiệt hại kinh tế môi trường do bão gây ra ................................................................................................................... 13 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 29 2.1. Phương pháp nghiên cứu tại bàn......................................................................... 29 2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ....................................................................... 29 2.3. Phương pháp thống kê, so sánh ........................................................................... 30 2.4. Phương pháp lượng giá.......................................................................................... 30 2.4.1. Lượng giá thiệt hại kinh tế do thiệt hại sức khỏe cộng đồng ................... 31 2.4.2. Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường nước mặt ................. 32 2.4.3. Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm chất thải rắn phát sinh ............... 32 2.4.4. Lượng giá thiệt hại kinh tế do nhiễm mặn đất canh tác............................ 33 iii
  6. 2.4.5. Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm nước giếng .................................. 34 2.4.6. Lượng giá thiệt hại kinh tế do sạt lở đất sau thiên tai ............................... 34 2.4.7. Lượng giá thiệt hại kinh tế do thiệt hại hệ sinh thái.................................. 34 CHƯƠNG 3. LƯỢNG GIÁ KINH TẾ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO CƠN BÃO XANGSANE TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG ............................. 38 3.1. Diễn biến của cơn bão Xangsane ......................................................................... 38 3.2. Nhận diện các tác động môi trường do bão gây ra .......................................... 44 3.3. Lượng giá thiệt hại kinh tế môi trường do cơn bão gây ra ở các tỉnh ven biển miền Trung................................................................................................................... 45 3.3.1. Thiệt kinh tế do thiệt hại sức khỏe .............................................................. 45 3.3.2. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường nước mặt (M)........................... 46 3.3.3. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm chất thải rắn phát sinh (F)........................... 47 3.3.4. Thiệt hại kinh tế do nhiễm mặn đất canh tác (N) ...................................... 48 3.3.5. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm nước giếng (H) ............................................. 49 3.3.6. Thiệt hại kinh tế do sạt lở đất (S) ................................................................ 50 3.3.7. Thiệt hại kinh tế do thiệt hại sinh thái......................................................... 51 3.4. Khắc phục hậu quả sau bão .................................................................................. 52 3.5. Các vấn đề đặt ra sau khi lượng giá kinh tế thiệt hại môi trường do bão Xangsane gây ra cho các tỉnh ven biển miền Trung .................................................... 53 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPNHẰM CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA VÀ KHẮC PHỤC THIỆT DO BÃO Ở VIỆT NAM ...................... 56 4.1. Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về quản lý rủi ro thiên tai....... ..................................................................................................................................... 56 4.2. Nhận diện xu hướng thiên tai và thiệt hại ở Việt Nam ................................... 57 4.3. Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra ...................................................................... 62 4.3.1. Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai ........................................... 62 4.3.2. Lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai trong qui hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương ................................................................................................................. 63 iv
  7. 4.3.3. Tăng cường nguồn lực cho phòng ngừa và khắc phục hậu quả sau thiên tai.............. .............................................................................................................. 66 4.3.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách về tài chính, bảo hiểm rủi ro thiên tai.. 69 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 75 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ATNĐ Áp thấp nhiệt đới 2 BĐKH Biến đổi khí hậu 3 CM Mô hình lựa chọn 4 CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 5 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 6 EU Liên minh châu Âu 7 ECLAC Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latinh 8 GDP Gross Domestic Product 9 HEA Phân tích cư trú tương đương 10 IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu 11 KTTV Khí tượng thủy văn 12 KTMT Kinh tế môi trường 13 NOAA Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ 14 NSNN Ngân sách nhà nước 15 OECD Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế 16 QLRRTT Quản lý rủi ro thiên tai 17 PCTT Phòng chống thiên tai 18 SCMT Sự cố môi trường 19 TCCP Tiêu chuẩn môi trường nước mặt 20 TCM Phương pháp chi phí du lịch 21 TNMT Tài nguyên môi trường 22 TNCN Thu nhập cá nhân 23 UBND Ủy ban nhân dân 24 UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc 25 VRSAP Mô hình mô phỏng dự báo ngập lụt 26 WB Ngân hàng thế giới 27 WTP Phương pháp dựa trên hành vi thực tế 28 ZTCM Phương pháp chi phí du lịch theo vùng vi
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Thiệt hại môi trường của bão ......................................................................... 15 Hình 2.1. Ước lượng các dịch vụ bị mất đi (A) và các dịch vụ được khôi phục (B) 35 Hình 3.1. Đường đi của bão Xangsane .......................................................................... 38 Hình 3.2. Khí áp thấp nhất của bão Xangsane từ ngày 25/9 đến 02/10/2006 ........... 41 Hình 3.3. Ảnh mây vệ tinh của bão Xangsane từ ngày 26/9 đêbns 2/10/2006 ......... 41 Hình 3.4. Bản đồ mực mặt đất đến 850mb ngày 01/10/2006 ..................................... 42 Hình 3.5. Thông tin về cơn bão Xangsane .................................................................... 42 Hình 4.1. Thiệt hại kinh tế (triệu USD) (1990-2012) do các thiên tai t ại Việt Nam 59 vii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại các tác động môi trường của thiên tai ......................................... 26 Bảng 2.1. Các phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường sau bão......................... 30 Bảng 3.1. Chi tiết về hoạt động của bão Xangsane ...................................................... 39 Bảng 3.2. Tốc độ gió mạnh nhất quan trắc tại các địa phương................................... 43 Bảng 3.3. Các dạng thiệt hại môi trường sau bão......................................................... 45 Bảng 3.4. Các bệnh phát sinh sau thiên tai .................................................................... 46 viii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Số liệu công bố hàng năm của tổ chức Germanwatch về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu (Global climate risk index) đã chỉ ra Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu rủi ro khí hậu cao nhất trong giai đoạn 1998 – 2017. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX Việt Nam 2015) đã phân tích, đánh giá thiên tai, các hiện tượng khí hậu cực đoan có tác động lớn tới môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam. Trong 20 năm qua, theo tổ chức Khí tượng và thiên tai thế giới (WMO), Việt Nam đã phải hứng chịu hơn 800 đợt thiên tai (trung bình 40 đợt/năm) với cường độ và tần suất ngày càng tăng gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Đặc biệt các thiên tai lớn, có hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong giai đoạn 2005-2015. Theo kết quả nghiên cứu “Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế Việt Nam” của nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trần Thọ Đạt, Đinh Đức Trường, Vũ Thị Hoài Thu), tính bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đã gây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng năm. Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiên cứu “Định giá tổn thất thiệt hại do tác động của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu công bố vào tháng 6 năm 2017 cho rằng, trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm, thiên tai làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1 – 1,5% GDP. Trong một nghiên cứu khác của tổ chức DARA International (năm 2012) về tính dễ bị tổn thương do BĐKH chỉ ra rằng, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 1
  12. 2030. Thiệt hại do thiên tai gây ra tại Việt Nam năm 2016 là 39.726 tỷ đồng, đây là năm thiệt hại lớn nhất về kinh tế do thiên tai gây ra trong vòng 40 năm qua. Tiếp cận theo quan điểm kinh tế, môi trường là một loại tài sản vì nó cung cấp cho con người nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Môi trường có thể cung cấp những hàng hoá trực tiếp như tôm, cá, gỗ, củi, các nguồn nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất; các dịch vụ sinh thái như hạn chế lũ lụt, chống xói mòn bờ biển, điều hoà khí hậu, nạp và điều tiết nước ngầm, cũng như giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hoá lịch sử khác. Nói các khác, môi trường cung cấp cho con người và hệ thống kinh tế các loại giá trị và khi sử dụng chúng, bằng cách này hay cách khác thì con người sẽ thu về những lợi ích nhất định. Thiên tai xảy ra có thể tác động tới nền kinh tế và môi trường trong ngắn hạn (1-3 năm), trung hạn (dưới 5 năm) và dài hạn (trên 5 năm). Việc lượng giá thiệt hại do tác động của thiên tai có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp các thông tin đầu vào trong quá trình quản lý ứng phó thiên tai và BĐKH. Chương trình môi trường liên hiệp quốc đã chỉ ra rằng có 5 ứng dụng chính của lượng giá tổn thất kinh tế thiên tai gồm: (i) hỗ trợ cho các Bộ ngành, các cơ quan quản lý, các địa phương lựa chọn và thực thi các giải pháp phục hồi đời sống sản xuất sau thiên tai, (ii) xây dựng các biện pháp chủ động phòng ngừa thiên tai, (iii) là căn cứ cho các giải pháp đầu tư tài chính cho các hệ thống ứng phó giảm thiểu tác động thiên tai và BĐKH và (iv) lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương, vùng hoặc của các ngành, có tính đến tác động tiềm năng của thiên tai,(v) lượng giá thiệt hại là căn cứ để kêu gọi sự cứu trợ sau thiên tai từ Nhà nước, các tổ chức và cộng đồng quốc tế và tại khu vực có thiên tai. Trong bối cảnh tác động của BĐKH và thiên tai ngày càng có xu hướng gia tăng tại Việt Nam, trong những năm qua, rất cần thiết phải có sự tính toán, lượng giá ảnh hưởng và tác động đến nền kinh tế và các ngành nghề sản xuất trong ngắn, trung và dài hạn để có thể cung cấp thông tin đầu vào cho các Bộ ngành, nhà quản lý, các địa phương để chủ động phòng chống, lập kế hoạch ứng phó thiên tai và 2
  13. BĐKH, giải quyết các hậu quả của thiên tai cũng như ổn định đời sống sản xuất của các ngành nghề địa phương trong và sau thiên tai, hạn chế tối đa tác động của thiên tai tới nền kinh tế. Bởi lẽ đó, việc xác định các thiệt hại do thiên tai và BĐKH gây ra đã được coi một trong các nhiệm vụ ưu tiên trong các Chiến lược, Chương trình phát triển và kế hoạch hành động như: Chiến lược quốc gia về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (2007), Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH (2008), Chiến lược quốc gia về BĐKH (2011) và Kế hoạch hành động quôc gia về BĐKH (2012), Luật phòng, chống thiên tai 2013,... Luận văn này nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế của môi trường do một cơn bão điển hình gây ra tại các tỉnh ven biển Miền Trung, cơn bão được lựa chọn là Xansane năm 2006. Đây là cơn bão mạnh nhất trong khoảng 20 năm qua tại Việt Nam và sau khi xảy ra thì để lại hậu quả to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường trong ngắn và dài hạn cho vùng và đất nước. Việc lượng giá thiệt hại môi trường vì vậy có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc truy xuất các thiệt hại của thiên tai, góp phần đề xuất với các nhà quản lý các cấp các kế hoạch, các giải pháp đầu tư tài chính nhằm phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với thiên tai trong bối cảnh BĐKH. 2. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài luận văn hướng tới câu hỏi nghiên cứu chính là: - Thiệt hại kinh tế môi trường do cơn bão Xangsane gây ra tại các tỉnh ven biển miền Trung đã đặt ra các vấn đề gì cần lưu ý cho các nhà quản lý trong việc chủ động lập kế hoạch và đầu tư tài chính nhằm phòng ngừa và khắc phục thiệt hại do các cơn bão gây ra? - Các giải pháp mà chính phủ Việt Nam cần thực hiện để chủ động phòng ngừa và kịp thời khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại do các cơn bão gây ra trong thời gian sắp tới? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: 3
  14. Lượng giá kinh tế các thiệt hại do cơn bão Xangsane gây ra, làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý (tiếp cận trên quan điểm quản lý kinh tế) để chủ động có kế hoạch phòng, tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và kịp thời khắc phục hậu quả sau thiên tai. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về lượng giá kinh tế thiết hại môi trường do các cơn bão gây ra, lấy đó làm cơ sở cho việc hoạch định và đầu tư tài chính nhằm phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do bão; - Lượng giá kinh tế thiệt hại môi trường của cơn bão Xangsane tại các tỉnh miền Trung, Việt Nam, làm rõ các vấn đề bất cập trong công tác chủ động phòng ngừa và kịp thời khắc phục, giảm thiểu tổn thất kinh tế do bão gây ra; - Đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm chủ động lập kế hoạch phòng ngừa và khắc phục kịp thời các tổn thất do bão có thể gây ra cho Việt Nam trong thời gian tới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn: là lượng giá thiệt hại kinh tế môi trường do các cơn bão gây ra để xác định cơ sở đưa ra các kế hoạch chủ động phòng ngừa và kịp thời khắc phục tổn thất sau bão. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu thực nghiệm không gian là một số tỉnh ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của bão Xangsane gồm từ Hà Tĩnh tới Quảng Ngãi. - Thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu ngay trước và sau thời điểm cơn bão Xangsane xảy ra năm 2006. Bên cạnh đó, Luận văn có sử dụng nguồn số liệu thu thập từ các địa phương và Viện Tài nguyên Môi trường biển trong giai đoạn 2006-2010. - Về nội dung: Đề tài được tiếp cận liên ngành trong đó chủ yếu là quản lý 4
  15. kinh tế, theo đó, lượng giá kinh tế thiệt hại môi trường do bão là khâu then chốt làm cơ sở thực tiễn cho các nhà quản lý chủ động lập kế hoạch phòng ngừa và khắc phục thiệt hại sau bão. Chủ thể quản lý được xác định ở đây là chính phủ Việt Nam. 5. Kết cấu của báo cáo Ngoài phần mở đầu và kết luận, các nội dung của luận văn được trình bày trong 04 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về lượng giá thiệt hại kinh tế do bão gây ra - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Lượng giá kinh tế thiệt hại môi trường do bão Xangsane gây ra tại các tỉnh ven biển Miền Trung - Chương 4: Một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại môi trường do thiên tai gây ra 5
  16. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ MÔI TRƯỜNG DO BÃO GÂY RA 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước thuộc lĩnh vực đề tài Trong bối cảnh hiện nay, Biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến nhanh hơn dự báo và có tác động mạnh mẽ tới nhiều ngành, lĩnh vực. Cùng với đó, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng trên qui mô toàn thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên dưới tác động của con người như phát triển công nghiệp, đô thị hoá quá nhanh cùng với sự gia tăng dân số và khai thác tài nguyên vượt giới hạn đã làm gia tăng mức độ và hậu quả của thiên tai. Thiên tai không những đe dọa tính mạng con người mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế- xã hội và phá hủy môi trường. Từ những năm cuối thế kỷ 20, việc đánh giá thiệt hại kinh tế do thiên tai đã xuất hiện trên thế giới. Theo thời gian, các kỹ thuật đánh giá và qui trình đánh giá ngày càng được hoàn thiện. Kết quả đánh giá ngày càng hợp lý, tin cậy, là nguồn thông tin đầu vào có giá trị cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các chương trình, chính sách phục hồi, quản lý rủi ro thiên tai và môi trường hiệu quả. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Các nghiên cứu liên quan đến tác động thiên tai tới hoạt động kinh tế được chia thành ba nhóm chính: (1) Nhóm thứ nhất bao gồm những nghiên cứu phát triển vi mô ở các vùng địa lý khác nhau trong việc đối phó với những thay đổi bất ngờ về thu nhập và khả năng của các hộ gia đình trong việc phòng chống những biến động đó. Nhóm này tập trung nghiên cứu phản ứng của các hộ trước mưa lũ, hạn hán ở các nước đang 6
  17. phát triển. Paxon (1972) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian về mưa lũ kết hợp với dữ liệu chéo về thu nhập hộ để nghiên cứu tác động của thiên tai tới thu nhập hộ gia đình. Tác giải phát hiện mưa lũ gây tác động mạnh và nghịch biến tới thu nhập nhưng không tác động đến chi tiêu của hộ. Hơn nữa, mưa lũ chỉ có tác động ngắn hạn nhưng không có tác động đáng kể đến thu nhập dài hạn. (2) Nhóm thứ hai tập trung nghiên cứu các tác động vĩ mô của thiên tai. Công trình nghiên cứu tác động của thiên tai với nền kinh tế lần đầu được thực hiện bởi Albala – Betrarnd (1993). Nghiên cứu này phân tích trên 28 thiên tai xảy ra tại 26 quốc gia từ năm 1960 tới 1979. Kết quả cho thấy thiên tai làm tăng GDP lên 0.4%, tăng sản lượng công nghiệp và xây dựng, tăng thâm hụt ngân sách và thương mại nhưng không có ảnh hưởng tới lạm phát và tỷ giá. Noy (2009) nghiên cứu thiên tai tại 109 quốc gia từ năm 1970 đến 2003 và đưa ra kết luận: quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao, có thể chế tốt, thu nhập đầu người cao, độ cở mở thương mại lớn, chi tiêu của chính phủ cao hơn thì có thể chịu đựng tốt hơn những cú sốc về thiên thai và ngăn chặn được sự lan tỏa rộng rãi vào nên kinh tế vĩ mô. Loayza và các cộng sự (2012) so sánh tác động của thiên tai với những nước đang phát triển và những nước phát triển. Nhóm nghiên cứu khảng định bão có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nông ngiệp tại các nước đang phát triển nhưng với các nước phát triển thì không ảnh hưởng. Động đất có tác động tích cực tới phát triển công nghiệp tại các nước phát triển và lũ lụt bình thường (Moderate Floods) có ảnh hưởng tích cực tới phát triển nông nghiệp. Tác động đồng biến lên GDP trong nghiên cứu của Alalba và Betrarnd được cho là dòng đầu tư tăng lên sau thiên tai để bù đắp cho tài sản bị phá hủy. Hallegatte (2007) gọi hiện tượng này là “phá hủy tạo tác“tương tự như khái niệm được Shumpeter (2008) giới thiệu, trong trường hợp này hàm ý rằng phá hủy dẫn tới tăng đầu tư. Trong đó tác giả sử dụng phương pháp ước lượng đơn gải bằng cách kết hợp kỹ thuật hiệu ứng cố định bình phương nhỏ nhất cho ba giai đoạn (Fixed Effect Three Stage Least Square) với phương pháp hệ thống hóa ước tính điểm Blundell – Bond để kiểm soát hiệu ứng phản hồi giữa các biến va sự hiện diện của các biến trễ. 7
  18. (3) Nhóm thứ ba nghiên cứu thiên tai trong một quốc gia với một tình huống cụ thể. Tác giả Horwich đã phân tích tác hại của trận động đất Kobe năm 1995 ở Nhật Bản. Tác giả cung cấp số liệu và thông tin của Kobe trong 19 tháng sau thiên tai và rút ra bài học cho các nước khác. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư nhân lực trong phát triển kinh tế. Tất cả các tài sản vốn bị hủy hoại đều được khôi phục nhanh chóng khi yếu tố con người được bảo vệ và chuẩn bị kỹ càng. Selcuk và Yeldan (2001) đã quan sát trận động đất xảy ra năm 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các tác giả đã sử dụng phương pháp cân bằng tổng thể để đánh giá các thiệt hại. Họ cho rằng tác động ban đầu của trận động đất lên GDP ở trong khoảng - 4.5 tới +0.8 GDP, phụ thuộc vào chính sách được chính quyền hoặc các nhà tài trợ quốc tế thực thi. Giải pháp khắc phục hồi tài sản bị phá hủy và giảm tác động tiêu cực của trận động đất được đề xuất là thực hiện chính sách giảm thuế gián tiếp thông qua các trợ cấp của chính phủ cho những thành phần kinh tế tư nhân. Một nghiên cứu về tác động của động đất lên nạn di cư đã được Jaramillo nghiên cứu năm 2006. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng về người lao động và hộ gia đình di dân từ Elsavado sang Mỹ để kiểm nghiệm tác động của trận động đất năm 2001 lên nạn di cư sang Mỹ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trận động đất làm giảm lượng người di cư sang Mỹ, xác xuất trung bình của mức di cư lên phương Bắc giảm 337.11% cho mỗi độ lệch chuyển đo lường mức thiệt hại của trận động đất. Tác giả kết luận việc giảm di cư là một chiến lược đối phó của người dân khi họ giữ lao động ở lại trong nước để khắc phục hậu quả thiên tai chứ không phải thiên tai làm giảm nguồn tài chính đáp ứng cho việc di cư. Tác giả Okuyama đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nạn phá rừng và thiên tai. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả nghiêm trọng của trận lốc xảy ra tháng 10/1999 ở vùng bờ biển Orissa, Ấn Độ là do nạn phá rừng làm tăng tác động tiêu cực của thiên tai. Thiên tai đã giết hại hàng nghìn người trong vòng vài phút. Trong một nghiên cứu khác, Brown & cộng sự (2006) cũng cho thấy cơn sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 giết hại hơn 300.000 người là hậu quả gián 8
  19. tiếp của nạn phá rừng xung quanh khu vực này. Ở Việt Nam, tác giả Ngọc Cẩm (2011) cũng chỉ ra nguyên nhân của trận lụt năm 2010 gây tổn thất nghiêm trọng về người và của là hậu quả trực tiếp của nạn phá rừng trên thượng nguồn. Noy và Nualsri (2007) khẳng định thiên tai gây ra những thiệt hại tài sản lớn nhưng không có tác động dài hạn lên tăng trưởng, trong khi những thiệt hại về người lại làm giảm tăng trưởng dài hạn. Paxon (1992) nghiên cứu tác động của mưa lũ lên thu nhập hộ gia đình tại Thái Lan, trong đó làm giảm thu nhập ngắn hạn nhưng không có tác động dài hạn. Ngược lại Hallstrom, (2008) nghiên cứu ảnh hưởng dài hạn của bão Iniki lên quần đảo Haiwai và khảng định bão Iniki làm giảm 12% dân số và nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn sau 18 năm bão xảy ra, đồng thời cũng làm giảm thu nhập đầu người tại các quần đảo này. Gần đây, mô hình kiểm soát tích hợp (synthetic control) cũng được phát triển và sử dụng trên thế giới để đánh giá những tác động trong trung và dài hạn của thiên tai tới nền kinh tế. Phương pháp này được giới thiệu lần đầu tiên bởi Abadie (2003) và sau đó được lặp lại trong nghiên cứu của Abadie và cộng sự (2010). Trong phương pháp này, dữ liệu được chia thành hai nhóm: Nhóm kiểm soát và nhóm xử lí. Thông qua việc tạo lập mô hình tăng trưởng kinh tế của các vùng kiểm soát và vùng xử lý, có thể bóc tách được tác động nhóm nhân tố ảnh hưởng (thiên tai) để từ đó tạo dựng kịch bản phát triển kinh tế của khu vực bị ảnh hưởng trong trường hợp không có thiên tai. Thông qua so sánh các kịch bản phát triển có và không có thiên tai, có thể tính được phần tác động của thiên tai tới sự phát triển kinh tế trong cả ngắn, trung và dài hạn, thậm chí là các ngành tại khu vực bị ảnh hưởng. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực đề tài Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra, đặc biệt là các nghiên cứu mang tính hệ thống gồm cả thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài của các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan và thiên tai. Mặc dù, đã có một số nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh của thiệt hại sau thiên tai nhưng mới chỉ dừng ở mức đánh giá ngắn hạn và trên một phạm vi nghiên cứu cụ thể là một vùng/tỉnh nào đó nên tính khái quát không cao. 9
  20. Năm 2001, Cục Bảo vệ môi trường đã thưc hiện nghiên cứu “Đánh giá lũ lụt miền Trung năm 1999 và Tổng kết thiệt hại về môi trường sau lũ”. Nghiên cứu đã xác định được các vấn đề môi trường do lũ lụt gây ra đối với khu vực miền Trung và đề xuất một số biện pháp phòng ngừa. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát tình hình lũ lụt và tình trạng môi trường thực tế, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê số liệu về thiệt hại nhằm xác định các vấn đề môi trường do lũ lụt gây ra. Kết quản nghiên cứu đã đưa ra nhận định về mức độ ô nhiễm với một số yếu tố môi trường có tiêu chuẩn so sánh. Năm 2007, Tác giả Nguyễn Việt đã nghiên cứu, đánh giá tác động của thiên tai đến khu vực Chân Mây- Lăng Cô (Huế). Nghiên cứu chủ yếu phân tích tác động của các loại hình thiên tai đến các ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế tại khu vực Chân Mây- Lăng Cô. Nội dung nghiên cứu đã đánh giá mức độ tác động của từng loại hình thiên tai đến từng ngành, từng lĩnh vực trong đó có cả môi trường. Kết quả đánh giá tác động chỉ dừng lại ở mức định tính với các mức tác động cụ thể: không, yếu, vừa, mạnh. Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số loại hình thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Chân Mây- Lăng Cô là bão, lụt, sự cố công nghiệp và sạt lở đất. Năm 2008, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường đã thực hiện Nghiên cứu “Điều tra, xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt) đến môi trường và đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm tại các vùng đông dân cư, phân lũ, thoát lũ và khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt” . Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, thống kê xác định được các ảnh hưởng của cơn bão số 5 năm 2007 đến môi trường các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ma trận để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bão, lũ lụt đến môi trường một cách bán định lượng, với 05 mức độ ảnh hưởng là: rất nhẹ, nhẹ, trung bình, tương đối nặng, nặng tương ứng với các mức phần trăm thiệt hại từ thấp đến cao. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2