Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ
lượt xem 10
download
Đề tài đánh giá tổng thể thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 -2016 từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển du lịch nhằm mục đích để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện Thanh Thủy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH THỦY TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH THỦY TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS.Phạm Thái Quốc THÁI NGUYÊN - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được bảo vệ trong một học vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được trân trọng ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Phạm Thái Quốc, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến bộ phận Quản lý đào tạo sau đại học - Phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan ban ngành: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ, UBND Huyện Thanh Thủy đã cung cấp những tư liệu thiết yếu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu. Và cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn này. Mặc dù có nhiều nổ lực, nhưng do hạn chế thời gian và nghiên cứu cùng với các điều kiện khách quan chủ quan của bản thân nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo của quý thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................vii MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn ....................................... 3 5. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH......................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 5 1.1.1. Định nghĩa và một số loại hình du lịch .............................................................. 5 1.1.2. Lao động ngành du lịch.....................................................................................12 1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội.....................................15 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ...........................................19 1.1.5. Hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du lịch ..............................................24 1.1.6. Nội dung phát triển du lịch ...............................................................................26 1.1.7. Những hạn chế của phát triển du lịch ..............................................................29 1.2. Cơ sở thực tiễn cho phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ .....30 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở nước Lào và Việt Nam .............................30 1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số huyện trong và ngoài tỉnh: ............32 1.2.3. Bài học rút ra cho phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................................35
- iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................38 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................38 2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................38 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................38 2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................39 2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu ..........................................................................39 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .....................................................................40 2.2.5. Phương pháp phân tích dãy số thời gian .........................................................40 2.2.6. Phương pháp so sánh.........................................................................................42 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................42 2.3.1. Thu nhập ngành du lịch.....................................................................................42 2.3.2. Lượng khách và ngày lưu trú bình quân..........................................................43 2.3.3. Số lượng cơ sở lưu trú: Theo Tổng cục Du lịch: ............................................45 2.3.4. Chi tiêu của khách du lịch.................................................................................46 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012 - 2016........................48 3.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những lợi thế cho phát triển du lịch huyện Thanh Thủy ..................................................................48 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Thủy ................................48 3.1.2. Những lợi thế của huyện Thanh Thủy trong phát triển du lịch .....................50 3.2. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016 ...................................................................................................................52 3.2.1. Một số chủ trương phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 ...................................................................................................................52 3.2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016............53 3.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ .......................................................................................................69
- v 3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ .........................................................................................................................74 3.3.1. Những kết quả đạt được ....................................................................................74 3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ....................................................................76 Chương 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN THANH THỦY TỈNH PHÚ THỌ VÀ TRIỂN VỌNG ....................79 4.1. Xu hướng phát triển du lịch trong bối cảnh mới ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới .........................................................................................79 4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 .......................................................................................................79 4.2. Dự báo về phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy đến năm 2020 ..................81 4.3. Định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. .............................................82 4.4. Một số giải pháp....................................................................................................88 4.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .............................................................88 4.4.2.Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của huyện....................90 4.4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ................................................92 4.4.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá .........................................93 4.4.5. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch...................................95 4.4.6. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước ...............................96 4.5. Kiến nghị ...............................................................................................................97 4.5.1. Đối với Tỉnh ủy - HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ ............................................97 4.5.2. Đối với Hiệp hội du lịch tỉnh Phú Thọ ............................................................98 KẾT LUẬN .................................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................101
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân UNWTO World Tourism Organization: Tổ chức du lịch Thế giới QLNN Quản lý nhà nước BTV Ban thường vụ LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn huyện Thanh Thủy từ năm 2012 đến 2016 ........................................................................ 54 Bảng 3.2: Diễn biến hiện trạng khách du lịch đến Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 ..................................................................................... 55 Bảng 3.3: Lượng khách du lịch quốc tế có lưu trú tại tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 – 2016 .................................................. 56 Bảng 3.4: Nguồn nhân lực du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012- 2016 .... 58 Bảng 3.5: Diễn biến doanh thu từ du lịch- dịch vụ của huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 ..................................................................... 59 Bảng 3.6: Thống kê một số lễ hội truyền thống huyện Thanh Thủy .............. 64 Bảng 4.1: Dự báo khách du lịch đến Thanh Thủy đến năm 2020 .................. 81 Bảng 4.2: Dự báo cơ cấu chi tiêu của khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020 .. 82
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở vị trí thuận lợi gần Thủ đô Hà Nội, Hoà Bình và các tỉnh miền Tây Bắc, là tâm điể m nố i liề n giữa khu du ̣ sử Đề n Thượng (Ba Vi)̀ . K9 (Ba Vì - Hà Tây), khu di tích lịch và di tích lich lịch sử Đề n Hùng cộng với địa hình đồi núi, đồng bằng, bãi bồi và sông đã tạo nên cho Thanh Thuỷ một phong cảnh khá đẹp. Thêm vào đó, với bề dày lịch sử truyền thống của mình, huyện Thanh Thuỷ có 36 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó có 5 di tích quốc gia đã làm cho Thanh Thủy trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch tâm linh: Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, Đình Đào Xá, Đền Tam Công cùng nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như rước voi, lễ hội cồng chiêng, đặc biệt là di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Lăng Sương tự hào là nơi thờ gốc và nơi duy nhất thờ cả gia đình Tản Viên Sơn thánh - vị thần được coi là “thượng đẳng tối linh”, “đệ nhất phúc thần”, đứng đầu trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt. Điều đặc biệt nhất, khi nói về Thanh Thủy đó là nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn nước khoáng nóng vô cùng quý hiếm. Mỏ nước khoáng nóng được tạo thành và vận động theo các khe đứt gãy dưới lòng đất có diện tích trên 1 km2, trữ lượng gần 20 triệu m3. Đây là một trong những loại khoáng nóng thiên nhiên quý hiếm bậc nhất đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt Nam công nhận có nhiều khoáng chất, đặc biệt có hàm lượng Radon cao với nhiều tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe đã tạo cho Thanh Thuỷ trở thành một khu du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách tới thăm quan và nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, bên ca ̣nh những thành tựu đa ̣t đươ ̣c, thực tế những năm qua cho thấ y du lich ̣ Thanh Thủy phát triển còn nhiề u hạn chế, bất cập; nhiề u khó khăn, trở nga ̣i; chưa có bước phát triển đột phá để khẳ ng đinh ̣ thực sự là
- 2 ngành kinh tế mũi nhọn; kế t quả chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện; phát triể n nhưng vẫn ẩ n chứa nhiề u nguy cơ, yế u tố thiế u bề n vững. Xác định được vị thế quan trọng và tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXV năm 2010 đã xác định du lịch là một trong ba khâu đột phá, tiến tới xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Trước bối cảnh và xu hướ ng đó , du lịch Thanh Thủy cần thiết phải được định hướng phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch và các cơ chế chính sách phát triển du lịch ở huyện phù hợp với giai đoạn phát triển chung của du lịch tỉnh Phú Thọ. Để thực hiện được mục tiêu trên, việc đánh giá lại thực trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy trong thời gian vừa qua và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch huyện Thanh Thủy là hết sức cần thiết; Do vậy em đã chọn Đề tài "Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ " làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đánh giá tổng thể thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển du lịch nhằm mục đích để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện Thanh Thủy. - Mục tiêu cụ thể: + Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội. + Đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 - 2016 và tác động của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế xã hội của huyện, tìm ra những bất cập, tồn tại cần khắc phục.
- 3 + Đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện Thanh Thủy nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến lĩnh vực du lịch của huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn xem xét, làm rõ thực trạng việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu tình hình phát triển du lịch huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú thọ giai đoạn 2012 - 2016. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 4.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản phát triển du lịch. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy giai đoạn 2012 -2016. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch huyện Thanh Thủy trong thời gian tới. 4.2. Những đóng góp mới của luận văn - Đề tài làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và phát triển du lịch. Đồng thời, khái quát những kinh nghiệm phát triển du lịch ở các huyện trong tỉnh, ngoài tỉnh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy. - Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy- tỉnh Phú Thọ.
- 4 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch . Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2016. Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa và một số loại hình du lịch 1.1.1.1. Định nghĩa về du lịch Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Do quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, có cách hiểu khác nhau về du lịch. Theo Tổ chức du lịch thế giới UNWTO(World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Theo Giáo sư, Tiến sỹ Hunziker và Giáo sư, Tiến sỹ Krapf là hai nhà khoa học đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch, cho rằng: Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời. Định nghĩa này đã mở rộng và bao quát hơn hiện tượng du lịch, có bước tiến về lý thuyết trong viên nghiên cứu nội dung của du lịch. Hiện nay định nghĩa này vẫn được nhiều nhà kinh tế sử dụng để giải thích từng mặt là các hiện tượng du lịch. Tuy nhiên, định nghĩa này còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là chưa giới hạn được đặc trưng về lĩnh vực của hiện tượng và của mối quan hệ du lịch.
- 6 Trước kia du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Càng ngày số lượng người đi du lịch nhiều hơn, khoảng cách xa hơn, thời gian kéo dài hơn. Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành hiện tượng thường xuyên, phổ biến. Để thỏa mãn các nhu cầu của con người trong chuyến du lịch như giao thông, lưu trú, ăn uống, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng, dịch vụ khác...đòi hỏi nhiều hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với nó. Vì thế khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo cách tiếp cận, có nhà nghiên cứu cho rằng hầu như mỗi tác giả nghiên cứu du lịch đều đưa ra một định nghĩa cho riêng mình và theo thời gian nội dung khái niệm càng rộng hơn. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường sử dụng định nghĩa du lịch của nhà khoa học người Belarus - I.I.Pirojnik (năm 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Theo tài liệu Luật du lịch Việt Nam của tác giả Hà Văn Lợi, Mai Văn Quán (2005) định nghĩa: “Du lịch là những hoạt động liên quan đến hoạt động di chuyển của con người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng một khoảng thời gian nhất định”. Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
- 7 Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. - Du lịch là một ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội... Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. 1.1.1.2. Một số loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây: * Phân loại theo mục đích chuyến đi - Du lịch tham quan: Tham quan là hoạt động quan trọng của con người để nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất,… - Du lịch giải trí: Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch. Có thể có nhu cầu tham quan hoặc các nhu cầu khác, song mục tiêu đó không phải là cơ bản. Khách du lịch thường chọn một nơi yên bình, không đi lại nhiều. - Du lịch kinh doanh: Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là thương gia. Mục đích chính của chuyến
- 8 đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìm đối tác làm ăn,… Song đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú, đây lại là đối tượng phục vụ đặc biệt. Đối với ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua, khách du lịch thương gia chiếm tỷ trọng khá lớn về số lượng (trên 20%) và đặc biệt tỷ trọng chi tiêu của nhóm người này so với toàn bộ chi tiêu của khách du lịch luôn giữ ở mức cao nhất. - Du lịch công vụ: Khách du lịch công vụ đến một nơi nào đó nhằm mục đích tham dự các hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường quan hệ ngoại giao trao đổi văn hóa… Được coi là một loại hình du lịch vì các đại biểu cũng có nhu cầu về đi lại, ăn, ở, giải trí. Hơn nữa họ còn có những nhu cầu bổ sung như: tổ chức hội họp, MICE, thông tin liên lạc, dịch thuật,… và thường có khả năng chi trả lớn. Đặc điểm của loại hình du lịch này là tính thời vụ thường khá thấp. - Du lịch nghỉ dưỡng: Một trong những chức năng xã hội của du lịch là phục hồi sức khỏe cộng đồng. Điểm đến của loại hình du lịch này thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, nhiều cảnh đẹp như các bãi biển, vùng sông, suối, hồ, vùng núi hay vùng nông thôn lý tưởng. Cho đến nay, đây vẫn là loại hình du lịch kinh doanh chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam. - Du lịch lễ hội: Lễ hội ở đây có thể là lễ hội truyền thống, liên hoan phim, âm nhạc hay festival chuyên đề,... Mục đích của du lịch lễ hội là tạo cơ hội cho du khách tham gia vào một lễ hội được tổ chức tại một địa danh nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, bản sắc và tăng cường mở rộng quan hệ giao tiếp. Ngày nay, loại hình du lịch này đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Vì vậy, việc khôi phục lại nét đặc sắc của các lễ hội truyền thống được xem là một hướng đi quan trọng của ngành du lịch. - Du lịch tôn giáo: Từ xa xưa, loại hình du lịch này đã hình thành từ rất sớm và trở nên khá phổ biến. Đó là các chuyến đi mang mục đích tôn giáo
- 9 như việc đi truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường. Ngày nay, hình thức này được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện nghi lễ tôn giáo của tín đồ hoặc tìm hiểu tôn giáo của người di giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch này là các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa... - Du lịch chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến đi là để điều trị hoặc phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó dựa vào từng loại tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch phù hợp. Điểm đến thường là các khu an dưỡng, khu chữa bệnh như nhà nghỉ, điểm nước khoáng, nơi có không khí trong lành... Du khách thường là những bệnh nhân mắc các bệnh khớp, ngoài da, đường tiêu hóa, viêm khí quản... - Du lịch mạo hiểm Du lịch mạo hiểm dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình và khám phá bản thân của con người, đặc biệt là giới trẻ. Về loại hình du lịch này, Việt Nam là nước có lợi thế khá lớn bởi được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện địa hình và khí hậu. Với ¾ diện tích là đồi núi, có nhiều vực sâu, lại nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa nên tạo ra các vùng phù hợp cho du lịch khám phá. - Du lịch nghiên cứu học tập Đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao, củng cố kiến thức đã học hoặc tìm hiểu sâu về các vần đề tò mò muốn tìm hiểu kiến thức bổ sung ở điểm đến du lịch. * Phân loại theo lãnh thổ hoạt động Du lịch quốc tế: liên quan đến những chuyến đi vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia của khách du lịch. Gồm có du lịch quốc tế đến (là chuyến viếng thăm của những người thuộc quốc gia khác), du lịch ra nước ngoài (là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác), phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, về mặt không gian địa lý: du khách đi ra ngoài đất nước của họ, về mặt kinh tế: có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.
- 10 - Du lịch nội địa: Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. - Du lịch quốc gia: Theo cách hiểu hiện nay du lịch quốc gia bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình. Thu nhập từ du lịch quốc gia (thường gọi tắt là thu nhập từ du lịch) bao gồm thu nhập từ hoạt động du lịch nội địa và từ du lịch quốc tế, kể cả đón và gửi khách. * Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác Trong những năm gần đây, song song với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật đã xuất hiện một số hình thức du lịch đặc thù theo tính chất của từng hoạt động du lịch. Các loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến, bao gồm: - Du lịch hoài niệm: Là loại hình du lịch mà khách du lịch thường thực hiện các chuyến đi nhằm tìm về tổ tiên, cội nguồn gia đình, dòng tộc. - Du lịch văn hoá: Là loại hình du lịch mà khách du lịch nhằm mục đích tham quan các di tích lịch sử, tham quan thành phố và các di sản vãn hoa. - Du lịch di sản: Tham quan các di tích lịch sử, các công trình như kênh đào cổ xưa, đường sắt hoặc các chiến trường,.... - Du lịch nông nghiệp: Là loại hình du lịch đi đến các trang trại để hỗ trợ kinh tế nông nghiệp địa phương. - Du lịch đánh bạc: Là loại hình du lịch mà những khách du lịch nhằm đi đến các thành phố này với mục đích là đánh bạc tại các sòng bạc ở đó.
- 11 - Du lịch vườn: Là loại hình du lịch nhằm giúp khách du lịch thăm các vườn thực vật tại các nơi nổi tiếng. - Du lịch hành hương: Là loại hình du lịch hành hương đến các vùng đất thánh cổ xưa (đến nhà thờ Mome (Ý), các đền thờ đạo Hinđu tại Nepal, đền Phật giáo tại Ấn Độ, Trung Quốc,....). Tại Việt Nam, cũng đã xuất hiện loại hình du lịch này như hành hương về Kiệu La Vang (Huyện Hải Lăng - Tỉnh Quảng Trị), - Du lịch sức khoẻ: Là loại hình du lịch mà khách du lịch là những người thường trốn chạy khỏi thành phố để giảm stress, thư giãn, vui vẻ,... (đến các Spa). - Du lịch thiên nhiên, Du lịch sinh thái: là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học. Mục đích của du lịch sinh thái là thỏa mãn sự khát khoa đến với thiên nhiên, thưởng thức thiên nhiên của khách du lịch, đồng thời có tác dụng bảo tồn và phát triển thiên nhiên, ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh thái văn hóa. - Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như: + Dựa theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê... + Dựa theo phương tiện giao thông bao gồm du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng xe máy, du lịch bằng ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch máy bay... + Dựa theo lứa tuổi du khách bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch người cao tuổi... + Dựa theo độ dài chuyến đi bao gồm du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
109 p | 248 | 51
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 241 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 102 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 151 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
118 p | 172 | 22
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
113 p | 147 | 20
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 130 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 102 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 120 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
92 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
128 p | 47 | 8
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
113 p | 74 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, Lâm Đồng
28 p | 112 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn