Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá công tác quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, từ đó đề xuất cơ chế đổi mới quản lý kinh phí cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà Trường phù hợp với Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của ĐHQGHN đến 2020; đồng thời phù hợp với Chiến lược phát triển KH&CN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HIỀN QUẢN LÝ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HIỀN QUẢN LÝ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: Quản lý Kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ VŨ HÀ Hà Nội -2017
- MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KH&CN ......................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ............... 14 1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 14 1.2.2. Đặc điểm .......................................................................................... 16 1.2.3. Nội dung của quản lý kinh phí trong sự phát triển của KH&CN .... 24 1.2.4. Vai trò của quản lý kinh phí trong hoạt động KH&CN ................... 32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........ 33 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 33 2.1.1 Cơ sở phương pháp luận ................................................................. 33 2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu.......................................... 34 2.1.3 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin.......................................... 34 2.1.4 Phương pháp chuyên gia ................................................................. 34 2.1.5 Phương pháp kế thừa ...................................................................... 35 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu...................................... 35 2.2.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu......................................................... 35 2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu........................................................ 35 2.3. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp 35 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC 36 KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 3
- 3.1. Tổng quan về hoạt động KH&CN Trƣờng ĐHKHXH&NV giai đoạn 2011-2015 .......................................................................................................... 36 3.1.1. Thành tựu ......................................................................................... 36 3.1.2. Hạn chế .......................................................................................... 41 3.2. Công tác quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV ................................................................................................ 43 3.2.1. Xây dựng kế hoạch và lập dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN.............................................................................................................. 43 3.2.2. Quản lý huy động kinh phí cho hoạt động KH&CN ................... 45 3.2.3. Sử dụng nguồn kinh phí trong hoạt động KH&CN ở Trường ĐHKHXH&NV .............................................................................................. 51 3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc sử dụng kinh phí trong hoạt động KH&CN ở Trường ĐHKHXH&NV ..................................................... 56 3.3. Đánh giá về công tác quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV ................................................................................... 58 3.3.1. Những thành tựu chủ yếu ................................................................. 58 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 62 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020 Ở TRƢỜNG ĐHKHXH&NV 74 4.1 Định hƣớng hoạt động KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV giai đoạn 2016-2020 ................................................................................................. 74 4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh phí hoạt động KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV ....................................................... 75 4.2.1. Kiến nghị vấn đề đổi mới cách sử dụng nguồn kinh phí trong hoạt động KH&CN .............................................................................................. 75 4.2.2. Kiến nghị vấn đề thanh quyết toán kinh phí trong hoạt động 4
- nghiên cứu KH&CN ............................................................................................. 75 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học ............................................................................................................... 82 4.2.4. Đổi mới cách thức phân bổ kinh phí .............................................. 82 4.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý nguồn kinh phí .......................................... 85 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 90 5
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1. KH&CN Khoa học công nghệ 2. KH&CN Khoa học và công nghệ 3. NS NS 4. NSNN NS Nhà nƣớc 5. TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng 6. KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tƣ 7. ĐH KHXHNV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 8. ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 9. NCS Nghiên cứu sinh 10. HVCH Học viên cao học 11. VH&NN Văn hóa và Ngôn ngữ 12. HĐ Hợp đồng 6
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1. Bảng 3.1 NSNN cấp cho hoạt động KH&CN của 38 Trƣờng giai đoạn 2010-2015 2. Bảng 3.2 Cơ cấu sử dụng kinh phí cho hoạt động 40 KH&CN giai đoạn 2011 – 2015 13. 3. Bảng 3.3 Tổng hợp hƣớng dẫn xây dựng định mức và 41 phân bổ dự toán kinh phí đối với hoạt động thực hiện đề tài, dự án KH&CN 14. 4. Bảng 3.4 Tổng hợp kinh phí hoạt động KH&CN (2002 44 -2015) 15. 5. Bảng 3.5 Tổng hợp tỷ lệ NSNN chi cho KH&CN so 50 với tổng chi NSNN giai đoạn từ 2010 – 2015 16. 6. Bảng 3.6 Tỷ trọng kinh phí đầu tƣ cho phát triển và 47 kinh doanh sự nghiệp KH&CN của Trƣờng giai đoạn 2011 – 2015 7
- 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay, khoa học công nghệ ( KH&CN) ngày càng đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh và đang dần trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp trong mọi lĩnh vực. Cùng với việc đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo, việc đầu tƣ phát triển KH&CN đóng vai trò là quốc sách hàng đầu để nâng cao tri thức, phát triển nền kinh tế, là điều kiện cần thiết để giữ vững nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội [9;74-75) Từ những đánh giá trên chúng ta có thể khẳng định: “Một đất nƣớc có nền kinh tế phát triển là một đất nƣớc có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến”. Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của KH&CN. Trong bối cảnh của sự hội nhập nền kinh tế, Đảng và nhà nƣớc ta đã đƣa ra nhiều chính sách và văn kiện nhằm thúc đẩy hoạt động nghệ cứu khoa học công nghệ để đƣa đất nƣớc phát triển, sánh vai với các cƣờng quốc 5 châu, nhƣ lời mong ƣớc của Bác Hồ[9;78) Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trong 7 trƣờng Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những cơ sở đào tạo đại học và sau đại học lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng Trƣờng thành một Trƣờng đại học theo định hƣớng nghiên cứu. Trên cơ sở tầm quan trọng của hoạt động khoa học công nghệ của Trƣờng ĐHKHXH&NV trong giai đoạn 2016-2020 đối với sự phát triển của nhà Trƣờng nói riêng, của ĐHQGHN nói chung và rộng hơn là đóng góp nền KH&CN nƣớc nhà; cần thiết phải đánh giá thực trạng quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV giai đoạn 2011-2015 để góp ý hoàn thiện chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ phát triển hoạt động KH&CN cho nhà Trƣờng giai đoạn tiếp theo (2016-2020). Trên cơ sở đã công tác tại Cơ quan ĐHQGHN, đơn vị quản lý cấp trên của Trƣờng ĐHKHXH&NV, đồng thời đã tham gia một số đề tài của 8
- ĐHQGHN, tôi chọn hƣớng nghiên cứu: “Quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. Các câu hỏi nghiên cứu: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ở Trường DDHKHXH&NV giai đoạn 2016- 2020? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá công tác quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trƣờng ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, từ đó đề xuất cơ chế đổi mới quản lý kinh phí cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của nhà Trƣờng phù hợp với Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ của ĐHQGHN đến 2020; đồng thời phù hợp với Chiến lƣợc phát triển KH&CN. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ ở Trƣờng ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. - Đề xuất một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học - công nghệ giai đoạn từ năm 2016-2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng - Chủ trƣơng, chính sách quản lý kinh phí cho nghiên cứu KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN. - Hệ thống quản lý, điều hành hoạt động KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Cơ sở dữ liệu đƣợc sử dụng trong giai đoạn từ năm 2011-2015 9
- - Phạm vi nội dung: Quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV 4. Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ở Trƣờng ĐHKHXH&NV. Dựa vào các dữ liệu về tài chính qua các năm, tác giả đã phân tích thực trạng, tìm nguyên nhân ảnh hƣởng tới hiệu quả công tác quản lý kinh phí. Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị về quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020 ở Trƣờng ĐHKHXH&NV. - Kiến nghị vấn đề thanh quyết toán kinh phí trong hoạt động nghiên cứu KH&CN - Hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học - Đổi mới cách thức phân bổ kinh phí - Đổi mới cơ chế quản lý nguồn kinh phí Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục. Luận văn có gồm có 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về công tác quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN ở Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN trong giai đoạn 2011-2015 Chương 4: Một số kiến nghị về quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020 ở Trường ĐHKHXH&NV. 10
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU KH&CN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề quản lý kinh phí đối với hoạt động KH&CN nói chung, trong các trƣờng đại học nói riêng đã đƣợc trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và một số công trình nghiên cứu của Việt Nam. Trên phạm vi thế giới, nhiều công trình trong nghiên cứu giáo dục đại học đã đề cập tới vấn đề này. Nổi bật là trong cuốn: Khoa học và công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI do Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ thuộc Bộ KH&CN xuất bản năm 2006 ” đã khái quát khá chi tiết kinh nghiệm các nƣớc về đầu tƣ cho KH&CN nói chung, đầu tƣ tài chính cho KH&CN trong các trƣờng đại học nói riêng, nêu bật kinh nghiệm các nƣớc, nhƣ Mỹ, Canada, Cộng hoà Liên bang Đức, Anh Quốc, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Thái Lan,... về đầu tƣ tài chính cho hoạt động KH&CN, những nhận thức và quan niệm về vai trò của nghiên cứu khoa học và công nghệ, tầm quan trọng của nguồn lực tài chính, cơ cấu nguồn đầu tƣ tài chính và trình bày các biện pháp thực hiện đầu tƣ tài chính cho khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học. Và, chính những thông tin, kết quả đƣợc công bố từ các nguồn tài liệu trên đã đƣợc tác giả luận văn kế thừa và vận dụng trong quá trình thực hiện chủ đề trên. Ở nƣớc ta, những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề tài chính của nền kinh tế cũng nhƣ cho hoạt động giáo dục và đào tạo và hoạt động KH&CN trong các trƣờng đại học. Có thể nêu lên một số công trình mà ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác đã đề cập đến quản lý kinh phí cho KH&CN nói chung, cho các trƣờng đại học nói riêng. Cụ thể là: Lý luận và phƣơng pháp luận khoa học (Vũ Cao Đàm, 2009, NXB ĐHQG HN); Giáo trình Khoa học chính sách (Vũ Cao Đàm, 2010, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội)... Về các đề tài nghiên cứu, có thể nêu một số công trình thuộc đề 11
- tài nghiên cứu cấp Bộ, nhƣ: Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động KH&CN trong các Trƣờng Đại học Việt Nam (đề tài cấp Bộ, mã số: B2003.38.76TĐ, Mai Ngọc Cƣờng làm chủ nhiệm); Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các Trƣờng Đại học công lập ở Việt Nam (đề tài cấp Bộ, mã số: B2005.38.125, Phạm Hồng Chƣơng, 2005); Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động Nghiên cứu Khoa học kinh tế phục vụ đào tạo và thực tiễn (Đề tài cấp Bộ B2003.38.70,Vũ Duy Hào làm chủ nhiệm).Gần đây nhất, năm 2011, đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội đã đƣợc thực hiện với chủ đề: “Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá đào tạo và hoạt động khoa học khoa học xã hội & nhân văn ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay (Qua nghiên cứu và khảo sát trƣờng hợp Đại học Văn khoa, Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), mã số: QGTĐ.12 – 17, do PGS.TS Phạm Xuân Hằng làm Chủ nhiệm đề tài. Một số nội dung chủ yếu đƣợc đề cập và nhấn mạnh của các công trình nghiên cứu trên là: Đề cập đến các khái niệm, về cơ chế quản lý tài chính, về NS nhà nƣớc; phân tích cơ chế, chính sách đầu tƣ tài chính cho hoạt động khoa học trong các trƣờng đại học Việt Nam; phân loại nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt động này…Đó là những kết quả nghiên cứu rất hữu ích cho luận văn này. Nhƣng, để có đƣợc những gợi mở cụ thể về chế độ thanh quyết toán tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở các đại học trọng điểm, chuyên ngành thì chƣa đƣợc đề cập đến một cách cụ thể, mới chỉ dừng lại ở từng nội dung, vấn đề riêng lẻ chứ chƣa đƣợc trình bày một cách có hệ thống. Về cơ chế tài chính áp dụng cho khoa học và công nghệ nói chung và vấn đề đầu tƣ, quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học ở các trƣờng đại học công lập Việt Nam còn đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu dƣới hình thức bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo nhƣ: Đổi mới chính sách tài chính đối với KH&CN (Nguyễn Thị Anh Thƣ, Tạp chí Hoạt động khoa học, 12
- 3/2006); Quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp khoa học giai đoạn 2001- 2005, những bất cập và kiến nghị (Trần Xuân Trí, Tạp chí Kiểm toán, 9/2006);... Tạp chí Hoạt động Khoa học, số tháng 10.2012 (641): Những vấn đề mới trong xây dựng đề tài, dự án khoa học &công nghệ cấp Nhà nƣớc và đổi mới cơ chế tài chính trong nghiên cứu, triển khai của Trần Ngoc Hiên; Mô hình đại học nghiên cứu ở Việt Nam (Nguyễn Thị Lê Hƣơng, Đào Hiền Chi, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số tháng 10.2012 (641). Gần đây nhất, trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 14-2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ đã cập nhật một số nội dung về Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 qua cuộc trao đổi và phỏng vấn Thứ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nghiêm Vũ Khải, trong đó có đề cập đến cơ chế tài chính cho Khoa học và Công nghệ; Các công trình trên đã nêu những nội dung cơ bản sau: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng và sự đóng góp của các trƣờng đại học vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nƣớc nhà, nhất là từ sau đổi mới đến nay; nêu ra những vấn đề xung quanh việc đổi mới nhận thức mối quan hệ giữa “đội quân thứ nhất” - lực lƣợng khoa học ở các trƣờng đại học với việc thực hiện phát triển khoa học và công nghệ hiện nay; Về cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, chế tài quản lý tài chính theo chế độ NS nhà nƣớc cho lĩnh vực này; Gợi mở những vấn đề về quản lý kinh phí trong nghiên cứu khoa học của các trƣờng đại học và đƣa ra những bất cập cần giải quyết.... Do vậy, trong phạm vi luận văn này, ngoài việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã nêu trên, sẽ nghiên cứu về cơ chế tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, qua khảo sát một đơn vị cụ thể là Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - Là một trong những trung tâm, một đại học đầu ngành và trọng điểm trong hệ thống đại học Việt Nam có sứ mệnh đào tạo và nghiên cứu các khoa học khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam hiện nay. 13
- Một mảng tƣ liệu không kém phần quan trọng để cung cấp những thông tin, số liệu, đồng thời gợi mở những vấn đề trong nghiên cứu của luận văn này là các Luận án, Luận văn của các nghiên cứu sinh, học viên cao học đã thực hiện. Cụ thể là: Đổi mới vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động Khoa học Công nghệ ở Việt Nam hiện nay (Vũ Thị Hiền, 2005, LVThS); Biện pháp đảm bảo thực hiện chức năng Nghiên cứu Khoa học của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (Đỗ Văn Thắng ,2006, LVThS);...Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo rất hữu ích khi thực hiện luận văn. Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu mới phân tích cơ chế tài chính cho KH&CN nói chung. Ngay cả các công trình nghiên cứu về quản lý kinh phí cho KH&CN trong các trƣờng đại học cũng chƣa làm rõ đƣợc đặc điểm, nội dung của quản lý kinh phí cho KH&CN trong các trƣờng đại học trên phƣơng diện huy động nguồn và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN của khu vực này. Điều này dẫn đến thiếu những luận cứ khoa học cho việc đổi mới cơ chế tài chính nhằm đẩy mạnh hoạt động KH&CN trong các trƣờng đại học ở nƣớc ta. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN 1.2.1. Khái niệm Quản lý kinh phí là quá trình mà chủ thể quản lý, thông qua việc sử dụng có chủ định các phƣơng pháp và các công cụ quản lý, tác động và điều khiển hoạt động tài chính nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định. Quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN là “tổng thể các biện pháp, các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn kinh phí được cung cấp cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học” [11;14] Trong đó, chủ thể cao nhất là Nhà nƣớc, tiếp theo là các cơ quan nhà nƣớc đƣợc nhà nƣớc giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc. Cơ quan đƣợc giao chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài chính thông thƣờng là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc 14
- Quản lý nghiên cứu KH&CN trong trƣờng đại học có những đặc điểm chung nhƣ quản lý kinh phí trong nền kinh tế và trong hoạt động KH&CN nói chung. Đó là những biện pháp, hình thức tổ chức quản lý việc tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn kinh phí đƣợc cung cấp cho hoạt động KH&CN. Vì thế, nó thể hiện quan hệ phân phối lợi ích giữa nhà nƣớc với ngành KH&CN, giữa ngành với các đơn vị hoạt động trong ngành, giữa các đơn vị hoạt động trong ngành với nhau, cũng nhƣ giữa các nhà nghiên cứu khoa học với các đơn vị mà họ hoạt động. Do phải giải quyết các mối quan hệ lợi ích nên cơ chế tài chính nói chung, quản lý kinh phí cho hoạt động KH&CN nói riêng rất nhạy cảm. Nó liên quan đến phân phối nguồn vốn của xã hội. Việc phân phối đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói chung, hoạt động KH&CN nói riêng phát triển và ngƣợc lại. Đối với các trƣờng đại học, quản lý kinh phí nghiên cứu KH&CN phản ánh sự vận động của các nguồn tài chính giữa nhà trƣờng với xã hội nhằm đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu KH&CN trong các trƣờng đại học, qua đó quan hệ lợi ích giữa một bên là nhà trƣờng, với các đơn vị trực thuộc trƣờng cùng giảng viên, các nhà nghiên cứu với Nhà nƣớc, các doanh nghiệp, dân cƣ và ngƣời tiêu dùng, các tổ chức xã hội trong và ngoài nƣớc đƣợc thực hiện. Quản lý kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN đƣợc thể hiện qua các nội dung sau: - Lập dự toán; - Thẩm định; - Phê duyệt dự toán; - Giao dự toán; - Cấp kinh phí; - Kiểm tra; - Quyết toán kinh phí. 15
- 1.2.2. Đặc điểm quản lý kinh phí cho hoạt động KH&CN Quản lý kinh phí cho hoạt động KH&CN là những biện pháp, hình thức tổ chức quản lý việc tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN. Vì thế, nó thể hiện quan hệ phân phối lợi ích giữa nhà nƣớc với ngành KH&CN, giữa ngành với các đơn vị hoạt động trong ngành, giữa các đơn vị hoạt động trong ngành với nhau, cũng nhƣ giữa các nhà nghiên cứu khoa học với các đơn vị mà hoạt động. Do phải giải quyết các mối quan hệ lợi ích nên cơ chế tài chính nói chung, cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN nói riêng rất nhạy cảm. Nó liên quan đến phân phối nguồn vốn của xã hội. Việc phân phối đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế nói chung, hoạt động KH&CN nói riêng phát triển và ngƣợc lại. Đặc điểm quản lý kinh phí cho hoạt động KH&CN đƣợc thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây: 1.2.2.1. Cơ chế tài chính trong quản lý kinh phí cho hoạt động KH&CN phản ánh mối quan hệ tài chính giữa tổ chức nghiên cứu với nhà nước. Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ đƣợc tiến hành một cách đa dạng. Về cơ bản, các đề tài nghiên cứu có thể do một tập thể các nhà khoa học hoặc một cá nhân thực hiện. Sản phẩm nghiên cứu cũng do một tổ chức đặt hàng hoặc nhận đặt hàng để tổ chức triển khai nghiên cứu. Với đặc điểm này, ở nƣớc ta hiện nay, tổ chức đặt hàng thƣờng là Nhà nƣớc. Các kết quả nghiên cứu thƣờng không có thị trƣờng, một phần rất nhỏ trong đó đƣợc các công ty tƣ nhân đặt hàng dƣới dạng các hợp đồng KH&CN. Tổ chức nghiên cứu, triển khai, dịch vụ khoa học công nghệ có thể là một viện nghiên cứu khoa học, một trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng hoặc dịch vụ khoa học, hoặc một trƣờng đại học đứng ra để tổ chức thực hiện đề tài. Theo quy định của Bộ KH&CN thì gọi đó là cơ quan chủ trì đề tài. Thông qua cơ quan chủ trì đề tài, các nhà nghiên cứu nhận công trình nghiên cứu, triển khai thực hiện và đƣợc nghiệm thu, đánh giá, đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn. 16
- Nhà nƣớc đảm bảo sự phát triển ổn định, liên tục cho nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, nhất là một số lĩnh vực khoa học đặc thù; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực KH&CN, chú trọng phát triển công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ mới; phải đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động KH&CN; phát triển dịch vụ KH&CN; xây dựng và phát triển thị trƣờng KH&CN; khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý sản xuất, phổ biến trí thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội KH&CN thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Trong hoạt động KH&CN hiện nay, nghiên cứu ứng dụng và triển khai (phần lớn các chƣơng trình trọng điểm các dự án từ cấp Nhà nƣớc, Bộ ngành, đến các địa phƣơng đều thuộc dạng này) chiếm tới ít nhất 80-90% NS Nhà nƣớc đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học [27;8] và cũng là lĩnh vực hoạt động mà việc quản lý tài chính có nhiều bất cập, kẽ hở, tạo thuận lợi cho một số nhà khoa học chủ động nói dối với những đề tài chỉ để nghiệm thu, rồi xếp vào ngăn kéo. Vì vậy có thể nói việc đột phá vào cơ chế và chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai, sẽ góp phần có tính quyết định giải quyết những vƣớng mắc trong cơ chế quản lý tài chính khoa học, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ. Về nhận thức, Nhà nƣớc cần phải thật sự coi khoa học công nghệ là hàng hóa có giá trị gia tăng cao, hàm lƣợng chất xám lớn. Trách nhiệm của Nhà nƣớc là trên cơ sở định hƣớng phát triển của đất nƣớc, tập hợp và phát huy trí tuệ các nhà khoa học để làm gia các sản phẩm hàng hóa đó. Nhà nƣớc, doanh nghiệp công khai đặt hàng, định giá sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh (Know-how, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị và các sản phẩm trí tuệ nhƣ phƣơng pháp quản lý điều hành, giám sát, kinh tế - xã hội...), cam kết thanh toán, ghi nhận sản phẩm đạt yêu cầu về chất lƣợng và thời gian. Tìm hoặc chỉ định các đối tƣợng mua (sử dụng các sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh đó). Cam kết này 17
- đƣợc coi là bảo lãnh của Nhà nƣớc, doanh nghiệp đối với mọi tổ chức tài chính cung cấp vốn cho nhà khoa học thực hiên chƣơng trình, đề tài do Nhà nƣớc đặt hàng. Việc sử dụng tài chính nhƣ thế nào là do ngƣời thực hiện quyết định tuân theo pháp luật hiện hành miễn mọi sự kiểm tra giám sát và mọi loại thuế trong quá trình thực hiện đơn đặt hàng cho mọi hoạt động nghiên cứu triển khai. Trách nhiệm của tổ chức khoa học công nghệ của Nhà nƣớc (viện, trƣờng, phòng thí nghiệm...) là nơi cung cấp mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực… và mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tập thể đƣợc tuyển chọn. Việc đột phá theo những nguyên tắc nhƣ vậy sẽ giúp Nhà nƣớc tránh sa lầy vào việc giám sát tài chính, xét duyệt, nghiệm thu đề tài... một cách hình thức nhƣ trƣớc kia; đồng thời dẫn đến một loạt hiệu quả tích cực khác nhƣ: về cơ bản sẽ giải quyết đƣợc việc đãi ngộ vật chất cho nhà khoa học, không cần một chính sách lƣơng bổng ngoại lệ nào; phần lớn những chủ trì đề tài đều là những ngƣời có tài năng về khoa học - kỹ thuật cũng nhƣ tổ chức quản lý (hầu nhƣ cai đầu dài sẽ bị loại bỏ). Đặc biệt việc ứng dụng khoa học và cuộc sống sẽ có những phát triển vƣợt bậc. Các tổ chức nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, dịch vụ khoa học nhƣ các viện, các trung tâm nghiên cứu..., hoạt động theo luật định để phát triển KH&CN, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tổ chức, động viên các thành viên tham gia tƣ vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt động KH&CN. Đối với các nhà khoa học, nhiệm vụ của họ là phải cung cấp đƣợc những sản phẩm nghiên cứu có chất lƣợng. Sản phẩm nghiên cứu của họ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển nhà trƣờng, của cƣ dân, của các doanh nghiệp và của nhà nƣớc thì 18
- công trình đó đƣợc ứng dụng trong thực tiễn, nhiệm vụ của họ hoàn thành, họ đƣợc trả chi phí cho các sản phẩm nghiên cứu và ngƣợc lại. 1.2.2.2. Nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu khoa học chủ yếu từ NSNN và ngoài NSNN Nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN bao gồm nguồn từ NSNN, từ các doanh nghiệp, từ các tổ chức xã hội, đầu tƣ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc và từ các cá nhân. Cụ thể nhƣ sau: Nguồn kinh phí từ NSNN: Đây chính là vốn đầu tƣ từ NSNN cho hoạt động KH&CN. Nó thể hiện quá trình phân phối sử dụng một phần vốn NSNN để duy trì, phát triển hoạt động KH&CN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Hay nói cách khác, nó hiện sự phân bổ nguồn kinh phí của nhà nƣớc cho hoạt động KH&CN. Nguồn đầu tƣ này có những đặc điểm sau đây: + Không chỉ đơn thuần là cung cấp tiềm lực tài chính nhằm duy trì, củng cố các hoạt động KH&CN mà còn có tác dụng định hƣớng điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu phát triển KH&CN theo đƣờng lối chủ trƣơng của Nhà nƣớc. + Phục vụ cho các hoạt động KH&CN trong các lĩnh vực trọng điểm, ƣu tiên thực hiện nhiệm vụ nâng cao lợi ích xã hội; Thực hiện nghiên cứu cơ bản có định hƣớng trong các lĩnh vực khoa học; Duy trì và phát triển tiềm lực KH&CN; Cấp cho các quỹ phát triển KH&CN của nhà nƣớc; Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tƣ chiều sâu cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của nhà nƣớc; Trợ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ƣu tiên trọng điểm. Theo các văn bản hiện hành của nhà nƣớc ta, đầu tƣ từ NSNN cho KH&CN bao gồm vốn đầu tƣ phát triển và kinh phí sự nghiệp. + Vốn đầu tƣ phát triển nhằm xây dựng cơ bản các tổ chức KH&CN nhƣ điều tra cơ bản KH&CN, đầu tƣ trang thiết bị, nâng cấp các tổ chức KH&CN. Những năm gần đây, vốn đầu tƣ phát triển chiếm trung bình 37,2% tổng đầu tƣ cho 19
- khoa học và công nghệ; tỷ trọng vốn đầu tƣ phát triển trong tổng đầu tƣ cho khoa học công nghệ tăng liên tục, từ 31,1% năm 2011 lên tới 41% năm 2015 [29;15) - Kinh phí sự nghiệp gồm 2 nội dung: + Thứ nhất, chi cho các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nƣớc gồm: các Chƣơng trình khoa học công nghệ và khoa học xã hội cấp Nhà nƣớc; Các đề tài, dự án khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nƣớc; Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; Các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thƣ ký với nƣớc ngoài; Các nhiệm vụ lƣu giữ quỹ gen; Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học; Chƣơng trình xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn- miền núi; Quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; Phát triển thị trƣờng công nghệ. Ngoài ra còn sử dụng cho một số nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc khác, nhƣ: các giải thƣởng Hồ Chí Minh và giải thƣởng Nhà nƣớc, cấp kinh phí cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt cho các địa phƣơng. Nguồn kinh phí đầu tƣ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nƣớc có xu thế tăng, phản ánh việc bƣớc đầu thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc là ƣu tiên và tập trung đầu tƣ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, mức đầu tƣ này vẫn còn khá khiêm tốn trong tổng đầu tƣ cho khoa học và công nghệ. + Thứ hai, chi hỗ trợ các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, nguồn tài chính này từ NSNN cấp cho các chƣơng trình, đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Bộ; Hoạt động thông tin, tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, sở hữu công nghiệp, hợp tác quốc tế,... cấp Bộ; Đầu tƣ trang thiết bị nghiên cứu cho các cơ quan khoa học công nghệ; Chống xuống cấp cho các cơ quan khoa học công nghệ; Chi hợp tác quốc tế, mua sách báo khoa học công nghệ cho số Bộ ngành. Nguồn kinh phí ngoài NSNN cho hoạt động KH&CN. Phát triển KH&CN đem lại lợi ích thiết thực cho cả cá nhân và xã hội. Khi các sản phẩm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 300 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 227 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 127 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 97 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn