intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ngân sách xã thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã trong tương lai nhằm gia tăng nguồn thu và hiệu quả hoạt động chi NS giúp kinh tế, xã hội của địa phương có nhiều đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VƯƠNG ĐÌNH HOÀNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ THUỘC HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VƯƠNG ĐÌNH HOÀNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ THUỘC HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN BÍCH HỒNG THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung và số liệu nghiên cứu được phản ánh trong Luận văn này do tôi thực hiện, thu thập là trung thực chưa được sử dụng để bảo vệ Luận văn nào khác. Các thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn. Thái Nguyên, ngày tháng năm Tác giả Vương Đình Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nội dung của Luận văn, giúp cho cá nhân tôi bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho công việc và cuộc sống, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên; Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên và các tập thể, cá nhân liên quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, công tác, nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp lớp thạc sỹ theo định hướng ứng dụng, chuyên ngành Quản lý kinh tế lớp QLKT K15G (niên khóa: 2018-2020). Tôi xin trân trọng cám ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Bích Hồng, giảng viên khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận văn thạc sỹ. Ngày tháng năm Tác giả Vương Đình Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................................. viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 4. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 3 5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ ....................................................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ................................. 5 1.1.1. Ngân sách Nhà nước .........................................................................................5 1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã ................................................................10 1.1.3. Nội dung quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã ................................................13 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước .................................22 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 28 1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý NSNN tại một số địa phương trong nước................28 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về NSNN cấp xã đối với huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ...........................................................................................................................32 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................34 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 34 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...............................................................34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................34 2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ....................................................38 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 39 2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã trên địa bàn ...................................................................................................................................39 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác chấp hành ngân sách ngân sách xãtrên địa bàn ....40 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán ngân sách ngân sách xãtrên địa bàn ...40 2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá công thanh tra, kiểm tra ngân sách xã trên địa bàn ............40 2.3.5. Chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NS cấp xã .....................40 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN ..............................................................42 3.1. Khái quát về huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ..................................... 42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................42 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................43 3.1.3. Tình hình thu chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 - 2019 ...............................................................................................................45 3.2. Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017-2019 ............................................................................................ 49 3.2.1. Lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách cấp xã ............................................49 3.2.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã ..............................................................56 3.2.3. Quyết toán ngân sách xã .................................................................................65 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra ngân sách .........................................................................72 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ................................................................ 76 3.3.1. Nhóm các yếu tố khách quan ..........................................................................77 3.3.2. Nhóm các yếu tố chủ quan ..............................................................................80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.4. Đánh giá chung về quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên............................................................................................... 86 3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................86 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................88 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................89 Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ THUỘC HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN ...........................91 4.1. Quan điểm, định hướng trong quản lý ngân sách cấp xã tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020 - 2025 .......................................................................................... 91 4.1.1. Quan điểm trong quản lý ngân sách cấp xã ....................................................91 4.1.2. Định hướng trong quản lý ngân sách cấp xã ...................................................91 4.1.3. Một số nhiệm vụ quản lý NS xã cụ thể tại huyện Mường Ảng. .....................92 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2020-2025 .............................................................................. 93 4.2.1. Những giải pháp liên quan đến quy trình quản lý ngân sách cấp xã ..............93 4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ..................................................98 4.2.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý NSNN các cấp ..........................99 4.2.4. Tăng cường khuyến khích, thu hút đầu tư tại huyện.....................................101 4.3. Kiến nghị ............................................................................................. 102 4.3.1. Đối với Bộ Tài chính và Chính phủ ..............................................................102 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Điện Biên......................................................................103 KẾT LUẬN .....................................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................106 PHỤ LỤC.........................................................................................................................108 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ HĐND Hội đồng nhân dân NSNN Ngân sách Nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương KT – XH Kinh tế - Xã hội KBNN Kho bạc Nhà nước KSC Kiểm soát chi XDCB Xây dựng cơ bản UBND Ủy ban nhân dân NH Ngân hàng NN Nhà nước NS Ngân sách NHTM Ngân hàng thương mại TTHC Thủ tục hành chính TX Thường xuyên CNTT Công nghệ thông tin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thang đo Likert và mức đánh giá của thang đo ............................. 37 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu pháp triển kinh tế xã hội của huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 - 2019 ..................................................................... 45 Bảng 3.2. Quy mô thu chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017-2019 .............................................................................. 47 Bảng 3.3. Dự toán thu chi ngân sách cấp xã giai đoạn 2017 – 2019 .............. 52 Bảng 3.4. Đánh giá công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã huyện Mường Ảng từ số liệu điều tra ............................................. 55 Bảng 3.5. Chấp hành dự toán thu ngân sách thị trấn Mường Ảng giai đoạn 2017 -2019 ...................................................................................... 60 Bảng 3.6. Chấp hành dự toán thu ngân sách xã Ảng Nưa giai đoạn 2017 -2019 ......................................................................................................... 61 Bảng 3.7. Chấp hành dự toán thu ngân sách xã Nặm Lịch giai đoạn 2017 - 2019 ................................................................................................. 62 Bảng 3.8. Đánh giá công tác Chấp hành dự toán ngân sách xã huyện Mường Ảng từ số liệu điều tra ..................................................................... 64 Bảng 3.9. Kết quả phê duyệt hồ sơ quyết toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Ảng ................................................................... 70 Bảng 3.10. Đánh giá công tác Quyết toán ngân sách xã huyện Mường Ảng từ số liệu điều tra ................................................................................. 71 Bảng 3.11. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Ảng ................................................................... 73 Bảng 3.12. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách xã huyện Mường Ảng từ số liệu điều tra ..................................................................... 74 Bảng 3.13. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp xã của huyện Mường Ảng từ số liệu điều tra.................................. 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii Bảng 3.14. Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã, thị trấn huyện Mường Ảng giai đoạn 2017-2019 ....................................................................... 84 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức thu ngân sách xã, thị trấn huyện Mường Ảng ........ 82 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức chi ngân sách xã, thị trấn huyện Mường Ảng ........ 83 Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Quyết toán thu ngân sách cấp xã giai đoạn 2017 – 2019 ........... 68 Biểu đồ 3.2. Quyết toán chi ngân sách cấp xã giai đoạn 2017 – 2019 ........... 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, ngân sách nhà nước (NSNN) trở thành công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, giữ vai trò quan trọng, chủ yếu trong huy động và phân phối các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đảm bảo hoạt động của đất nước, đồng thời phân phối nguồn lực hợp lý để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững. Bên cạnh đó còn giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo thực hiện công bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động xã hội. Vì vậy, quản lý hiệu quả NSNN sẽ giúp các mục tiêu kinh tế xã hội đạt hiệu quả hơn. Ngân sách Nhà nước được phân bổ từ Trung ương đến địa phương sau đó được phẩn bổ về xã tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng. Có nhiều cơ quan quản lý hoạt động thu chi ngân sách (NS) nhằm hạn chế sự thất thu ngân sách, sử dụng hiệu quả ngân sách cho mục tiêu kinh tế xã hội. Quản lý ngân sách cấp xã là cấp nhỏ nhất trong hệ thống NSNN nhưng đóng vai trò nền móng nhằm quản lý hiệu quả NSNN. Năm 2003 tỉnh Điện Biên được tách ra từ tỉnh Lai Châu với nhiều hạn chế trong nguồn lực, người dân tộc thiểu số nhiều và giao thông khó khăn. Vì vậy, tỉnh gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, nguồn thu ít nhưng khoản mục chi lớn tập trung nhiều nội dung như đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, an sinh xã hội...Ngân sách hàng năm của tỉnh chủ yếu do phân bổ từ Trung ương và đa số có tình trạng chi vượt thu do thực hiện nhiều dự án xây dựng cơ bản trong điều kiện thi công khó khăn và lượng tiền thu hút cho cán bộ các cấp lớn. Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, có 1 thị trấn và 9 xã với mức độ phát triển không đồng đều giữa các xã. Hằng năm, với lượng ngân sách được phân bổ, ban lãnh đạo huyện luôn cố gắng sử dụng hiệu quả và phân bổ nguồn tài chính hợp lý giữa các xã nhằm giải quyết các vấn đề chung. Tuy nhiên, trong quá trình thu chi ngân sách vẫn còn nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 vấn đề cần quan tâm như: nguồn thu – chi chưa tương xứng, nhiều doanh nghiệp còn trốn nộp thuế hoặc không đóng đúng theo quy định, các dự án sử dụng nguồn ngân sách lãng phí, thất thoát mà hiệu quả không cao…Đồng thời, quá trình sử dụng NS các cấp đặc biệt cấp xã có sự chênh lệch khá lớn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng tới uy tín của lãnh đạo huyện, xã và mất đi sự tin tưởng của nhân dân. Vì vậy, tôi xin lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý ngân sách cấp xã thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên” với mục tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Mường Ảng giai đoạn 2017 – 2019, chỉ ra ưu điểm, hạn chế trong quá trình quản lý NS và có những gợi ý phù hợp trong công tác quản lý, điều hành NS trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ngân sách xãthuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã trong tương lai nhằm gia tăng nguồn thu và hiệu quả hoạt động chi NS giúp kinh tế, xã hội của địa phương có nhiều đổi mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã; kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên - Phân tích thực trạng quản lý ngân sách xãtrên địa bàn thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2017 – 2019. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên; - Định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý NS xã trên địa bàn thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý ngân sách xã trên địa bàn thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại các xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2017 – 2019. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý ngân sách xãtrên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, đồng thời chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong quản lý ngân sách xãtrong giai đoạn 2017 - 2019, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã, từ đó đề xuất giải pháp quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020 – 2025. 4. Đóng góp của luận văn * Về lý luận Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu quản lý ngân sách xãtrên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu giải pháp quản lý ngân sách nhà nước cấp xã của các địa phương. * Về thực tiễn Luận văn sẽ đánh giá phân tích thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, đồng thời chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong quản lý ngân sách xã trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã và đề xuất giải pháp quản lý ngân sách xãtrên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020 - 2025 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã 1.1.1. Ngân sách Nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN) ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Nhà nước bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, NSNN. Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của NSNN. Hiện nay, khái niệm NSNN được phổ biến rộng rãi ở mọi quốc gia, tuy nhiên chưa có một khái niệm thống nhất cho NSNN. Hiện nay có nhiều quan điểm phổ biến về NSNN như: Khái niệm được Giáo trình luật Ngân sách nhà nước do Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2005 cho biết: “Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian xác định, thường là một năm”. Tuy nhiên, Trịnh Tiến Dũng (2002) cho rằng: “Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước”...Luật NSNN năm 2015 quy định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Luận văn coi đây là khái niệm chính thống và sẽ sử dụng làm căn cứ trong nội dung nghiên cứu. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (Luật Ngân sách, 2015). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 1.1.1.2. Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước Hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị của Nhà nước. Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước. NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng. NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách Nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu (Lê Hải Ngọc Châu, 2016). 1.1.1.3. Vai trò của ngân sách Nhà nước Ở trong mọi thời đại và mọi nền kinh tế, NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có thể nhìn nhận vai trò của nền kinh tế dưới các khía cạnh sau: Thứ nhất, NSNN là công cụ định hướng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững (Vai trò điều tiết trong lĩnh vực kinh tế): Để định hướng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụ thuế và ngân sách nhà nước. Bằng công cụ thuế, một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác Nhà nước sử dụng các loại thuế, các mức thuế khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng các nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư những vùng, những lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng đã định. Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… Nhà nước có thể tạo điều kiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Thứ hai, NSNN là công cụ điều tiết kinh tế thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát (Vai trò điều tiết trong lĩnh vực thị trường): Đặc điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 nổi bật của nền kinh tế thị trường là luôn biến động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật thị trường với các yếu tố cung - cầu, giá cả thường xuyên biến đổi. Sự mất cân đối cung - cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu nền kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, Nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường (Luật NSNN, 2015). Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của chính phủ được thực hiện thông qua việc thực hiện các quỹ dự trữ của Nhà nước (tiền, vàng, ngoại tệ, vật tư, hàng hóa…) theo cơ chế điều tiết, khi giá cả của hàng hóa nào lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ, chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, từ đó giảm giá mặt hàng đang tăng giá, kiềm chế lạm phát. Còn khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất, chính phủ sẽ bỏ tiền ra để mua các loại hàng hóa đó. Bên cạnh đó, bằng công cụ thuế và chính sách chi tiêu NSNN, Chính phủ có thể tác động lên tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn định giá cả trên thị trường. Đối với thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: Phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn…Nhà nước góp phần kiểm soát lạm phát. Như vậy, thu (đặc biệt là thuế), chi tiêu và dự trữ Nhà nước có tác động rất lớn đến cung - cầu và bình ổn giá trên thị trường. Thứ ba, NSNN là công cụ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội (Vai trò điều tiết trong lĩnh vực xã hội): Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, quân đội, công an, y tế… thể hiện vai trò của NSNN đối với các lĩnh vực của toàn xã hội. Ngoài ra NSNN còn là công cụ tài chính hữu hiệu được Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập giữa các bộ phận dân cư, với các sắc thuế như thuế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 thu nhập, thuế tiêu thụ đặc biệt…Một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh đó, với các khoản chi của NSNN như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: Phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục, dân số và kế hoạch hóa gia đình…lại là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp và giải quyết các vấn đề xã hội. Thứ tư, Vai trò của Nhà nước với an ninh quốc phòng: Vai trò của Nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, trong ổn định và phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho ổn định chính trị thông qua ngân sách Nhà nước bảo đảm các nhu cầu và điều kiện để không ngừng hoàn thiện bộ máy Nhà nước, phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý mọi lĩnh vực của Nhà nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ và phát triển những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng và những thành tựu phát triển kinh tế xã hội (Nguyễn Văn Tuyến, 2018). 1.1.1.4. Thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước (Luật NSNN, 2015). Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN năm 2015, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.1.1.5. Chi NSNN Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước (Luật NSNN, 2015). • Đặc điểm của chi NSNN Chi NSNN gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ (Phạm Ngọc Khoan, 2010). Chi NSNN gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lý cao; Các khoản chi của NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô; Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu; Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng… • Phân loại chi ngân sách nhà nước - Căn cứ vào mục đích, nội dung (Nhữ Trọng Bách, 2013): Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác. Nhóm 2: Chi tiêu dùng của NSNN là các khoản chi không tạo ra sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh... - Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý: Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước; Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế; Nhóm chi dự trữ là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính. 1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã 1.1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp xã Quản lý ngân sách nhà nước là việc tổ chức quản lý, giám sát quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. NSNN mới chỉ thể hiện ở khâu phân bổ NS còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản lý. Rõ ràng, quản lý NS sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Quản lý NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý NSNN là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặ ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội (KT-XH). Quản lý NSNN cấp xã là quá trình tác động của chủ thể quản lý ngân sách Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1