intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước; Thực trạng quản lý dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch; Quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, giai đoạn 2021 - 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

  1. i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN SANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. ii
  3. iii VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN SANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ ANH VŨ HÀ NỘI - 2021
  4. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2021 Tác giả Hoàng Xuân Sang
  5. v
  6. vi LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu Chương trình cao học Quản lý kinh tế và viết luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế học thuộc Học viện đã tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình trong suốt khoá học. Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”, tôi đã nhận được sự theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra khoa học tận tình, nghiêm túc của TS. Lê Anh Vũ. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, kính chúc thầy và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn BQLDA cũng như các đồng nghiệp làm việc tại huyện Nhơn Trạch đã tạo điều kiện giúp đỡ, chia sẻ thông tin giúp tác giả nghiên cứu đề tài. Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2021 Tác giả Hoàng Xuân Sang
  7. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQP An ninh quốc phòng BCKTKT Báo cáo kinh tế kỹ thuật BQLDA Ban quản lý dự án CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP Chính phủ DAĐT Dự án đầu tư ĐTPT Đầu tư phát triển TT Thủ tướng QLNN Quản lý nhà nước NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NSNN Ngân sách nhà nước MTTQ Mặt trận Tổ quốc KTTĐ Kinh tế trọng điểm KCN Khu công nghiệp KHV Kế hoạch vốn KBNN Kho bạc nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân QL Quốc lộ QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân GPMB Giải phóng mặt bằng XDCB Xây dựng cơ bản
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình thu - chi ngân sách huyện Nhơn Trạch 33 Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, viên chức 36 Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch Bảng 2.3 Tổng hợp số lượng các dự án xây dựng cơ bản hoàn thành, giai 39 đoạn 2016 - 2019 Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả đấu thầu công trình 44 Bảng 2.5 Thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 45 Bảng 2.6 Kết quả giải ngân giai đoạn 2016 - 2019 48 Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả quyết toán dự án giai đoạn 2016 – 2019 49 Bảng 2.8 Chi tiết kết quả quyết toán dự án giai đoạn 2016 - 2019 49
  9. ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch 36 Hình 3.1. Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 62
  10. x MỤC LỤC Mở đầu 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài ................................................................... 1 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................... 9 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 10 Chương 1 Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quản lý dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước 11 1.1. Khái niệm dự án và dự án xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ........... 11 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước .................................................................. 23 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước .................................................................................. 26 1.4. Kinh nghiệm quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN tại một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Nhơn Trạch ............................................... 26 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 29 Chương 2 Thực trạng quản lý dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch 30 2.1. Điêù kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án xdcb từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch....................................... 30 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án huyện Nhơn Trạch ............................................................................................................... 35
  11. xi 2.3. Thực trạng quản lý dự án XDCB từ NSNN tại BQLDA huyện Nhơn Trạch, giai đoạn 2016 - 2020 .............................................................................. 38 2.4. Đánh giá công tác quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch ............................................................................................... 53 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 57 Chương 3 Quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, giai đoạn 2021 - 2025 59 3.1. Bối cảnh giai đoạn 2021 – 2025................................................................... 59 3.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch ........................................................................... 61 3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch .................................................................................. 63 3.4. Kiến nghị ...................................................................................................... 71 Tiểu kết chương 3................................................................................................ 72 Kết luận 74 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................... 74
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Dự án XDCB đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, với vai trò tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNH, HĐH. Dự án XDCB tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản, là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Dự án XDCB còn tạo nền tảng vật chất kết nối các vùng, miền, tạo liên kết vùng bền vững, giảm bớt sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Hàng năm NSNN dành một tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản. Trong điều kiện nước ta đang thực hiện tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. Số lượng dự án XDCB từ nguồn NSNN tăng mạnh qua các năm; các công trình ngày càng nhiều, từ các dự án có quy mô vừa và nhỏ đến các dự án có quy mô lớn, các dự án có mặt ở tất cả các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đầu tư XDCB ngày càng phát triển, thì công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư ngày càng trở nên quan trọng. Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai liền kề phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, nằm dọc theo QL51 từ Biên Hòa đi Vũng Tàu, được bao bọc 3 mặt bởi các sông Đồng Nai, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Thị Vải, giáp cảng hàng không quốc tế Long Thành, hệ thống cảng biển nước sâu, các tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành... Huyện Nhơn Trạch có vị trí địa - kinh tế biệt quan trọng, là đầu mối giao thông gắn liền với sự phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ của vùng KTTĐ phía Nam; là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của tỉnh Đồng Nai. Đây là lý do, trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã có nhiều dự án XDCB từ nguồn NSNN được triển khai.
  13. 2 Nhơn Trạch là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian qua, huyện Nhơn Trạch đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực. Công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn huyện có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng có chất lượng. Các dự án XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện từng bước được quản lý chặt chẽ hơn; hiệu quả của các dự án đã được cải thiện rõ rệt. Quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB đã có nền tảng pháp lý cơ bản với hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ, chặt chẽ, tiếp cận với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng không thể phủ nhận, đến nay vẫn còn những vấn đề tồn tại trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Chẳng hạn, công tác xây dựng kế hoạch và danh mục đầu tư còn nhiều hạn chế như việc nhiều danh mục dự án không nêu rõ lộ trình thực hiện làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, hay việc xây dựng danh mục dự án gấp nên xuất hiện tình trạng chưa nghiên cứu kỹ làm giảm tính chính xác của dự án. Bên cạnh đó, công tác lập, thẩm định và quyết định đầu tư còn nhiều hạn chế như nội dung thẩm định dự án chưa đầy đủ; việc xác định thứ tự ưu tiên các công trình xây dựng cơ bản còn mang tính chủ quan thay vì phải áp dụng các tiêu chuẩn đã được chuẩn hoá. Thêm vào đó, việc quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình, quản lý trật tự xây dựng ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; một số công trình xây dựng chậm tiến độ; hồ sơ thanh quyết toán còn chậm và tăng sai nhiều; thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án không thường xuyên, kết quả hạn chế.... Những tồn tại trên đây trong quản lý nhà nước đối với dự án XDCB từ nguồn NSNN đặt ra yêu cầu cấp bách phải hoàn thiện công tác quản lý nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Điều đó đã thôi thúc học viên chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với
  14. 3 mong muốn đề xuất luận cứ khoa học làm cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tới. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài Các dự án XDCB từ nguồn NSNN không chỉ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển KT - XH của địa phương mà còn ảnh hưởng đến việc khơi thông các nguồn lực phát triển của địa phương. Chính vì vậy, các địa phương luôn quan tâm tới các dự án XDCB từ nguồn NSNN và đây cũng là chủ đề thu hút sự chú ý của không ít các nhà quản lý, nhà nghiên cứu. Quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN đã được nghiên cứu ở nhiều chiều cạnh; tuy nhiên trong khung khổ luận văn này, tác giả đã tiếp cận một số nghiên cứu chính liên quan đến đề tài: Nghiên cứu về quản lý dự án là một trong những hướng nghiên cứu chủ đạo trong những năm gần đây, thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Trong luận án Tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” của Phan Thị Nhật Phương (2017), sau khi phân tích, đánh giá thực trạng, đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù, luận án mới tập trung nghiên cứu quản lý nguồn các dự án xây dựng giao thông đường, còn các dự án XDCB khác chưa được nghiên cứu, nhưng luận án đã gợi mở cho tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các dự án XDCB từ NSNN. Phan Thị Nhật Phương (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận án tiến sỹ kinh tế. Từ góc độ quản lý, Trần Chí Hiền trong nghiên cứu: “Vai trò nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định” (năm 2020) đã khái quát cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với đầu
  15. 4 tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó phân tích thực trạng vai tròn của nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Nam Định. Nghiên cứu đã khẳng định Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, theo quy hoạch đã được phê duyệt. Từ đó, tác giả đưa ra dự báo đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách trong thời gia tới và khuyến nghị các giải pháp tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với ĐTXDCB bằng buồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTXDCB bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” năm 2011 của Nguyễn Thị Bảo Hường. Đề tài phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại trong quy hoạch; ban hành và thực thi các chính sách liên quan; tổ chức thực hiện; công tác kiểm tra giám sát. Qua việc luận giải, đánh giá thực trang, tác giả đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB ở Thái Nguyên. Các giải pháp bao gồm lựa chọn dự án quan trọng để đầu tư tập trung, tránh dàn trải, bố trí vốn phải tập trung; chấm dứt tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản; áp dụng phương pháp quản lý khép kín... Tiếp cận từ góc độ phân cấp quản lý, tác giả Nguyễn Thị Thanh (2017), đã chỉ ra thực trạng phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, cụ thể là phân cấp trong công tác quy hoạch; trong lập kế hoạch đầu tư xây dựng; phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản; chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; quyết toán, theo dõi, kiểm tra, giám sát các công trình đầu tư. Bên cạnh đó, tác giả đã luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân cấp quản lý dự án XDCB, đó là: hệ thống chính sách liên quan đến phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; các quy định về phân cấp nguồn vốn NSNN, tổ chức bộ máy và cơ chế phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản.
  16. 5 Theo hướng nghiên cứu mới, tác giả Trần Thị Nhung (2015), đã nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, hướng vào quản lý ngay các khâu trong giai đoạn thực hiện dự án như công tác chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước các dự án ở Ninh Bình. Nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam” của Trần Mạnh Quân (2012) đã xây dựng cơ sở lý luận khá đầy đủ, toàn diện về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý nhà nước về dự án XDCB. Thực trạng quản lý dự án XDCB tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua được tác giả phân tích, đánh giá và chỉ ra những thành công và hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiên công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Hà Nam. Hồ Sỹ Nguyên (2010) với đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế: “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ CNH, HĐH”đã hệ thống những vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả ĐTPT, đồng thời thực trạng hiệu quả ĐTPT tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 2001 - 2008. Tác giả phân tích, đánh giá những tồn tại, nguyên nhân hạn chế hiệu quả ĐTPT từ nguồn vốn ngân sách địa phương và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT trong giai đoạn tới, Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, của tác giả Tạ Văn Khoái (2009), đã phân tích các khái niệm về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế từ đó tác giả đề xuất khái niệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước. Tác giả đã phân tích, đánh giá các nội dung quản lý nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư; qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác này.
  17. 6 Nghiên cứu “Đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Bình (2012) đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước; bên cạnh đó nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về dự án XDCB trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Qua đó, tác giả đi đến nhận định: cần thiết phải đổi mới công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này trên địa bàn Thành phố Hà Nội, xem đây là vấn đề cấp bách để nâng cao hiệu quả các dự án XDCB. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN theo năm khâu, gồm: quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai các dự án; nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao công trình; thanh quyết toán. Các nội dung này được nghiên cứu có tính đến sự tác động của các yếu tố môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực bộ máy và thanh tra, kiểm tra giám sát đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải. Những khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã phản ánh thực trạng và đánh giá, phân tích các vấn đề liên quan đến tác động của cơ chế chính sách đối với kiểm soát chi vốn đầu tư công, mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách với việc phát triển xã hội và những nhân tố tác động đến hiệu quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công tại KBNN từ đó các luận văn đưa ra giải pháp cần thiết như tạo các điều kiện để tập trung nâng cao hiệu quả kiểm soát chi vốn đầu tư công để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong từng giai đoạn nghiên cứu của từng tác giả. Trên đây là một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn. Nhìn chung, phần lớn công trình đều tập trung nghiên cứu về hiệu quả hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Tuy nhiên, còn thiếu vắng các nghiên cứu về quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN ở các cấp khác nhau, nhất là ở cấp huyện. Hơn thế nữa
  18. 7 các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến hiệu quả đầu tư từ NSNN, hoặc chỉ đề cập đến công tác QLNN về NSNN của cả nước hoặc tại một địa phương. Các nghiên cứu cũng chưa đưa ra quy trình lập dự án đầu tư từ NSNN, chưa chỉ ra nhưng hạn chế cơ bản trong công tác đấu thầu. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Mặc dù vậy, các nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo giá trị cho việc nghiên cứu và viết luận văn này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và làm rõ thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận; kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN; - Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế, tồn tại; - Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là quản lý nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN. Nội dung quản lý dự án XDCB từ
  19. 8 NSNN rất rộng, phức tạp, vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước cơ bản như: Lập, thẩm định dự án XDCB; Công tác đấu thầu; Bồi thường giải phóng mặt bằng; Quyết toán dự án; Giám sát, kiểm tra, thanh tra dự án.v.v.. - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2016 - 2020; và đề xuất giải pháp cho giai đoạn từ 2021 - 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Luận văn trả lời những câu hỏi nghiên cứu chính như sau đây: - Tại sao phải tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai? - Những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước đối với đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là gì? - Cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn mới? Giả thuyết nghiên cứu Công tác QLNN đối với các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý Nhà nước đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả các dự án. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Để đảm bảo cho quá trình nghiên cứu, thông tin được sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng và chất lượng, độ tin cậy. Các thông tín, số liệu liên
  20. 9 quan được dùng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN đã được thu thập từ Phòng Tài chính, Phòng Thống kê, Ban Quản lý dự án huyện Nhơn Trạch...các tạp chí, sách báo chuyên ngành về lĩnh vực quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN. Phương pháp xử lý thông tin Thông tin sau khi thu thập sẽ được tổng hợp dưới dạng bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ nhằm phản ánh thực trạng quản lý dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Phương pháp thống kê mô tả Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá những nội dung về quản lý phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng và quản lý thực hiện các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Phương pháp so sánh Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng, nội dung kinh tế. Mục tiêu so sánh nhằm xác định mức độ biến động trong quá trình quản lý các dự án XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dự án XDCB từ NSNN nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý dự án XDCB từ NSNN. Luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề mang tính lý luận về quản lý nhà nước đối với đầu tư công, quản lý đầu tư công. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy về QLNN đối các dự án XDCB từ nguồn NSNN tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2