intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh Quảng Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB, đánh giá thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam, Luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB trên đất nước ta cho giai đoạn (2020-2025) và tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ PHƯƠNG DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TẠI TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ PHƯƠNG DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TẠI TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chuyên ngành: QLNN về Kinh tế Mã số: KT 01.B2 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ HÀ HÀ NỘI, NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học Viện hành Chính Quốc Gia. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Quản lí Nhà nước về kinh tế xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Phương Dung i
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp như ngày hôm nay, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo Học Viện Hành Chính Quốc Gia cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường đã tổ chức, đào tạo khóa học này để tôi có cơ hội có thêm những kiến thức về luật kinh tế rộng hơn, sâu hơn để từ đó tôi có thể tiếp thu những kiến thức bổ ích phục vụ cho công việc và cuộc sống. Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đặng Thị Hà đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình tốt nhất. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh và các bộ phận liên quan đã giúp cung cấp tài liệu tham khảo, số liệu thực tế để tôi hoàn thành luận văn. Sau cùng, tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Thị Phương Dung ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC PPP....................................................................... 8 1.1. Tổng quan về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ........ 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ .................................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của hình thức đối tác công tư ...................... 11 1.1.3. Các hình thức đối tác công tư ........................................................ 12 1.1.4. Cấu trúc cơ bản của hình thức đối tác công tư .............................. 13 1.1.5. Vai trò và những vấn đề cần khắc phục của hình thức đối tác công tư đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ .............. 14 1.2. Quản lý Nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP .................................................................. 16 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và vai trò của quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP ........ 16 1.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP ................................................ 21 1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP ........................................ 30 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP ........................................ 32 iii
  6. 1.3. Kinh nghiệm của các nước trong quản lý đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP và bài học rút ra cho Việt Nam ..................................................................................................... 34 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước ....................................................... 34 1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam .......................................................... 38 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC PPP TẠI TỈNH QUẢNG NINH ......................................... 40 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ......................... 40 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh .......... 44 2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh ................................ 44 2.2.2. Xây dựng, Ban hành chính sách trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh .............. 47 2.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh ...... 52 2.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sátcủa cơ quan quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 62 2.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh ..... 65 2.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh ..... 69 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh .......... 70 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 70 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân .................................................................. 73 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 77 iv
  7. Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC PPP TẠI QUẢNG NINH ... 78 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ tại Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. ................................................................................................... 78 3.1.1. Quan điểm phát triển đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ ........... 78 3.1.2. Định hướng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ............................................. 79 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triến hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Quảng Ninh ........ 82 3.2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng thành lập cơ quan đầu mối trung ương ......................... 83 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch .. 85 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác công tư trong đầu tư phát triển giao thông đường bộ ........................................................................ 87 3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với các dự án hợp tác công tư trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................ 89 3.3. Kiến nghị ............................................................................................. 91 3.3.1. Đối với Quốc hội ........................................................................... 91 3.3.2. Đối với Chính phủ ......................................................................... 95 3.3.3. Đối với các Bộ, Ngành .................................................................. 96 3.3.4. Đối với các nhà đầu tư, tư nhân ..................................................... 99 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 101 KẾT LUẬN ................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 104 v
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA TIẾNG VIỆT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BTO Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BT Xây dựng - Chuyển giao CT PTĐCTVN Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam DBFM Hợp đồng thiết kế - xây dựng – tài trợ - bảo trì FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMS Tiểu vùng sông MeKong mở rộng GTVT Giao thông vận tải GTGT Giá trị gia tăng HCM Hồ Chí Minh HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HTGT hạ tầng giao thông HTGTĐB hạ tầng giao thông đường bộ KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KVKTTN Khu vực kinh tế tư nhân NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECF Quỹ Hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản O&M Hợp đồng vận hành và bảo trì (còn gọi là Hợp đồng Kinh doanh và quản lý) PPP Hợp tác Nhà nước - Tư nhân (Đối tác công tư) QL Quốc lộ TCĐBVN Tổng cục Đường bộ Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố XHCN Xã hội chủ nghĩa WB Ngân hàng thế giới vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ sồ 1.1: Mục tiêu quản lý nhà nước đối với phát triển HTGTĐB theo hình thức PPP ............................................................................... 18 Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển hạ tầng GTĐB theo hình thức PPP ........................................................... 23 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy QLNN đối với HTGTĐB theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 44 Bảng 2.1: Các dự án theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015-2020 .................................................................................... 52 Bảng 2.2: Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020.............................................. 54 Bảng 2.3: Thực trạng vốn đầu tư theo hình thức PPP vào ngành Đường bộ so với cácngành khác tại Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 .......... 56 Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả huy động vốn đầu tư HTGT giai đoạn 2015 – 2020........................................................................................... 58 Bảng 2.5: Tổng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư HTGTĐB theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 .................. 59 vii
  10. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Phát triển hạ tầng giao thông nói chung, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ (HTGTĐB) là yêu cầu thiết yếu để phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước. Hạ tầng giao thông là tiền đề, được ví như sân bay để một nền kinh tế cất cánh. Giao thông đường bộ giữ vị trí là huyết mạch trong giao thương, đi lại, an ninh- quốc phòng của một đất nước. Nhà nước nào cũng đảm nhiệm vai trò chính, quan trọng trong phát triển HTGTĐB. Để phát triển lĩnh vực này cần đến nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trước đây, nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông ở các nước hầu hết là từ Ngân sách Nhà nước. Hiện trạng hệ thống hạ tầng đường bộ nước ta còn thấp kém cả về chất lượng và số lượng, số km đường cao tốc rất khiêm tốn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, quá trình đô thị hóa gia tăng nhanh chóng, giải quyết vấn nạn tắc nghẽn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông cần nhanh chóng xây mới và cải tạo hệ thống đường bộ càng sớm càng tốt. Việt nam hiện nay đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư, mà đặc biệt là vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên việc tìm vốn đầu tư hạ tầng ngoài ngân sách đã khó, tìm mô hình đầu tư cho hạ tầng lại càng khó hơn. Hiện trạng cho thấy tại Tỉnh Quảng Ninh đang tồn tại rất nhiều những bất cập và khó khăn khi thực hiện hình thức đầu tư này. Trước đây, BOT (xây dựng, khai thác và chuyển giao), BT (xây dựng và chuyển giao)... là các mô hình được ưa chuộng, nay đang bị coi là mô hình cũ mà những nhà quản lý Việt Nam thấy cần phải thay thế. Hợp tác công - tư (PPP) đang được xem như giải pháp hữu hiệu thay thế cho các mô hình cũ đặc biệt vấn đề hạ tầng giao thông tại Tỉnh Quảng Ninh đang là vấn đề rất nóng và nhạy cảm. Đây là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Cơ quan nhà nước 1
  11. có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước đối với việc thu hút khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB tại Tỉnh Quảng Ninh là hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Theo tìm hiểu của cá nhân em, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực phát triển GTĐB tại Tỉnh Quảng Ninh. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại tỉnh Quảng Ninh” làm chủ đề nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Phạm Thị Tuyết (2018) đề xuất 9 giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam. Trong đó, nhấn mạnh giải pháp xã hội hóa vốn đầu tư với các công trình giao thông đường bộ. Phạm Thị Xuân (2018) làm rõ thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2001-2016. Những năm gần đây, vấn đề huy động vốn xây dựng đường bộ cao tốc được đề cập nhiều. Trong đó, nêu cụ thể các vấn đề như vốn đầu tư, xây dựng, khai thác, bảo trì, thu phí, quản lý, các vấn đề có liên quan đến các địa phương có đường cao tốc đi qua, ý thức tham gia giao thông của người dân. Nghiên cứu của TS. Đặng Thị Hà (2013) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nói chung và theo hình thức PPP nói riêng để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước theo các hình thức hợp tác giữa Nhà nước và các nhà đầu tư PPP để phát triển đường cao tốc. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm của TS. Đặng Khắc Ánh (2012), Học viện Hành chính là chủ nhiệm đề tài “Hợp tác công – tư và vận 2
  12. dụng vào cải cách khu vực công ở Việt Nam”. Đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm hợp tác công tư, phân tích vai trò của hợp tác công - tư trong việc nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ công, phân tích việc áp dụng mô hình hợp tác công - tư trong hai lĩnh vực là cung cấp dịch vụ y tế và xây dựng hạ tầng cơ sở đề xác định những thuận lợi và hạn chế khi triển khai hình thức hợp tác công tư trong thực tiễn ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc vận dụng các hình thức hợp tác công-tư ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề cập đến vấn đề phát triển hạ tầng giao thông nói chung, trong đó có giao thông đường bộ, tác giả Phí Vĩnh Tường (2015) đã có những phân tích khá kỹ ở nhiều khía cạnh như mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển hạ tầng giao thông, xu hướng chuyển giao một phần vai trò phát triển hạ tầng giao thông sang khu vực tư nhân. Môi trường chuyển giao vai trò cho khu vực tư nhân là hình thức đối tác công tư. Tài liệu cũng nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch phát triển giao thông đường bộ ở Đài Loan, kinh nghiệm huy động vốn cho phát triển hạ tầng giao thông của Chile, Trung Quốc nhằm rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Khi phân tích về thực trạng, khung chính sách phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam, tài liệu đã chỉ ra những thách thức trong quá trình phát triển. Đó là những thách thức về quy hoạch phát triển, huy động vốn, thách thức phát triển hạ tầng giao thông phục vụ mục tiêu giảm nghèo và kết nối với hạ tầng giao thông khu vực GMS và ASEAN. Những khuyến nghị được đưa ra là: đột phá trong quy hoạch và huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, phát triển quỹ vốn từ chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Báo cáo nghiên cứu của nhóm tác giả Mai Thị Thu, Nguyễn Văn Phúc, Đặng Ngọc Trâm, Nguyễn Đoan Trang (2013), “Phương thức đối tác công – tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam”. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham 3
  13. mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP). Nghiên cứu này đã khảo sát kinh nghiệm quốc tế về thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia phát triển các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP, những bài học thành công và thất bại khi áp dụng hình thức này ở các nước phát triển và đang phát triển, phân tích thực trạng khuôn khổ thể chế và hoạt động đầu tư theo hình thức PPP ở Việt Nam hiện nay, từ đó khuyến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo lập khuôn khổ thể chế về PPP phù hợp cho Việt Nam, từ đó khuyến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo lập khuôn khổ thể chế về PPP phù hợp cho Việt Nam nhất để có thể vận hành hiệu quả. *) Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ hơn cơ sở lý luận về sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển HTGTĐB về các nội dung như động cơ tham gia, tiêu chí đánh giá sự tham gia, nội dung và phương thức tham gia, vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển HTGTĐB và các nhân tố ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh mới. - Làm rõ cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia theo hình thức hợp đồng BOT đối với dự án HTGTĐB. - Luận giải việc phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực hạ tầng đường bộ có ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực vốn là độc quyền của Nhà nước, qua đó phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân. - Nội dung và phương thức tham gia chủ yếu của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển KCHGTĐB ở Việt Nam và đánh giá khách quan thực trạng sự tham gia đó. Tiếp thu tinh thần của Hội Nghị Trung Ương 5, khóa XII của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là một động lực phát triển của nền kinh tế. 4
  14. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB, đánh giá thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam, Luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB trên đất nước ta cho giai đoạn (2020-2025) và tầm nhìn 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (i) Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP. (ii) Đánh giá đúng thực trạng, kết quả, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh. (iii) Đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB và chính sách, giải pháp thu hút khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam; nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới về vấn đề này. - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở giai đoạn 2015- 2020, qua đó đề xuất giải pháp đến năm 2025, định hướng 2030. 5
  15. - Phạm vi nội dung: Hệ thống HTGTĐB rất rộng, phát triển HTGTĐB gồm nhiều nội dung và tư nhân có thể tham gia thông qua nhiều hình thức. Luận văn tập trung nghiên cứu về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào nội dung chính là đầu tư phát triển HTGTĐB, trong đó chủ yếu là đầu tư theo hình thức PPP. Trong chương 3 khi phân tích về thực tế Việt Nam, Luận văn đi sâu hơn ở hình thức đầu tư BOT đối với loại đường quốc lộ, đường cao tốc. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận - Phương pháp duy vật biện chứng: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam trong mối quan hệ biện chứng với tác động của những nhân tố khách quan, chủ quan. Những nhân tố khách quan như chính sách thu hút đầu tư tư nhân, khung pháp lý, môi trường kinh tế vĩ mô hay những nhân tố chủ quan như năng lực tài chính, năng lực chuyên môn của chính khu vực tư nhân đều có tác động tới sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển HTGTĐB. - Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển. Phương pháp logic đòi hỏi phải tìm ra cái chung chi phối sự phát triển đó. Nghiên cứu sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay để xem xét, đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông đường bộ qua các giai đoạn. Qua đó làm rõ sự hoàn thiện thể chế, pháp lý cho hình thức đầu tư này. Chính sách ở các giai đoạn khác nhau có tác động khác nhau đến kết quả sự tham gia của tư nhân vào phát triển HTGTĐB. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp phân tích thống kê. Tổng hợp các số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu, từ đó nắm bắt được 6
  16. thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích hệ thống, phương pháp so sánh. Sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm phân tích so sánh dọc để thấy được mức độ tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển HTGTĐB ở thời các thời điểm khác nhau, so sánh mức độ huy động vốn đầu tư và các nguồn lực giữa khu vực tư nhân với khu vực nhà nước. Nghiên cứu sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển HTGTĐB được đặt trong tổng thể về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân nói chung, về chính sách tài chính, tín dụng và chiến lược, quy hoạch giao thông quốc gia. 6. Nội dung luận văn Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP. Chương 2: Thực trạng về quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện của quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP tại Tỉnh Quảng Ninh. 7
  17. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC PPP 1.1. Tổng quan về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1.1. Các khái niệm về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Đầu tư phát triển: được hiểu là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, máy móc thiết bị) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là đầu tư cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ mới và cải thiện mạng lưới giao thông đường bộ đang tồn tại. Đầu tư vào mạng lưới giao thông đường bộ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố, khu vực, quốc gia [44]. Lợi ích mà đầu tư phát triển HTGTĐB mang lại là nâng cao điều kiện của hệ thống GTĐB dẫn đến tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Hiệu quả chính mang lại là: (i) chi phí hoạt động thấp hơn cho các phương tiện giao thông; (ii) giảm thiểu thời gian; (iii) giảm tai nạn và (iv) giảm chi phí môi trường. 1.1.1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ - Vốn đầu tư lớn, dự án công trình đường bộ thường thực hiện trong thời gian dài, đối với công trình thương mại thời gian thu hồi vốn dài. Thời gian giải ngân vốn kéo dài theo suốt quá trình thực hiện xây dựng dự án. - Các dự án hạ tầng đường bộ thường diễn ra tình trạng đội vốn do chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan như chậm giải phóng mặt bằng, thời gian 8
  18. thực hiệnkéo dài do chịu tác động của tự nhiên, giá nguyên vật liệu và nhân công thay đổi theo thị trường, kinh phí bù đắp giải phóng mặt bằng tăng, chi phí phát sinh. - Đối với hình thức đầu tư PPP, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tư nhân chỉ chiếm một phần, còn lại là vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng, vốn góp của các nhà thầu, vốn huy động từ phát hành trái phiếu. 1.1.1.3. Vai trò đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Xét trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh hệ thống HTGTĐB đóng vai trò cực kì quan trọng như sau: - Là một bộ phận của hạ tầng kinh tế, hạ tầng giao thông đường bộ có tác động trực tiếp đến các ngành kinh tế khác, HTGTĐB có vai trò quyết định trong việc bố trí hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Nó không chỉ đóng vai trò tiên phong cho việc bố trí cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo phạm vi không gian mà còn quyết định đến quy mô, tính chất của các công trình này. Là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kện cho các luồng vận tải hàng hóa lưu thông thuận lợi, nhanh chóng, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Đóng vai trò thu hút đầu tư, để tiết kiệm chi phí vận tải, các nhà đầu tư sẽ chỉ lựa chọn những địa điểm có điều kiện giao thông thuận lợi để đặt các cơ sở SXKD. Khi HTGT tại một địa phương phát triển sẽ lôi kéo các nhà đầu tư đến với địa phương đó và hình thành lên những ngành kinh tế mới. Giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, sức cạnh tranh của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến hai yếu tố là giá thành sản phẩm do chi phí vận tải giảm, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư. Là tiền đề quan trọng để hút nguồn FDI, góp phần quan trọng thu hút nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế xã hội. Một hệ thống HTGT đồng bộ, hiện đại thuận lợi sẽ là điều kiện để giảm chi phí giao lưu hàng hóa-một loại chi chiếm tỷ trọng lớn trong kinh doanh. - Đối với phát triển xã hội, HTGT phát triển sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập và mức sống của người dân. Tác động đến phân bố lại dân 9
  19. cư: Mỗi khi có tuyến đường mới được mở ra đồng nghĩa với điều kiện sống và điều kiện sản xuất kinh doanh của người dân ở hai bên đường được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa các vùng, miền. - Đối với quốc phòng, an ninh, với cuộc chiến tranh hiện đại lại càng phải có HTGT hiện đại, mới giải quyết được kịp thời những yêu cầu của cuộc chiến đặt ra. - Mặt khác, hệ thống giao thông đường bộ còn là cầu nối cho việc giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội giữa các nước láng giềng với nhau thông qua hệ thống cửa khẩu vùng biên. Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực càng sâu rộng vừa đặt ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác phát triển HTGTĐB. Một trong những yêu cầu quan trọng của hội nhập là phải đảm bảo cho sự lưu chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, với tốc độ nhanh, thuận lợi. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, để phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng-an ninh thì HTGTĐB phải đi trước một bước. Tuy nhiên, để phát triển được hệ thống HTGTĐB, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề như: kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực và vốn đầu tư phát triển hệ thống HTGTĐB. Trong số, các yếu tố đầu vào đó, yếu tố vốn đầu tư được coi là chìa khóa để giải quyết các yếu tố đầu vào khác, nguồn vốn cần để đầu tư cho phát triển HTGTĐB là rất lớn, thậm chí vượt quá khả năng của NSNN. 1.1.1.4. Phân loại đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ a) Theo đối tượng đầu tư: - Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tĩnh: là đầu tư để cải tạo, nâng cấp, xây mới các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển hàng hóa và các điểm dừng dọc tuyến đường bộ như bến xe, nhà chờ xe bus, bãi đỗ xe… - Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông động: là đầu tư để cải tạo, nâng cấp, xây mới mạng lưới đường bộ và các công trình trên tuyến như đường, cầu, cầu vượt, nút giao thông. 10
  20. b) Theo mục đích đầu tư - Cải thiện điều kiện: đề cập đến chi phí để cải thiện điều kiện của HTGTĐB hiện tại để giảm thiểu chi phí bảo trì liên tục. - Nâng cấp loại công trình: đề cập đến chi phí để nâng cấp loại HTGTĐB hiện tại đến một mức độ phù hợp với yêu cầu của nó. - Mở rộng mạng lưới: đề cập đến chi phí để tạo HTGTĐB mới mà trước đây chưa tồn tại. - Bảo trì tài sản: đề cập đến chi phí để bảo trì mạng lưới cuối cùng trong việc cải thiện, nâng cấp hoặc mở rộng nó. c) Theo nguồn vốn đầu tư - Đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước Vốn Nhà nước + Đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước. + Đầu tư bằng vốn Nhà nước ngoài ngân sách: trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. - Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốn đầu tư nước ngoài + Vốn tài trợ phát triển chính thức ODA. + Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. + Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. - Đầu tư bằng nguồn vốn khác + Nguồn vốn từ khu vực tư nhân. + Nguồn vốn từ thị trường vốn. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của hình thức đối tác công tư 1.1.2.1. Khái niệm đối tác công tư Thuật ngữ đối tác công tư (PPP - Public Private Partnerships) được định nghĩa dưới nhiều khía cạnh và quan điểm khác nhau, tùy theo bối cảnh và mục đích nghiên cứu.PPP ở môi trường Việt Nam được định nghĩa là hình thức đầu 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2