Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng tại Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HÙNG DUY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HÙNG DUY QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THU PHƢƠNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của các tác giả khác đảm bảo đúng quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web đƣợc trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Học viên Lê Hùng Duy
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Phạm Thu Phƣơng, mặc dù công việc bận rộn song đã cố gắng dành thời gian quý báu tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng phƣơng pháp, gợi mở các ý tƣởng cũng nhƣ đƣa ra nhiều nhận xét xác đáng, thiết thực để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giảng dạy lớp CH.QLKT2-K26 đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức cơ bản về chuyên ngành Quản lý kinh tế và phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Đây chính là cơ sở vững chắc để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện bản thân, nâng cao khả năng nghiên cứu, ứng dụng vào công việc hiện tại. Cùng với đó, tôi xin cảm ơn Khoa Kinh tế chính trị đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi có đƣợc môi trƣờng học tập tốt nhất trong thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn ủng hộ, khuyến khích tôi trong quá trình học tập, là nguồn động viên vật chất và tinh thần to lớn để tôi hoàn thành khóa học này. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019 Học viên Lê Hùng Duy
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BCC Hợp đồng đối tác kinh doanh BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BT Hợp đồng xây dựng – chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh CHND Cộng hòa nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KKT Khu kinh tế ODA Viện trợ phát triển chính thức PPP Hợp đồng đối tác công tƣ TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ
- DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Khung phân tích đề tài 40 2 Bảng 3.1 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 42 3 Bảng 3.2 Chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ FDI của Trung Quốc vào Việt 43 Nam theo hình thức đầu tƣ 4 Bảng 3.3 Một số dự án đầu tƣ lớn liên quan lĩnh vực kết cấu hạ tầng 50 của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam 5 Bảng 3.4 So sánh FDI của Trung Quốc vào một số ngành nghề liên quan lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam so với các 62 nƣớc và khu vực (số liệu năm 2016)
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 6 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 9 1.2.1. Nhận thức chung về FDI và FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 9 1.2.2. Khái niệm về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI 18 1.2.3. Vai trò, chức năng của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI 21 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 26 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 32 1.2.6. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 33 Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu 35 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 35 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 36 2.3. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 37 2.3.1. Phương pháp thống kê 38 2.3.2. Phương pháp so sánh 38 2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp 39 2.4. Khung phân tích 40 Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam 41
- 3.1. Tình hình thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam 41 3.2. Thực trạng quản lý hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam 44 3.2.1. Công tác xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 44 3.2.2. Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về đầu tư 48 3.2.3. Ban hành chủ trương, chính sách cải thiện môi trường, thủ tục đầu tư nhằm thu hút FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 51 3.2.4. Về việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật cho FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 56 3.2.5. Về kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng 57 3.2.6. Về quản lý trực tiếp vốn nhà nước trong các dự án FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 59 3.2.7. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện các dự án FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 60 3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 61 3.3.1. Một số thành tựu đạt được 61 3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế 64 3.3. 3. Nguyên nhân 69 Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt 75 Nam 4.1. Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 75 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam 78
- 4.2.1. Tiếp tục phát huy hiệu quả các chính sách, biện pháp cải thiện môi trường và thủ tục đầu tư 78 4.2.2. Nâng cao năng lực xây dựng văn bản pháp luật về đầu tư 81 4.2.3. Xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, quản lý chặt chẽ và cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý đầu tư 82 4.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đảm bảo hiệu quả triển khai thực hiện 83 4.2.5. Nghiên cứu hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 85 4.2.6. Nâng cao năng lực thẩm định dự án, hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm của nhà đầu tư FDI 86 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong số các loại hình đầu tƣ quốc tế, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là kênh đầu tƣ quan trọng, đem lại lợi ích cho cả nƣớc đầu tƣ và nƣớc nhận đầu tƣ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, do đó rất cần tăng cƣờng thu hút nguồn vốn FDI để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo việc làm cho ngƣời lao động… Từ khi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc ban hành (1987), FDI vào Việt Nam tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng, trở thành một trong những nguồn đầu tƣ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta trong hơn 30 năm Đổi mới. Song bên cạnh đó, hoạt động FDI của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng bộc lộ nhiều hạn chế về hiệu quả kinh tế, thậm chí còn tồn tại nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh... Trong bối cảnh đó, vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, chỉ có Nhà nƣớc mới có đủ thẩm quyền và nguồn lực để định hƣớng, quy hoạch chiến lƣợc tổng thể nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Đồng thời, Nhà nƣớc có đầy đủ hệ thống công cụ chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý nhằm tạo lập môi trƣờng đầu tƣ mang tính cạnh tranh cao để khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; duy trì sự ổn định về môi trƣờng chính trị và kinh tế vĩ mô cho sự vận động vốn FDI; tạo lập môi trƣờng pháp lý, định hƣớng FDI theo chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc; xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn cho sự vận động của FDI. Trong số các ngành, nghề, lĩnh vực có sự hiện diện của dòng vốn FDI ở Việt Nam, lĩnh vực kết cấu hạ tầng hiện nổi lên với nhiều điểm đáng chú ý. 1
- Tuy không phải là lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất, song kết cấu hạ tầng là lĩnh vực trọng điểm, xƣơng sống của nền kinh tế quốc dân, đồng thời có nhu cầu và tiềm năng huy động vốn đầu tƣ lớn. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng cũng là lĩnh vực nhạy cảm, không những ảnh hƣởng sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội mà còn có yếu tố liên quan an ninh - quốc phòng. Công tác quản lý đầu tƣ nói chung, quản lý FDI nói riêng vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng mang tính đặc thù cao, không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tƣ nói chung mà còn chịu sự điều chỉnh của các ngành luật khác nhƣ xây dựng, đất đai, môi trƣờng... Do đó, quản lý FDI trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng là một công việc tƣơng đối phức tạp. Cũng bởi những hạn chế trên các phƣơng diện nguồn lực, nhận thức và kinh nghiệm quản lý, công tác quản lý FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam những năm gần đây đã bộc lộ nhiều vấn đề tiêu cực, ảnh hƣởng đến hiệu quả các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. Trung Quốc nổi lên nhƣ một cái tên đáng chú ý trong số các nƣớc đầu tƣ FDI vào Việt Nam. So với các nƣớc trong khu vực, Trung Quốc có tiềm lực kinh tế mạnh, cộng với lợi thế địa lý là nƣớc láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” của Việt Nam. Hai bên có sự tƣơng đồng về thể chế chính trị, quan hệ ngoại giao tốt đẹp, các mặt hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội... đều đƣợc thúc đẩy và duy trì đà phát triển. Do đó, hai nƣớc Việt - Trung từ sớm đã trở thành những đối tác kinh tế hàng đầu của nhau. Đó là tiền đề, điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trên lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 2014 tới nay, Trung Quốc liên tục đứng trong top 10 quốc gia đầu tƣ FDI nhiều nhất vào Việt Nam. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn; trở thành một trong những nguồn lực quan trọng phát triển cơ sở hạ tầng, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phƣơng, tạo công ăn việc làm, 2
- tăng nguồn thu ngân sách. Trong đó, kết cấu hạ tầng là một trong những lĩnh vực thu hút doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ với nguồn lực lớn. Sự gia tăng và mở rộng hoạt động FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực này đặt ra cho các cơ quan, ban ngành chức năng nhiều thách thức trong công tác quản lý, nhất là khi những hạn chế từ FDI của Trung Quốc đã bộc lộ nhiều năm qua nhƣ tình trạng dự án đội vốn, chậm tiến độ, chất lƣợng thấp, tham nhũng và những nguy cơ về an ninh… Đồng thời, thực trạng trên cũng cho thấy, công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trên các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói riêng, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn nhiều khiếm khuyết chậm đƣợc khắc phục, ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta. Xuất phát từ các lý do trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở xác định tính cấp thiết của đề tài, học viên đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: (1) Công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng đƣợc thể hiện trên những khía cạnh nào? (2) Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng tại Việt Nam có những thành tựu, hạn chế nào, nguyên nhân của hạn chế đó là gì? 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nƣớc về hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với 3
- hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng tại Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở xác định mục tiêu nghiên cứu nhƣ trên, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, chỉ rõ mặt đạt đƣợc, mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nƣớc về hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá các khía cạnh liên quan vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Việt Nam. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong phạm vi từ năm 2014 đến tháng 10/2019. 4
- - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Trong đó, về lý luận sẽ khái quát hóa cơ sở lý luận về FDI và quản lý nhà nƣớc đối với FDI; về thực tiễn sẽ làm rõ thực trạng, chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc trong công tác quản lý của Nhà nƣớc ta đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình quản lý của Nhà nƣớc đối với vấn đề này, từ đó đề xuất một số giải pháp. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng theo trình tự nhƣ sau: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam - Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. 5
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG FDI VÀO LĨNH VỰC KẾT CẤU HẠ TẦNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Thu hút FDI và quản lý hoạt động FDI nhƣ thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề mang tính thời sự, tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm. Thời gian gần đây, trong bối cảnh nƣớc ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề này đã trở thành trọng tâm nghiên cứu của không ít cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nƣớc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề thu hút và quản lý FDI trên các lĩnh vực, địa bàn khác nhau. Trong đó, liên quan đến chủ đề và nội dung của luận văn, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật sau: - Chu Nữ Ngọc Phụng (2012), Phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế đối ngoại, trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu làm rõ một vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI, đó là phân cấp quản lý. Nghiên cứu của tác giả đã chỉ rõ thực trạng phân cấp quản lý hoạt động FDI ở cấp Trung ƣơng và cấp địa phƣơng, bên trong và bên ngoài các KCN, KCX. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong chủ trƣơng phân cấp toàn diện, triệt để cho các địa phƣơng trong quản lý đầu tƣ. Tuy nhiên, đề tài mới đề cập đến vấn đề phân cấp quản lý đối với hoạt động FDI nói chung, chƣa đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể. 6
- - Phan Thị Thúy (2010), Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng. Đề tài đã đƣa ra góc nhìn tổng quan về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI tại Việt Nam cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, tác giả cũng chƣa đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với FDI trên các lĩnh vực, địa bàn khác nhau. - Trần Thị Thanh Huyền (2009), Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và những gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về kinh nghiệm của Trung Quốc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI, trong đó chắt lọc đƣợc một số kinh nghiệm phù hợp để đƣa ra những gợi mở chính sách đối với Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả cách nay đã 10 năm, tình hình Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung hiện nay đã có nhiều thay đổi, do đó cần những nghiên cứu cập nhật hơn để bổ sung cho đề tài này. - Nguyễn Thu Hằng (2012), Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam: Tác động và một số vấn đề đặt ra, Luận văn thạc sỹ Kinh tế quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã có những đánh giá sâu sắc về những tác động cả mặt tích cực và tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ đề ra một số giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI từ Trung Quốc, trong khi vấn đề quản lý nguồn vốn này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Cùng chủ đề với đề tài nghiên cứu trên, các nghiên cứu của Trần Thị Hƣơng (2006), Nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn này, luận văn thạc sỹ Kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh; và Đỗ Huy Thƣởng (2011), Đầu tư 7
- trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, luận văn thạc sỹ Kinh tế quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng tập trung đánh giá thực trạng nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam, song chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp quản lý phù hợp nguồn vốn này. Mặt khác, do vấn đề thời gian nên số liệu của các nghiên cứu này đến nay đã thiếu tính cập nhật. Về FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, mặc dù các đề tài nghiên cứu liên quan đến FDI đều ít nhiều đề cập đến một số khía cạnh liên quan, song cho đến nay ở Việt Nam chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về lĩnh vực này. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số nghiên cứu nƣớc ngoài sau: FDI in Infrastructure (FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng) của Viện Nghiên cứu Quốc tế Peterson (2011); Foreign direct investment in infrastructure in developing countries: does regulation make a difference? (Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào kết cấu hạ tầng ở các nƣớc đang phát triển: Quy tắc có tạo nên khác biệt?) của Colin Kirkpatrick, David Parker và Yin-Fang Zhang (2006, Transnational Corporations, Vol. 15, No. 1). Đây là những nghiên cứu lý luận cơ bản, có tính chất gợi mở để học viên tiến hành nghiên cứu chuyên biệt về FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và quản lý hoạt động này ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra một số góc nhìn độc đáo về đặc trƣng, xu hƣớng của dòng vốn FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng trên phạm vi toàn cầu và nhu cầu thu hút FDI vào lĩnh vực này của các quốc gia, nhất là các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, do đặc thù là nghiên cứu lý thuyết nên các dữ liệu, kiểm nghiệm thực tế về vấn đề này của các nghiên cứu trên còn hạn chế. Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu về hoạt động FDI vào Việt Nam nói chung, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam nói riêng thƣờng thiên về góc độ kinh tế quốc tế, góc độ quản lý nhà nƣớc có đƣợc đề cập song vẫn chƣa xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu. Về lĩnh vực kết cấu hạ tầng, qua khảo sát cho thấy, hiện chƣa có công trình nghiên cứu tổng 8
- thể nào về FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực này ở Việt Nam. Nhƣ vậy, đề tài luận văn "Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam" đã đề cập đến một vấn đề nghiên cứu khá mới mẻ, khoảng trống nghiên cứu còn rất lớn. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng 1.2.1.1. Khái niệm FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là một trong những nguồn đầu tƣ quốc tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Do vậy, khi nghiên cứu FDI trên phƣơng diện đầu tƣ quốc tế, trƣớc hết cần nhận thức đƣợc các khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tƣ quốc tế nói chung. Theo Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2012, tr.129): "Đầu tƣ quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn đƣợc di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tƣ nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia". FDI là một trong những loại hình đầu tƣ quốc tế, thuộc hình thức đầu tƣ trực tiếp. Theo Ngô Kim Thanh (2011, tr.441): "Đầu tƣ trực tiếp là việc xây dựng các công ty con sở hữu hoàn toàn. Để xây dựng một công ty con sở hữu hoàn toàn ở thị trƣờng nƣớc ngoài, công ty có thể thành lập một nhà máy hoàn toàn mới ở nƣớc đó hoặc mua một công ty đã thành lập của nƣớc chủ nhà và sử dụng nó để thúc đẩy sản phẩm của mình trong thị trƣờng sở tại". Cũng theo Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2012, tr.143): "Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một loại hình của đầu tƣ quốc tế, trong đó ngƣời chủ sở hữu vốn đồng thời là ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn". 9
- Nhƣ vậy, thông qua các khái niệm trên, có thể hiểu bản chất của FDI chính là sự đầu tƣ vốn, nguồn lực vật chất và nhân lực của các công ty nƣớc ngoài nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nƣớc sở tại và làm chủ toàn bộ hay một phần của cơ sở đó. Với loại hình đầu tƣ này, chủ đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ, tỷ lệ vốn góp lớn này sẽ cho phép họ tham gia quản lý, điều hành trực tiếp đối tƣợng đầu tƣ. Nguồn vốn tƣ nhân, vốn của các công ty là nguồn vốn FDI chủ yếu, bởi các công ty này luôn mong muốn thu đƣợc lợi nhuận cao hơn thông qua việc tổ chức, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia đầu tƣ. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp nhất định, nguồn vốn của Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tƣ FDI, nhƣ việc Chính phủ Trung Quốc đứng sau tài trợ vốn cho các thƣơng vụ mua bán, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp nƣớc ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu: Chính phủ Trung Quốc cho phép doanh nghiệp trong nƣớc khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài có thể trao đổi tiền trực tiếp qua ngân hàng mà không phải đăng ký với cơ quan chức năng (thực chất là ngầm tài trợ cho doanh nghiệp thông qua hoạt động của ngân hàng); đơn giản hóa thủ tục phê duyệt thành lập chi nhánh nƣớc ngoài cho các ngân hàng trong nƣớc, niêm yết cổ phiếu ở thị trƣờng chứng khoán quốc tế và thực hiện M&A quốc tế của các doanh nghiệp trong nƣớc (Lê Minh, 2015). Về hình thức, FDI đƣợc thực hiện dƣới nhiều dạng thức khác nhau, với quy mô và mức độ góp vốn khác nhau nhƣ hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài... Các hình thức trên có mức độ áp dụng khác nhau tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Bên cạnh đó, các hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và xây dựng - chuyển giao (BT) cũng là những hình thức đầu tƣ FDI dƣới dạng góp vốn, chuyển giao công nghệ đƣợc 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn