Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 9
download
Đề tài phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác này trên trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN DUY KHÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN DUY KHÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nga THÁI NGUYÊN - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi và dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nga. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi! Thái Nguyên, tháng 09 năm 2020 Tác giả Nguyễn Duy Khánh
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện tại Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Nga đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho hoạt động nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các anh/chị công tác tại Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn, Sở Công tương Tỉnh Bắc Kạn, Sở khoa học và công nghệ Tỉnh Bắc Kạn, công an PCCC Tỉnh Bắc Kạn, các chủ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên khích lệ tôi để tôi hoàn thiện luận văn này. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn chưa nhiều nên luận văn vẫn còn những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy/Cô và các anh chị học viên. Tác giả Nguyễn Duy Khánh
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU ................. 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ............................................................................................................ 5 1.1.1. Khái quát về xăng dầu ............................................................................. 5 1.1.2. Hoạt động kinh doanh xăng dầu ........................................................... 11 1.1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu .................. 14 1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu............................ 18 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu .. 27 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ................................................................................................................... 29 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại một số địa phương ............................................................................... 29 1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu cho tỉnh Bắc Kạn .................................................................. 33 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 35
- iv 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 35 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 37 2.2.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 37 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 40 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ...42 3.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn...... 42 3.1.1. Các chủ thể KDXD ............................................................................... 42 3.1.2. Tình hình tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh ....................................... 44 3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................. 45 3.2.1. Cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu....... 45 3.2.2. Chính sách quản lý xăng dầu ................................................................ 51 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................ 68 3.3.1. Thị trường xăng dầu nội địa .................................................................. 68 3.3.2. Năng lực quản lý điều hành của nhà nước ............................................ 69 3.3.3. Năng lực của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ................................ 70 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 72 3.4.1. Những mặt đã đạt được ......................................................................... 72 3.4.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại ............................................................ 73 3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại ................................................... 75 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ......................................................................... 77
- v 4.1. Định hướng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian tớ ............................................................................. 77 4.1.1. Định hướng phát triển KDXD............................................................... 77 4.1.2. Định hướng phát triển các chủ thể tham gia KDXD............................. 77 4.1.3. Định hướng QLNN về KDXD .............................................................. 78 4.2. Một số giải pháp tăng cường công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .................................... 80 4.2.1. Tạo hành lang pháp lý, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh .. 80 4.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát .............................................................. 81 4.2.3. Đổi mới cơ chế, chính sách giá và thuế ................................................ 82 4.2.4. Tập trung thực hiện một cách có hiệu quả chương trình “Quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu” ....................................................................... 86 4.2.5. Tăng cường quản lý công tác an toàn PCCC ........................................ 88 4.2.6. Tăng cường bảo vệ môi trường trong KDXD ....................................... 91 4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 93 4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành .................................... 93 4.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bắc Kạn ................................................ 93 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96 PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................................ 99
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CHXD Cửa hàng xăng dầu 3 KTXH Kinh tế xã hội 4 PCCC Phòng cháy chữa cháy 5 QPPL Quy phạm pháp luật 6 TNNQ Thương nhân nhượng quyền 7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 CBCNV Cán bộ công nhân viên 10 Petrolimex Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Thang đo Likert .............................................................................. 37 Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng và loại hình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019 ...................................... 42 Bảng 3.2. Sản lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạngiai đoạn 2017-2019...................................................................................... 45 Bảng 3.3. Kết quả công tác kiểm tra niêm yết giá xăng dầu tại các thời điểm thay đổi giá giai đoạn 2017-2019 .................................................. 53 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 .......................................... 54 Bảng 3.5. Đánh giá của chủ cửa hàng xăng dầu về quản lý giá và thuế xăng dầu ................................................................................................. 55 Bảng 3.6. Kết quả thanh tra, kiểm tra về công tác đo lường chất lượng xăng dầu tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 .................................... 57 Bảng 3.7. Đánh giá của chủ cửa hàng xăng dầu về quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu .............................................................................. 59 Bảng 3.8. Thống kê số lượng cửa hàng xăng dầu mới trên địa bàntỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 .............................................................. 60 Bảng 3.9. Đánh giá của chủ cửa hàng xăng dầu về quản lý nhà phân phối và bán lẻ xăng dầu ......................................................................... 61 Bảng 3.10. Kết quả thanh tra, kiểm tra về công tác kiểm tra công tác PCCC và bảo vệ môi trường tại các cửa hàng xăng dầu tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 ...................................................................... 67 Bảng 3.11. Đánh giá của chủ cửa hàng xăng dầu về chính sách quản lý về PCCC và bảo vệ môi trường ......................................................... 67
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có tầm quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh xăng dầu là cơ sở hạ tầng quan trọng không thể thiếu của mỗi địa phương cũng như của một quốc gia nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ nhiên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy việc kinh doanh mặt hàng này được tỉnh Bắc Kạn chú trọng quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng chống cháy nổ.... Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 85 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động. Nhìn chung các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ đều được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, niêm yết giá công khai..., đáp ứng được các quy định theo QCVN 01:2013/BCT của Bộ Công thương về thiết kế cửa hàng xăng dầu. Mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát triển khá nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân. Tuy nhiên việc quản lý mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn còn nhiều bất cập như: Mạng lưới các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu phân bố chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các ngành sản xuất và các phương tiện vận tải. Các doanh nghiệp còn chậm trong việc nắm bắt các văn bản pháp lý về sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt tình trạng gian lận trong đo lường số lượng, chất lượng, nguồn hàng cung cấp, hóa đơn và các hành vi mua bán xăng dầu kém chất lượng vẫn đang diễn ra phức tạp gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Các quy định trong quản lý kinh doanh xăng dầu còn chồng chéo, thủ tục hành chính rắc rối. Đặc biệt là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu còn hạn chế. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu.
- 2 Do vậy vấn đề cấp thiết đặt ra là các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cần tăng cường vai trò quản lý của mình đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra theo đúng quy định của pháp luật cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Xuất phát từ thực trạng này, tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ có tên: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác này trên trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu. - Phân tích đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu. 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- 3 - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2017-2019. Các số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 04 năm 2020. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Luận văn là một công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực góp phần tạo nên nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này trong tương lai. Ngoài ra, luận văn cũng là một tài liệu nghiên cứu có tính thực tiễn cao mà các cơ quan quản lý nhà nước ở Bắc Kạn có thể xem xét và vận dụng để hoàn thiện công tác quản lý về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. 5. Bố cục của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 6. Tổng quan taì liệu nghiên cứu Trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế, thị trường xăng dầu luôn là mặt hàng thiết yếu quan trọng, tình hình KDXD luôn là điểm nóng mà mọi người dân quan tâm nhưng những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực KDXD chưa nhiều. Đã có một số công trình nghiên cứu, phân tích về QLNN trong lĩnh vực KDXD ở khía cạnh khác nhau. Các công trình này phân tích nghiên cứu sự can
- 4 thiệp của nhà nước vào thị trường xăng dầu và những hệ quả của nó, nghiên cứu về chính sách nhập khẩu, chính sách phân phối, chính sách giá, chính sách thuế… để từ đó kiến nghị với chính phủ về sự cần thiết phải đổi mới công tác QLNN đối với lĩnh vực KDXD cụ thể: Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Tuấn với đề tài “QLNN trong lĩnh vực KDXD ở Việt Nam”. Luận văn này hệ thống hóa một số lý luận chung về QLNN trong lĩnh vực KDXD, phân tích đánh giá năng lực QLNN trong lĩnh vực này và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, chuyển dần sang kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Năm 2010, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Duyên Cường về đề tài “Đổi mới QLNN trong hoạt động KDXD ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã đánh giá công tác QLNN trong hoạt động KDXD qua các thời kỳ khác nhau, những bất cập trong công tác điều hành của các cơ quan nhà nước trong hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu. Luận án giúp các cơ quan QLNN và các doanh nghiệp KDXD có cái nhìn toàn diện, sâu hơn về ảnh hưởng của thị trường xăng dầu trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến năm 2014, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế chương trình định hướng thực hành của Võ Anh Tuấn với đề tài “Nâng cao vai trò QLNN trong lĩnh vực hoạt động KDXD ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ của Cảnh Chí Hùng với đề tài “QLNN đối với hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” đã nghiên cứu QLNN đối với hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Việc điểm qua tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn cho thấy, các công trình nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau của QLNN về KDXD. Tuy nhiên chưa có đề tài, luận án nào nghiên cứu về quản lý hoạt động KDXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Chương 1
- 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu 1.1.1.Khái quát về xăng dầu 1.1.1.1.Khái niệm xăng dầu Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu ma dút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên (Nguyễn Quang Tuấn 2008). Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với các thành phần cơ bản là các loại cacbuahydro. Tùy theo công dụng, xăng dầu được chia thành: Xăng động cơ: là nhiên liệu dùng cho động cơ xăng của ôtô, xe máy… Xăng động cơ là một trong những sản phẩm quan trọng của công nghiệp chế biến dầu mỏ và ngày nay đã thực sự trở thành một sản phẩm quen thuộc với con người. Tuy nhiên, xăng động cơ không phải đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình chưng cất từ một phân đoạn nào đó của dầu mỏ. Mà nó là một sản phẩm hỗn hợp từ một số thành phần được lựa chọn từ quá trình chưng cất dầu mỏ, kết hợp với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, bảo quản khác nhau. Trị số octane đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu trong động cơ, căn cứ vào trị số này người ta phân loại xăng động cơ. Các loại xăng động cơ đang được lưu hành chủ yếu tại Việt Nam gồm: Xăng Ron 92 và Xăng Ron 95. Dầu điêzen (DO): là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu hỏa và xăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ điêzen (đường bộ, đường sắt và đường thủy) và một phần được sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp phát điện và xây
- 6 dựng). DO được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ điêzen mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp. DO được phân loại căn cứ vào hàm lượng lưu huỳnh; DO hiện đang lưu hành tại Việt nam có hai loại: DO 0,05S và DO 0,25S. Dầu hỏa (KO): là sản phẩm chủ yếu từ chưng cất phân đoạn kerosene của dầu mỏ ở nhiệt độ 150 0C đến 300 0C. Loại này thường dùng trong dân dụng để thắp sắng đặc biệt là thắp sáng đèn tín hiệu đường sắt và các loại tàu nhỏ. Dầu ma dút (FO): Trong quá trình khai thác và chế biến dầu mỏ, hầu hết các phân đoạn chưng cất của dầu mỏ đều được sử dụng, trong đó phần nặng được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu đốt lò là FO. FO là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau phân đoạn gazoil khi chưng cất dầu mỏ ở nhiệt độ sôi lớn hơn 350 0C. Nhiên liệu bay: là nhiên liệu dùng cho máy bay gồm xăng máy bay và nhiên liệu phản lực. Xăng máy bay dùng cho máy bay động cơ kiểu piston; xăng máy bay đòi hỏi có trị số octane cao, yêu cầu về chất lượng rất nghiêm ngặt. Nhiên liệu phản lực được dùng cho máy bay có sử dụng động cơ phản lực kiểu tuabin khí. Đối với nhiên liệu phản lực, trị số octane không còn quan trọng nữa; thay thế vào đó là nhiên liệu phản lực phải là đặc tính cháy tốt, nhiệt lượng cao. Xăng máy bay được dùng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay là xăng ZA1. Nhiên liệu sinh học: Nhiên liệu sinh học là khái niệm chung chỉ tất cả những dạng nhiên liệu có nguồn gốc sinh học. Nhiên liệu sinh học có thể được phân loại thành hai nhóm chính là DO sinh học và Xăng sinh học. Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng không chì truyền thống và cồn sinh học (bio-ethanol), trong đó 95 đến 90% thể tích là xăng không chì truyền thống và 5 đến 10% thể
- 7 tích là cồn sinh học. Hiện nay tại Việt Nam đang lưu hành Xăng sinh học E5 RON 92 (E5 RON 92). 1.1.1.2.Đặc điểm của xăng dầu Một là, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của xăng dầu Xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi nhất, hơi xăng dầu sau khi thoát ra được khuyếch tán vào trong không khí, hòa lẫn với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ khi gặp tia lửa hoặc nguồn nhiệt tương ứng sẽ cháy nổ; Xăng dầu bắt cháy ở nhiệt độ thấp có một số loại xăng bắt cháy ở nhiệt độ không khí dưới 00C; Xăng dầu cháy tỏa nhiều nhiệt nên làm cho môi trường xung quanh đám cháy sẽ tự đốt nóng, nhiệt độ tăng nhanh đến nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất và có thể làm cho các vật xung quanh tự cháy; Tốc độ cháy của xăng dầu nhanh, nếu đám cháy xảy ra không kịp thời dập tắt được ngay từ đầu thì trong chốc lát đám cháy sẽ phát triển lớn gây nguy nhiểm khó khăn cho việc cứu chữa; Xăng dầu có khả năng tạo thành các sunphua sắt và có thể tự bốc cháy; Xăng dầu có thể tự bốc cháy do hiện tượng tĩnh điện trong quá trình tiếp nhận và vận chuyển xăng dầu. Vì vậy, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Nếu để xảy ra cháy nổ xăng dầu thì khả năng phá hủy rất lớn, sẽ gây thiệt hại lớn đến tính mạng con người và tài sản. Hai là, đặc điểm độc hại của xăng dầu Xăng dầu là sản phẩm từ quá trình chưng cất dầu mỏ với các thành phần cơ bản là các loại cacbuahydro. Ngoài ra trong thành phần của xăng dầu còn tồn tại một số chất độc hại như lưu huỳnh, cácbon và chì. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, số lượng phương tiện có động cơ ngày càng gia tăng và khí thải từ các động cơ này đã trở thành nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường không khí trong hầu hết các thành phố lớn. Tóm lại, xăng dầu có tính độc hại, do đó nếu tiếp xúc trực tiếp với xăng dầu mà không sử dụng các thiết bị bảo hộ thích hợp sẽ dễ bị ngộ độc, mắc các
- 8 bệnh về phổi và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời xăng dầu có tính độc, khó phân hủy, vì vậy hơi xăng dầu hay xăng dầu thất thoát ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường. Ba là, đặc điểm dễ bay hơi của xăng dầu Xăng dầu là chất lỏng dễ bay hơi, đặc biệt là các loại xăng. Do đó xăng dầu là mặt hàng kinh doanh dễ bị hao hụt. Vì vậy trong quá trình sản xuất, chế biến, giao nhận, vận chuyển và phân phối xăng dầu cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, xăng dầu luôn phải được tồn chứa trong các phương tiện chuyên dụng, khi giao nhận xăng dầu phải sử dụng thiết bị thu hồi hơi nhằm giảm tối đa mức hao hụt. Bốn là, đặc điểm khi cháy tỏa nhiệt rất lớn của xăng dầu Với đặc điểm của xăng dầu là chất lỏng dễ cháy và khi cháy tỏa nhiệt rất lớn. Cho nên xăng dầu là nguồn nhiên liệu đặc biệt quan trọng, là yếu tố đầu vào chưa thể thay thế được của tất cả các lĩnh vực sản xuất, là năng lượng quan trọng phục vụ cho quốc phòng, an ninh và đời sống xã hội. Năm là, đặc điểm nhẹ hơn nước, không hòa tan trong nước của xăng dầu (trừ nhiên liệu sinh học) Với đặc tính của xăng dầu là chất lỏng nhẹ hơn nước, không hòa tan trong nước. Cho nên trong quá trình tiếp nhận, bảo quản, tồn chứa và vận chuyển nếu xăng dầu bị lẫn nước thì chúng ta để một thời gian cho xăng dầu tách hết phần nước ra. Phần nước nặng hơn sẽ nằm xuống dưới, xăng dầu nhẹ hơn sẽ nổi lên trên từ đó ta có thể tách xăng dầu ra khỏi nước mà không ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu. Sáu là, đặc điểm của xăng sinh học E5 RON 92 E5 RON 92 là hỗn hợp của xăng không chì truyền thống và cồn sinh học (bio-ethanol), trong đó 95 % thể tích là xăng không chì truyền thống và 5 % thể tích là cồn sinh học được sử dụng làm nhiên liệu cho các loại động cơ đốt trong như xe máy, ô tô. Đặc điểm của bio-ethanol là tan trong nước. Cho nên trong quá
- 9 trình tiếp nhận, bảo quản, tồn chứa và vận chuyển nếu xăng dầu bị lẫn nước thì thành phần bio-ethanol có trong xăng sinh học sẽ tan trong nước làm thay đổi chất lượng xăng dầu. 1.1.1.3.Vai trò của xăng dầu Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia trên thế giới. Vai trò của xăng dầu được thể hiện ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…, nó cho thấy tầm quan trọng của mặt hàng năng lượng thiết yếu này trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội. - Vai trò của xăng dầu đối với kinh tế: Có thể nói rằng xăng dầu là nguồn năng lượng đặc biệt, là yếu tố đầu vào chưa thể thay thế được của tất cả các lĩnh vực sản xuất. Xăng dầu có tác động mạnh, toàn diện đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế từ công, nông nghiệp cho đến vận tải, dịch vụ. Đồng thời xăng dầu là nhiên liệu đầu vào trực tiếp của rất nhiều ngành sản xuất như xi măng, nhà máy nhiệt điện, gạch, ngành nhựa ngành sản xuất sơn… Xăng dầu là nguồn năng lượng có giá trị, là nguồn thu quan trọng đóng góp vào GDP của nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã có được nguồn thu ngoại tệ rất lớn nhờ vào xuất khẩu dầu mỏ đặc biệt là các nước trong OPEC. Theo dữ liệu nghiên cứu của ngân hàng đầu tư tài chính lớn nhất nước Anh - Barclays với trữ lượng dầu thô đứng dầu thế giới Venezuela phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu dầu mỏ, chiếm gần 98% nguồn thu từ xuất khẩu, 40% nguồn thu cho chính phủ. Đối với Việt Nam, xăng dầu có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, hàng năm xuất khẩu dầu mỏ đóng góp từ 20-25% GDP (khoảng 5 tỷ USD). Ngoài ra các khoản thu từ thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…đang đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước. Việc giá dầu giảm trong thời gian qua đã làm cho việc cân đối thu chi của ngân sách nhà nước hết sức khó khăn, đặc biệt là việc phải tìm các nguồn thu khác để bù vào nguồn thu xuất nhập khẩu dầu bị giảm.
- 10 - Vai trò của xăng dầu đối với đời sống xã hội: Các phương tiện giao thông đi lại như ô tô, xe máy là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội. Xăng dầu là nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông hàng ngày mà hiện nay chưa thể thay thế được. Mặc dù đã có các phương tiện khác ra đời ứng dụng các công nghệ sử dụng năng lượng sạch như xe điện, xe sử dụng năng lượng mặt trời…tuy nhiên số lượng các phương tiện này không đáng kể so với các phương tiện sử dụng xăng dầu. Khi xăng dầu thay đổi giá thì các sản phẩm dịch vụ liên quan thay đổi theo dấn đến giá cả các mặt hàng tiêu dùng cần thiết tăng theo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người dân. Đối với một số quốc gia như Mỹ, Canada, các nước Đông Âu.. thì nhu cầu việc sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu sưởi ấm là nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Hiện nay, do vai trò đặc biệt của xăng dầu đối với đời sống xã hội nên sự biến động của cung - cầu và giá xăng sẽ ảnh hưởng hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ và từ đó tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Vai trò của xăng dầu đối với chính trị: An ninh năng lượng là một trong những chiến lược quan trọng của mỗi quốc gia. Nguồn năng lượng xăng dầu là nguyên nhân sâu xa của nhiều cuộc nội chiến, chiến tranh hoặc tranh chấp giữa các quốc gia. Đặc biệt trong một thập niên trở lại đây, khi mà dầu mỏ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của thế giới thì kéo theo đó là các cuộc chiến giữa các quốc gia với nhau nhằm tranh giành sự kiểm soát đối với nguồn dầu mỏ. - Vai trò của xăng dầu đối với an ninh, quốc phòng: Xăng dầu không chỉ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân mà nó còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Một quốc gia nếu để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung và giá cả mặt hàng xăng dầu quá cao sẽ dấn đến tình trạng lộn xộn, mất trật tự ảnh hưởng đến lĩnh vực an ninh. Song song với việc trang bị máy móc, thiết bị, khí tài là việc cung cấp xăng dầu làm nguồn nhiên liệu chính để vận hành các phương tiện và
- 11 thiết bị này. Xăng dầu là điều kiện đảm bảo phát huy sức mạnh chiến đấu và khả năng phòng thủ bảo vệ đất nước. Trong các cuộc chiến đấu nếu bên nào thiếu xăng dầu thì toàn bộ xe tăng, tàu chiến, máy bay… không thể hoạt động được thì sẽ thua. Trong thời bình xăng dầu vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành bảo dưỡng máy móc, thiết bị, khí tài để tuần tra, bảo vệ và sẵn sàng chiến đấu. Vì xăng dầu có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực an ninh, quốc phòng nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác lập một cơ chế, chính sách riêng đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Tóm lại, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, xăng dầu luôn giữa một vai trò vị trí đặc biệt quan trọng. Xăng dầu không chỉ là yếu tố đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và đời sống hoạt động bình thường mà còn là yếu tố đầu vào tạo ra giá trị xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược hàng đầu mà mọi quốc gia đều phải quản lý. Vì vậy việc nâng cao vai trò QLNN đối với hoạt động KDXD là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đối với mỗi quốc gia trên thế giới. 1.1.2.Hoạt động kinh doanh xăng dầu 1.1.2.1.Khái niệm kinh doanh xăng dầu Kinh doanh là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống kinh tế nước ta. Theo quan niệm thông thường, kinh doanh được hiểu là cac hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán hàng hóa. Khai niệm “kinh doanh” được Luật Việt Nam chính thức sử dụng từ năm 1990 tại Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân và được nhắc lại năm 2005 tại Luật Doanh nghiệp, theo đó kinh doanh được hiểu là “việc thực hiện một, một số hoặc tất cả cac công đoạn của qua trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Cảnh Chí Hùng, 2014).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 130 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn